Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Phần hai: Tạo lập doanh nghiệp

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Phần hai: Tạo lập doanh nghiệp

Ở chủ đề này, Gv và học sinh có thể khai thác kiến thức từ các cơ sở kinh doanh đã được khảo sát, tìm hiểu ở chủ đề trước (chương III/phần 1).

Từ kiến thức bài học và thực tiễn kinh doanh có ở địa phương, Gv có thể lồng ghép với chương trình khởi nghiệp, kiến thức về kêu gọi vốn đầu tư từ chương trình “SHARK TANK VIỆT NAM-Thương vụ bạc tỷ” có trên VTV3, phát sóng định kỳ hàng tuần.

Vấn đề cần giải quyết qua chủ đề này là:

- Những lĩnh vực có thể kd được là gì?

- KD hộ gia đình có những đặc điểm, tổ chức hoạt động kd ntn?

- DN nhỏ có những đặc điểm, thuận lợi và khó khăn gì?

- Căn cứ vào đâu để doanh nghiệp xác định lĩnh vực kinh doanh?

- Cần phân tích những gì để đi đến lựa chọn lĩnh vực kinh doanh?

- Thế nào là lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp?

- Nếu được kinh doanh, em sẽ chọn lĩnh vực nào, vì sao?

- Căn cứ vào đâu để lập kế hoạch kd? Các loại kế hoạch kd?

- Thành lập và quản lý DN là gì?

- Tình hình về kd của một số cơ sở kd ở gia đình, địa phương?

- Từ video clip về chương trình “Shark tank Việt Nam” (GV tự chọn) được xem, các nhóm hs thảo luận và cho biết: Nếu muốn kêu gọi được vốn đầu tư để mở rộng quy mô kd, chủ DN cần phải có những chiến lược như thế nào?

GV chia lớp thành 4 nhóm (4 tổ), tìm hiểu về 3 lĩnh vực kinh doanh: SX , thương mại, dịch vụ (trong đó chọn 1 lĩnh vực có 2 nhóm làm, tùy các em chọn). Gv phát Phiếu học tập cho các em trước 1 tuần để các em chuẩn bị. Các nhóm có thể thỏa thuận với nhau để chọn lĩnh vực kinh doanh mình thích.

 Hình thức dạy học: Dạy trên lớp kết hợp với giúp học sinh tìm hiểu một số cơ sở kinh doanh có ở địa phương liên quan đến kiến thức chủ đề bài học.

A- NHỮNG CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ CHO PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC DẠY HỌC :

I- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:

1- Bước 1: Giáo viên phát Phiếu học tập và dặn dò trao đổi với học sinh những điều cần thiết. Nhóm học sinh có thể đến khảo sát ở cơ sở kinh doanh mà nhóm em đã từng tìm hiểu ở chủ đề trước (chương III/phần 1).

2- Bước 2: Lập kế hoạch dạy học.

a. Soạn kế hoạch dạy học.

b. Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện dạy học.

c. Liên hệ cơ sở kd (nếu có).

 

