Tài liệu ôn thi HKI Hóa 10

Tài liệu ôn thi HKI Hóa 10

Tổng hợp lý thuyết

Chương I: Nguyên tử

I. Thành phần nguyên tử

1. Lớp vỏ: Bao gồm các electron mang điện tích âm. Electron có điện tích:

qe = –1,602.10-19 C = 1– . Khối lượng electron là me = 9,1095.10-31 kg.

2. Hạt nhân: Bao gồm các proton và các nơtron.

- Proton có điện tích: qp = +1,602.10-19 C = 1+

- Khối lượng proton là mp = 1,6726.10-27 kg.

-Nơtron không có điện tích và có khối lượng: mn = 1,6748.10-27 kg.

-Kết luận: Nguyên tử trung hòa về điện, tổng số proton bằng tổng số electron.

Khối lượng của electron rất nhỏ so với proton hoặc nơtron.

pdf 31 trang ngocvu90 4450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi HKI Hóa 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biên soạn: Vũ Thế Quang (0929431822) 
Tài liệu ôn thi HKI 
Hóa 10 
Năm học 2018-2019 
1 
Tổng hợp lý thuyết 
Chương I: Nguyên tử 
I. Thành phần nguyên tử 
1. Lớp vỏ: Bao gồm các electron mang điện tích âm. Electron có điện tích: 
 qe = –1,602.10-19 C = 1– . Khối lượng electron là me = 9,1095.10-31 kg. 
2. Hạt nhân: Bao gồm các proton và các nơtron. 
- Proton có điện tích: qp = +1,602.10
-19 C = 1+ 
- Khối lượng proton là mp = 1,6726.10-27 kg. 
 -Nơtron không có điện tích và có khối lượng: mn = 1,6748.10-27 kg. 
 -Kết luận: Nguyên tử trung hòa về điện, tổng số proton bằng tổng số electron. 
Khối lượng của electron rất nhỏ so với proton hoặc nơtron. 
II. Điện tích và số khối hạt nhân 
1. Điện tích hạt nhân 
-Nguyên tử có hạt nhân mang điện dương. Điện tích hạt nhân là Z+, số đơn vị điện 
tích hạt nhân là Z. 
-Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton = số electron. 
2. Số khối hạt nhân A = Z + N ( tương đương với nguyen tử khối M) 
3. Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng số điện tích hạt nhân. 
 Kí hiệu: 
𝐴
𝑍
𝑋 
 -Trong đó A là số khối nguyên tử, Z là số hiệu nguyên tử. 
III. Đồng vị, nguyên tử khối trung bình 
1. Đồng vị là tập hợp các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau số nơtron. 
2. Nguyên tử khối trung bình: 
-Gọi A là nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố. A1, A2 ... là nguyên tử 
khối của các đồng vị có % số nguyên tử lần lượt là a%, b%... . Ta có: 
A=
𝐴1.𝑎+𝐴2.𝑏
100
2 
IV. Lớp và phân lớp 
-Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau. 
-Các electron trong cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau. 
V. Cấu hình electron trong nguyên tử 
1. Mức năng lượng 
-Trật tự mức năng lượng: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s ... 
-Sự phân bố electron trong nguyên tử tuân theo các nguyên lí và quy tắc: 
 Nguyên lí Pau–li, nguyên lí vững bền, quy tắc Hun. 
 
Chương II: Bảng Tuần hoàn- Định luật bảo toàn 
I .Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH: 
-Theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần 
-Có cùng số lớp e sắp thành 1 hàng( chu kì) 
-Có cùng cố e hóa trị sắp thành 1 cột ( nhóm ) 
 Có bảy chu kì ( 3 chu kì nhỏ, 4 chu kì lớn); 8 nhóm , 18 cột ( gồm 8 nhóm A và 
10 nhóm B) 
II . Cấu tạo bảng tuần hoàn: 
1 . Chu kì : là các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e, sắp xếp 
theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. 
-Lưu ý: -Số thứ tự chu kì bằng số lớp e 
-Chu kì 1 chỉ có 2 nguyên tố ( H, He). 
-Các chu kì còn lại mỗi chu kì đều được bắt đầu từ 1 kim loại kiềm và kết thúc 
bằng 1 khí hiếm. 
-Số lớp e ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8. 
2 . Nhóm: là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cấu hình e tương 
tự nhau, do đó tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành 1 cột. 
-Nguyên tử các nguyên tố trong cùng 1 nhóm có số e hóa trị bằng nhau và bằng số 
thứ tự nhóm. 
Lưu ý -Số ehóa trị= số engoài cùng + số e ở phân lớp sát ngoài cùng chưa bão hòa 
3 
-Nhóm A là nguyên tố họ s (I,IIA) hoặc p (III-> VIIIA), nhóm B là nguyên tố họ d 
hoặc f. 
-Số thứ tự nhóm A = số e ngoài cùng. 
-Số thứ tự nhóm B = số e hóa trị. 
Nhóm IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA VIIIA 
Oxit cao nhất R2O RO R2O3 RO2 R2O5 RO3 R2O7 
Hợp chất khí 
với H 
Hợp chất rắn RH4 
(khí) 
RH3 
(khí) 
RH2 
(khí) 
RH 
(khí) 
Hóa trị cao nhất với oxi + hóa trị số hidro (của phi kim) =8 
III . Sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố. 
1 . Tính kim loại, phi kim 
-Tính kim loại khả năng nhường e thành ion dương. 
-Tính phi kim khả năng nhận e thành ion âm. 
2 . Bán kính (R) 
a . Bán kính cộng hóa trị= ½ khoảng cách giữa hai hạt nhân nguyên tử của một 
nguyên tố nếu chúng có liên kết cộng hóa trị. 
b . Bán kính ion: sự tạo thành ion dương giảm bán kính, sự tạo thành ion âm 
tăng bán kính. 
3. Năng lượng ion hóa (I): Là năng lượng tối thiểu để tách 1 electron ra khỏi 
nguyên tử ở trạng thái cơ bản. 
4 .Độ âm điện: Đặc trưng cho khả năng hút e về phía nguyên tử đó. 
-Phi kim mạnh có độ âm điện lớn, kim loại mạnh có độ âm điện nhỏ. 
Nhớ: 
- Trong một chu kì (trái phải): Tính kim loại giảm-phi kim tăng, độ âm điện- 
năng lượng ion hóa tăng, bán kính giảm. Tính bazo của oxit và hidroxit tương ứng 
giảm , tính axit tăng dần 
- Trong một nhóm (trên-xuống): Tính kim loại tăng-phi kim giảm, độ âm 
điện- năng lượng ion hóa giảm, bán kính tăng. Tính bazo của oxit và hidroxit 
tương ứng tăng, tính axit giảm dần. 
- So sánh bán kính ion( câu hình e giống nhau trong cùng 1 chu kì) : 
Rion dương <RNguyên tử<Rion âm 
( càng âm càng lớn, càng dương càng bé) 
4 
 
