Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Chủ đề 2: Sản xuất rau sạch trên đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá (4 tiết) - Năm học 2020-2021
I. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ:
Trong chương trình gồm có các bài
- Bài 7: Một số tính chất của đất trồng.
- Bài 8: Thực hành: Xác định độ chua của đất.
- Bài 9: Biện pháp cải tạo sử dụng các loại đất: đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
- Bài 11: Thực hành: Quan sát phẫu diện đất.
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Mục tiêu
* Kiến thức:
- Biết đư¬ợc một số tính chất cơ bản của đất trồng.
- Biết được sự hình thành, tính chất, biện pháp cải tạo và sử dụng một số loại đất xấu phổ biến ở n¬ước ta.
* Kĩ năng:
- Xác định độ pH của đất.
- Quan sát, xác định được các tầng phẫu diện đất trên tiêu bản hoặc ngoai thực địa.
- Vận dụng được kiến thức đã học để đề xuất các biện pháp bảo vệ đất trồng ở địa phương.
* Thái độ
- Tinh thần học tập nghiêm túc, tích cực, say mê trong tìm tòi nghiên cứu những kiến thức mới. Yêu thiên nhiên.
- Có trách nhiệm đối với xã hội, cộng đồng, hình thành tư duy về một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, hình thành ý thức bảo vệ tài nguyên đất.
Tiết PPCT: 6,7,8,9 Chủ đề 2: SẢN XUẤT RAU SẠCH TRÊN ĐẤT XÁM BẠC MÀU VÀ ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ (4 tiết) Ngày soạn: 22/9/2020 I. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ: Trong chương trình gồm có các bài - Bài 7: Một số tính chất của đất trồng. - Bài 8: Thực hành: Xác định độ chua của đất. - Bài 9: Biện pháp cải tạo sử dụng các loại đất: đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. - Bài 11: Thực hành: Quan sát phẫu diện đất. II. TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Mục tiêu * Kiến thức: - Biết được một số tính chất cơ bản của đất trồng. - Biết được sự hình thành, tính chất, biện pháp cải tạo và sử dụng một số loại đất xấu phổ biến ở nước ta. * Kĩ năng: Xác định độ pH của đất. Quan sát, xác định được các tầng phẫu diện đất trên tiêu bản hoặc ngoai thực địa. Vận dụng được kiến thức đã học để đề xuất các biện pháp bảo vệ đất trồng ở địa phương. * Thái độ Tinh thần học tập nghiêm túc, tích cực, say mê trong tìm tòi nghiên cứu những kiến thức mới. Yêu thiên nhiên. Có trách nhiệm đối với xã hội, cộng đồng, hình thành tư duy về một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, hình thành ý thức bảo vệ tài nguyên đất. * Định hướng các năng lực được hình thành. ● Năng lực chung: STT Tên năng lực Các kĩ năng thành phần 1 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều; không thành kiến khi xem xét, đánh giá vấn đề; biết quan tâm tới các lập luận và minh chứng thuyết phục; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề. 2 Năng lực hợp tác Biết theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viên và cả nhóm để điều hoà hoạt động phối hợp; biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm. ● Năng lực chuyên biệt: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật. 4. Phương pháp dạy học: - Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, tranh luận, đàm thoại. 