docx 57 trang yunqn234 5532
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Phần hai: Tạo lập doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN HAI: 
TIẾT 32 – BÀI 49:
I.Mục tiêu :
1.Kiến thức : -Biết được một số khái niệm liên quan tới kinh doanh, doanh nghiệp, công ty.
2.Kỹ năng : Vận dụng kiến thức học được vào kinh doanh ở gia đình.
3.Thái độ : Hs có ý thức kinh doanh phải đúng pháp luật.
II.Chuẩn bị của GV, trọng tâm bài học :
-Tìm hiểu về luật kinh doanh và các kiến thức liên quan đến kinh doanh, tranh ảnh về các hoạt động kinh doanh hoặc giáo án điện tử.
*Trọng tâm bài học : I và V.
III .Tiến trình lên lớp :
1.Ổn định lớp :
2.Giới thiệu bài mới: Kể một câu chuyện về kinh doanh để giới thiệu phần hai và bài mở đầu.
3.Giảng bài mới :
Hoạt động cuả GV
Hoạt động của HS
Nội dung
?Em hãy kể tên các cơ sở kinh doanh mà em biết?
?Có những lĩnh vực kd nào?
-Dùng hình ảnh minh hoạ.
? Kinh doanh là gì?
-Để kd hiệu quả cần phải nắm bắt được cơ hội kd, vậy cơ hội kd là gì? Cho Vd?
?Nêu những cơ hội kd ở địa phương?
?Kd cần phải có thị trường, vậy thị trường là gì? Vd?
?Ở địa phương có các loại thị trường nào, vd?
?Muốn kd, chúng ta phải đăng ký kd. Được nhà nước cấp giấy phép kd, cơ sở kd có tên gọi, có tư cách pháp nhân gọi là gì? Cho vd?
? Có những loại DN nào? Cho VD?
 DN còn có tên gọi nào khác?
Công ty là gì?
Công ty gồm những loại nào?
Vốn thành lập công ty lấy ở đâu?
-Vốn điều lệ?
-Vốn pháp định?
Nếu có thành lập viên muốn chuyển nhượng vốn cho người khác, thì có ràng buộc gì không?
-Công ty TNHH có được bán cổ phiếu ra thị trường không?
-Công ty nào được phép bán cổ phiếu ra thị trường?
?Thế nào là cổ phần?
Thế nào là cổ phiếu?
Cổ phiếu nào bắt buộc phải ghi tên? Vì sao?
Chứng khoán là gì?
-Căn cứ vào thực tiễn kd ở địa phương để trả lời.
-SX, thương mại, dịch vụ.
-Cho vd minh hoạ.
-Tết người ta thường kd những mặt hàng nào ? 
Thị trường hàng hoá, thị trường dịch vụ, thị trường trong nước, thị trường nước ngoài.
-DN Nhà nước.
-DN tư nhân.
-Nhà máy, xí nghiệp, nhà hàng, công ty...
-Công ty là DN có 1 hay nhiều chủ sở hữu, các chủ sở hữu cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần góp vốn và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phần vốn của mình góp vào.
-Là vốn kd của DN do các thành viên đóng góp và ghi vào điều lệ DN.
-Là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập công ty.
-Luật 2014: Quá thời hạn 30 ngày, được chuyển nhượng cho người khác.
-Luật DN 2014: 3 thành viên.
-Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty.
-Chứng khoán là chứng chỉ (giấy tờ) có gtrị và xác nhận quyền sở hữu cổ phần của DN, Chứng khoán tồn tại dưới hình thức cổ phiếu hay trái phiếu.
I. Kinh doanh :
Là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ SX, cung ứng hàng hoá ra thị trường hoặc dịch vụ nhằm MĐ sinh lợi và không trái pháp luật.
II.Cơ hội kinh doanh :
Là những ĐK, hoàn cảnh thuận lợi để nhà kd thực hiện mục tiêu kd.
III. Thị trường : Là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ.
IV. Doanh nghiệp: Là một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm MĐ chủ yếu là thực hiện các hoạt động kd.
V. Công ty:
1.Công ty TNHH:
- Phần vốn góp của các thành lập viên sáng lập công ty phải được đóng đủ ngay từ khi thành lập công ty, và được ghi rõ trong điều lệ công ty.
-Việc chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành lập viên được thực hiện tự do.
-Việc chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác không phải là thành lập viên phải được sự nhất trí của nhóm thành viên đại diện cho ít nhất ¾ số vốn điều lệ của công ty.
2.Công ty cổ phần :
-Số thành viên (cổ đông) mà công ty phải có trong suốt thời gian hoạt động ít nhất là 3 người.
-Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
-Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu.
-Cổ phiếu của thành viên hội đồng quản trị, của sáng lập viên có ghi tên.
4.Củng cố : Vốn kd là gì? (Là biểu hiện bằng tiền của những tài sản được đưa vào kinh doanh để sinh lợi) à KD là gì?à Cơ hội kd là gì? à Thị trường là gì? à DN là gì? à Công ty là gì?
s/s sự khác nhau giữa luật DN 2005 và luật DN 2014 (Có hiệu lực vào tháng 7-2015)
5.Dặn dò : - Học bài, trả lời câu hỏi sgk.
 - Tìm hiểu các hình thức kd hộ gia đình.
	 - Những chuẩn bị cho tiết sau.
6.Rút kinh nghiệm :
Bổ sung kiến thức tích hợp về biến đổi khí hậu, phân mức độ:
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
