Giáo án Chuyên đề Ngữ văn Lớp 10 - Ban D - Năm học 2019-2020 - Triệu Thị Huyền

Giáo án Chuyên đề Ngữ văn Lớp 10 - Ban D - Năm học 2019-2020 - Triệu Thị Huyền

ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (Tiếp)

A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

1. Về kiến thức

- Củng cố kiến thức cơ bản về tiếng Việt liên quan đến đề đọc hiểu

2. Về kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu các văn bản nhật dụng và văn bản văn học

3. Về thái độ:

- Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học khi làm các dạng bài đọc hiểu văn bản

B. Phương tiện thực hiện:

1. GV: Giao án, sgk, TLTK.

2. HS: Vở ghi, vở soạn.

C. Cách thức tiến hành:

Kết hợp các PP: Phát vấn, làm việc nhóm, luyện tập.

D. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định, sĩ số :

2.Kiểm tra bài cũ (kết hợp trong giờ)

3.Bài mới:

III. Luyện tập

ĐỀ 1:

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1)Bằng những trải nghiệm của bản thân, càng ngày tôi càng nhận rõ ra một chân lý là bất cứ một điều gì vừa phải bao giờ cũng tốt hơn thừa mứa. Nói cách khác, chúng ta nên đón lấy cuộc sống ngay khi nó đến, đừng đợi chờ một điều gì đó thật đủ đầy rồi mới chịu đón nhận. Hãy sống một cuộc đời chừng mực, đừng đợi chờ hay mong muốn hưởng thụ những điều xa xỉ, vì sẽ không có giới hạn nào kiểm soát việc đó.

(2) Điều đó tương tự như khi chúng ta làm công việc chăm sóc và tỉa cành cho cây. Khi cắt đi những nhánh dư thừa, cây sẽ tập trung nhựa sống của nó để tạo ra hoa thơm quả ngọt. Cuộc sống của chúng ta cũng thế. Khi biết loại bỏ những điều không cần thiết, chúng ta có thể tập trung sức lực của mình cho những điều giá trị hơn.

(3)Mỗi người quan niệm lợi ích của việc đơn giản hóa cuộc sống theo một cách khác nhau. Đó có thể tạo ra nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, cuộc sống ít căng thẳng hơn, ít huyên náo hơn, ít nợ nần hơn. Cuộc hành trình này tuy có cùng một đích đến nhưng lại có rất nhiều con đường khác nhau để tiến tới mục đích đó.

(Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả: Mac Anderson, Dịch giả: Hiếu Dân, Thế Lâm, Văn Khanh, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016, tr 24)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?(0.5đ)

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng thao tác lập luận chính trong đoạn văn (2) (0.75đ)

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về chân lí mà tác giả đã rút ra :bất cứ một điều gì vừa phải bao giờ cũng tốt hơn thừa mứa? (0.75đ)

 Câu 4. Thông điệp mà anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu lí do vì sao chọn thông điệp đó .(1.0đ)

GỢI Ý:

Câu/Ý Nội dung

 Đọc hiểu

1 - Chỉ ra được phương thức biểu đạt chính: nghi luận/ phương thức nghi luận

2 Chỉ ra và nêu tác dụng thao tác lập luận chính trong đoạn văn (2)

- Chỉ ra: thao tác lập luận chính: so sánh: Cuộc sống của chúng ta . như khi chúng ta làm công việc chăm sóc và tỉa cành cho cây.

-Tác dụng: đối chiếu nét giống nhau giữa vấn đề cuộc sống ( mang tính khái quát, trừu tượng) với việc chăm sóc và tỉa cành cho cây ( mang tính cụ thể, hình ảnh) nhằm giúp người đọc nhận thức rõ hơn giá trị của sự vừa phải trong cuộc sống hằng ngày

3 Hiểu về chân lí mà tác giả đã rút ra: bất cứ một điều gì vừa phải bao giờ cũng tốt hơn thừa mứa:

- Vừa phải tức là có chừng mực, không thừa, không thiếu; thừa mứa là nhiều đến mức không thể sử dụng hết được;

- Cả câu nói được hiểu là: cuộc sống sẽ trở nên đơn giản khi ta biết vừa phải, biết loại bỏ đi những điều vô bổ hay quá xa xỉ. Nếu biết tiết chế, dừng đúng lúc, ta sẽ không rơi vào lối sống hoang phí, để dành thời gian quý giá tập trung vào những việc làm thiết thực.

4 HS có thể nêu một thông điệp tâm đắc nhất.Nêu lí do vì sao chọn thông điệp đó một cách hợp lí, hợp tình, không vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức. Sau đây là vài gợi ý:

- Sống đơn giản sẽ đem lại hạnh phúc cho con người

- Đừng lãng phí thời gian

ĐỀ 2:

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Một buổi chiều sau giờ học, một cậu bé gầy gò chạy như bay đến bảng thông báo của trường đặt trong phòng tập thể dục.Tim cậu bé thình thịch khi chăm chú đọc danh sách đang dán trên bảng. Nhưng tên cậu không có trong danh sách ấy. Giấc mơ được là thành viên của đội bóng rổ của trường đã không thành hiện thực. Cậu đọc đi đọc lại, nhưng sự thật là tên cậu không có ở đấy. Cậu đã không được chọn.