5. Chuẩn bị: * Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh ảnh về đất xám bạc màu và cho học sinh quan sát, nhận biết các mẫu đất. - Các mẫu đất 1, 2,3 đã xác định được độ pH, các dụng cụ thực hành, bình tam giác, ống hút, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, cối chày sứ, giấy quỳ và cân điện tử . Chuẩn bị tài liệu, nguồn cung cấp thông tin: + Tài liệu: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng công nghệ 10 + Sơ đồ cấu tạo keo đất, hình ảnh các loại đất xấu cần cải tạo, hình ảnh một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất xấu. - Phiếu học tập. *Chuẩn bị của học sinh: - Mỗi nhóm 2 – 3 mẫu đất khô ở độ cao khác nhau-ruộng, đồi, vườn nhà, mỗi mẫu khoảng bằng 1 bao diêm đựng vào túi nilông nhỏ. Nghiên cứu nội dung bài 7,8,9 và 11 SGK môn công nghệ 10. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Cho học sinh chơi trò chơi ô chữ. Chia lớp làm 4 đội, đội nào tìm ra từ KHÓA sớm nhất sẽ được cộng 1,0 điểm. 16 chữ cái: Đây là một công trình kiến trúc độc đáo nằm trên đồi Trầu. 3 chữ cái: Tên một loại quả mang lại nét đẹp đặc trưng cho Ninh Thuận. 4 chữ cái: Lễ hội lớn và quan trọng của người Chăm Ba-la-môn. 8 chữ cái: Tên đồi cát đầy quyến rũ ở huyện Ninh Phước. 7 chữ cái: Lễ hội truyền thống của người Chăm Ba-ni. 7 chữ cái: Tên 1 làng nghề nổi tiếng ở Ninh Thuận. 4 chữ cái: Bạn sẽ “chạm” vào nó khi bước vào địa phận Ninh Thuận. 7 chữ cái: Địa điểm du lịch sở hữu vẻ đẹp tự nhiên đầy ấn tượng gần vịnh Vĩnh Hy. T H A P P O K L O N G G A R A I N H O K A T E N A M C U O N G R A M U W A N B A U T R U C N A N G H A N G R A I Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: Nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ và trả lời. Tình huống: Từ khóa PHAN RANG gợi lên trong em ấn tượng gì? Nêu nét đặc trưng về địa hình và khí hậu nơi đây? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Áp dụng phương pháp THINK – PAIR - SHARE. Bước 3: Báo cáo thảo luận - Mời ngẫu nhiên 3 cặp đôi bất kỳ. Các em sẽ chia sẻ kết quả của nhóm trước lớp. - GV kết luận và chuyển ý: Khí hậu và địa hình đặc biệt như thế nên nhiều người ví Ninh Thuận là “sa mạc của Việt Nam”. Chính vì thế vùng đất này có nhiều nhóm đất xấu và 2 loại đất chiếm diện tích lớn nhất cần cải tạo là đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Nội dung 1: Tìm hiểu về đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá tại địa phương. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ GV cho HS quan sát và giải thích phẫu diện đất của đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Yêu cầu HS so sánh nguyên nhân hình thành và đặc điểm, tính chất của 2 loại đất trên. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Hs làm việc theo nhóm. Các nhóm trình bày ý tưởng trên giấy Ao. Bước 3: Báo cáo thảo luận Yêu cầu các nhóm dán sản phẩm lên bảng. Giáo viên mời 2 nhóm lên báo cáo trước lớp. Hai nhóm còn lại góp ý, bổ sung. + 4 nhóm quan sát và chấm điểm sản phẩm lẫn nhau. GV tóm tắt ý chính: Đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá có phẫu diện không hoàn chỉnh, tầng đất mặt mỏng, chua, nghèo dinh dưỡng và mùn, khả năng giữ nước kém ; hoạt động của vi sinh vật đất yếu. Biện pháp cải tạo, sử dụng : Tăng cường trồng cây phủ trống đồi trọc, bón phân hữu cơ vì phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất, làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng và lớp mùn cho đất ; kết hợp với bón phân N, P, K và bón vôi cải tạo độ chua của đất nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của vi sinh vật trong đất ; thực hiện các biện pháp thủy lợi, làm ruộng bậc thang để hạn chế sự rửa trôi chất dinh dưỡng và luân canh, xen canh cây trồng. Nội dung 2: Xác định độ chua của đất. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Làm thế nào để xác định được độ pH của một số loại đất ở địa phương? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Hoạt động theo nhóm. Làm theo hướng dẫn của giáo viên. Trộn 3 muỗng đất với nước cất ở nhiệt độ phòng. Khuấy lên ta thu được dung dịch đất. Nhúng giấy quỳ tím vào hỗn hợp trên từ 20 – 30 giây. Khi hết thời gian chờ, nhấc giấy ra khỏi hỗn hợp và nhúng nhanh qua nước cất để rũ sạch đất. So sánh màu giấy quỳ với thang đo màu. Bước 3. Báo cáo kết quả -Mỗi nhóm báo cáo qua bảng kết quả. Mẫu đất Kết quả Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 -GV kiểm tra và nhận xét. Nội dung 4: Tìm hiểu keo đất và khả năng hấp phụ của đất. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ Cho học sinh đọc mục I bài 7 trang 22. GV yêu cầu HS vận dụng hiểu biết từ nội dung đã đọc, suy nghĩ để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP 1. So sánh keo âm và keo dương Chỉ tiêu so sánh Keo âm Keo dương Nhân (Có hay không) Lớp ion (mang điện tích gì) - Lớp ion quyết định điện - Lớp ion bù + ion bất động. + ion khuyếch tán 2. Tại sao keo đất mang điện? 3. Thế nào là khả năng hấp phụ của đất? Phát phiếu học tập cho các nhóm. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập. Bước 3. Báo cáo kết quả: Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập. Các nhóm khác phản biện,góp ý, bổ sung. GV nhận xét, giải thích và kết luận nội dung. Nội dung 5: Tìm hiểu về trồng rau sạch trên đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ Thế nào là rau sạch ? Làm thế nào để sản xuất được rau sạch trên đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá và đất xám bạc màu nhằm giải quyết nhu cầu về rau sạch cho người tiêu dùng? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc cá nhân: nghiên cứu các nội dung trong tài liệu tham khảo, suy nghĩ và viết vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ của bản thân. - Làm việc nhóm: Lần lượt từng thành viên trong nhóm trình bày kết quả thực hiện của mình. Thư kí nhóm ghi lại các ý kiến, thảo luận và thống nhất ý kiến trong nhóm. Bước 3. Báo cáo và thảo luận kết quả Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm và tiếp tục thảo luận về giải pháp nhằm giải quyết vấn đề đặt ra. Bước 4. Kết luận những nội dung chính và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Rau sạch là rau được sản xuất đảm bảo 3 sạch: đất sạch, phân bón sạch và thuốc bảo vệ thực vật sạch. Rau được sản xuất theo quy trình kỹ thuật bảo đảm được tiêu chuẩn sau: Hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích... nhằm giảm tối đa lượng độc tố tồn đọng trong rau như nitrat, thuốc trừ sâu, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh. Ở nước ta, diện tích đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá chiếm tỉ lệ rất lớn. Vì vậy, nếu tiến hành trồng rau sạch trên 2 loại đất này đạt kết quả