-Biết được các khái niệm: Kd, cơ hội kd, thị trường, DN, cty.
-Sự khác nhau giữa luật DN 2005 và luật DN 2014 về DN, cty TNHH, Cty cổ phần.
-Phân biệt các loại thị trường.
-Vận dụng vào thực tiễn kd ở gia đình.
-Thấy được một số cơ hội kd thường có trong năm.
-Sự tác động của thị trường TG đến SX NN VN, đến thị trường VN sau khi VN gia nhập WTO (cạnh tranh, thách thức...).
CHỦ ĐỀ:
KINH DOANH - KIẾN THỨC BÀI HỌC 
GẮN VỚI THỰC TIỄN KINH DOANH Ở ĐỊA PHƯƠNG
VÀ CHƯƠNG TRÌNH “SHARK TANK VIỆT NAM”.
Ở chủ đề này, Gv và học sinh có thể khai thác kiến thức từ các cơ sở kinh doanh đã được khảo sát, tìm hiểu ở chủ đề trước (chương III/phần 1).
Từ kiến thức bài học và thực tiễn kinh doanh có ở địa phương, Gv có thể lồng ghép với chương trình khởi nghiệp, kiến thức về kêu gọi vốn đầu tư từ chương trình “SHARK TANK VIỆT NAM-Thương vụ bạc tỷ” có trên VTV3, phát sóng định kỳ hàng tuần.
Vấn đề cần giải quyết qua chủ đề này là:
Những lĩnh vực có thể kd được là gì?
KD hộ gia đình có những đặc điểm, tổ chức hoạt động kd ntn?
DN nhỏ có những đặc điểm, thuận lợi và khó khăn gì?
Căn cứ vào đâu để doanh nghiệp xác định lĩnh vực kinh doanh?
Cần phân tích những gì để đi đến lựa chọn lĩnh vực kinh doanh?
Thế nào là lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp?
Nếu được kinh doanh, em sẽ chọn lĩnh vực nào, vì sao?
Căn cứ vào đâu để lập kế hoạch kd? Các loại kế hoạch kd?
Thành lập và quản lý DN là gì?
Tình hình về kd của một số cơ sở kd ở gia đình, địa phương?
Từ video clip về chương trình “Shark tank Việt Nam” (GV tự chọn) được xem, các nhóm hs thảo luận và cho biết: Nếu muốn kêu gọi được vốn đầu tư để mở rộng quy mô kd, chủ DN cần phải có những chiến lược như thế nào?
GV chia lớp thành 4 nhóm (4 tổ), tìm hiểu về 3 lĩnh vực kinh doanh: SX , thương mại, dịch vụ (trong đó chọn 1 lĩnh vực có 2 nhóm làm, tùy các em chọn). Gv phát Phiếu học tập cho các em trước 1 tuần để các em chuẩn bị. Các nhóm có thể thỏa thuận với nhau để chọn lĩnh vực kinh doanh mình thích.
 Hình thức dạy học: Dạy trên lớp kết hợp với giúp học sinh tìm hiểu một số cơ sở kinh doanh có ở địa phương liên quan đến kiến thức chủ đề bài học.
NHỮNG CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ CHO PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC DẠY HỌC :
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
Bước 1: Giáo viên phát Phiếu học tập và dặn dò trao đổi với học sinh những điều cần thiết. Nhóm học sinh có thể đến khảo sát ở cơ sở kinh doanh mà nhóm em đã từng tìm hiểu ở chủ đề trước (chương III/phần 1).
Bước 2: Lập kế hoạch dạy học.
Soạn kế hoạch dạy học.
Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện dạy học.
Liên hệ cơ sở kd (nếu có).
CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH:
Học sinh hoạt động nhóm (mỗi nhóm có thể chia thành 3, 4 nhóm nhỏ) để hoàn thành các Phiếu học tập (trình bày trên giấy A0, hoặc giấy Roki) và thực hiện video trình chiếu về cơ sở kd mà nhóm đi khảo sát (video được gửi qua email cho Gv hoặc chép vào USB, thời lượng 1 video clip không quá 5 phút).
KẾ HOẠCH DẠY HỌC:
MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
Về năng lực:
Tự chủ, tự học: Học sinh tự tìm hiểu hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh.
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Giữa các thành viên trong nhóm, với cơ sở KD, với giáo viên, học sinh khác nhóm.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhóm học sinh cùng giải quyết vấn đề giáo viên yêu cầu, hướng đến chương trình khởi nghiệp trong tương lai và chú trọng vấn đề bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường.
Hình thành một số kỹ năng: So sánh, phân tích, khái quát, thực hành.
Năng lực ngôn ngữ: Diễn đạt lưu loát, tự tin các nội dung tìm hiểu được.
Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội: Học sinh tự tìm hiểu kiến thức bài học qua sách giáo khoa, qua thực tế, qua các kênh thông tin khác.
Năng lực công nghệ: Sử dụng thành thạo máy tính, máy quay phim 
Năng lực tin học: Thiết kế bài báo cáo dạng Powerpoint, bài trình chiếu video 
Về phẩm chất:
Yêu nước: Yêu làng quê, thôn xóm, bảo vệ môi trường.
Nhân ái: Quý trọng những ngành nghề có ở địa phương, gia đình.
Chăm chỉ: Yêu lao động, tham gia vào hoạt động KD của gia đình.
Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và mọi người thông qua KD sản phẩm sạch. 