Vậy mà, chính cái ngày hôm ấy đã bắt đầu cho sự thay đổi hoàn toàn trong cuộc đời cậu.

Suốt mốt năm sau đó, bất kể mưa hay nắng, cậu vẫn chăm chỉ tập từ bốn đến sáu tiếng mỗi ngày trong mốt công viên gần nhà. Có lúc cậu tập cả dưới ánh trăng, từng bước, tường bước hoàn thiện những động tác và kỹ thuật của mình.

Kết quả thật ngoài sức tưởng tưởng, ngay năm sau cậu được chọn vào đội tuyển của trường, và cái tên Michael Jordan sau này đã trở thành huyền thoại trong làng bóng rổ thế giới.

Bài học chúng ta rút ra được từ câu chuyện của Michael Jocdan là: Thành công hay thất bại ngày hôm nay không nằm ở những khó khăn chúng ta gặp phải, mà là ở cách chúng ta đương đầu với chúng như thế nào. Jordan hoàn toàn có thể đã suy sụp, thất vọng hay buông xuôi với thất bại ban đầu. Thậm chí anh đã có thể từ bỏ giấc mơ trở thành vận động viên bóng rổ chuyên nghiệp của mình, nhưng không, anh đã chọn con đường hành động: tiếp tục luyện tập chăm chỉ, tiếp tục thử sức. Liệu Jordan có làm nên một sự nghiệp lừng lẫy nếu anh chịu sớm đầu hàng trước thất bại? Sự thật là: “Ta sẽ mạnh mẽ hơn khi vượt qua nghịch cảnh ”. Vì vậy, nếu chúng ta chọn thái độ tích cực khi đối diện với khó khăn, chúng ta sẽ hoàn toàn kiểm soát được đời mình.

(Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả: Mac Anderson, Dịch giả: Hiếu Dân, Thế Lâm, Văn Khanh, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016, tr 39)

1. Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên?

2. Nhờ đâu Michael Jordan sau này đã trở thành huyền thoại trong làng bóng rổ thế giới ?

 3. Anh/ chị hiểu như thế nào câu nói: Ta sẽ mạnh mẽ hơn khi vượt qua nghịch cảnh ?

4.Thông điệp của văn bản mà anh/chị tâm đắc nhất là gì? Nêu lí do vì sao?

 

