Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 1-4 - Năm học 2021-2022

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 1-4 - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh

- Biết được mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.

- Biết được nội dung của các thí nghiệm so sánh giống, kiểm tra kỹ thuật, sản xuất quảng cáo trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng.

II. Phương pháp - phượng tiện dạy học:

a. Phương pháp: Hỏi đáp + diễn giảng

b. Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

III. Nội dung và tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp + Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

+ Hãy nêu vai trò của ngành nông, lâm ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

+ nêu những thành tựu và hạn chế của ngành nông lâm ngư nghiệp của nước ta hiện nay. Cho ví dụ minh hoạ.

 3. Giảng bài mới

Khi nào thì giống mới được công nhận và và đưa vào sản xuất đại trà? Khi đã được khảo nghiệm bằng các cuộc thí nghiệm do các cơ quan nhà nước như công ty giống cây trồng trung ương và được cơ quan tiêu chuẩn và đo lường chất lượng Quốc gia công nhận, vậy khảo nghiệm giống cây trồng được thức hiện như thế nào, chúng sẽ nghiên cứu trong bài học hôm nay.

 

docx 9 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 5590
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 1-4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : .6/9/2021
Ngày dạy : 10A4: 6/9/2021
CHƯƠNG 1: TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG
Bài 2
Tiết 1: KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu bài học: 
Giúp học sinh 
- Biết được mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.
- Biết được nội dung của các thí nghiệm so sánh giống, kiểm tra kỹ thuật, sản xuất quảng cáo trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng.
II. Phương pháp - phượng tiện dạy học:
Phương pháp: Hỏi đáp + diễn giảng 
Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa 
III. Nội dung và tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp + Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Hãy nêu vai trò của ngành nông, lâm ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân..
+ nêu những thành tựu và hạn chế của ngành nông lâm ngư nghiệp của nước ta hiện nay. Cho ví dụ minh hoạ.
 3. Giảng bài mới 
Khi nào thì giống mới được công nhận và và đưa vào sản xuất đại trà? Khi đã được khảo nghiệm bằng các cuộc thí nghiệm do các cơ quan nhà nước như công ty giống cây trồng trung ương và được cơ quan tiêu chuẩn và đo lường chất lượng Quốc gia công nhận, vậy khảo nghiệm giống cây trồng được thức hiện như thế nào, chúng sẽ nghiên cứu trong bài học hôm nay.
NỘI DUNG BÀI
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. Mục đích ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng:
- Mục đích: Giúp ta đánh giá khách quan chính xác đặc điểm của giống để có thể công nhận kịp thời đưa vào hệ thống luân canh của khu vực.
- Ý nghĩa: Xác định những yêu cầu kỹ thuật của giống và hướng sử dụng giống để khai thác tối đa hiệu quả của giống.
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng:
- Vì sao phải khảo nghiệm giống cây trồng?
- các tính trạng và đặc điểm của cây trồng: Năng suất và chất lượng, khả năng chống chịu... do gen biểu hiện dưới tác động của môi trường. Ở những điều kiện khác nhau à biến đổi + 
- Nếu đưa giống mới vào sản xuất đại trà không qua khảo nghiệm, kết quả sẽ như thế nào?
- Vậy khảo nghiệm giống mang ý nghĩa gì?