Nhiệt huyết: Tự tin, quyết đoán, đam mê, : Thể hiện trong ý tưởng khởi nghiệp của từng nhóm. Gv góp phần thổi bùng thêm lòng nhiệt huyết ấy cho hs khi dẫn dắt các em cùng tìm hiểu chương trình “SHARK TANK VIỆT NAM”.
Trung thực: Báo cáo nội dung do nhóm đã thực hiện, không sao chép hay mượn thông tin từ các nhóm bạn
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
CHƯƠNG IV:
Tiết 33, 34 - BÀI 50: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 - BÀI 50:
Cơ sở kinh doanh hộ gia đình mà nhóm em tìm hiểu thuộc lĩnh vực nào, đang kinh doanh mặt hàng gì?
Có những đặc điểm gì? Cách tổ chức hoạt động kd của cơ sở ấy?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 - BÀI 50:
Các lĩnh vực kd?
DN nhỏ có đặc điểm, thuận lợi và khó khăn gì?
Xây dựng một hoạt cảnh giới thiệu sản phẩm kd của cơ sở kd mà nhóm em tìm hiểu (thời gian: 2-3’)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 - BÀI 50:
Sản phẩm kd của cơ sở kd mà nhóm em tìm hiểu có phải là sản phẩm sạch không?
Các em có nhận xét gì về vấn đề bảo vệ môi trường của cơ sở kinh doanh này?
Những định hướng về bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng đối với lĩnh vực kd mà nhóm em chọn?
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI 50.
TIÊU CHÍ
YÊU CẦU
Điểm tối đa
ĐIỂM CHẤM
TỔ 1
TỔ 2
TỔ 3
TỔ 4
1.NỘI DUNG KIẾN THỨC
Phiếu học tập số 1
Trình bày rõ ràng, cụ thể nd trả lời 3 câu hỏi: câu 1 (1đ), câu 2 (4đ).
5đ
Phiếu học tập số 2
Trình bày rõ ràng, cụ thể nội dung trả lời câu 1 (1đ), câu 2 (2đ), câu 3(2đ).
5đ
Phiếu học tập số 3
Trình bày hợp lý nội dung trả lời 3 câu hỏi, mỗi câu 1đ.
3đ
Video clip của nhóm
-Khảo sát thực tiễn chu đáo (2đ).
-Hình ảnh minh họa hợp lý (2đ).
4đ
2.Hình thức
Chọn lọc, đúng, có chất lượng tốt, đẹp, sinh động 
1đ
3.Diễn đạt
Các bài báo cáo được trình bày logic, diễn đạt dễ hiểu.
1đ
4.Đóng góp
Nêu rõ và đầy đủ những đóng góp của cá nhân và tập thể liên quan
1đ
Tổng điểm
20đ
Hoạt động 1-Khởi động: Giới thiệu một số hoạt động kd có ở địa phương (2’-3’).
Mục đich: Khơi dậy sự hứng thú trước khi vào bài học.
Tổ chức hoạt động: 
Cách 1: Từ hình ảnh Gv chiếu lên, học sinh cho biết đó là những lĩnh vực kd nào? (dự phòng trường hợp hs không hoàn thành được phiếu học tập số 2)
Cách 2: Hs thể hiện một hoạt cảnh giới thiệu về cơ sở kd, sản phẩm của cơ sở kd mà nhóm em tìm hiểu (cho bốc thăm, 1 trong 4 nhóm trình bày; hoặc Gv chỉ định một nhóm bất kỳ được trình bày)
Hoạt động 2: Nghiên cứu, hình thành kiến thức bài học
Mục đích
Hs hiểu được: Hình thức kd hộ gia đình và DN nhỏ, liên hệ với thực tiễn kd ở gia đình và địa phương cũng như trong nước.
Nội dung:
Từ kiến thức tìm hiểu được ở cơ sở kinh doanh, sgk, học sinh xây dựng kiến thức:
Các lĩnh vực kinh doanh có ở địa phương? VD?
KD hộ gia đình có những đặc điểm gì?
Tổ chức hoạt động kd của hộ gia đình? 
DN nhỏ có những đặc điểm gì?
Những thuận lợi và khó khăn của DN nhỏ? Giải pháp khắc phục?
Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, cơ sở kd cần chú ý gì? Họ đã làm được điều gì và chưa làm được điều gì?
Các đề xuất khác của học sinh đối với cơ sở kd? 
Kỹ thuật tổ chức dạy học
c.1.Chuẩn bị:
Bước 1: Gv chia lớp thành bốn nhóm (4 tổ), phát Phiếu học tập và Phiếu đánh giá trước 1 tuần, trao đổi những điều cần thiết với các nhóm trưởng. Các video clip các nhóm thực hiện có thể gửi qua email của Gv hoặc chép vào USB, thời gian trình chiếu video trước lớp: 3-5 phút.
Bước 2: GV giao nhiệm vụ: Nhóm trưởng chia nhóm mình thành những nhóm nhỏ để hoàn thành các phiếu học tập, nghiên cứu cách chấm điểm các bài báo cáo ở Phiếu đánh giá.
Bước 3: Mỗi tổ trình bày bài báo cáo trên giấy Roki hoặc giấy A0 , hình ảnh minh họa có trong video clip. Mỗi tổ đem theo giấy A0 và bút lông dự phòng.
 c.2. Học sinh dán sản phẩm trả lời Phiếu học tập của nhóm lên bảng. Gv cho nhóm bốc thăm hoặc chỉ định bất kỳ một nhóm lên trình bày kiến thức từ sản với GV xây dựng kiến thức bài học (10-12’).
 c.3. GV chốt lại kiến thức chính của bài học : (10-12’)
Tiết 33: Kinh doanh hộ gia đình. Sử dụng Phiếu học tập số 1, số 3, Phiếu đánh giá.
I. Kinh doanh hộ gia đình.
1.Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình.
- Thuộc sở hữu tư nhân.
- Quy mô kd nhỏ.
- Công nghệ kd đơn giản.
- LĐ thường là thân nhân trong gia đình.
2.Tổ chức hoạt động kinh doanh gia đình
a. Tổ chức vốn kinh doanh.
+ Vốn cố định: Nhà xưởng, cửa hàng, máy móc, trang thiết bị...
+ Vốn lưu động: Hàng hoá, tiền mặt, công cụ lao động.
b. Tổ chức sử dụng lao động :
- Sử dụng LĐ của gia đình.