docx 202 trang yunqn234 8613
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chuyên đề Ngữ văn Lớp 10 - Ban D - Năm học 2019-2020 - Triệu Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/9/2019
Ngày giảng:
Ca 1:
ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1. Về kiến thức
- Củng cố kiến thức cơ bản về tiếng Việt liên quan đến đề đọc hiểu
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu các văn bản nhật dụng và văn bản văn học
3. Về thái độ:
- Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học khi làm các dạng bài đọc hiểu văn bản
B. Phương tiện thực hiện:
1. GV: Giao án, sgk, TLTK.
2. HS: Vở ghi, vở soạn.
C. Cách thức tiến hành:
Kết hợp các PP: Phát vấn, làm việc nhóm, luyện tập.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định, sĩ số :
2.Kiểm tra bài cũ (kết hợp trong giờ)
3.Bài mới:
I/ Cấu trúc của một đề bài kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu:
Phần 1: Đưa ra một văn bản (văn bản văn học hoặc văn bản nhật dụng, văn xuôi hoặc thơ, có thể là một văn bản hoàn chỉnh hoặc một đoạn trích )
Phần 2: Đưa ra các câu hỏi theo các mức độ nhận thức từ thấp đến cao: từ nhận biết -> thông hiểu -> vận dụng thấp -> vận dụng cao.
II/ Những yêu cầu cơ bản thường gặp trong dạng đề đọc hiểu:
1. Yêu cầu nhận diện phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt
Nhận diện qua mục đích giao tiếp
1
Tự sự
Trình bày diễn biến sự việc
2
Miêu tả
Tái hiện trạng thái, sự vật, con người
3
Biểu cảm
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
4
Nghị luận
Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận 
5
Thuyết minh
Trình bày đặc điểm, tính chất, phương pháp 
6
Hành chính – công vụ
Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người
2. Yêu cầu nhận diện phong cách chức năng ngôn ngữ:
Phong cách ngôn ngữ
Đặc điểm nhận diện
1
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốt Trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân
- Gồm các dạng chuyện trò/ nhật kí/ thư từ 
2
Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn)
-Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự (thông tấn = thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi)
3
Phong cách ngôn ngữ chính luận
Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội, ; người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội
4
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
-Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người; từ ngữ trau chuốt, tinh luyện 
5
Phong cách ngôn ngữ khoa học
Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu
6
Phong cách ngôn ngữ hành chính 
-Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội ( giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, Nhân dân với các cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan )
3. Yêu cầu nhận diện và nêu tác dụng (hiệu quả nghệ thuật) các hình thức, phương tiện ngôn ngữ
 3.1. Các biện pháp tu từ:
- Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, (tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu)
- Tu từ về cú pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng, 
- Tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng, 
Biện pháp tu từ 
Hiệu quả nghệ thuật (Tác dụng nghệ thuật)
So sánh
 Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc
Ẩn dụ
Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.
Nhân hóa
 Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn. 
Hoán dụ
Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc
Điệp từ/ngữ/cấu trúc
Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cẳm
Nói giảm
Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân trọng
Thậm xưng (phóng đại)
Tô đậm ấn tượng về 
Câu hỏi tu từ
Bộc lộ cảm xúc 
Đảo ngữ
Nhấn mạnh, gây ấn tượng về
Đối
Tạo sự cân đối
Im lặng ( )
Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc
Liệt kê
Diễn tả cụ thể, toàn điện 
 3.2. Các hình thức, phương tiện ngôn ngữ khác:
- Từ láy, thành ngữ, từ Hán – Việt 
- Điển tích điển cố, 
4. Yêu cầu nhận diện các phương thức trần thuật 
- Lời trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Tôi)
- Lời kể gián tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện giấu mặt.
-Lời kể nửa trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm.
5. Yêu cầu nhận diện các phép liên kết ( liên kết các câu trong văn bản)
Các phép liên kết
Đặc điểm nhận diện
Phép lặp từ ngữ
Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước: Ai có súng, dùng súng. Ai có gươm, dùng gươm. Ai không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc .
Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa)
Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước: 
Phép thế
Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước: Hoa phượng- hoa học trò, Chí phèo- Hắn, tôi- ta .
Phép nối
Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu trước: Tóm lại, vả lại, nhưng, hơn nữa 
6. Nhận diện các thao tác lập luận
TT
Các thao tác lập luận
Nhận diện