- Để đánh giá đặc điểm giống có phù hợp với điều kiện tự nhiên, với hệ thống luân canh của vùng sản xuất hay không.
- Có thể tốt, thường không hiệu quả vì không thích hợp với điều kiện đất đai, không có qui trình kỹ thuật 
II. Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng.
1. Thí nghiệm so sánh giống:
- Mục đích: Xác định giống mới có những tính ưu việt gì.
- So sánh toàn diện về các chỉ tiêu:
+ Sinh trưởng, phát triển 
+ Chất lượng sản xuất.
+ Năng suất.
+ Khả năng chống chịu.
2. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật:
- Mục đích: Nhằm kiểm tra những đề xuất của cơ quan chọn tạo giống để xây dựng quy trình kỹ thuật, chuẩn bị cho sản xuất đại trà.
- Được tiến hành trong mạng lưới khảo nghiệm quốc gia nhằm xác định thời vụ, mật độ gieo trồng, chế độ phân bón của giống... để đưa ra sản xuất đại trà.
3. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo:
- Mục đích để tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà.
- Giống mới được triển khai trên diện tích rộng lớn. Trong thời gian làm thí nghiệm cần tổ chức hội nghị đầu bờ đồng thời quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại thí nghiệm, khảo nghiệm giống cây trồng.
- Giống mới được bố trí so sánh với giống nào? nhằm mục đích gì?
- Khi so sánh giống cần chú ý các chỉ tiêu gì?
- Nếu kết quả so sánh thấy giống mới vượt trội thì gửi đến trung tâm khảo nghiệm Giống Quốc gia để tiếp tục khảo nghiệm trên toàn quốc bằng thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật.
- Mục đích của thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật là gì? 
- Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật được tiến hành trong phạm vi nào? 
- Qua các thí nghiệm khảo nghiệm nếu đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, gieo trồng thì sẽ được cấp giấy chứng nhận Quốc Gia và xây dựng qui trình kỹ thuật gieo trồng đồng thời phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng thí nghiệm sản xuất quảng cáo.
- Giống mới có những điều kiện gì sẽ được tổ chức thí nghiệm sản xuất quảng cáo?
- Thí nghiệm sản xuất nhằm mục đích gì? 
- Làm thế nào giống mới được tuyên truyền rộng rãi đưa vào sản xuất đại trà?
- Giải thích: “Hội nghị đầu bờ”.
- So sánh với giống đại trà nhằm xác định giống mới có tính ưu việt gì.
- Sinh trưởng, phát triển năng suất, chốt lượng sản phẩm, khả năng chống chịu.
- Nhằm kiểm tra giống để đưa ra quy trình kỹ thuật chuẩn bị sản xuất đại trà.
- Trong mạng lưới khảo nghiệm quốc gia.
- Sau khi được cấp chứng nhận quốc gia.
- Tuyên truyền giống mới.
- Tổ chức hội nghị đầu bờ, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Củng cố
 Giống được cấp giấy chứng nhận Quốc gia khi giống đáp ứng các yêu cầu sau khi tổ chức thí nghiệm nào?
a/ Thí nghiệm so sánh. c/ Thí nghiệm sx quảng cáo 
b/ Thí nghiệm kiểm tra kỷ thuật d/ Không cần thí nghiệm nào.
5. Dặn dò: Xem bài mới và học bài cũ.
Ngày soạn : .6/9/2021
Ngày dạy :10A4:6/9/2021
 Bài 3
Tiết 2: SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu bài học: 
Giúp học sinh biết 
- Mục đích sản xuất giống cây trồng 
- Trình tự và quá trình sản xuất giống cây trồng 
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh 
II. Phương pháp : Hỏi đáp + diễn giảng
III. Phương tiện: 
Chuẩn bị của thầy: Tranh ảnh và những kiến thức có liên quan đến bài học.
Chuẩn bị của trò: Xem trước bài học ở sgk & trả lời câu hỏi ở sgk 
IV. Nội dung và tiến trình dạy học:
Ổn định lớp:
 Kiểm tra bài cũ 
+ Mục đích và ý nghĩa của việc khảo nghiệm giống cây trồng.