- Sử dụng LĐ linh hoạt: một người có thể là nhiều việc, không kể thời gian 
3. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình:
a. Kế hoạch SX.
b. Kế hoạch bán sản phẩm do gia đình SX ra.
b. Kế hoạch mua gom sản phẩm để bán.
c.Kế hoạch tổ chức dịch vụ.
Hoạt động 3: Chọn 2 nhóm trình bày video clip của mình (10-15’)
Các nhóm chấm bài trình bày cho 2 nhóm trình chiếu theo biểu điểm. Mỗi tổ chia thành 2 nhóm để chấm (2-3’).
Gv chốt điểm mỗi nhóm.
 4. Hoạt động 4: Mở rộng kiến thức:
- Phiếu học tập số 3 chính là phần mở rộng kiến thức.
 5. Dặn dò: Chuẩn bị cho phần học tiếp theo: Hai nhóm còn lại chuẩn bị.
Tiết 34: DN nhỏ. Sử dụng Phiếu học tập số 2, số 3 và Phiếu đánh giá.
Kỹ thuật tổ chức dạy học
c.1.Chuẩn bị:
Bước 1: Gv chọn nhóm lên trình chiếu video clip của nhóm. Nếu HS không chuẩn bị được, Gv trình chiếu 1 số hoạt động kinh doanh của 1 DN nhỏ.
Bước 2: Các nhóm hoàn thành các phiếu học tập.
 c.2. Học sinh dán sản phẩm trả lời Phiếu học tập của nhóm lên bảng. Gv cho nhóm bốc thăm hoặc chỉ định bất kỳ một nhóm lên trình bày kiến thức, GV điều hành lớp xây dựng kiến thức bài học (10-12’).
 c.3. GV chốt lại kiến thức chính của bài học : (10-12’)
II. Doanh nghiệp nhỏ:
1-Đặc điểm:
Doanh thu không lớn (Doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ).
Lực lượng lao động không nhiều (không quá 200 người)
Vốn kinh doanh ít (không quá 100 tỷ đồng)
2-Những thuận lợi và khó khăn của DN nhỏ 
a.Thuận lợi :
- Tổ chức hoạt động kd linh hoạt, dễ thay đổi phù hợp với nhu cầu thị trường.
- Dễ quản lý chặt chẽ và hiệu quả.
- Dễ dàng đổi mới công nghệ.
b.Khó khăn :
- Vốn ít, khó đầu tư đồng bộ.
- Thường thiếu thông tin về thị trường.
- Trình độ lao động thấp.
- Trình độ quản lý thiếu chuyên nghiệp.
3. Các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ.
a. Hoạt động sản xuất hàng hoá (công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp).
b. Hoạt động thương mại (Đại lý phân phối, cửa hàng bán lẻ).
c. Hoạt động dịch vụ (sửa chữa, nấu ăn, may mặc, làm đẹp, bưu chính viễn thông, 
y tế, học đường, du lịch, giao thông vận tải )
Hoạt động 3: Các nhóm còn lại trình bày video clip của mình (10-15’)
Các nhóm chấm bài trình bày của các nhóm còn lại theo biểu điểm.
Gv chốt điểm mỗi nhóm.
 4. Hoạt động 4: Mở rộng kiến thức:
- Phiếu học tập số 3 chính là phần mở rộng kiến thức.
- Gv chiếu 1 video clip về chương trình Shark Tank Việt Nam hoặc video clip về kd nếu còn thời gian, rút ra bài học thông qua Phiếu học tập số 4. Nếu không còn thời gian thì chiếu phần này vào tiết thực hành.
- Dặn dò: Chuẩn bị kiểm tra 15’ ở tiết sau, chuẩn bị cho tiết học sau: Bài 51& 52. 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 - BÀI 50:
 Sau khi được xem video clip về chương trình SHARK TANK
1- Sản phẩm kinh doanh của nhà kd là sản phẩm gì? Sản phẩm này có thể phát triển ở địa phương không?
2- Vốn cần kêu gọi đầu tư của nhà kd là bao nhiêu?
3- Mục tiêu của nhà kd là gì?
4- Các Shark thương lượng như thế nào trước mục tiêu của nhà kinh doanh?
5- Chiến lược của nhà kinh doanh để thu hút sự đầu tư của các SHARK ?
6- Em học hỏi được gì qua video clip này?
Bổ sung kiến thức tích hợp về biến đổi khí hậu, phân mức độ:
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
-Đặc điểm kd hộ gia đình
-Tổ chức hoạt động kd hộ gia đình.
-Xd kế hoạch kd cho hộ gia đình.
-Cơ hội kd cho các hộ gia đình ở địa phương.
Sự tác động của thị trường TG đến SX NN VN, đến thị trường VN sau khi VN gia nhập WTO (cơ hội, cạnh tranh, thách thức...).
-Vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong kd.
-Đặc điểm của DN nhỏ.
-Những thuận lợi và khó khăn của DN nhỏ.
-Các lĩnh vực KD phù hợp với DN nhỏ.
-Liên hệ phân biệt được các lĩnh vực kd ở địa phương.
-Cơ hội kd cho các DN nhỏ ở địa phương.
Tiết 35, 36, 37: Bài 51& 52: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 - BÀI 51:
Cơ sở kinh doanh mà nhóm em tìm hiểu thuộc lĩnh vực nào, đang kinh doanh mặt hàng gì?
Căn cứ để cơ sở kinh doanh đó xác định lĩnh vực kinh doanh là gì?
Hãy phân tích môi trường kinh doanh, nguồn nhân lực, điều kiện kỹ thuật công nghệ, thị trường tiêu thụ, vốn (tài chính), rủi ro của cơ sở kinh doanh ấy?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 – BÀI 51:
Nếu được kinh doanh, nhóm em sẽ lựa chọn lĩnh vực nào?
Nêu những phân tích của nhóm em khi đi đến lựa chọn lĩnh vực kinh doanh này (Môi trường kinh doanh: Chính sách pháp luật, thị trường nhắm đến; nguồn nhân lực cần sử dụng; điều kiện kỹ thuật công nghệ; dự kiến về: vốn, thời gian hoàn vốn, doanh thu, lợi nhuận, rủi ro)?