1
Giải thích
Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.
2
Phân tích
Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.
3
Chứng minh
 Chứng minh là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề. ( Đưa lí lẽ trước - Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận CM thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau.)
4
Bác bỏ
 Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.
5
Bình luận
 Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại ; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng.
6
So sánh
So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.
Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.
7. Yêu cầu nêu cảm nhận nội dung và cảm xúc thể hiện trong văn bản 
- Cảm nhận về nội dung phản ánh
- Cảm nhận về cảm xúc của tác giả
8. Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản
- Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nội dung cụ thể/ nội dung chính của văn bản
- Chỉ ra từ ngữ chứa đựng chủ đề đoạn văn
9. Yêu cầu nhận diện các hình thức nghị luận (hoặc cách thức trình bày của đoạn văn/ Kết cấu đoạn văn)
- Diễn dịch	
- Qui nạp
- Tổng – Phân – Hợp
10. Yêu cầu nhận điện thể thơ:
Đặc trưng của các thể loại thơ: Lục bát; Song thất lục bát; Thất ngôn; Thơ tự do; Thơ ngũ ngôn, Thơ 8 chữ 
4.Củng cố: KTCB
5.Dặn dò: Ôn lại các kiến thức đọc hiểu
 Ngày soạn: 4/9/2019
Ngày giảng:
Ca 2:
ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (Tiếp)
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1. Về kiến thức
- Củng cố kiến thức cơ bản về tiếng Việt liên quan đến đề đọc hiểu
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu các văn bản nhật dụng và văn bản văn học
3. Về thái độ:
- Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học khi làm các dạng bài đọc hiểu văn bản
B. Phương tiện thực hiện:
1. GV: Giao án, sgk, TLTK.
2. HS: Vở ghi, vở soạn.
C. Cách thức tiến hành:
Kết hợp các PP: Phát vấn, làm việc nhóm, luyện tập.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định, sĩ số :
2.Kiểm tra bài cũ (kết hợp trong giờ)
3.Bài mới:
III. Luyện tập 
ĐỀ 1:
I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1)Bằng những trải nghiệm của bản thân, càng ngày tôi càng nhận rõ ra một chân lý là bất cứ một điều gì vừa phải bao giờ cũng tốt hơn thừa mứa. Nói cách khác, chúng ta nên đón lấy cuộc sống ngay khi nó đến, đừng đợi chờ một điều gì đó thật đủ đầy rồi mới chịu đón nhận. Hãy sống một cuộc đời chừng mực, đừng đợi chờ hay mong muốn hưởng thụ những điều xa xỉ, vì sẽ không có giới hạn nào kiểm soát việc đó.
(2) Điều đó tương tự như khi chúng ta làm công việc chăm sóc và tỉa cành cho cây. Khi cắt đi những nhánh dư thừa, cây sẽ tập trung nhựa sống của nó để tạo ra hoa thơm quả ngọt. Cuộc sống của chúng ta cũng thế. Khi biết loại bỏ những điều không cần thiết, chúng ta có thể tập trung sức lực của mình cho những điều giá trị hơn.
(3)Mỗi người quan niệm lợi ích của việc đơn giản hóa cuộc sống theo một cách khác nhau. Đó có thể tạo ra nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, cuộc sống ít căng thẳng hơn, ít huyên náo hơn, ít nợ nần hơn... Cuộc hành trình này tuy có cùng một đích đến nhưng lại có rất nhiều con đường khác nhau để tiến tới mục đích đó.
(Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả: Mac Anderson, Dịch giả: Hiếu Dân, Thế Lâm, Văn Khanh, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016, tr 24)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?(0.5đ)
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng thao tác lập luận chính trong đoạn văn (2) (0.75đ)
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về chân lí mà tác giả đã rút ra :bất cứ một điều gì vừa phải bao giờ cũng tốt hơn thừa mứa? (0.75đ)
 Câu 4. Thông điệp mà anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu lí do vì sao chọn thông điệp đó .(1.0đ)
GỢI Ý:
Câu/Ý
Nội dung
Đọc hiểu
1
- Chỉ ra được phương thức biểu đạt chính: nghi luận/ phương thức nghi luận
2
Chỉ ra và nêu tác dụng thao tác lập luận chính trong đoạn văn (2) 
- Chỉ ra: thao tác lập luận chính: so sánh: Cuộc sống của chúng ta ... như khi chúng ta làm công việc chăm sóc và tỉa cành cho cây...
-Tác dụng: đối chiếu nét giống nhau giữa vấn đề cuộc sống ( mang tính khái quát, trừu tượng) với việc chăm sóc và tỉa cành cho cây ( mang tính cụ thể, hình ảnh) nhằm giúp người đọc nhận thức rõ hơn giá trị của sự vừa phải trong cuộc sống hằng ngày
3
Hiểu về chân lí mà tác giả đã rút ra: bất cứ một điều gì vừa phải bao giờ cũng tốt hơn thừa mứa:
- Vừa phải tức là có chừng mực, không thừa, không thiếu; thừa mứa là nhiều đến mức không thể sử dụng hết được;
- Cả câu nói được hiểu là: cuộc sống sẽ trở nên đơn giản khi ta biết vừa phải, biết loại bỏ đi những điều vô bổ hay quá xa xỉ. Nếu biết tiết chế, dừng đúng lúc, ta sẽ không rơi vào lối sống hoang phí, để dành thời gian quý giá tập trung vào những việc làm thiết thực.
4