+ Nêu các loại thí nghiệm? Mục đích của từng loại thí nghiệm, của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.
3. Giảng bài mới 
Để có được giống mới đưa vào sản xuất đại trà phải tuân theo các quy trình nghiêm ngặt. các qui trình đó thể hiện như thế nào? Ta sẽ nghiên cứu ở bài 3: Sản xuất giống cây trồng.
NỘI DUNG BÀI
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng: sgk
II. Hệ thống sản xuất giống cây trồng:
- Hệ thống sản xuất cây trồng bắt đầu từ khi nhân hạt giống do cơ sở nhân tạo giống Nhà nước cung cấp đến khi có được hạt giống xác nhận 
- Gồm 3 giai đoạn:
+ GĐ1: SX hạt giống.
+ GĐ 2: SX hạt giống NC từ SNC 
+ GĐ3: SX hạt giống xác nhận 
Hạt giống SNC
NC
XN
 Đại trà 
III. Quy trình sản xuất giống cây trồng.
1. Sản xuất cây trồng nông nghiệp.
a. Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn 
- Quy trình sx hạt giống theo sơ đồ duy trì. 
 Hạt SNC
SNC
 NC
 XN
- Quy trình sx hạt giống theo sơ đồ phục tráng. 
Vật liệu khởi đầu
Nhân giống
Sơ bộ
Thử nghiệm 
so sánh
 SNC SNC
 NC à XN
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng.
Giáo viên Yêu cầu học sinh đọc phần I sgk 
Hoạt động 2:Tìm hiểu hệ thống sản xuất giống cây trồng:
- Hệ thống giống sản xuất giống cây trồng bắt đầu từ đâu và khi nào kết thúc.
+ Hãy cho biết hệ thống sản xuất gồm những giai đoạn nào?
+ Thế nào là hạt giống SNC?
+ Nhiệm vụ của giai đoạn 1 là gì? Nơi nào có nghiệm vụ sản xuất hạt giống SNC?
+ Thế nào là hạt giống NC & XN? Cơ quan nào thực hiện sản xuất hạt NC (cung cấp cho) & SX hạt xác nhận.
- Tại sao hạt SNC và hạt NC cần Sx tại các cơ sở sản xuất giống chuyên ngành?
* Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cây trồng.
- Cây công nghiệp có 2 phương pháp sinh sản: Hữu tính và vô tính. Sinh sản hữu tính có thể bằng tự thụ phấn hoặc thụ phấn chéo vì vậy sản xuất giống cây trồng nông nghiệp có quy trình tương ứng.
- Lưu ý cho học sinh: các ô gạch chéo là biểu tượng cho các dòng không đạt à nên không thu hạt.
+ Quan sát sơ đồ hình 3.2. Em hãy cho biết quy trình sản xuất giống cây trồng tự thụ phấn từ hạt tác giả thường diễn ra mấy năm? Nhiệm vụ của từng năm.
- Quy trình sản xuất giống cây trồng nhất thiết phải qua chọn lọc.
+ Hãy cho biết trong sản xuất cây trồng đã áp dụng những hình thức chọn lọc nào?
- Từ hạt tác giả, gieo trồng và chọn lọc, qua 3 vụ sẽ được hạt SNC à hạt XN. Đó là quy trình sx bằng phương thức duy trì. Với giống nhập nội, bị thoái hoá thì cần được phục vụ tráng để có hạt SNC.
+ Quan sát sơ đồ, hãy cho biết quá trình chọn lọc ở phương thức phục tráng có gì giống và khác quá trình chọn lọc ở phương thức duy trì?
+ Nhìn vào sơ đồ, em hãy mô tả quy trình sx giống cây trồng theo phương thức phục tráng 
- Học sinh đọc và tự ghi vào bài học.
- Bắt đầu khi hạt giống do cơ sở nhân tạo giống nhà nước đến khi có được hạt giống xác nhận.
- Gồm 3 giai đoạn:
- Là hạt giống có chất lượng và độ thuần khiết cao.
- Duy trì, phục tráng và sản xuất hạt SNC và do các xí nghiệp, TTSX.giống.
- Hạt NC: là hạt giống chất lượng cao được nhân từ hạt SNC. Hạt giống XN được nhân từ hạt NC. Do các công ty giống TT giống cây trồng có chức năng sx hạt NC, các cơ sở nhân giống sx ra hạt XN 
- Đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao từ sự theo dõi chặt chẽ, chống pha tạp, đảm bảo duy trì & củng cố kiểu gen thuần chủng của giống 
- Xem sgk và trả lời 
- Chọn lọc cá thể ở năm thứ nhất và thứ 2 
- Giống: Đều chọn lọc các thể 
- Khác: Phục tráng còn chọn lọc hàng loạt bằng thí nghiệm so sánh giống à SNC. thời gian dài hơn.