Xây dựng một hoạt cảnh giới thiệu sản phẩm kinh doanh của cơ sở kinh doanh mà nhóm em tìm hiểu (thời gian: 2-3’)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 – BÀI 51:
Sản phẩm kinh doanh của cơ sở kinh doanh mà nhóm em tìm hiểu có phải là sản phẩm sạch không?
Các em có nhận xét gì về vấn đề bảo vệ môi trường của cơ sở kinh doanh này?
Những định hướng về bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng đối với lĩnh vực kinh doanh mà nhóm em chọn?
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI 51
TIÊU CHÍ
YÊU CẦU
Điểm tối đa
ĐIỂM CHẤM
TỔ 1
TỔ 2
TỔ 3
TỔ 4
1.NỘI DUNG KIẾN THỨC
Phiếu học tập số 1
Trình bày rõ ràng, cụ thể nd trả lời 3 câu hỏi: câu 1 (1đ), câu 2 (2đ), câu 3 (2đ).
5đ
Phiếu học tập số 2
Trình bày rõ ràng, cụ thể nội dung trả lời câu 1 (1đ), câu 2 (1đ).
2đ
Phiếu học tập số 3
Trình bày hợp lý nội dung trả lời 3 câu hỏi, mỗi câu 1đ.
3đ
Video clip của nhóm
-Khảo sát thực tiễn chu đáo (2đ).
-Hình ảnh minh họa hợp lý (2đ).
4đ
2.Hình thức
Chọn lọc, đúng, có chất lượng tốt, đẹp, sinh động 
2đ
3.Diễn đạt
Các bài báo cáo được trình bày logic, diễn đạt dễ hiểu.
2đ
4.Đóng góp
Nêu rõ và đầy đủ những đóng góp của cá nhân và tập thể liên quan
2đ
Tổng điểm
20đ
1. Hoạt động 1: Kiểm tra 15 phút.
a.Mục đích:
Đánh giá mức độ đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng của HS sau khi học xong bài học. 
Tiến hành kiểm tra 15' ở nội dung của bài học trước.
b.Hình thức kiểm tra Tự luận. 
c.Ma trận đề kiểm tra 15 phút:
 Cấp
Tên
Chủ đề
 (Nd, tên bài)
 độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TL
TL
TL
TL
Nội dung : 
Bài 50: DN và hoạt động kd của DN
-Đặc điểm của DN nhỏ.
-Những thuận lợi và khó khăn của DN nhỏ.
-Các lĩnh vực KD phù hợp với DN nhỏ.
-Liên hệ phân biệt được các lĩnh vực kd ở địa phương.
-Cơ hội kd cho các DN nhỏ ở địa phương.
Sự tác động của thị trường TG đến SX NN VN, đến thị trường VN sau khi VN gia nhập WTO (cơ hội, cạnh tranh, thách thức...).
Số câu: 2
Số điểm: 10đ
Số câu: 1/2
Số điểm: 3đ
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 1/2-1
Số điểm 4đ.
Tỉ lệ: 40-%
Số câu: 1.
Số điểm: 2đ
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1/2
Số điểm:1đ
Tỉ lệ: 10%
d. Đề kiểm tra15' và đáp án:
Đề: DN nhỏ có những đặc điểm, thuận lợi và khó khăn gì? Cơ hội kd cho DN nhỏ trong ĐK hiện nay ?
Đáp án: 
- Nêu 3 đặc điểm (3đ).
- Thuận lợi ( 2đ)
- Khó khăn (2đ)
- Cơ hội về thị trường, về chính sách, về áp dụng ĐK khoa học công nghệ (3đ)
2. Hoạt động 1 - Khởi động: Giới thiệu một số hoạt động kinh doanh có ở địa phương (2’-3’).
a.Mục đích: Khơi dậy sự hứng thú trước khi vào bài học.
b.Tổ chức hoạt động: 
Cách 1: Từ hình ảnh giáo viên chiếu lên, học sinh cho biết đó là những lĩnh vực kinh doanh nào? (Dự phòng trường hợp học sinh không hoàn thành được Phiếu học tập số 2)
Cách 2: Học sinh thể hiện một hoạt cảnh giới thiệu về cơ sở kinh doanh, sản phẩm của cơ sở kinh doanh mà nhóm em tìm hiểu (cho bốc thăm, 1 trong 4 nhóm trình bày; hoặc giáo viên chỉ định một nhóm bất kỳ được trình bày)
3.Hoạt động 2: Nghiên cứu, hình thành kiến thức bài học (gồm 3 tiết: 35, 36 và 37).
Tiết 35-Bài 51: 
.
Mục đích
Học sinh hiểu được: Các căn cứ để xác định lĩnh vực kinh doanh, thế nào là lĩnh vực kinh doanh phù hợp; cần phải phân tích những vấn đề nào trước khi quyết định lựa chọn lĩnh vực kinh doanh.
Nội dung:
Từ kiến thức tìm hiểu được ở cơ sở kinh doanh, trong sách giáo khoa, học sinh xây dựng kiến thức:
Các lĩnh vực kinh doanh có ở địa phương? Ví dụ?
Các căn cứ để xác định lĩnh vực kinh doanh cho doanh nghiệp, hộ gia đình là gì? Làm sao để thấy nhu cầu thị trường? Nguồn lực của doanh nghiệp, hộ gia đình và của xã hội là gì? Những rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp, hộ gia đình? Thế nào là đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, hộ gia đình?
Xác định lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp, hộ gia đình là phải như thế nào? 
Khi đi đến quyết định lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, cần phân tích những điều gì?
Phân tích môi trường kinh doanh là như thế nào? Giúp ích gì cho doanh nghiệp, cho hộ gia đình?
Phân tích đánh giá năng lực đội ngũ lao động của doanh nghiệp, của hộ gia đình để làm gì?
Phân tích điều kiện về kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp, của hộ gia đình để làm gì?