HS có thể nêu một thông điệp tâm đắc nhất.Nêu lí do vì sao chọn thông điệp đó một cách hợp lí, hợp tình, không vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức. Sau đây là vài gợi ý:
- Sống đơn giản sẽ đem lại hạnh phúc cho con người
- Đừng lãng phí thời gian 
ĐỀ 2: 
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Một buổi chiều sau giờ học, một cậu bé gầy gò chạy như bay đến bảng thông báo của trường đặt trong phòng tập thể dục.Tim cậu bé thình thịch khi chăm chú đọc danh sách đang dán trên bảng. Nhưng tên cậu không có trong danh sách ấy. Giấc mơ được là thành viên của đội bóng rổ của trường đã không thành hiện thực. Cậu đọc đi đọc lại, nhưng sự thật là tên cậu không có ở đấy. Cậu đã không được chọn...
Vậy mà, chính cái ngày hôm ấy đã bắt đầu cho sự thay đổi hoàn toàn trong cuộc đời cậu.
Suốt mốt năm sau đó, bất kể mưa hay nắng, cậu vẫn chăm chỉ tập từ bốn đến sáu tiếng mỗi ngày trong mốt công viên gần nhà. Có lúc cậu tập cả dưới ánh trăng, từng bước, tường bước hoàn thiện những động tác và kỹ thuật của mình.
Kết quả thật ngoài sức tưởng tưởng, ngay năm sau cậu được chọn vào đội tuyển của trường, và cái tên Michael Jordan sau này đã trở thành huyền thoại trong làng bóng rổ thế giới.
Bài học chúng ta rút ra được từ câu chuyện của Michael Jocdan là: Thành công hay thất bại ngày hôm nay không nằm ở những khó khăn chúng ta gặp phải, mà là ở cách chúng ta đương đầu với chúng như thế nào. Jordan hoàn toàn có thể đã suy sụp, thất vọng hay buông xuôi với thất bại ban đầu. Thậm chí anh đã có thể từ bỏ giấc mơ trở thành vận động viên bóng rổ chuyên nghiệp của mình, nhưng không, anh đã chọn con đường hành động: tiếp tục luyện tập chăm chỉ, tiếp tục thử sức. Liệu Jordan có làm nên một sự nghiệp lừng lẫy nếu anh chịu sớm đầu hàng trước thất bại? Sự thật là: “Ta sẽ mạnh mẽ hơn khi vượt qua nghịch cảnh ”. Vì vậy, nếu chúng ta chọn thái độ tích cực khi đối diện với khó khăn, chúng ta sẽ hoàn toàn kiểm soát được đời mình.
(Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả: Mac Anderson, Dịch giả: Hiếu Dân, Thế Lâm, Văn Khanh, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016, tr 39)
1. Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên?
2. Nhờ đâu Michael Jordan sau này đã trở thành huyền thoại trong làng bóng rổ thế giới ?
	 3. Anh/ chị hiểu như thế nào câu nói: Ta sẽ mạnh mẽ hơn khi vượt qua nghịch cảnh ?
4.Thông điệp của văn bản mà anh/chị tâm đắc nhất là gì? Nêu lí do vì sao?
GỢI Ý:
Câu/Ý
Nội dung
Đọc hiểu
1
Phương thức biểu đạt trong văn bản : tự sự, nghị luận
2
Michael Jordan sau này đã trở thành huyền thoại trong làng bóng rổ thế giới : là nhờ sau khi bị thất bại, anh đã có thái độ tích cực, không đầu hàng trước số phận mà đã tiếp tục luyện tập chăm chỉ, hoàn thiện những kĩ năng của mình.
3
Cách hiểu câu nói: Ta sẽ mạnh mẽ hơn khi vượt qua nghịch cảnh : 
- Nghịch cảnh thực chất chính là những khó khăn, thử thách mà ta gặp phải trên đường đời. 
- Nếu ta vượt qua nghịch cảnh thì gọi là thành công, nếu ta không vượt qua thì gọi là thất bại. Dù thành công hay thất bại thì điều đó cũng qua đi và ta sẽ lại gặp những thử thách mới. Vậy thì, nghịch cảnh dường như đang giúp ta lớn lên từng ngày 
4
Học sinh có thể trình bày và lí giải thông điệp tâm đắc nhất theo ý riêng, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là vài gợi ý:
 - Cần có thái độ tích cực để đương đầu với trở ngại của cuộc sống
 - Không ai muốn sống trong nghịch cảnh. Nhưng một khi đối diện với nghịch cảnh, ta cần phải tìm mọi cách để vượt qua.
ĐỀ 3
	Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tử tế chính là sức mạnh của cuộc sống, là niềm tin và mạch sống của cuộc đời. Tử tế chính là sự tốt bụng, là một phẩm chất vô cùng cao quý và vô cùng đáng trân trọng của con người. Người tử tế là người sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và cũng không bao giờ làm hại ai, hơn hết người tử tế còn là người luôn sử dụng lòng tốt của mình để giúp đỡ người khác, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. 
[ ]
Người tử tế có sự nhiệt huyết với con người, với cuộc đời một cách đáng kinh ngạc, sự nhiệt huyết chính là sức mạnh để họ giải quyết mọi công việc, biến những việc lớn thành việc nhỏ, biến những việc khó giải quyết thành những chuyện dễ giải quyết vô cùng. Người tử tế là người luôn có tấm lòng bao dung, độ lượng, không quan tâm đến địa vị, danh vọng, không quá chú trọng vào cái tôi mà luôn luôn nghĩ cho người khác; luôn đặt lợi ích cộng đồng lên trên hết. Người tử tế luôn có những hành động xuất phát từ động cơ trong sáng, mọi suy nghĩ đều hướng đến sự lương thiện, vì cuộc sống chung, thậm chí còn biết hy sinh những quyền lợi cá nhân để hướng tới những điều tốt đẹp trọn vẹn cho cộng đồng. 
[ ]
Đối với người tử tế, sự tốt bụng không chỉ dừng lại ở mức suy nghĩ, mà hầu hết đều được thể hiện qua hành động, họ biết thấu cảm với những nỗi đau của người khác, giúp đỡ người khác không chút tính toán. Biết cho đi chính là làm cho chính bản thân mình trở nên cao thượng, cho đi ân đức cũng chính là góp nhặt phước đức cho bản thân. Có những hành động, việc làm tốt đẹp cũng chính là đang làm cho cuộc sống của bản thân trở nên ý nghĩa hơn. 
