Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 1: Công nghệ và đời sống - Năm học 2022-2023

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 1: Công nghệ và đời sống - Năm học 2022-2023

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Công nghệ

- Nhận thức công nghệ: khái niệm khoa học, kỹ thuật, công nghệ và mối liên hệ giữa chúng; mô tả được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên con người và xã hội.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực tự học: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.

- Năng lực giải quyết vấn đề xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.

2. Về phẩm chất

- Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về các vấn đề về công nghệ và công nghệ đối với đời sống.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, thảo luận về mối liên hệ giữa khoa học, kỹ thuật, công nghệ và mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU

Nghiên cứu kỹ nội dung bài 1 (SGK) và tài liệu liên quan.

Sử dụng thiết bị, phương tiện: Tranh vẽ hình 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 (SGK). Máy chiếu (nếu có).

 

docx 5 trang Phan Thành 04/07/2023 3190
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 1: Công nghệ và đời sống - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
10A
 / /202...
10B
/ /202 
10C
/ /202 
Chương I. Đại cương về công nghệ.
Tiết 1,2 - Bài 1. Công nghệ và đời sống.
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Mức độ cần đạt:
- Nêu được các khái niệm khoa học, kỹ thuật, công nghệ và mối liên hệ giữa chúng. 
- Mô tả được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên con người và xã hội. 
1. Về năng lực
1.1. Năng lực Công nghệ
- Nhận thức công nghệ: khái niệm khoa học, kỹ thuật, công nghệ và mối liên hệ giữa chúng; mô tả được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên con người và xã hội. 
1.2. Năng lực chung
- Năng lực tự học: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp. 
- Năng lực giải quyết vấn đề xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề. 
2. Về phẩm chất	
- Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về các vấn đề về công nghệ và công nghệ đối với đời sống. 
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, thảo luận về mối liên hệ giữa khoa học, kỹ thuật, công nghệ và mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU
Nghiên cứu kỹ nội dung bài 1 (SGK) và tài liệu liên quan.
Sử dụng thiết bị, phương tiện: Tranh vẽ hình 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 (SGK). Máy chiếu (nếu có). 
III. DỰ KIẾN PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
- Tiết 1: học hết mục I.3.
- Tiết 2: Nội dung còn lại.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Mở đầu
1.1. Mục tiêu: Tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức của học sinh, sự tò mò thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo. 
1.2. Nội dung: Hs lắng nghe GV trình bày, quan sát hình vẽ 1.1 trong SGK/6.
1.3. Sản phẩm: Các sản phẩm công nghệ học sinh nêu ra trong hình.
1.4. Cách thức thực hiện
GV giới thiệu bài học: Quan sát hình 1.1 trong sách giáo khoa Công Nghệ 10 trang 6. Em hãy kể tên một số sản phẩm công nghệ có trong hình. Mô tả vai trò của sản phẩm công nghệ đối với đời sống con người. 
2. Hoạt động 2. Tìm hiểu về Khoa học. 
2.1. Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu khái quát về khoa học.
2.2. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
2.3. Sản phẩm: HS Ghi được khái niệm khoa học, các lĩnh vực và thành tựu của khoa học tự nhiên với con người. 
2.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 1. 2, Hãy cho biết phát minh nổi bật tương ứng với ba nhà khoa. 
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp HS. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ Giáo viên mời một học sinh Trình bày các học sinh khác có thể bổ sung những hiểu biết về ba nhà khoa học và các phát minh khác của họ.
+ Các HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu có). 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức.