Phân tích tài chính gồm những vấn đề nào? Tại sao phân tích tài chính là sau cùng? Doanh nghiệp, hộ gia đình có thể huy động vốn từ đâu? Rủi ro tài chính là gì?
Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, cơ sở kinh doanh cần chú ý gì? Họ đã làm được điều gì và chưa làm được điều gì?
Các đề xuất khác của học sinh đối với cơ sở kinh doanh? 
Kỹ thuật tổ chức dạy học
c.1.Chuẩn bị:
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm (4 tổ), phát Phiếu học tập và Phiếu đánh giá trước 1 tuần, trao đổi những điều cần thiết với các nhóm trưởng. Các video clip các nhóm thực hiện có thể gửi qua email của giáo viên hoặc chép vào USB, thời gian trình chiếu một video clip trước lớp: 3-5 phút.
Bước 2: Giáo viên giao nhiệm vụ: Nhóm trưởng chia nhóm mình thành những nhóm nhỏ để hoàn thành các Phiếu học tập, nghiên cứu cách chấm điểm các bài báo cáo ở Phiếu đánh giá.
Bước 3: Mỗi tổ trình bày bài báo cáo trên giấy Roki hoặc giấy A0 , hình ảnh minh họa có trong video clip. Mỗi tổ đem theo giấy A0 và bút lông dự phòng.
 c.2. Học sinh dán sản phẩm trả lời Phiếu học tập của nhóm lên bảng. Giáo viên cho nhóm bốc thăm hoặc chỉ định bất kỳ một nhóm lên trình bày kiến thức từ sản phẩm trả lời Phiếu học tập số 1, số 2, số 3, trình chiếu video clip của nhóm và cùng với giáo viên xây dựng kiến thức bài học (10-12’).
 c.3. Giáo viên chốt lại kiến thức chính của bài học : (10-12’)
I.Xác định lĩnh vực kinh doanh: 
Doanh nghiệp có 3 lĩnh vực kinh doanh:
- Sản xuất: + Công nghiệp: vd: CN sx hàng tiêu dùng, CN thực phẩm, CN dệt may, CN chế tạo máy, CN sx vật liệu xây dựng...
+ Nông nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao...
+ Tiểu thủ công nghiệp: Các làng nghề truyền thống: Sx đồ gốm sứ, mây tre đan lát, bàn ghế khảm xà cừ...
- Thương mại: 
+ Mua bán trực tiếp (Bán lẻ)
+ Đại lý phân phối (bán sỉ)
- Dịch vụ: 
+ Sửa chữa
+ Bưu chính, Viễn thông
+ Văn hoá, du lịch...
1. Căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh:
- Thị trường có nhu cầu.
- Đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
- Huy động có hiệu quả mọi nguồn lực của doanh nghiệp và xã hội.
- Hạn chế thấp nhất những rủi ro đến với doanh nghiệp.
2. Xác định lĩnh vực kinh doanh phù hợp:
- Là lĩnh vực kinh doanh cho phép doanh nghiệp thực hiện mục đích kinh doanh, phù hợp với pháp luật và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh.
II. Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh:
1. Phân tích.
- Phân tích môi trường kinh doanh:
+ Nhu cầu thị trường và mức độ thoả mãn nhu cầu của thị trường.
+ Các chính sách và luật pháp hiện hành liên quan.
- Phân tích, đánh giá năng lực đội ngũ lao động của doanh nghiệp về:
+ Trình độ chuyên môn.
+ Năng lực quản lý kinh doanh.
- Phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của doanh nghiệp.
- Phân tích điều kiện về kỹ thuật công nghệ.
- Phân tích tài chính.
+ Vốn đầu tư kinh doanh và khả năng huy động vốn..
+ Thời gian hoàn vốn đầu tư.
+ Lợi nhuận.
+ Rủi ro.
2. Quyết định lựa chọn.
Trên cơ sở việc phân tích đánh giá, nhà kinh doanh đi đến quyết định lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp với DN.
4.Hoạt động 3: Các nhóm còn lại trình bày video clip của mình (10-15’)
Các nhóm chấm bài trình bày của nhau theo biểu điểm. Mỗi tổ chia thành 3 nhóm để chấm 3 tổ còn lại (2-3’).
Gv chốt điểm mỗi nhóm.
5.Hoạt động 4: Mở rộng kiến thức: Phiếu học tập số 3 và tiết 36, 37 chính là phần mở rộng kiến thức.
Tiết 36, 37 - Bài 52:
Mục đích
Từ kiến thức học được ở bài 51, thực tiễn tìm hiểu ở cơ sở kinh doanh, học sinh ứng dụng vào tiết 35, 36: Thực hành.
Từ kiến thức bài thực hành 52 và tham khảo bài đọc thêm số 1, số 2 (sgk, từ trang 161 đến trang 165), hs bước đầu có ý tưởng khởi nghiệp, chọn nghề trong tương lai hoặc giúp gia đình mở rộng thị trường kinh doanh.
Từ chương trình “Thương vụ bạc tỷ” được xem, học sinh hiểu cần phải làm gì để kêu gọi vốn đầu tư từ các SHARK nếu muốn khởi nghiệp.
Các bước tiến hành:
Tiết 36:
Gv phân tích vd trong sgk (2/II-Quyết định lựa chọn lĩnh vực kinh doanh) (3’-5’) để ôn kiến thức bài 51.
Gv dẫn dắt từ nội dung bài 51 sang nội dung bài 52 (sgk) cho hs tự tìm hiểu ở nhà phần kiến thức sgk (2’-3’) (kiến thức sgk là gợi ý để hs chuẩn bị cho bài trình bày ở tiết 36 theo hướng mới sau khi được học tiết 35).
Giới thiệu chương trình “Thương vụ bạc tỷ”-VTV3 (2-3’):