Chương III: Liên kết hóa học 
-Các nguyên tử có xu hương liên kết với nhau để đạt cấu hình khí hiếm có 8 điện 
tử( hoặc có 2 điện tử He). 
-Quy tắc bát tử: các nguyên tử có khuynh hướng liên kết với nguyên tử khác để 
đạt cấu hình có 8 điện tử( hoặc 2 điện tử) . Một số TH ngoại lệ: NO, NO2, PCl5, 
I . Liên kết cộng hóa trị 
1. Định nghĩa: Là liên kết hoá học được hình thành do sự dùng chung các cặp e. Ví 
dụ: H2, Cl2, HCl, CO2, HNO3... 
2. Điều kiện: Các nguyên tử giống nhau hay gần giống nhau về bản chất (thường là 
những nguyên tố phi kim nhóm IVA, VA, VIA, VIIA) 
3. Phân loại theo sự phân cực: 
+ Liên kết cộng hóa trị không phân cực là liên kết cộng hóa trị mà trong đó cặp 
electron dùng chung không bị lệch về phía nguyên tử nào. Ví dụ: Cl2, H2, CO2,.. 
+ Liên kết cộng hóa trị có cực là liên kết cộng hóa trị mà cặp electron dùng chung 
bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn. Ví dụ: HCl, H2O. 
4. Hoá trị của các nguyên tố trong hợp chất chứa liên kết công hoá trị 
a. Tên gọi: Cộng hoá trị. 
b. Cách xác định: Cộng hoá trị = số liên kết nguyên tử tạo thành. 
Ví dụ: trong hợp chất NH3 nito có cộng hóa trị 3, hidro có cộng hóa trị 1 
5. Tinh thể nguyên tử: 
a. Khái niệm: Tinh thể được hình thành từ các nguyên tử 
b. Lực liên kết: Liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị 
c. Đặc tính: Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao. 
 Ví dụ: Tinh thể kim cương 
6. Tinh thể phân tử: 
a. Khái niệm: Tinh thể được hình thành từ các phân tử 
b. Lực liên kết: Lực tương tác giữa các phân tử 
c. Đặc tính: Ít bền, độ cứng nhỏ, nhiệt nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. 
 Ví dụ: Tinh thể nước đá, tinh thể iốt 
5 
2. LIÊN KẾT ION 
2.1. Các định nghĩa. 
a. Cation: Là ion mang điện tích dương 
M → Mn+ + ne (M: kim loại, n = 1, 2, 3) 
b. Anion: Là ion mang điện tích âm 
X + ne → Xn- (X: phi kim, n = 1, 2, 3) 
c. Liên kết ion: Là liên kết hoá học hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion trái 
dấu. 
2.2. Bản chất: Sự cho – nhận các e 
2.3. Ví dụ: Xét phản ứng giữa Na và Cl2. 
Phương trình hoá học: 
Sơ đồ hình thành liên kết: 
 (viết theo dạng cấu hình e) 
Liên kết hoá học hình thành do lực hút tĩnh điện giữa ion Na+ và ion Cl- gọi là liên 
kết ion, tạo thành hợp chất ion. 
2.4. Điều kiện liên kết: Xảy ra ở các kim loại điển hình và phi kim điển hình. 
2.5. Tinh thể ion: 
 Được hình thành từ những ion mang điện trái dấu đó là cation và anion 
 Lực liên kết: Có bản chất tĩnh điện 
 Đặc tính: Bền, khó nóng chảy, khó bay hơi 
 Ví dụ: Tinh thể muối ăn (NaCl) 
2.6. Hoá trị của các nguyên tố trong hợp chất có liên kết ion. 
 Tên gọi: Điện hoá trị 
 Cách xác định: Điện hoá trị = Điện tích của ion đó 
 Các kim loại nhóm I,II,IIIA có điện hóa trị lần lượt là 1+, 2+, 3+. Các phi kim 
nhóm VIIA và VIA có điện hóa trị lần lượt là 2-, 1-. 
6 
Ví dụ: CaCl2: Ca có điện hóa trị là 2+, Clo có điện hóa trị là 1- 
III. Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học. 
- Xét một chất AxBy , x= | xA-xB |. Nếu: 
- 0 ≤ x Liên kết cộng hóa trị không cực ( không phân cực) 
- 0,4≤ x Liên kết cộng hóa trị có cực ( phân cực) 
- x≥1,7 => Liên kết ion 
IV. Số oxi hóa 
*Quy tắc xác định số oxi hóa: 
-Quy tắc 1: Số oxi hóa của nguyên tố trong các đơn chất bằng không. 
Thí dụ: Số oxi hóa của Cu, Zn, H2, N2, O2 đều bằng không. 
-Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số số oxi hóa của các nguyên tố bằng không. 
-Quy tắc 3: Số oxi hóa của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó. Trong 
ion đa nguyên tử, tổng số số oxi hóa của các nguyên tố bằng điện tích của ion. 
-Quy tắc 4: Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hóa của hiđro bằng+1, trừ hiđrua 
kim loại (NaH,CaH2) . Số oxi hóa của oxi bằng−2, trừ trường hợp OF2 và peoxit 
(chẳng hạn H2O2, Na2O2,..) 
Lưu ý: Trong hợp chất của kim loại, các kim loại thuộc nhóm I,II,IIIA có số oxi 
hóa lần lượt là +1, +2, +3 . Số oxi hóa có dấu đứng trước số. 
 