+ Giáo viên có thể bổ sung thông tin cho học sinh bằng hình ảnh, video hoặc câu chuyện về một số phát minh lớn khác của lĩnh vực khoa học tự nhiên. Trong hộp chức năng thông tin bổ sung.
+ Giáo viên có thể kết nối nghề nghiệp về lĩnh vực khoa học tự nhiên. Trong hộp chức năng kết nối nghề nghiệp.
I. Khái quát về Khoa học, kĩ thuật, công nghệ:
1. Khoa học:
* Khái niệm: SGK/7
* KHTN bao gồm: Vật lý, Hoá học, Sinh học, Thiên văn học và Khoa học Trái đất.
3. Hoạt động 3. Tìm hiểu về Kĩ thuật
3.1. Mục tiêu: Giúp Học sinh tìm hiểu khái quát về kỹ thuật. 
3.2. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
3.3. Sản phẩm: Học sinh ghi được khái niệm kỹ thuật, các lĩnh vực và kết quả của nghiên cứu kỹ thuật.
3.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV cho học sinh hoạt động với hộp chức năng khám phá ở trang 7 sách giáo khoa. 
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp HS. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV mời 1 học sinh Trình bày các học sinh khác có thể chia sẻ hiểu biết về kỹ thuật. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức.
+ GV có thể bổ sung thông tin cho học sinh bằng hình ảnh, video hoặc câu chuyện về kết quả của nghiên cứu kỹ. Trong hộp chức năng Thông tin bổ sung. 
+ GV có thể kết nối nghề nghiệp về các lĩnh vực của kỹ thuật Trong hộp chức năng kết nối nghề nghiệp.
I. Khái quát về Khoa học, kĩ thuật, công nghệ:
2. Kỹ thuật:
* Khái niệm: SGK/7
* Kỹ thuật bao gồm: KT cơ khí, KT điện, KT xây dựng, KT hoá học,...
4. Hoạt động 4. Tìm hiểu về công nghệ. 
4.1. Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu khái quát về công nghệ.
4.2. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
4.3. Sản phẩm: HS ghi được khái niệm công nghệ, cách phân chia công nghệ, vai trò của công nghệ với quá trình phát triển kinh tế xã hội. 
4.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Cho học sinh hoạt động với hộp chức năng khám phá ở trang 8 sách giáo khoa. 
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp HS. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
GV mời một học sinh Trình bày các học sinh khác có thể chia sẻ hiểu biết về công nghệ
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức. 
+ Giáo viên có thể bổ sung thông tin cho học sinh bằng hình ảnh, video hoặc câu chuyện về các công nghệ đột phá như: công nghệ nano, công nghệ sinh học, công nghệ số, Trí Tuệ Nhân Tạo, dữ liệu lớn, công nghệ in 3D Trong hộp chức năng thông tin bổ sung. 
+ GV có thể kết nối nghề nghiệp về các lĩnh vực của công nghệ Trong hộp chức năng kết nối nghề nghiệp. 
I. Khái quát về Khoa học, kĩ thuật, công nghệ:
3. Công nghệ:
* Khái niệm: SGK/8
* Công nghệ bao gồm: 
+ Theo lĩnh vực khoa học có: công nghệ hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin,..
+ Theo lĩnh vực kỹ thuật có: công nghệ cơ khí, công nghệ điện, công nghệ xây dựng, công nghệ vận tải,..
+ Theo đối tượng áp dụng có: công nghệ ô tô, công nghệ vật liệu, công nghệ nano, công nghệ trồng cây trong nhà kính, 
* Vai trò của CN: Là yếu tố có tính dẫn dắt, định hình và chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội. 
5. Hoạt động 5. Tìm hiểu Về mối liên hệ giữa khoa học, kỹ thuật, công nghệ. 
5.1. Mục tiêu: Giúp Học sinh tìm hiểu mối liên hệ giữa khoa học, kỹ thuật, công nghệ. 
5.2. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
5.3. Sản phẩm: HS ghi được mối liên hệ giữa khoa học, kỹ thuật, công nghệ. 
5.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GViên cho học sinh quan sát hình 1.5 trong sách giáo khoa và đặt câu hỏi về mối liên hệ giữa khoa học, kỹ thuật, công nghệ. 
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm 
+ GV: quan sát và trợ giúp các nhóm. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Mời đại diện mỗi nhóm trình bày. Các nhóm khác có thể phản biện, bổ sung hoặc nêu các ý kiến khác. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa kiến thức và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức. 
I. Khái quát về Khoa học, kĩ thuật, công nghệ:
4. Mối liên hệ giữa khoa học, kỹ thuật, công nghệ:
6. Hoạt động 6. Tìm hiểu về công nghệ với tự nhiên con người và xã hội. 
6.1. Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội.