Hãy sống một cuộc đời với nhiều sự tử tế thay vì một cuộc đời của con người vô cảm. Chính sự vô cảm đã khiến cho con người với con người dần dần và ngày càng xa nhau hơn, chỉ biết sống cho mình để rồi khi hoạn nạn không có người giúp đỡ, khi cần có người bên cạnh lúc gặp chuyện buồn cũng chẳng có ai. Tuy nhiên, muốn có được sư giúp đỡ thì cũng phải biết sống có tấm lòng thiện chí thực sự, biết yêu thương và tôn trọng mọi người. Có một cộng đồng với nhiều người tử tế thì cuốc sống đó thật tuyệt vời biết bao. 
[ ]
Sự tử tế là nguồn cội cho những điều tốt đẹp, hãy trân trọng và phát huy nó. “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng – để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi”(Trịnh Công Sơn). Đó chính là lời hát gợi mở về sự tử tế, những tấm lòng tử tế trên đời. 
 	Nguyễn Lưu 
1. Phong cách ngôn ngữ ? Phương thức biểu đạt chính.
2. Theo tác giả “Tử tế” có nghĩa là gì?
3. Thái độ của tác giả thể hiện như thế nào trong văn bản trên?
4. Giải thích ý nghĩa câu : “Biết cho đi chính là làm cho chính bản thân mình trở nên cao thượng”
5. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Sự tử tế là nguồn cội cho những điều tốt đẹp, hãy trân trọng và phát huy nó. Giải thích?
GỢI Ý
1. Phong cách ngôn ngữ: Chính luận. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
2. Theo tác giả “Tử tế” có nghĩa là: Tử tế chính là sức mạnh của cuộc sống, là niềm tin và mạch sống của cuộc đời. Tử tế chính là sự tốt bụng, là một phẩm chất vô cùng cao quý và vô cùng đáng trân trọng của con người.
3. Thái độ của tác giả: trân trọng, ngợi ca sự tử tế và lên án những kẻ thiếu tử tế.
4. Giải thích ý nghĩa câu : “Biết cho đi chính là làm cho chính bản thân mình trở nên cao thượng”
- Khi chúng ta “cho đi” là lúc chúng ta chia sẻ, đồng cảm và cũng là lúc chúng ta loại bỏ được thói ích kỷ ra khỏi bản thân để sống vì mọi người, vì cộng đồng. 
- “Cho đi” là lối sống đẹp, sống có ích, sống cao thượng. Sự chia sẻ của chúng ta sẽ làm cho xã hội bớt đi những gánh nặng, nỗi buồn sẽ giảm đi, niềm vui được nhân đôi.
- “Cho đi” sẽ tạo nên một xã hội văn minh, tiến bộ. Còn bản thân chúng ta sẽ trở nên cao thượng, cao đẹp.
5. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Sự tử tế là nguồn cội cho những điều tốt đẹp, hãy trân trọng và phát huy nó. Giải thích?
- Em đồng tình.
- Vì: Sự tử tế bao giờ cũng mang lại những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Có sự tử tế thì mới tạo ra một cuộc sống, một xã hội văn minh, tốt đẹp. Có tử tế thì con người mới đối xử với nhau văn minh, lịch sự. Tử tế khiến mọi giao tiếp và mọi mối quan hệ xã hội trở nên bình đẳng, tôn trọng. 
 4.Củng cố: KTCB
5.Dặn dò: Ôn tập lại kiến thức đọc hiểu
Ngày 9 tháng 9 năm 2019
Duyệt Tổ CM
Soạn hết ca 2
Tổ trưởng
 Ngày soạn: 4/9/2019
Ngày giảng:
Ca 3:
ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (Tiếp)
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1. Về kiến thức
- Củng cố kiến thức cơ bản về tiếng Việt liên quan đến đề đọc hiểu
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu các văn bản nhật dụng và văn bản văn học
3. Về thái độ:
- Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học khi làm các dạng bài đọc hiểu văn bản
B. Phương tiện thực hiện:
1. GV: Giao án, sgk, TLTK.
2. HS: Vở ghi, vở soạn.
C. Cách thức tiến hành:
Kết hợp các PP: Phát vấn, làm việc nhóm, luyện tập.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định, sĩ số :
2.Kiểm tra bài cũ (kết hợp trong giờ)
3.Bài mới:
III. Luyện tập (tiếp)
Đề 4
 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Khát vọng sống chính là mong muốn khát khao được sống được cống hiến hết mình cho cuộc đời. Những người có khát vọng sống chính là những người sẽ không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình dù cho có khó khăn đến nhường nào. Chỉ còn một tia hi vọng cũng sẽ nỗ lực cố gắng chiến đấu đến cùng cho khát vọng sống ấy. Cuộc sống của mỗi con người chúng ta không phải ai cũng bằng phẳng có những người họ luôn phải đối mặt với khó khăn về sức khỏe, công việc và động lực để giúp họ thành công hơn đó chính là khát vọng sống. Khát vọng sống là điều ẩn chứa bên trong nội tâm của con người. Để vượt qua được giông bão của cuộc đời thì chúng ta phải tự tìm cho mình một khát vọng sống. Đừng bao giờ chán nản bất cứ một điều gì trong cuộc sống, đừng lùi bước trước những khó khăn, mỗi khi gặp khó khăn muốn buông xuôi thì bạn hãy nghĩ đến những người có hoàn cảnh khó khăn hơn bạn; hay những người đang đấu tranh từng giờ từng phút để giành lấy sự sống. 