Chương IV: Phản ứng oxi hóa- khử 
I. Số oxi hóa: 
-Số oxi hóa (SOXH): Số oxi hóa của một nguyên tố trong hợp chất là số đai số được 
xác định với giả thiết rằng mọi liên kết hóa học trong phân tử hợp chất đều là liên 
kết ion, nghĩa là cặp electron dùng chung của liên kết cộng hóa trị cũng được coi là 
chuyển hẳn cho nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn. 
-Nguyên tử mất electron có số oxi hóa dương, nguyên tử nhận electron có số oxi hóa 
âm. 
II. Chất oxi hóa: 
-Là chất nhận electron, kết quả là số oxi hóa giảm. 
-Nếu hợp chất có nguyên tử (hay ion) mang soh cao nhất là chất ôxi hóa (SOH cao 
nhất ứng với STT nhóm) hay soh trung gian (sẽ là chất khử nếu gặp chất oxi hóa 
mạnh). Ví dụ: Fe3+, Cu2+ là chất có số oxi hóa cao nhất 
7 
III. Qúa trình oxi hóa: là quá trình (sự) nhường electron. 
IV. Chất khử: 
-Là chất nhường electron, kết quả là số oxi hóa tăng. 
-Nếu hợp chất có nguyên tử (hay ion) mang soh thấp nhất là chất khử (soh thấp 
nhất ứng với 8 - STT nhóm) hay chứa số oxi hoá trung gian (có thể là chất oxi hóa 
khi gặp chất khử mạnh). 
V. Quá trình khử: là quá trình (sự) nhận electron. 
VI. Cân bằng phương trình oxi hòa khử: 
-B1. Xác định số oxi hoá các nguyên tố. Tìm ra nguyên tố có số oxi hoá thay đổi. 
-B2. Viết các quá trình làm thay đổi số oxi hoá 
Chất có oxi hoá tăng: Chất khử - ne → số oxi hoá tăng 
Chất có số oxi hoá giảm: Chất oxi hoá + me → số oxi hoá giảm 
-B3. Xác định hệ số cân bằng sao cho số e cho = số e nhận 
-B4. Đưa hệ số cân bằng vào phương trình, đúng chất và kiểm tra lại theo trật tự: 
kim loại – phi kim – hidro – oxi 
 