sẽ góp phần quan trọng vào việc đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH VẬN DỤNG Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc và làm theo yêu cầu: Trích đoạn “Cuộc cách mạng một cọng rơm” của tác giả Masanobu Fukuoka Bốn Nguyên tắc Thứ nhất là KHÔNG CÀY XỚI ĐẤT, nghĩa là, không cày hoặc lật ngược đất lên. Hàng thế kỷ qua, người nông dân đã cho rằng cày ruộng là việc làm thiết yếu cho việc trồng cây lương thực. Tuy nhiên, không cày xới lại là điều căn bản trong việc làm nông tự nhiên. Đất tự xới trộn khi rễ cây xuyên qua, cùng với hoạt động của các vi sinh vật, động vật nhỏ và giun đất. Thứ hai là KHÔNG DÙNG PHÂN HOÁ HỌC HOẶC PHÂN Ủ[9]. Con người can thiệp vào thiên nhiên, và dù cố đến mấy họ cũng không thể chữa lành những vết thương do sự can thiệp đó gây ra. Các biện pháp làm nông bất cẩn của họ bòn rút hết các dưỡng chất thiết yếu của đất, và hậu quả là mỗi năm đất lại thêm cằn cỗi. Nếu cứ để tự nó, đất sẽ duy trì được sự màu mỡ một cách tự nhiên, tuân theo chu kỳ có trật tự của đời sống động thực vật. Thứ ba là KHÔNG LÀM CỎ BẰNG VIỆC CÀY XỚI HAY DÙNG THUỐC DIỆT CỎ. Cỏ có vai trò của nó trong việc tạo ra sự màu mỡ cho đất và trong sự cân bằng của quần thể sinh vật. Nguyên tắc căn bản là, cỏ cần được kiểm soát chứ không phải là loại bỏ. Trên các cánh đồng nhà tôi, dùng lớp phủ bằng rơm, lớp cỏ ba lá hoa trắng mọc xen với cây lương thực và xả nước tạm thời vào đồng là đủ hiệu quả trong việc kiểm soát cỏ. Thứ tư là KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO HOÁ CHẤT[10]. Kể từ khi các biện pháp làm nông trái tự nhiên như cày bừa và bón phân làm cho cây trồng trở nên yếu đuối, thì bệnh tật và sự mất cân bằng trong cơ cấu côn trùng trở thành vần đề lớn trong nông nghiệp. Thiên nhiên, để mặc nó, tự cân bằng một cách hoàn hảo. Côn trùng gây hại và các loại bệnh trên cây luôn hiện hữu, nhưng trong tự nhiên chúng không diễn ra đến mức phải dùng tới các hoá chất độc hại. Cách tiếp cận hợp lý với vấn đề kiểm soát bệnh tật và côn trùng là trồng các loại cây lương thực cứng cáp trong một môi trường lành mạnh. .. Ngày nay, người ta muốn rau “sạch,” vậy nên nông dân trồng rau trong các nhà kính hoàn toàn không dùng tới đất. Trồng trên sỏi, trồng trên cát và thủy canh đang trở nên ngày càng thông dụng hơn. Rau được trồng với các dưỡng chất hoá học và bằng ánh sáng được lọc qua lớp che bằng nhựa vinyl. Thật lạ là người ta nghĩ rau trồng kiểu hoá học này là “sạch” và an toàn để ăn vào người. Những thực phẩm được trồng trong đất, cân bằng nhờ vào hoạt động của giun, các vi sinh vật và phân chuồng phân hủy mới là sạch nhất và lành mạnh nhất trong tất cả các loại. Theo em, quan điểm của tác giả có mâu thuẫn với những gì chúng ta vừa học không? Vì sao? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: - Làm việc cá nhân: HS vận dụng kiến thức mới được hình thành để giải quyết các bài tập vận dụng. - Hoạt động nhóm đôi: hai HS cùng nhóm chia sẻ, trao đổi và thống nhất kết quả làm bài tập vận dụng. Bước 3. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV chỉ định đại diện một nhóm trình bày kết quả làm bài tập vận dụng. HS các nhóm khác lắng nghe, chia sẻ ý kiến và thể hiện sự đồng tình/ không đồng tình với kết quả của nhóm đại diện. - Nhận xét, nêu đáp án hoặc gợi ý hướng giải quyết vấn đề (xem ở phần đáp án của các câu hỏi/ bài tập) Bước 4. Đánh giá và tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ và đáp án của các câu hỏi/ bài tập. HS tự đánh giá kết quả học tập. - GV nhận xét chung và đánh giá kết quả học tập của HS. * Sản phẩm HS cần hoàn thành - Phần trình bày kết quả làm các bài tập vận dụng được giao. - Tự đánh giá và đánh giá của nhóm, GV về kết quả làm bài tập vận dụng. HOẠT ĐỘNG 4: ỨNG DỤNG Ở GIA ĐÌNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG GV hướng dẫn yêu cầu học sinh về nhà thực hiện những công việc sau: - HS về nhà chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu biết của bản thân về các loại đất trồng , biện pháp cải tạo, sử dụng, bảo vệ duy trì độ phì nhiêu của từng loại đất trồng nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng. - Tìm hiểu xem gia đình hoặc địa phương em đang khai thác, sử dụng loại đất trồng nào đã có biện pháp cải tạo, bảo vệ như thế nào đã hiệu quả chưa. HOẠT ĐỘNG 5: BỔ SUNG, MỞ RỘNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC Nội dung bài học trong SGK có một số từ chuyên nghành yêu cầu học sinh tra cứu trên mang INTERNET như : “Dung dịch huyền phù”, “Hạt limon”, “Hạt sét “ . Tìm hiểu kinh nghiệm sử dụng, cải tạo, bảo vệ đất trồng ở cộng đồng , địa phương. Nghiên cứu môn hóa học để tìm hiểu phản ứng trao đổi ion. * Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề Bảng mô tả công cụ đánh giá chủ đề Sản xuất rau sạch trên đất xám bạc màu & đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Nội dung Loại câu hỏi/bài tập Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt) Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt) Một số tính chất của đất Câu hỏi/bài tập định tính - Nêu được khái niệm keo đất. (Câu 1.1, 1.9) - Mô tả được cấu tạo của keo đất. (Câu 1.2) - Nêu được những tính chất của keo đất. (Câu 1.3) - Nêu được khả năng hấp phụ của đất. - Nêu được các phản ứng của dung dịch đất. - Nêu được ý nghĩa của việc nắm vững phản ứng của dung dịch đất trong sản xuất. - Xác đinh được các dấu hiệu bản chất về khái niệm độ phì nhiêu của đất. (Câu 1.4) - Phân biệt được keo âm, keo dương. (Câu 2.1, 2.2) - Phân biệt được nguyên nhân làm cho đất có độ chua hoạt tính, chua tiềm tàng và phản ứng kiềm của đất. (Câu 2.4) - Xác định được các dấu hiệu bản chất về khái niệm độ phì nhiêu của đất. (Câu 2.3) -Phân biệt được độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo. - Phân tích các biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất. (Câu 3.2) - Thực hiện được các biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất tại vườn nhà và địa phương Biện pháp cải tạo đất xám bạc màu, trơ sỏi đá Câu hỏi/bài tập định tính - Nêu nguyên nhân hình thành và những tính chất chính của đất xám bạc màu. (Câu 1.5) - Nêu nguyên nhân hình thành và những tính chất chính của đất trơ sỏi đá. (Câu 1.6) - Phân tích các biện pháp chính cải tạo đất xám bạc màu. (Câu 3.1) - Phân tích các biện pháp chính cải tạo đất trơ sỏi đá. - Vận dụng kiến thức về phản ứng của dd đất để bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý (Câu 4.1) Rau sạch & tiêu chí sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VIETGAP 3. Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả ở bảng trên Mức 1. Nhận biết Câu 1.1: Keo đất là những phần tử có kích thước khoảng: a. > 1µm b. > 1,5µm c. 2µm Câu 1.2: Phản ứng kiềm của đất được đo bằng trị số pH nếu: a. pH > 7- đất kiềm b. pH < 7- đất kiềm c. pH > 7- đất trung tính d. pH = 7- đất kiềm Câu 1.3: được hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên. a. Độ phì nhiêu b. Độ phì nhiêu tự nhiên c. Độ phì nhiêu nhân tạo d. Lớp đất mặt Câu 1.4: Đất có kết cấu nào sau đây thì tốt cho sản xuất nông nghiệp a. Kết cấu lăng trụ b. Kết cấu khối c. Kết cấu viên d. Không có kết cấu nhất định. Câu 1.5: Tính chất nào sau đây không phải của đất xám bạc màu a. Tầng đất mặt mỏng b. Có nhiều chất độc hại c. VSV hoạt động yếu d. Nghèo dinh dưỡng Câu 1.6: Cải tạo đất xám bạc màu bằng cách: a. Bón vôi b. Lên liếp c. Thủy lợi d. Thay nước Câu 1.7: Cấu tạo của keo đất theo thứ tự từ trong ra ngoài là A) Nhân - Lớp ion quyết định điện - Lớp ion bù B) Lớp ion quyết định điện - Lớp ion bù - Nhân C) Lớp ion bù - Lớp ion quyết định điện - Nhân D) Nhân - Lớp ion bù - Lớp ion quyết định điện Câu 1.8: Khả năng hấp phụ của đất: A. Là khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. B. Khả năng giữ lại các hạt có kích thước nhỏ. C. Là khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất. D. Là khả năng phong hóa của đất Mức 2. Thông hiểu Câu 2.1. Phân biệt độ chua hoạt tính và độ chua tiềm tàng Đáp án - Độ chua hoạt tính là độ chua do ion H+ trong dung dịch đất gây nên - Độ chua hoạt tiềm tàng là độ chua do ion H+ , Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên Câu 2.2. Keo âm có lớp ion bất động và lớp ion khuyếch tán mang điện tích gì? A. (+) và (+) B. (-) và (-) C. (-) và (+) D.(+) và (-) Câu 2.3. Keo âm là keo có đặc điểm: A) Lớp ion quyết định điện mang điện tích âm B) Lớp ion bù mang điện tích âm C) Lớp ion khuếch tán mang điện tích dương D) Lớp ion bất động mang điện tích dương Câu 2.4: Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh có điểm gì chung -Do mưa lớn phá vỡ kết cấu đất,địa hình dốc nên quá trình rửa trôi mạnh Câu 2.5: So sánh tính chất của đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá: *Giống: -Tầng đất mặt mỏng, đất thường khô hạn -Đất chua, nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn -VSV ít, hoạt động kém *Khác: -Đất xám bạc màu: Tầng đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ -Đất xói mòn mạnh: Tầng đất mặt bị bào mòn trơ sỏi đá, cát sỏi chiếm ưu thế Mức 3. Vận dụng thấp Câu.3.1 Lấy ví dụ về hoạt động sản xuất của con người làm tăng độ phì nhiêu của đất? Đ/A: Phơi ải, nuôi bèo hoa dâu, làm phân xanh, làm thủy lợi... Câu.3.2: Vì sao bón vôi làm giảm độ mặn của đất? Đ/A: Khi bón vôi cho đất mặn, keo đất hấp phụ Ca+ và đẩy Na+ ra khỏi bề mặt keo đất sau đó tiến hành tháo nước rửa mặn, Na+ sẽ theo nước ra ngoài làm cho đất bớt mặn. Câu 3.3. Đất đồi nhà ông Định ở trung du bắc bộ ở trước đây trồng sắn cho củ to, năng suất rất cao. Nhưng vài năm trở lại đây đất trở thành đất xám bạc màu và chua do bón nhiều phân hóa học. Ông Định đã sử dụng các biện pháp: - Trồng cây gỗ lớn xung quanh khu vực trồng Sắn. - Cày xới đất, bón thêm phân hữu cơ. - Bón vôi. - Sau hai vụ sắn ông trồng một vụ đậu. Em hãy phân tích tác dụng của từng biện pháp