 	Có rất nhiều bạn có những suy nghĩ rất thiển cận, không tự ý thức được hành động của mình: thất tình, công việc khó khăn, kết quả học tập sút kém là đã nghĩ ngay đến việc huỷ hoại đời mình? Vì sao lại phải làm thế? Thất bại hôm nay chính là bài học cho bạn trưởng thành, ngã ở đâu thì đứng dậy ở đấy; còn rất nhiều người khó khăn hơn ta tại sao họ vẫn cố gắng để sống, chúng ta còn may mắn hơn họ tại sao không cố gắng hơn? Khát vọng sống chính là những lúc như vậy chúng ta lại tìm được động lực sống, động lực để tiếp tục chiến đấu với giông bão cuộc đời. Nếu chúng ta có tiềm tin, có khát vọng thì không có gì có thể đánh gục chúng ta, niềm tin chính là thứ vũ khí sắc bén nhất giúp chúng ta vượt qua được khó khăn. Khó khăn, thất bại, thất tình . những điều này không đáng sợ bằng việc đánh mất khát vọng sống. 
Để tạo cho mình một khát vọng sống thì chúng ta hãy luôn biết sống yêu đời, lạc quan nhìn về phía trước. Hãy cố gắng để thể hiện rằng bạn là một người luôn sống yêu đời lạc quan, vượt qua được mọi khó khăn. Mỗi lúc bạn chán nản hãy thử vào bệnh viện lướt qua một vòng bạn sẽ thấy được cuộc sống này thật đáng trân trọng biết bao. Hãy hướng về mặt trời bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn. 
Có thể hôm nay bạn đang vô sản trong tay bạn không có gì hết nhưng điều đó không quan trọng. Chỉ cần bạn có khát vọng sống thì tất cả những khó khăn phía trước là không là gì. Sống có khát vọng, niềm tin chính là điều mà tất cả mọi chúng ta đều nên hướng tới. 
(Theo camnanghoctap. com) 
1. Phương thức biểu đạt chính ? Thao tác lập luận chính?
2. Nội dung của văn bản? Đặt tên cho văn bản?
3. Theo tác giả, để tạo nên khát vọng sống thì cần phải làm gì?
4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Chỉ cần bạn có khát vọng sống thì tất cả những khó khăn phía trước là không là gì. Giải thích.
ĐÁP ÁN
Câu 1. 
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
 	- Thao tác lập luận chính: bình luận.
Câu 2. 
- Nội dung của văn bản: bàn về khát vọng sống ở mỗi con người. Tác giả nhấn mạnh: sống có khát vọng, niềm tin chính là điều mà tất cả mọi chúng ta đều hướng tới.
 	- Tên văn bản:
+ “Khát vọng sống- hành trang để đến tương lai”
+ “Hãy đánh thức khát vọng”
Câu 3. 
Theo tác giả, để tạo cho mình một khát vọng sống thì chúng ta hãy luôn biết sống yêu đời, lạc quan nhìn về phía trước. Hãy cố gắng thể hiện rằng bạn là một người luôn sống yêu đời, lạc quan, vượt qua được mọi khó khăn...Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn.
Câu 4. 
- Em đồng tình. 
- Vì mỗi con người đều có ước mơ riêng và những người có khát vọng sống sẽ không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình dù có khó khăn đến nhường nào. Chỉ còn một tia hi vọng cũng sẽ nỗ lực cố gắng chiến đấu đến cùng cho khát vọng sống ấy. Do đó, mọi khó khăn trước mắt cũng chỉ làm cho lòng kiên trì, sự quyết tâm của những người có khát vọng sống bền bỉ hơn mà thôi.
ĐỀ 5:
	Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Chúng ta hay bàn nhiều về đạo đức, nhân cách con người Việt Nam nhưng có lẽ còn ít nói đến phép lịch sự, cách xử thế của họ trong các quan hệ giao tiếp diễn ra hàng ngày trong gia đình, ngoài cộng đồng. Cũng có người nghĩ rằng phép lịch sự là cái gì xã giao bề ngoài, hình thức làm mất tính đặc thù cá nhân. Họ muốn sống một cách "tự nhiên", riêng biệt, không giống người khác. Điều đó có đúng không? Ở đây, chúng ta thử tìm hiểu về cách xử thế và phép lịch sự của mỗi cá nhân trong giao tiếp gồm những nội dung gì, có ý nghĩa như thế nào? có đem lại cho chúng ta sự thoải mái, dễ chịu trong cuộc sống thường ngày không?
Con người luôn sống trong các quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp. Các quan hệ này tạo ra môi trường sống thường xuyên của mỗi cá nhân và ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và xu hướng hành động của họ. Chính cuộc sống đòi hỏi mỗi người phải có xử thế đúng đắn, thể hiện qua phép lịch sự trong quá trình tiếp xúc với các đối tác khác nhau, ở những địa điểm khác nhau. Đồng thời chính con người lại chủ động xây dựng những mối quan hệ đó một cách tất nhất cho bản thân, cho cuộc sống, góp phần tạo nên một xã hội ổn định, hài hoà, tiến bộ và văn minh hơn.
Vậy cách xử thế và phép lịch sự là thế nào? Nội dung bao gồm những vấn đề gì?
Cách xử thế chính là những hiểu biết về các phong tục, tục lệ của đời sống xã hội. Một người có cách xử thế đúng đắn (được giáo dục, hướng dẫn) khi giao tiếp với xã hội phải tuân theo những chuẩn mực nhất định, hành động theo một số quy ước và yêu cầu đã được mọi người coi là thích hợp nhất. Những chuẩn mực, quy ước đó chính là nội dung của cách xử thế được thể hiện qua phép lịch sự trong đối xử hàng ngày.
[ ]
Phép lịch sự dạy chúng ta tôn trọng người khác: con người họ, tuổi tác, địa vị xã hội, nghề nghiệp, giới tính, tài sản của họ, cuộc sống riêng tư của họ. Đó chính là một nghệ thuật sống tế nhị và không bao giờ buộc người khác phải chấp nhận mình một cách thô bạo (mình là người cấp trên, người tài giỏi ). Người cấp trên, người tài giỏi tỏ ra khiêm tốn với người chung quanh, với người cấp dưới, chủ động chào hỏi, chuyện trò với họ, chứng tỏ mình đánh giá cao đối tác có giáo dục.