Sau đây là một số đề ôn tập 
Chúc các em làm tốt nhé! 
Thi thật tốt nè! 
(trong quá trình soạn bài có sai sót mong các em bỏ qua nhen !! ^^) 
8 
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM 
ĐỀ THAM KHẢO 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019 
MÔN: HÓA HỌC 10 
Thời gian làm bài: 60 phút; 
 Mã đề thi 689 
Họ và tên thí sinh:...........................................................................Số báo danh: .................... 
 (Cho nguyên tử khối: H=1; Li=7; C=12; N=14; O=16; F=19; Na=23; Mg=24; Al=27; Si=28; 
P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; I=127; Cd=112; 
Ba=137, Pb=207) 
I) TRẮC NGIỆM ( 8 ĐIỂM) 
Câu 1: Cho số điện tích hạt nhân của nguyên tử là: X (Z = 6); Y (Z = 7); M (Z = 13); T (Z= 18); 
Q (Z = 19). Số nguyên tố có tính kim loại là: 
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 
Câu 2: Cho các phương trình phản ứng 
 (a) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3; (b) NaOH + HCl NaCl + H2O; 
 (c) 2Na + 2H2O 2NaOH + H2; (d) AgNO3 + NaCl AgCl + NaNO3; 
Trong các phản ứng trên, số phản ứng oxi hóa - khử là: 
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 
Câu 3: Hỗn hợp khí X gồm clo và oxi. Cho X phản ứng vừa hết với một hỗn hợp Y gồm 4,8 gam 
Mg và 8,1 gam Al, sau phản ứng thu được 37,05 gam hỗn hợp rắn Z gồm muối clorua và oxit của 
2 kim loại. Phần trăm theo khối lượng của Clo trong hỗn hợp X là: 
A. 62,5%. B. 73,5%. C. 37,5%. D. 26,5%. 
Câu 4: Lớp N có số electron tối đa là 
A. 8 B. 32 C. 16 D. 50 
Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X có 13 proton, nguyên tố Y có số hiệu là 8. Nguyên tố X khi 
tạo thành liên kết hóa học với nguyên tố Y thì nó sẽ: 
A. nhường 3 electron tạo thành ion có điện tích 3+. 
B. nhận 3 electron tạo thành ion có điện tích 3-. 
C. góp chung 3 electron tạo thành 3 cặp electron chung. 
D. nhận 2 electron tạo thành ion có điện tích 2-. 
Câu 6: Trong phản ứng: 2FeCl3 + H2S 2FeCl2 + S + 2HCl. Cho biết vai trò của H2S 
9 
A. chất oxi hóa . B. chất khử. C. Axit. D. vừa axit vừa 
khử. 
Câu 7: Trong hợp chất Na2SO4, điện hóa trị của Na là: 
A. 1 B. +1. C. 2+ D. 1+ 
Câu 8: Oxit cao nhất của một nguyên tố có dạng R2O5. Hợp chất khí với Hiđro của nguyên tố này 
chứa 8,82% hiđro về khối lượng. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì: 
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 
Câu 9: Cho X, Y, R, T là các nguyên tố khác nhau trong số bốn nguyên tố: 12Mg, 13Al, 19K, 20Ca 
và các tính chất được ghi trong bảng sau: 
Nguyên tố X Y R T 
Bán kính nguyên tử (nm) 0,174 0,125 0,203 0,136 
Nhận xét nào sau đây đúng: 
A. X là Al. B. T là Mg. C. R là Ca. D. Y là Ca. 
Câu 10: Cho số hiệu nguyên tử của các nguyên tố O, K, Ca, Fe lần lượt là 8, 19, 20, 26. Cấu hình 
electron của ion nào sau đây không giống cấu hình của khí hiếm: 
A. O2- B. Ca2+ C. Fe2+ D. K+ 
Câu 11: Dãy các chất được xếp theo chiều tăng dần sự phân cực của liên kết? 
A. Cl2; HCl; NaCl B. Cl2; NaCl; HCl C. HCl; N2; NaCl D. NaCl; Cl2; HCl 
Câu 12: Nguyên tử nguyên tố X có tổng eletron s là 7. Đem m gam X tác dụng hoàn toàn với nước 
được 8,96 lít khí (ở điều kiện tiêu chuẩn). Gía trị của m gần nhất với: 
A. 18,0 gam B. 20,0 gam C. 32,0 gam D. 31,0 gam 
Câu 13: So với nguyên tử Ca thì cation Ca2+ có: 
A. bán kính ion nhỏ hơn và nhiều electron hơn. B. bán kính ion lớn hơn và ít electron hơn. 
C. bán kính ion nhỏ hơn và ít electron hơn. D. bán kinh ion lớn hơn và nhiều electron 
hơn. 
Câu 14: Cấu hình electron của nguyên tử 39X là 1s22s22p63s23p64s1. Nguyên tử 39X có đặc điểm : 
(a) Nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm IA; 
(b) Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử X là 20; 
(c) X là nguyên tố kim loại mạnh; 
(d) X có thể tạo thành ion X+ có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p6; 
Số phát biểu đúng: 
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 
10 
Câu 15: Nguyên tố cacbon và oxi có các đồng vị sau: 12
6
C, 14
6
C ; 
16
O; 
17
O; 
18
O. Số phân tử CO2 
tối đa tạo từ các đồng vị trên là: 
A. 9. B. 8. C. 18. D. 12. 