 Shark Tank là một chương trình truyền hình thực tế của Mĩ được phát sóng lần đầu ngày 9 tháng 8 năm 2009 trên kênh ABC. Đây là một phiên bản nhượng quyền của Dragons' Den, chương trình có nguồn gốc từ Nhật Bản được phát sóng bắt đầu từ năm 2001. Shark Tank truyền cảm hứng có các người chơi là doanh nhân khởi nghiệp thực hiện các bài thuyết trình trước một hội đồng các nhà đầu tư (Shark), và những nhà đầu tư này sẽ lựa chọn đầu tư hoặc không.
Chương trình này hiện đang phát sóng mùa thứ 7 và được đánh giá rất thành công ở khung giờ của mình. Nó cũng 2 lần giành giải thưởng Primetime Emmy Award cho hạng mục Cấu trúc chương trình truyền hình thực tế xuất sắc nhất. Có 3 phiên bản khác của Dragons' Den, ở Australia, Bồ Đào Nha và Việt Nam, được đặt tên là Shark Tank.
Shark Tank Việt Nam (Thương vụ bạc tỷ) mua bản quyền của SONY Pictures. Những người tham gia là đại diện của startup (khởi nghiệp), họ sẽ trình bày dự án của mình và thuyết phục các shark (nôm na là nhà đầu tư, hay gọi là cá mập cũng được) quyết định có đầu tư cho startup hay không.
Thương vụ bạc tỷ ở Việt Nam có 4 nhà đầu tư chính thức, gồm có:
Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn SUNHOUSE.
Thái Vân Linh - Giám đốc vận hành và chiến lược quỹ đầu tư VINACAPITAL.
Trần Anh Vương - Tổng giám đốc công ty CP SAM HOLDINGS.
Phạm Thanh Hưng - Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn CENGROUP.
Ngoài ra còn có một số nhà đầu tư khách mời khác.
Tất cả tiền đầu tư đều đến từ cá nhân hoặc công ty của nhà đầu tư. Nếu cá mập nào quyết định không đầu tư cho startup trên sóng truyền hình, họ phải cam kết không "đi đêm" với startup đó nữa. Do đó những màn giành giật, thương lượng giữa các shark với startup thật sự rất hấp dẫn và đáng xem.
Trong phần mở đầu, startup luôn phải nói rõ số tiền họ muốn được đầu tư là bao nhiêu. Ví dụ 1 tỷ đổi lấy 10%. Như vậy startup này tự định giá công ty có giá trị 10 tỷ. Trong quá trình đàm phán, các shark có thể đề nghị một mức đầu tư khác, chẳng hạn như 1.5 tỷ đổi lấy 20%. Mặc dù số tiền đầu tư nhiều hơn, nhưng nhà đầu tư chỉ định giá công ty có 7.5 tỷ. Do đó, các CEO của startup phải tính toán thật nhanh và chuẩn xác để đưa ra mức giá phù hợp và không bị "hớ". Nhưng điều này không dễ dàng chút nào khi trước mặt họ là 4 nhà đầu tư cực kỳ kinh nghiệm và rất nhạy bén.
Các startup cũng không phải dạng vừa. Với các bạn trẻ khởi nghiệp, việc xuất hiện trên tivi đã là một thành công. Họ có thể đôi co với nhà đầu tư hàng chục phút, nhưng điều đó không quan trọng bằng việc hình ảnh của họ được quảng bá một cách rộng rãi trên cả nước mà không tốn một đồng marketing nào. Thậm chí ở phiên bản Mỹ, có một startup đã quay lại chương trình đến 2 lần nhưng không nhận một đồng nào từ nhà đầu tư, sau đó startup này tự thân vận động, được nhiều người biết tới và thành công hơn mong đợi. Dù mục đích của mỗi người khác nhau, họ đều cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu của mình, và chúng ta sẽ rút ra được nhiều bài học từ chính những cuộc đấu trí cân tài cân sức này.
 GV trình chiếu một video clip về chương trình “SHARK TANK VIỆT NAM”, sau khi nêu ra những yêu cầu học sinh cần tìm hiểu qua video clip được xem (18’-20’).
* Yêu cầu: Lớp chia thành 4 nhóm (4 tổ); nghe, xem thật kỹ video clip để thảo luận và trình bày trên giấy A0 các nội dung sau đây (Phiếu học tập số 4):
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4:
 Sau khi được xem video clip về chương trình SHARK TANK, hãy trả lời các câu hỏi sau:
Sản phẩm kinh doanh của nhà kd là sản phẩm gì? Sản phẩm này có thể 
phát triển ở địa phương không?
2- Vốn cần kêu gọi đầu tư của nhà kd là bao nhiêu?
3- Mục tiêu của nhà kd là gì?
4- Các Shark thương lượng như thế nào trước mục tiêu của nhà kinh doanh?
5- Chiến lược của nhà kinh doanh để thu hút sự đầu tư của các SHARK ?
6- Em học hỏi được gì qua video clip này?
Các nhóm tiến hành thảo luận, ghi chép nội dung cần trình bày trên giấy A0, dán sản phẩm lên bảng, Gv chọn nhóm hs trình bày theo yêu cầu của Gv (8-10’).
Gv kết luận, dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết 36 (3-5’).
Tiết 37: THỰC HÀNH (tt)
Với kiến thức được tiếp thu ở tiết thực hành 35, phần trả lời phiếu học tập số 2 (ở bài 51), kiến thức sgk (bài 52, bài đọc thêm số 1 và số 2: từ trang 161 đến trang 165), Gv gợi ý cho các nhóm xây dựng ý tưởng khởi nghiệp, chiến lược kêu gọi vốn đầu tư (10’-15’).
Để tăng tính si

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_phan_hai_tao_lap_doanh_nghiep.docx