nêu trên? Biện pháp Tác dụng Trồng cây gỗ lớn xung quanh khu vực trồng sắn. Cày xới đất, bón thêm phân hữu cơ, phân vi sinh. Bón vôi. Sau hai vụ sắn ông trồng một vụ đậu. Biện pháp Tác dụng Trồng cây gỗ lớn xung quanh khu vực trồng sắn. Hạn chế sự rửa trôi và bảo vệ đất Cày xới đất, bón thêm phân hữu cơ, phân vi sinh. Tăng độ phì nhiêu của đất Bón vôi. Khử chua Sau hai vụ Sắn ông trồng một vụ Đậu. Hạn chế mất cân đối các chất dinh dưỡng, cung cấp đạm tự nhiên .. .. Mức 4. Vận dụng cao Câu 4.1. Bạn Lan nói muốn nâng cao độ phì nhiêu của đất chỉ cần bón phân hữu cơ ? Theo em bạn ấy nói đã chính xác chưa? Giải thích? *Bạn nói chưa chính xác vì để tăng độ phì nhiêu cần có thêm các biện pháp kĩ thuật làm tăng độ phì nhiêu của đất. ( cần nêu được ít nhất 3 biện pháp) + Xây dựng hệ thống mương máng, đảm bảo tưới tiêu hợp lí. + Cày bừa, xới xáo đất. Bón phân hữu cơ, phân hóa học hợp lí. + Luân canh cây trồng: luân canh cây họ đậu, cây lương thực, cây phân xanh. - Một số biện pháp hạn chế các chất gây độc hại cho cây, ô nhiễm đất.(cần nêu được ít nhất 3 biện pháp) + Hạn chế sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật. + Sử dụng phân hóa học hợp lí: đúng cách, đúng liều lượng, đúng hướng dẫn sử dụng. + Tăng cường sử dụng phân hữu cơ và phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ. Câu 4.2. Lấy ví dụ loại đất chua? Muốn cải tạo đất chua người ta làm thế nào? Giải thích? Đ/A: Ví dụ đất chua: Đất lâm nghiệp, đất phèn, đất phù sa cổ... Muốn cải tạo đất chua người ta bón vôi bột. H+ Ca2+ [KĐ] + CaO [KĐ] + H2O H+ * Tham khảo thêm: 1: Cơ sở của sự trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng là A. Keo đất trao đổi ion ở lớp ion khuếch tán với ion dung dịch đất B. Keo đất trao đổi ion ở lớp ion bất động với ion dung dịch đất C. Keo đất trao đổi ion ở lớp ion quyết định điện với ion dung dịch đất D. Keo đất trao đổi ion ở nhân với ion dung dịch đất. 2: Dựa vào khả năng nào của keo đất mà có biện pháp bón vôi, sử dụng phân bón cho phù hợp: A. Hấp thụ. B. Khuếch tán. C. Độ phì nhiêu. D. Trao đổi ion 3: Trong phân loại keo đất (keo âm, keo dương) tên keo được đặt tên dựa vào lớp ion nào: A. Lớp ion quyết định điện. B. Nhân. C. Lớp ion bù. D. Lớp ion khuếch tán 4: Độ phì nhiêu của đất có đặc tính: A. Là khả năng cung cấp chất dinh dưỡng. B. Chứa chất độc. C. Làm đất bị thoái hoá D. Tất cả đều sai. 5: Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu: A. Bị rửa trôi và bị nhiễm mặn B. Do đất bị rửa trôi hoặc bị thoái hóa C. Do quá trình bồi tụ D. Tất cả đều đúng 6: Biện pháp sử dụng đất xám bạc màu và đất xói mòn: A. Tưới tiêu hợp lí, trồng cầy chịu hạn, xen canh B. Bón vôi, bón phân hợp lí C. Trồng cây chịu phèn, nuôi trồng thủy hải sản D. Trồng rừng đầu nguồn, trồng rừng ngập mặn 7: Đặc trưng của đất xói mòn: A. Đất có tầng đất mặt mỏng, thành phần cơ giới nhẹ B. Đất chua và giàu dinh dưỡng. C. Đất có hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh D. Giữ nước và chất dinh dưỡng kém 8: Biện pháp làm giảm nguy cơ xói mòn đất: A. Trồng rừng đầu nguồn, trồng cây che phủ đất B. Cày sâu dần làm tăng độ dày đất canh tác C. Bón vôi cải tạo đất D. Du canh du cư. IV. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_10_chu_de_2_san_xuat_rau_sach_tren_dat.doc