Câu 16: Nguyên tử của nguyên tố R có hai lớp electron và nó tạo hợp chất khí với hidro có dạng 
RH. Công thức hợp chất oxit cao nhất của nguyên tố R là: 
A. R2O7 B. R2O5 C. RO3 D. R2O 
Câu 17: Nguyên tử nguyên tố Zn có bán kính nguyên tử là r =1,35.10-1 nm và khối lượng nguyên 
tử là 65u. Khối lượng riêng của nguyên tử Zn là: 
A. 13,448 (g/cm3) B. 12,428 (g/cm3) C. 10,478 (g/cm3) D. 11,448 (g/cm3) 
Câu 18: Cho số hiệu nguyên tử của các nguyên tố: Mg(Z=12), Al(Z=13), K(Z=19), Ca(Z=20). 
Tính bazơ của các hiđroxit nào sau đây lớn nhất: 
A. KOH B. Ca(OH)2 C. Mg(OH)2 D. Al(OH)3 
Câu 19: Cho các phân tử : H2, CO2, Cl2, N2, I2, C2H4, C2H2. Bao nhiêu phân tử có liên kết ba trong 
phân tử ? 
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 
Câu 20: Phát biểu nào dưới đây là đúng? 
A. Electron ở phân lớp 4p có mức năng lượng thấp hơn phân lớp 4s. 
B. Những electron ở gần hạt nhân có mức năng lượng cao nhất. 
C. Các electron trong cùng một lớp có năng lượng bằng nhau. 
D. Những electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất. 
Câu 21: Cho các nguyên tử có kí hiệu sau: 26 55 2613 26 12X, Y, T . Nhận định nào sau đây đúng khi nói 
về 3 nguyên tử trên: 
A. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học 
B. X, T là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học 
C. X và T có cùng số khối 
D. X và Y có cùng số nơtron 
Câu 22: Cho các chất sau: NH3, HCl, SO3, N2. Chúng có kiểu liên kết hoá học nào sau đây: 
A. Liên kết cộng hoá trị phân cực B. Liên kết cộng hoá trị không phân cực 
C. Liên kết cộng hoá trị D. Liên kết ion 
Câu 23: Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là 6329 Cu và 
65
29 Cu . Nguyên tử khối trung 
bình của đồng là 63,54. Thành phần phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị 6329 Cu là: 
A. 54%. B. 27%. C. 73%. D. 50%. 
11 
Câu 24: Số oxi hoá của nguyên tố lưu huỳnh trong các chất : S, H2S, H2SO4, SO2 lần lượt là : 
A. 0, +2, +6, +4. B. 0, -2, +4, -4. C. 0, –2, –6, +4. D. 0, –2, +6, +4. 
Câu 25: Nhận xét nào sau đây không đúng về các nguyên tố nhóm VIIIA? 
A. Lớp electron ngoài cùng đã bão hòa, bền vững. 
B. Hầu như trơ, không tham gia phản ứng hóa học ở điều kiện thường. 
C. Nhóm VIIIA gọi là nhóm khí hiếm. 
D. Nguyên tử của chúng luôn có 8 electron lớp ngoài cùng. 
Câu 26: Cho các ion sau: Mg2+, SO4
2-, Al3+, S2-, Na+, Fe3+, NH4
+, CO3
2-, Cl–. Số cation đơn nguyên 
tử là: 
A. 4. B. 5. C. 3 D. 2. 
Câu 27: Cho nguyên tử nguyên tố X có số điện tích hạt nhân là 2,403.10-18C . Số proton và số 
electron của nguyên tử là: 
A. 19 và 19 B. 15 và 15 C. 16 và 16 D. 14 và 16 
Câu 28: Cho phản ứng: SO2 + 2KMnO4 + H2O K2SO4 + MnSO4 + H2SO4. 
Trong phương trình hóa học của phản ứng trên, khi hệ số của KMnO4 là 2 thì hệ số của SO2 là 
A. 5. B. 6. C. 4. D. 7. 
Câu 29: Số electron trong ion 56 326Fe
 là: 
A. 23 B. 26. C. 29. D. 30 
Câu 30: Loại phản ứng hoá học vô cơ luôn là phản ứng oxi hoá - khử ? 
A. phản ứng phân huỷ. B. phản ứng thế. C. phản ứng hoá hợp. D. phản ứng trao 
đổi. 
II. TỰ LUẬN ( 2 ĐIỂM) 
Câu 1) Cho 11,1 g hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại nằm ở 2 chu kỳ kế tiếp nhau của nhóm 
IIA của bảng tuần hoàn tác dụng hết với dung dịch HCl dư thì thu được 3,36lit khí (đkc). Xác định 
2 kim loại và viết cấu hình e? 
Câu 2) Một oxit của nguyên tố nhóm VIA trong BTH có tỉ khối so với metan bằng 4. Xác định 
công thức oxit trên? 
----------- HẾT ---------- 
12 
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM 
ĐỀ THAM KHẢO 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019 
MÔN: HÓA HỌC 10 
Thời gian làm bài: 60 phút; 
 Mã đề thi 123 
Họ và tên thí sinh:...........................................................................Số báo danh: .................... 
 (Cho nguyên tử khối: H=1; Li=7; C=12; N=14; O=16; F=19; Na=23; Mg=24; Al=27; Si=28; 
P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; I=127; Cd=112; 
Ba=137, Pb=207) 
I. TRẮC NGHIỆM ( 8 ĐIỂM) 
Câu 1: Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại hạt sau cấu tạo nên: 
A. electron, proton và nơtron B. electron và nơtron 