Kính trọng ai là thể hiện sự hiểu biết, sự kính trọng và nhìn nhận những điều họ được hưởng: kính trọng người có tuổi kính nể địa vị xã hội của họ Kính trọng ai là giúp đỡ người ấy được giới thiệu theo một hình ảnh tốt và đầy đủ về bản thân họ. Ví dụ giới thiệu người có lòng nhân ái hay giúp đỡ người nghèo, người thương binh đã hy sinh thân mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, tỏ lòng kính trọng giới thiệu một nhân viên cấp dưới đã hết lòng tận tuỵ với công việc...
Kính trọng một người là kính trọng những gì thuộc về họ: không xâm phạm vào đời tư của họ, không sử dụng những đồ vật thuộc về họ mà không được họ cho phép... Những hình thức của sự tôn trọng này thể hiện sự tế nhị và sự dè dặt. Mỗi người chú ý đến trật tự xã hội và tự giới thiệu một hình ảnh đúng đắn về bản thân.
Chúng ta hiện nay đang đau đầu, khó chịu về những cử chỉ bất lịch sự diễn ra chung quanh ta, đặc biệt ở lớp trẻ mới lớn lên, ít được giáo dục: gặp người già đến nhà, con cái không chào, lên xe buýt, thanh niên tranh chỗ ngồi - chỗ ngồi tốt, không nhường chỗ người già, phụ nữ có con nhỏ, ra đường chúng xô đẩy người khác không xin lỗi, nói năng thì thô lỗ, luôn mồm chửi tục, chửi đổng, ăn mặc thì lôi thôi, tự động nhận xét bừa bãi về người khác ở nơi công cộng ... Những kẻ bất lịch sự không chỉ thể hiện họ không tôn trọng người khác mà chính họ thiếu lòng tự trọng, đã nêu ra một hình ảnh xấu về bản thân trước mặt người khác.
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu con người
1. Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?
2. Nội dung của văn bản trên? Đặt tên cho văn bản?
3. Theo tác giả: Phép lịch sự dạy chúng ta điều gì?
4. Thái độ của tác giả trong bài viết trên?
5. Theo anh/chị cần làm gì để phép lịch sự lan truyền đến mọi người?
ĐÁP ÁN
1. Phong cách ngôn ngữ: chính luận.
2. Nội dung của văn bản: bàn về cách xử thế và phép lịch sự của con người Việt Nam trong các quan hệ giao tiếp diễn ra hằng ngày trong gia đình, ngoài cộng đồng. Lên án, phê phán những ứng xử thiếu văn minh lịch sự như: gặp người già đến nhà, con cái không chào, lên xe buýt, thanh niên tranh chỗ ngồi - chỗ ngồi tốt, không nhường chỗ người già, phụ nữ có con nhỏ, ra đường chúng xô đẩy người khác không xin lỗi, nói năng thì thô lỗ, luôn mồm chửi tục, chửi đổng, ăn mặc thì lôi thôi, tự động nhận xét bừa bãi về người khác ở nơi công cộng ... Cuối cùng, tác giả gửi đến thông điệp: Những kẻ bất lịch sự không chỉ thể hiện họ không tôn trọng người khác mà chính họ thiếu lòng tự trọng, đã nêu ra một hình ảnh xấu về bản thân trước mặt người khác.
 	Tên văn bản: 
+ “Lịch sự là sống văn minh”.
+ “Lịch sự - nguyên tắc giao tiếp”
3. Theo tác giả, phép lịch sự dạy chúng ta tôn trọng người khác.
4. Tác giả thể hiện thái độ trân trọng ngợi ca phép lịch sự và phê phán những người có hành vi bất lịch sự, thiếu lòng tự trọng.
5. Theo em, để phép lịch sự lan truyền đến mọi người thì trước hết ta phải biết lịch sự với người khác. Từ đó, lan tỏa đến mọi người về vai trò của phép lịch sự trong cuộc sống. Khi mọi người lịch sự với nhau, ắt xã hội sẽ trở nên văn minh, tốt đẹp hơn.
ĐỀ 6
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 01 đến 04:
 Tất cả đều đang tốt đẹp thì chiếc váy của một người đẹp trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt liên tục bị mắc vào những chiếc đinh đóng trên sàn diễn. Và ngay lập tức, cái thói cẩu thả ăn thật làm dối mà chúng ta vẫn gặp lâu nay lại thò cái đuôi của nó ra. 
Tôi không làm sao hiểu nổi ở một hoạt động văn hóa lớn như vậy, người ta lại có thể cẩu thả. Có thể ai đó đọc những lời này của tôi sẽ khó chịu và nói: Có mỗi chuyện cái đinh mà lắm lời. Vâng. Nhưng mọi chuyện lại bắt đầu từ những điều rất nhỏ. 
Ví như việc đi bộ trong thành phố. Việc đi bộ cho thấy sự cẩu thả và tính ích kỉ của chúng ta. Chúng ta cởi trần, đủng đỉnh đi qua đường như đi trong sân nhà mình, mặc cho đèn đỏ hay đèn xanh. Và vừa đi vừa xỉa răng. Chúng ta điềm nhiên đi trên lòng đường theo ý muốn của mình. Tôi không tin có thể xây dựng được một đời sống hiện đại, văn minh khi thói cẩu thả và tùy tiện còn tồn tại quá nhiều trong thực tế. Và tôi nghĩ, muốn xây dựng một đất nước hiện đại, văn minh thì chúng ta phải bắt đầu từ việc đi bộ. 
Lại nghĩ đến việc tùy tiện chậm giờ bay [ ] mà thất vọng, chán chường. Chiếc máy bay hiện đại như mọi chiếc máy bay trên thế giới. Bầu trời rộng như mọi bầu trời trên thế giới. Chỉ có trách nhiệm và khả năng của người thực hiện là khác mà thôi. 
Trở lại với mấy cái đinh trên sàn diễn của cuộc thi Hoa hậu 2007. Có lẽ người Việt Nam còn cần phải học hỏi nhiều lắm mới không bị thế giới bỏ rơi. Kĩ thuật đóng một cái đinh đâu phải chuyện khó khăn gì. Nhưng chiếc đinh vẫn cứ trồi lên trên cái sàn diễn chỉ làm trước đó ít ngày. Và tôi luôn luôn tin rằng: đóng một cái đinh không xon

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_chuyen_de_ngu_van_lop_10_ban_d_nam_hoc_2019_2020_tri.docx