6.2. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
6.3. Sản phẩm: HS ghi được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội. 
6.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
G.Viên cho học sinh quan sát hình 1.6, 1. 7, 1. 8 sách giáo khoa và đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm 
+ GV: quan sát và trợ giúp các nhóm. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
GV mời đại diện Mỗi nhóm trình bày. Các nhóm khác có thể phản biện, bổ sung hoặc nêu các ý kiến khác. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức. 
II. Công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội
1. Công nghệ với tự nhiên
 Công nghệ ảnh hưởng tới khoa học giúp cho quá trình khám phá tự nhiên tốt hơn, đạt được những thành tựu cao hơn, xử lý nhưng vấn đề về môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, CN phát triển giúp con người khai thác nhưng cũng làm cạn kiệt tài nguyên, ảnh hưởng môi trường, thế giới tự nhiên và con người. 
2. CN với con người
 Công nghệ mang lại sự tiện nghi, đáp ứng nhu cầu và thay đổi cuộc sống của con người, làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra hệ thống sản xuất thông minh nhưng đẩy con người đối mặt với tình trạng thất nghiệp. 
3. CN với xã hội
 Công nghệ thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, quản lý tốt xã hội, tác động đến cách nghĩ, lối sống của con người nhưng cũng làm con người bị lệ thuộc vào công nghệ. 
7. Hoạt động 7. Luyện tập 
7.1. Mục tiêu: Ôn tập nội dung đã học để khắc sâu kiến thức.
7.2. Nội dung: Cho học sinh lấy các ví dụ cụ thể về tác động tích cực, tiêu cực của công nghệ đối với tự nhiên con người và xã hội trong phạm vi gia đình, cộng đồng nơi em đang sinh sống. 
7.3. Sản phẩm: Câu trả lời của nhóm HS được ghi vào vở ghi cá nhân:
+ Ví dụ về tác động tích cực: mọi người có thể mua sắm online tiện lợi mà không cần phải mất công đến tận cửa hàng, máy cày máy gặt giúp người dân cày cấy và gặt hái được năng suất hơn và đỡ tốn sức, camera lắp đặt tại các gia đình giúp theo dõi an ninh, đảm bảo an toàn không sợ trộm cắp,... 
+ Ví dụ về tác động tiêu cực: mạng xã hội đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các thế lực thù địch lợi dụng tiến hành phá hoại tư tưởng; ngày càng có nhiều người phụ thuộc vào điện thoại, quan tâm đến thế giới "ảo" hơn là các mỗi quan hệ thực, nhiều mâu thuẫn và bạo lực học đường giữa các em hs cũng do mạng xã hội;...
7.4. Tổ chức thực hiện
a. GV giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ ở mục nội dung của hoạt động này. 
b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, ghi lại kết quả vào vở ghi cá nhân. GV quan sát, hỗ trợ nhóm khi các nhóm gặp khó khăn.
c. GV tổ chức báo cáo và thảo luận kết quả: Đại diện nhóm HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
d. Kết luận: GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS và chốt lại một số kiến thức cơ bản như trong mục sản phẩm.
4. Hoạt động 5. Vận dụng
4.1. Mục tiêu: Bổ sung thêm kiến thức thực tế cho học sinh.
4.2. Nội dung: 
GV yêu cầu học sinh mô tả một số sản phẩm công nghệ sử dụng trong gia đình. Đánh giá về tác động của công nghệ, sản phẩm công nghệ đó với cuộc sống của gia đình.
4.3. Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm
STT
Công nghệ
(Sản phẩm công nghệ)
Tác động đến cuộc sống gia đình
1
Đèn LED
Chiếu sáng tốt Kiện điện năng. 
2
Thế hệ mới, Smart TV
Tiện nghi cho gia đình hình ảnh sắc nét. 
3
Thống tự bật tắt bóng đèn hành lang. 
Cách tiết kiệm điện năng tiện nghi hơn trong sinh hoạt. 
 .
4.4. Tổ chức thực hiện:
a. GV giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS ghi câu hỏi như mục nội dung vào vở.
b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc độc lập ở nhà.
c. GV tổ chức báo cáo kết quả và thảo luận: Vào đầu tiết học sau, GV chọn một số HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ, HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).
d. Kết luận: GV nhận xét phần trình bày của HS: GV xác nhận kết quả bài làm và cho điểm (Trong tiết học sau). 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_bai_1_cong_nghe_va_doi_song_nam_hoc.docx