C. proton và nơtron D. electron và proton 
Câu 2: Một nguyên tử được đặc trưng cơ bản bằng 
A. Số proton và điện tích hạt nhân B. Số proton và số electron 
C. Số khối A và số nơtron D. Số khối A và điện tích hạt nhân 
Câu 3: Nguyên tố hóa học bao gồm các nguyên tử: 
A. Có cùng số khối A B. Có cùng số proton 
C. Có cùng số nơtron D. Có cùng số proton và số nơtron 
Câu 4: Cho ba nguyên tử có kí hiệu là 
24
12
𝑀𝑔, 
25
12
𝑀𝑔, 
26
12
𝑀𝑔 . Phát biểu nào sau đây là sai ? 
A.Số hạt electron của các nguyên tử lần lượt là: 12, 13, 14 
B.Đây là 3 đồng vị. 
C.Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg. 
D.Hạt nhân của mỗi ngtử đều có 12 proton. 
Câu 5: Chọn câu phát biểu sai: 
A. Số khối bằng tổng số hạt p và n 
B. Tổng số p và số e được gọi là số khối 
C. Trong 1 nguyên tử số p = số e = điện tích hạt nhân 
D. Số p bằng số e 
13 
Câu 6: Nguyên tử canxi có kí hiệu là 
40
20
𝐶𝑎 . Phát biểu nào sau đây sai ? 
A. Nguyên tử Ca có 2electron lớp ngoài cùng. B. Số hiệu nguyên tử của Ca là 20. 
C. Canxi ở ô thứ 20 trong bảng tuần hoàn. D. Tổng hạt cơ bản của canxi là 40. 
Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40 .Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng 
số hạt không mang điện là 12 hạt .Nguyên tố X có số khối là : 
A. 27 B. 26 C. 28 D. 23 
Câu 8: Nguyên tử X có tổng số hạt p,n,e là 52 và số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của X là: 
A. 17 B. 18 C. 34 D. 52 
Câu 9: Tổng số hạt mang điện trong ion AB43- là 50. Số hạt mang điện trong nguyên tử A nhiều 
hơn số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử B là 22. Số hiệu nguyên tử A, B lần lượt là: 
A. 16 và 7 B. 7 và 16 C. 15 và 8 D. 8 và 15 
Câu 10: Trong tự nhiên H có 3 đồng vị: 1H, 2H, 3H. Oxi có 3 đồng vị 16O, 17O, 18O. Hỏi có 
bao nhiêu loại phân tử H2O được tạo thành từ các loại đồng vị trên: 
A. 3 B. 16 C. 18 D. 9 
Câu 11: Nitơ trong thiên nhiên là hỗn hợp gồm hai đồng vị là 14N (99,63%) và 15N (0,37%). 
Nguyên tử khối trung bình của nitơ là: 
A. 14,7 B. 14,0 C. 14,4 D. 13,7 
Câu 12: Nguyên tố Cu có hai đồng vị bền là 63Cu và 65Cu . Nguyên tử khối trung bình của Cu là 
63,54. Tỉ lệ % đồng vị 63Cu và 65Cu lần lượt là: 
A. 70% và 30% B. 27% và 73% C. 73% và 27% D. 64%và 36 % 
Câu 13: Mức năng lượng của các electron trên các phân lớp s, p, d thuộc cùng một lớp được xếp 
theo thứ tự : 
A. d < s < p. B. p < s < d. C. s < p < d. D. s < d < p. 
Câu 14: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron lớp ngoài 
cùng là 6. Cho biết X thuộc về nguyên tố hoá học nào sau đây? 
A. Oxi (Z = 8) B. Lưu huỳnh(Z=16) C. Flo (Z = 9) D. Clo (Z = 17) 
Câu 15: Trong phân tử MX2 có tổng số hạt p,n,e bằng 164 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều 
hơn số hạt không mang điện là 52 hạt. Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử 
X là 5. Tổng số hạt p,n,e trong nguyên tử M lớn hơn trong nguyên tử X là 8 hạt. Tổng số hạt 
p,n,e trong nguyên tử M lớn hơn trong nguyên tử X là 8 hạt. Số hiệu nguyên tử của M là: 
A. 12 B. 20 C. 26 D. 9 
14 
Câu 16: Nguyên tắc nào sau đây không phù hợp với nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong 
HTTH? 
A. Các nguyên tố được xếp theo chiếu tăng của điện tích hạt nhân. 
B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. 
C. Các nguyên tố có số electron hoá trị như nhau được xếp thành một cột. 
D. Các nguyên tố được xếp theo chiếu tăng của khối lượng nguyên tử. 
Câu 17: Các nguyên tố cùng chu kỳ thì các nguyên tử của chúng có đặc điểm chung: 
A. Cùng số lớp electron. B. Cùng số hiệu nguyên tử. 
C. Cùng số electron hoá trị . D. Cùng số nơtron trong hạt nhân . 
Câu 18: Dãy nguyên tố nào cùng một chu kỳ : 
A. K, Na, Mg B. O, Ar, Xe, F C. Pb, Zn, Cu, Ag D. Fe, Se, Kr, Br 
Câu 19: Trong nhóm A theo chiều từ trên xuống, tính chất nào của nguyên tử các nguyên tố tăng 
dần? 
A. Tính kim loại B. Độ âm điện 
C. Năng lượng ion hóa D. Tính axit của oxit và hidroxit tương ứng 
Câu 20: Các nguyên tố cùng trong một nhóm thì các nguyên tử của chúng có đặc điểm chung: 
A. Cùng số lớp Electron. B. Cùng số Electron hoá trị. 