- Năm 1: Gieo vật liệu khởi đầu, để chọn cây ưu tú.
- Năm 2: Gieo hạt ưu tú thành dòng để chọn lấy 4, 5 dòng tốt nhất 
- Năm 3: Hạt các dòng tốt nhất chia làm 2: Một nửa tiếp tục gieo thực hiện thí nghiệm SS một nửa nhân giống sơ bộ - kết quả thu hạt NC.
	4. Củng cố: Trả lời câu hỏi 1,2, 3, 4 sgk trang 17 
	5. Dặn dò: Xem tiếp bài mới và học bài cũ.
Ngày soạn : .6/9/2021
Ngày dạy : 10A2: 8/9/2021
 Bài 4
Tiết 3: SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	Sau khi học bài này học sinh sẽ:
Nắm được quy trình sản xuất giống cây trồng, thụ phấn chéo, sản xuất giống ở cây trồng nhân giống vô tính và sản xuất cây rừng.
	2. Kỹ năng:
	Rèn kỹ năng phân tích, so sánh.
	3. Thái độ:
II. Phương pháp: Hỏi đáp + diễn giảng. 
III. Phương tiện: 
1. Chuẩn bị của thầy:
2. Chuẩn bị của trò: 
IV. Tiến trình bài giảng: 
NỘI DUNG BÀI
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
b. sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo quy trình sản xuất được tiến hành như sau:
 Vật liệu duy trì 
Hạt siêu nguyên chủng 
Lô hạt SNC
NGUYÊN CHỦNG
XÁC NHẬN
c. Sản xuất giống cây trồng ở cây nhân giống vô tính.
Gồm 3 giai đoạn:
- Sản xuất giống SNC bằng phương pháp chọn lọc duy trì.
- Tổ chức sản xuất giống NC từ gốc SNC.
- Tổ chức sản xuất giống đạt tiêu chuẩn thương phẩm tức là giống XN từ giống NC.
2. Sản xuất giống cây rừng:
 Gồm 2 giai đoạn:
- Sản xuất giống SNC và NC thực hiện theo cách chọn lọc các cây trội đạt tiêu chuẩn SNC để xây dựng rừng giống hoặc vườn giống.
- Nhân giống cây rừng ở rừng giống hoặc vườn giống để cung cấp giống sản xuất, có thể bằng hạt m bằng giâm hom hoặc bằng phương pháp nuôi cấy mô 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu quy trình sản xuất giống ở cây thụ phấn chéo:
+ Thế nào là hình thức sinh sản thụ phấn chéo? cho ví dụ 
+ Vì sao cần chọn ruộng sản xuất hạt giống ở khu cách ly?
+ Để đánh giá thế hệ chọn lọc ở vụ thứ 2 & 3, Tại sao cần loại bỏ những cây không đạt yêu cầu từ trước khi cây thụ phấn?
+ Hãy trình bày sơ đồ sản xuất hạt giống ở cây thụ phấn chéo?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình sản xuất giống ở cây nhân giống vô tính 
Gọi học sinh đọc sgk mục c.
Giáo viên: Hoàn thiện lại kiến thức cho học sinh.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cây rừng:
+ Cây rừng có đặc điểm gì khác với cây lương thực, thực phẩm? 
- Giáo viên cây rừng là cây lâu ngày, nên quy trình sản xuất chủ yếu gồm 2 giai đoạn.
- hạt phấn của cây này rơi trên nhụy của cây khác.
Vd: Ngô, vừng... 
- Không để cây giống thụ phấn những cây không mong muốn trên đồng ruộng đảm bảo độ thuần khiết của giống.
- Không để cho cây xấu được tung phấn vào những cây tốt.
- Vụ thứ 1: Chọn ruộng ở khu cách ly, chia làm 500 ô để gieo hạt SNC. + Chọn mội ô một cây đúng giống để lấy hạt.
- Vụ thứ 2: Gieo hạt cây đã chọn – hạt của mỗi cây gieo một hàng. + Loại bỏ những hàng cây không đạt yêu cầu + thu hạt những cây còn lại trộn lẫn, là hạt SNC.
- Vụ thứ 3: Gieo hạt SNC để nhân giống, tiếp tục chọn lọc loại bỏ những cây không đạt yêu cầu. Thu được hạt NC.
- Vụ thứ 4: Nhân hạt NC, tiếp tục chọn lọc để có hạt xác định.
- Cho học sinh đọc sgk.
- Thời gian sinh trưởng dài, từ khi gieo hạt đến khi ra hoa kết quả phải mất hàng chục năm.
4. Củng cố: Trả lời câu hỏi 4 sgk.
5. Dặn dò:
Trả lời các câu hỏi cuối bài. Chuẩn bị bài thực hành. Mỗi nhóm đem 50 hạt bắp và lưỡi lam để cắt hạt 
- Học sinh ghi công việc về nhà 
 Ngày soạn : 6/9/2021
Ngày dạy : 10A4: 8/9/2021
Bài 5 : Thực hành
