Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 10: Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường - Năm học 2021-2022

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 10: Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

Học xong bài này học sinh phải:

Biết được đặc điểm tính chất và kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thường dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp.

2. Kỹ năng:

Rèn luyện kỹ năng khái quát hoá và tổng hợp.

3. Thái độ:

Liên hệ thực tế trong đời sống hàng ngày.

II. Phương pháp: Vấn đáp + thảo luận nhóm .

III. Phương tiện:

1. Chuẩn bị của thầy:

- Nội dung kiến thức có liên quan đến bài học.

- Tranh: 1 số loại phân hoá học.

- Nội dung: phiếu học tập.

Phiếu 1: Tìm hiểu đặc điểm, tính chất của 1 số phân bón thường dùng.

Phiếu 2: Tìm hiểu kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường.

 

docx 5 trang Dương Hải Bình 4790
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 10: Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 25/9/2021
Ngày dạy : 10A4: 27/9/2021
Bài 12 
Tiết 10: ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, KỸ THUẬT SỬ DỤNG 
MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG 
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: 
Học xong bài này học sinh phải:
Biết được đặc điểm tính chất và kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thường dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng khái quát hoá và tổng hợp.
3. Thái độ:
Liên hệ thực tế trong đời sống hàng ngày.
II. Phương pháp: Vấn đáp + thảo luận nhóm .
III. Phương tiện:
1. Chuẩn bị của thầy:
- Nội dung kiến thức có liên quan đến bài học.
- Tranh: 1 số loại phân hoá học.
- Nội dung: phiếu học tập.
Phiếu 1: Tìm hiểu đặc điểm, tính chất của 1 số phân bón thường dùng.
Phiếu 2: Tìm hiểu kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường.
Loại phân bón
Đặc điểm chính
Cho ví dụ
Loại phân bón
Cách sử dụng
Phân hoá học 
Phân hữu cơ 
Phân vi sinh
Phân hoá học 
Phân hữu cơ 
Phân vi sinh 
1. Chuẩn bị của trò:
- Sưu tầm tranh ảnh nói về phân hoá học, phân hữu cơ, phân vi sinh và có đem mẫu.
- Chuẩn bị nội dung bài học.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định - kiểm tra bài cũ:
2. Mở bài:
Muốn cây trồng đạt năng suất cao thì cần phải bón phân. Vậy bón phân có tác dụng gì? (Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây) Để phân bón sử dụng có hiệu quả, chúng ta cần tìm hiểu đặc điểm tính chất, kỹ thuật sử dụng 1 số loại phân bón thông thường.
3. Phát triển bài:
NỘI DUNG BÀI
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. Một số loại phân bón thường dùng trong nông lâm nghiệp: 
- Phân hoá học
- Phân hữu cơ 
- Phân vi sinh.
* Hoạt động 1:Tìm hiểu 1 số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp.
- Hãy kể tên các loại phân bón mà nông dân thường dùng?
- Học sinh thảo luận câu hỏi sau (5’)
+ Thế nào là phân hoá học, phân hữu cơ và phân vi sinh.
+ Cho ví dụ cụ thể về mỗi loại phân.
Giáo viên nhận xét bổ sung:
- Phân hoá học, phân hữu cơ, phân vi sinh.
- Học sinh chia nhóm thảo luận và đưa ra các KN.
+ Phân hoá học: Đạm phú mỹ, suppevlân Long Thành.
+ Phân hữu cơ: Phân rơm, bèo hoa dâu, phân chuồng.
+ Phân vs: vs cố định đạm, vs hữu cơ 
II. Đặc điểm tính chất một số loại phân bón.
Phân hoá học 
Phân hữu cơ 
Đặc điểm 
Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỷ lệ chất dinh dưỡng cao 
Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỷ lệ từng nguyên tố thấp và không ổ định 
Tính chất 
Dễ tan (trừ lân) nên cây dễ hấp thụ, hiệu quả nhanh 
Chất dinh dưỡng không sử dụng được ngay phải qua quá trình khoáng hoá nên hiệu quả chậm.
Vai trò 
Không có tác dụng cải tạo đất à đất bị chua 
Cải tạo đất ra mùn giúp hình thành kết cấu viên cho đất 
* Phân vi sinh:
- Chứa VSV sống.
- Mỗi loại chỉ thích hợp cho 1 hoặc 1 nhóm cây trồng.
- Bón phân vsv không làm hại đất 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm, tính chất của 1 số loại phân bón thông thường:
- Học sinh thảo luận sau: (5’)
Phân hoá học 
Phân hữu cơ 
Phân vi sinh 
Đặc điểm, tính chất, vai trò 
Giải thích: + Tại sao bón phân hoá học nhiều năm sẽ làm cho đất bị chua còn bón phân hữu cơ thì cải tạo đất?
+ Phân hoá học: Đạm: 46%đạm ; 15 à 16% lân, 30à60% kali.
+ Phân chuồng: 0,30% đạm ; 0,16%lân, 0,6% kali.
Chuyển ý: Từ những đặc điểm trên à chúng ta có những đề suất kỹ thuật sử dụng hợp lý.
- Học sinh thảo luận và báo cáo theo nhóm 
- Vì phân hoá học có chứa gốc axít: (NH4)2SO4, CO nên khi bón kết hợp với ion H+ trong đất à axít chua.
III. Kỹ thuật sử dụng:
1. Phân hoá học:
- Đạm và Kali: dễ tan, dùng để bón thúc.
- Lân:khó tan, dùng bón lót. 
2. Phân hưu cơ:
- Trước khi bón phải ủ kỹ, dùng để bón lót để có thời gian phân chuyển hoá.
3. Phân vi sinh:
- Trộn hoặc tẩm vào hạt, nhúng rễ vào phân trước khi gieo trồng hay bón trực tiếp vào đất.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật sử dụng 1 số loại phân bón thông thường.
- Học sinh thảo luận câu hỏi sau:
+ Nêu cách sử dụng mỗi loại phân bón trên.
- Giáo viên hỏi: + vì sao không nên bón phân hoá học quá nhiều.
+ Tại sao phân trước khi bón phải ủ kỹ?
+ Bón lót và bón thúc là bón như thế nào?
- Liên hệ: Ngày nay người dân đã quá lạm dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu trong quá trình canh tác à gây ô nhiễm môi trường vì vậy chúng cần phải bón phân 1 cách hợp lí và kết hợp bón phân hữu cơ cho đồng ruộng và canh tác trên đồng ruộng kết hợp với biện pháp IBM.
Ngoài ra các nhà khuyến nông còn khuyến khích trồng đậu nành trên đồng ruộng sau một vụ lúa để tăng lượng phân hữu cơ cho đất.
- Học sinh thảo luận nhóm và báo cáo.
- Dễ tan, cây không hấp thu hết gây lãng phí và có tác dụng cải tạo đất à đất chua.
- Thúc đẩy nhanh quá trình phân giải chất hữu cơ, tránh hiện tượng mất đạm, diệt mầm bệnh và có thời gian chuyển hoá thành chất dinh dưỡng cho cây.
- Bón thúc: Sau khi sạ 10 à 15 ngày để cây sinh trưởng nhanh.
- Bón lót: Bón trước khi sạ.
Ngày nay người ta dùng phân chuồng ủ để lấy gas đốt (biogas) và phân sau khi ủ là thứ bột, nhuyễn bón cho cây rất tốt.
4. Củng cố:
 1. Chọn câu đúng sai 
 a. sai Phân hoá học là loại phân có vai trò cải tạo đất.
 b. đúng Phân hoá học là loại phân dễ tan (trừ phân lân).
 2. Điền vào chỗ trống.
 Chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ không sử dụng được ngay, vì vậy cần bón lót . để sau thời gian, phân được khoáng hoá mới cung cấp chất dinh dưỡng cho cây hấp thụ .
 3. Chọn câu đúng nhất.
 Phân có tác dụng cải tạo đất là phân:
 a. Phân hoá học c. Phân vi sinh 
 b. Phân hữu cơ d. Phân hữu cơ và vi sinh.
5. Dặn dò:
 Học bài cũ, xem bài mới: Có mấy loại phân vi sinh. So sánh thành phần và cách sử dụng của phân vi sinh vật cố định đạm và phân VSV chuyển hoá lân.
- Học sinh ghi công việc về nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_10_dac_diem_tinh_chat_ky_thuat.docx