C. Cùng số Electron ngoài lớp vỏ. D. Cùng điện tích hạt nhân. 
Câu 21 : Các nguyên tố luôn thuộc nhóm A là: 
A. Nguyên tố s, p và d. B. Nguyên tố p, d và f 
C. Nguyên tố s và p. D. Nguyên tố s và f. 
Câu 22: Nguyên tố thuộc phân nhóm chính (nhóm A) nếu: 
A. Thuộc chu kì 1, 2 hoặc 3. 
B. Thuộc chu kì 4, 5, 6 hoặc 7. 
C. Electron cuối cùng được điền vào phân lớp s hoặc phân lớp p. 
D. Electron cuối cùng được điền vào phân lớp d hoặc phân lớp f. 
Câu 23: Thứ tự tăng tính kim loại của các kim loại trên là dãy nào dưới đây ? 
A. Be , Mg , Ca , K , Rb. B. Be , Mg , K , Ca , Rb. 
C. Be , K , Mg , Ca , Rb. D. Be , Mg , Ca , Rb , K. 
Câu 24: Cho các ngtố sau : K , Ca thuộc chu kì 4 và Mg , Al thuộc chu kì 3 của bảng TH . Tính 
kim loại của các ngtố giảm dần theo thứ tự nào dưới đây ? 
 A. Ca , K , Mg , Al B. K, Ca , Mg , Al C. K , Mg , Ca , Al D. K , Ca , Al , Mg 
15 
Câu 25: Cho các nguyên tố : A, B, C, D lần lượt có số hiệu nguyên tử là : 13, 14, 15, 16 . 
 Xếp các nguyên tố trên theo thứ tự tính phi kim tăng dần là: 
A. A, B, C, D B. D, C, B, A C. D, A, B, C D. B, A, D, C 
Câu 26: Chọn thứ tự giảm tính bazơ của các hợp chất sau : 
A. Be(OH)2 , Mg(OH)2 , Ca(OH)2 , Ba(OH)2 B. RbOH , KOH , NaOH , LiOH 
C. NaOH , KOH , RbOH , LiOH D. Câu A và B đúng . 
Câu 27: Xét 3 nguyên tố có cấu hình electron lần lượt là: 
 (X) 1s22s22p63s1 (Y) 1s22s22p63s2 (Z) 1s22s22p63s23p1 
Hiđroxit của X, Y, Z xếp theo thứ tự tính bazơ tăng dần: 
A. XOH < Y(OH)2 < Z(OH)3 B. X(OH)2 < Z(OH)3 < XOH 
C. Z(OH)3 < Y(OH)2 < XOH D. Z(OH)2 < XOH < Y(OH)2 
Câu 28: Trong nhóm IA, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính chất biến đổi: 
A. Bán kính nguyên tử và tính khử tăng B. Năng lượng ion hóa và độ âm điện giảm 
C. Cả A và B đúng D. Cả A và B sai. 
Câu 29: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố : Na, Li, Be, B. Xếp theo chiều tăng dần: 
A.B < Be < Li < Na. B.Na < Li < Be < B. C.Li < Be < B < Na. D.Be < Li < Na < B. 
Câu 30: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố : P, S, Cl, F. Xếp theo chiều giảm dần: 
A.P < S < Cl < F. B.F < Cl < S < P. C.S < Cl < P < F. D.Cl < F < P < S. 
II. TỰ LUẬN ( 2 ĐIỂM) 
Câu 1) Biết nguyên tử khối trung bình của hidro là 1,008, hidro có 2 đồng vị 1H và 2H. Tính số 
nguyên tử của đồng vị 2H trong 1 mol nước ? 
Câu 2) Nguyên tử của nguyên tố X, Y có cấu hình electron lần lượt là: 
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2 và 1s2 2s2 3s2 3p6 3d6 4s2. Xác định ô, lớp, nhóm , chu kì của X và Y? 
----------- HẾT ---------- 
16 
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM 
ĐỀ THAM KHẢO 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019 
MÔN: HÓA HỌC 10 
Thời gian làm bài: 60 phút; 
 Mã đề thi 456 
Họ và tên thí sinh:...........................................................................Số báo danh: .................... 
 (Cho nguyên tử khối: H=1; Li=7; C=12; N=14; O=16; F=19; Na=23; Mg=24; Al=27; Si=28; 
P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; I=127; Cd=112; 
Ba=137, Pb=207) 
I. TRẮC NGHIỆM ( 8 ĐIỂM) 
Câu 1. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích 
hạt nhân nguyên tử: 
A. Tính kim loại và tính phi kim giảm. B. Tính kim loại và tính phi kim tăng. 
C. Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm. D. Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng. 
Câu 2. Chọn phát biểu đúng: trong một nhóm A, đi từ trên xuống thì: 
A. Tính bazơ của các oxi và hiđroxit mạnh dần, tính axit giảm dần. 
B. Tính bazơ của các oxit và hiđroxit yếu dần, tính axit mạnh dần. 
C. Tính bazơ tăng dần, đồng thời tính axit giảm dần. 
D. Tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng mạnh dần, đồng thời tính axit mạnh dần. 
Câu 3. Cộng hóa trị của Cacbon trong CH4 là: 
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. 
Câu 4. Nguyên tố có Z = 18 thuộc loại: 
A. Kim loại. B. Phi kim. C. Khí hiếm. D. á kim. 
Câu 5. Nguyên tố X thuộc nhóm VIA, công thức oxit cao nhất của nguyên tố X là: 
A. XO. B. XO3. C. XO2. D. X2O. 
Câu 6. Số oxi hoá của các nguyên tố Clo, lưu huỳnh, Cacbon trong các hợp chất sau: HCl, 
HClO3, SO2, SO3, CO2 lần lượt là: 