Tiết 4: XÁC ĐỊNH SỨC SỐNG CỦA HẠT
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: Học xong bài này học sinh phải.
- xác định được sức sống của hạt một số cây trồng nông nghiệp.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo, có ý thức tổ chức kỷ luật, trật tự 
3. Thái độ:
- Thực hiện đúng qui trình, giữ gìn vệ sinh và bảo đảm an toàn lao động trong quá trình thực hành.
II. Phương pháp 
III. Phượng tiện:
1. Chuẩn bị của thầy:
- Pha thuốc thử.
- Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu.
- Làm thử trước.
2. Chuẩn bị của trò.
- Đem hạt giống (hạt bắp)
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Phân công vị trí các nhóm thực hành.
- Phân phát dụng cụ cho các nhóm.
3. Giới thiệu bài mới:
Để đánh giá chất lượng hạt giống cây trồng, người ta tiến hành kiểm tra sức sống của hạt. Hôm nay chúng ta cùng làm quen với (các) phương pháp xác định sức sống của hạt thông qua công tác thực hành.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Hướng dẫn qui trình thực hành.
a) Giới thiệu phương tiện thực hành.
Chúng ta tiến hành kiểm tra, xác định sức sống của hạt bằng thuốc thử. Thuốc thử đã pha sẵn. Mỗi nhóm sẽ được chia 50 hạt giống. Thuốc thử dùng chung cho cả lớp. Dùng ống hút để lấy 
Hộp pêtri đựng hạt giống ngâm trong thuốc thử.
Rẹp để giữ hạt khi cắt.
Dao cắt cần cần sắc.
Lam kính làm bàn phải sạch và khô.
Giấy thấm làm sạch hạt.
b) Quy trình thực hành: Thực hiện theo 5 bước.
+ Bước 1: Lấy mẫu: 50 hạt giống, dùng giấy thấm lau sạch rồi đặt vào hộp pêtri cũng được lau sạch.
+ Bước 2: Dùng ống hút lấy thuốc thử cho vào hộp pêtri cho đến khi ngập hạt giống. ngâm trong 10, - 15’.
+ Bước 3: Dùng kẹp gắp hạt giống ra giấy thấm, sau đó dùng giấy thấm lau sạch hạt.
+ Bước 4: Dùng kẹp cặp chặt hạt để trên lam kính, dùng dao cắt ngang hạt rồi quan sát nội nhũ, nếu nội nhũ bị nhuộm màu là hạt chết ; không nhuộm màu là hạt sống.
+ Bước 5: Xác định sức sống của hạt. Đếm số hạt nhuộm màu và không nhuộm màu ở bảng theo dõi. Tính tỷ lệ sống: A% = B/C x 100% (B= số hạt giống = số hạt không nhuộm màu) ( C: tổng số hạt thử (50) 
* Nhắc nhở: Bài thực hành có sử dụng hoá chất, xếp tập gọn gàng. Khi thực hành khéo, tránh đổ vỡ.
* Hoạt động 2: Học sinh thực hành theo nhóm.
- Giáo viên phát hạt giống cho các nhóm.
- Giáo viên theo dõi học sinh làm thực hành nhắc nhở thực hiện đúng quy trình, giữ vệ sinh nơi làm việc.
* Hoạt động 3:: Tổng kết bài thực hành.
Giáo viên gọi 1 học sinh lên ghi kết quả thực hành của các nhóm.
Giáo viên đánh giá về tỷ lệ sống.
* Kết thúc tiết học:
Giáo viên nhận xét về ý thức tổ chức kỷ luật và vệ sinh phòng học.
- Thu báo cáo thực hành.
- Học sinh ghi tóm tắt qui trình thực hành vào vở.
- Học sinh chú ý lau sạch nếu còn thuốc thử tính trên hạt, khi cắt nội nhũ quan sát à không chính xác.
- Khi thực hành: 1 em cắt hạt, các em khác quan sát và ghi vào 2 cột: hạt nhuộm màu và hạt không nhuộm màu: bằng cách mỗi hạt 1 gạch. cắt và quan sát đủ 50 hạt.
- Học sinh nhận hạt giống và tiến hành thực hiện theo các bước đã hướng dẫn, kẻ bảng tính tỷ lệ hạt giống và bảng đánh giá kết quả.
- Mỗi nhóm cử 1 học sinh lên báo cáo kết quả: số hạt nhuộm màu, số hạt không nhuộm màu 
- Học sinh thu dọn vệ sinh, sắp xếp lại dụng cụ học tập.
- Vệ sinh phòng học 
 Bảng ghi kết quả thực hành của các nhóm:
Nhóm
Số hạt bị nhuộm màu
Số hạt không bị nhuộm màu
Tỷ lệ sống
1
2
3
4
	5. Xem bài mới và ôn lại kiến thức về nuôi cấy mô ở lớp 9 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_1_4_nam_hoc_2021_2022.docx