A. +1, +5, +4, +6, +4. B. -1, +5, +4, +6, +4. 
C. +1, +2, +3, +4, +5. D. +1, +3, +4, +5, +6. 
Câu 6. Số oxi hoá của Nitơ trong: NH4+, NO2, HNO3 lần lượt là: 
A. +1, +4, +5. B. +3, +4, +5. C. -3, +4, +5. D. +4, -4, +5. 
17 
Câu 7. A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng nhóm A và ở 2 chu kì kế tiếp trong bảng tuần hoàn. Số 
đơn vị điện tích hạt nhân của A và B chênh lệch nhau là: 
A. 12. B. 6. C. 8. D. 10. 
Câu 8. Nguyên tử A có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3. Ion A3- có cấu hình electron là: 
A. 1s22s22p63s23p1. B. 1s22s22p63s23p64s2. 
C. 1s22s22p63s23p5. D. 1s22s22p63s23p6. 
Câu 9. Nguyên tố có Z = 18 thuộc loại: 
A. Kim loại. B. Phi kim. C. Khí hiếm. D. á kim. 
Câu 10. Cation R+ có cấu hình electron của phân lớp ngoài cùng 2p6. Vị trí R trong bảng tuần 
hoàn là: 
A. Chu kì 3, nhóm VIA. B. Chu kì 3, nhóm IA. 
C. Chu kì 2, nhóm VIIIA. D. Chu kì 2, nhóm VIIA. 
Câu 11. Trong hợp chất CaF2; Ca có điện hóa trị là: 
A. 2. B. -2. C. +2. D. 2+. 
Câu 12. Cho sơ đồ phản ứng sau: a Fe2O3 + b CO c Fe +d CO2. 
Hệ số a, b, c, d tương ứng là: 
A. 2, 3, 1, 3. B. 1, 3, 2, 3. C. 1, 4, 1, 5. D. 3, 4, 6, 4. 
Câu 13. Hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R với hiđro là RH, trong oxit cao nhất Rchiếm 58,86% 
về khối lượng, nguyên tố R là: 
A. Br. B. F. C. I. D. Cl. 
Câu 14. Trong phản ứng: H2 + S H2S; vai trò của S là: 
A. không là chất OXH, không là chất khử. B. vừa là chất OXH, vừa là chất khử. 
C. chất khử. D. chất OXH. 
Câu 15. Cho sơ đồ phản ứng Cu + H2SO4đ CuSO4 + SO2 + H2O. Trong đó Cu đóng vai trò là 
A. Không là chất khử, không là chất oxi hoá. B. Vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá. 
C. Chất khử. D. Chất oxi hoá. 
Câu 16. Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIIA. Cấu hình electron nguyên tử của X là: 
A. 1s22s22p63s23p1. B. 1s22s22p63s23p64s2. 
C. 1s22s22p63s23p63d104s24p1. D. 1s22s22p63s23p63d34s2. 
Câu 17. Cho các nguyên tố 20Ca, 12Mg, 13Al, 14Si, 15P. Thứ tự tính kim loại giảm dần là: 
A. P, Si, Mg, Al, Ca. B. P, Si, Al, Ca, Mg. 
C. P, Al, Mg, Si, Ca. D. Ca, Mg, Al, Si, P. 
18 
Câu 18. Một nguyên tử M có 111 electron và 141 nơtron. Kí hiệu nào sau đây là ký hiệu của nguyên 
tử M. 
A. M
111
80
. B. M
141
80
. C. M
141
111
. D. M
252
111
. 
Câu 19. Khối lượng NaOH cần dùng để trung hòa hết 200ml dung dịch HCl 1M là 
A. 4 gam. B. 40 gam. C. 80gam. D. 8 gam. 
Câu 20. Công thức cấu tạo đúng của CO2 là: 
 A. O = C = O. B. O C = O. C. O = C O. D. O - C = O. 
Câu 21. Cộng hoá trị của O; N2 trong H2O; N2 là: 
A. 2; 3. B. 4; 2. C. 3; 2. D. 1; 3. 
Câu 22. Liên kết tạo thành giữa hai nguyên tử có cấu hình electron hoá trị là 2s22p5 sẽ thuộc loại 
liên kết nào sau đây: 
A. ion. B. Cộng hoá trị phân cực. 
C. Kim loại. D. Cộng hoá trị không phân cực. 
Câu 23. 2 nguyên tố X và Y kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn có tổng số 
điện tích hạt nhân là 23. X và Y là: 
A. Na và Mg. B. O và Cl. C. Mg và Al. D. Ne và P. 
Câu 24. Cho độ âm điện N (3,04); C(2,55); H(2,2); O(3,44). Trong các phân tử: N2; CH4; H2O; 
NH3, phân tử phân cực mạnh nhất là: 
A. H2O. B. NH3. C. N2. D. H2O. 
Câu 25. Các nguyên tử trong một chu kì có đặc điểm chung nào sau đây? 
A. Số lớp electron. B. Số electron. 
C. Số p. D. Số electron lớp ngoài cùng. 
Câu 26. Ion M3+ có cấu hình electron ngoài cùng là 3d2, cấu hình electron thu gọn của nguyên tử 
M là: 
A. [Ar]3d5;. B. [Kr]3d34s2. C. [Ar] 3d34s2;. D. [Ar]3d54s2 
Câu 27. Phân tử nào dưới đây có liên kết cộng hoá trị phân cực? 
A. HCl. B. Cl2. C. KCl. D. H2. 
Câu 28. Trong một nguyên tử X, hiệu số 2 loại hạt (trong 3 loại hạt P, e, n) bằng 1, và tổng số 
hạt bằng 40. Tính A, Z của X. 
A. A = 28;Z = 13. B. A = 28; Z = 14 
C. A= 27; Z = 12. D. A = 27; Z = 13 
19 
Câu 29. Nguyên tố X thuộc nhóm VA, công thức hợp chất khí với hiđro của X là: 
A. XH3. B. HX. C. XH5. D. XH2. 
Câu 30. Nguyên tử X có cấu hình electron của phân lớp có năng lượng cao nhất là 3p4. Hãy chỉ 
ra câu sai khi nói về nguyên 

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_on_thi_hki_hoa_10.pdf