Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 10 (Sách cánh diều) - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Phùng Thị Thanh Thúy - Trường THPT Lịch Hội Thượng

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 10 (Sách cánh diều) - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Phùng Thị Thanh Thúy - Trường THPT Lịch Hội Thượng

Tiết theo PPCT: 24 - 25

TRI THỨC NGỮ VĂN+ HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

b. Năng lực đặc thù:

- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.

- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản.

2. Phẩm chất: Biết yêu quý, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn con người.

 

doc 81 trang Phan Thành 05/07/2023 2941
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 10 (Sách cánh diều) - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Phùng Thị Thanh Thúy - Trường THPT Lịch Hội Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Bài 3. GIAO CẢM VỚI THIÊN NHIÊN (THƠ)
Môn học/Hoạt động giáo dục: Ngữ văn; Lớp: 10
Thời gian thực hiện: (10 tiết)
Tiết theo PPCT: 24 - 25
TRI THỨC NGỮ VĂN+ HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực đặc thù:
- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản.
2. Phẩm chất: Biết yêu quý, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn con người.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT 
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ, ...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới
b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi Ô chữ bí mật
c. Sản phẩm: Câu trả lời và thái độ khi tham gia trò chơi
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ: 
Cách 1: Đố vui
Nơi nào có động Phong Nha,
 Nam Thiên nhất động ấy là về đâu, Động Tam Cốc ở nơi nào,
 Còn hang Đầu Gỗ chốn nao lưu truyền 
- Là những nơi nào?
Cách 2: Hãy giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mà em đã có dịp đến thăm hoặc biết qua sách vở.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, lắng nghe 
- GV quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức hoạt động
- HS trả tham gia trò chơi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài
Gợi ý: 
Cách 1: Quảng Bình, Hà Nội (Chùa Hương), Ninh Bình, Quảng Ninh
Cách 2: Vịnh Hạ Long nổi tiếng bởi cảnh non nước hữu tình của nó. Nếu để máy quay trên cao nhìn xuống, Hạ Long như một bức gấm xanh khổng lồ được thêu bằng nước và đá. Tất cả đều do một tay Tạo hóa sắp đặt và tạo thành. Những hình dáng uốn lượn của nước, những hòn đảo, những núi đá vôi kì vĩ như những tác phẩm điêu khắc được tạo ra từ bàn tay người nghệ nhân. Hòn đảo như hình người đang ngóng về đất liền kia là hòn Đầu Người, đảo giống như ngư ông đang ngồi đánh cá kia là hòn Lã Vọng, đảo như cánh buồm đang vươn gió ra khơi kia là hòn Cánh Buồm, và đặc biệt là hòn đảo nổi tiếng nhất như hình ảnh hai con gà đang âu yếm - hòn Trống Mái đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho những con tem, bì thư,...
Đất nước chúng ta không chỉ đẹp bởi các bãi biển nên thơ, các dãy núi hùng vĩ mà còn ở hang động huyền, bí, dòng suối thơ mộng đặc biệt là những địa danh tâm linh. Hương Sơn hay còn có tên gọi khác là Chùa hương là một địa điểm độc đáo khi có sự hội tụ của hầu hết các yếu tố trên. Có lẽ vì điều đó mà Hương Sơn đã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều nhà thơ, trong đó có Chu Mạnh Trinh với bài thơ “Hương Sơn phong cảnh”
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học và tri thức Ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
+ Cho biết chủ đề, thể loại chính của chủ đề và các văn bản chính?
+ Tìm hiểu tri thức Ngữ văn theo PHT số 1
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, lắng nghe, suy nghĩ
- GV lắng nghe, gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức hoạt động
- HS trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV định hướng về mục tiêu cần đạt qua bài học cho học sinh
I. Tìm hiểu giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ văn 
1. Giới thiệu bài học
- Chủ đề bài học: Giao cảm với thiên nhiên
- Thể loại chính: Thơ
- Các văn bản: 
+ Hương Sơn phong cảnh ca
+ Thơ duyên
+ Lời má năm xưa
+ Nắng đã hanh rồi
2. Khám phá Tri thức ngữ văn 
* Chủ thể trữ tình: Là khái niệm chỉ người thể hiện thái độ, cảm xúc, tư tưởng của mình trong suốt văn bản thơ. Đọc thơ trữ tình, trước mắt ta không chỉ xuất hiện những cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt, những con người, sự kiện mà còn gợi lên hình tượng một ai đó đang ngắm nhìn, đang rung động, suy tưởng về chúng, về cuộc sống nói chung. Hình tượng ấy chính là chủ thể chữ tình trong thơ. Chủ thể trữ tình thường xuất hiện trực tiếp với các đại từ nhân xưng: “tôi”, “chúng ta”, “anh”, “em”... hoặc nhập vai vào một nhân vật nào đó, cũng có thể là “chủ thể ẩn”. Các hình thức xuất hiện nêu trên của chủ thể trữ tình cũng có thể thay đổi, xen kẽ trong một bài thơ.
* Vần và nhịp: Là những yếu tố quan trọng tạo nên nhạc điệu trong thơ.
Vần tạo lên sự kết nối, cộng hưởng âm thanh giữa các dòng thơ, đồng thời làm cho thơ dễ nhớ, dễ thuộc hơn. Cách gieo vần phụ thuộc vào yêu cầu và quy cách riêng của mỗi thể thơ. Nhưng nói chung, xét về vị trí xuất hiện, có vần chân (cước vận) là vần giữa các chữ ở cuối dòng thơ; vần lưng (yêu vận) là vần giữa chữ cuối của dòng trước với chữ ở gần cuối hay ở khoảng giữa của dòng thơ sau, hoặc giữa các chữ ngay trong một dòng thơ. Xét về thanh điệu, có vần thanh trắc (T) và vần thanh bằng (B).
Nhịp (hay ngắt nhịp) là cách tổ chức sắp xếp sự vận động của lời thơ, thể hiện qua các chỗ dừng, chỗ nghỉ khi đọc bài thơ. Cách ngắt dòng, ngắt nhịp trong từng dòng thơ, câu thơ tạo nên hình thức của nhịp thơ. Nhịp thơ là nhân tố tạo nên bước đi của thơ với âm vang nhanh, chậm, dài ngắn, nhặt, khoan...
* Từ ngữ, hình ảnh trong thơ: mang lại sức gợi cảm lớn, có khả năng chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa. Hình ảnh trong thơ có thể được miêu tả trực quan, các hình thức láy, điệp làm cho đường nét, màu sắc trở nên lung linh, sống động; hoặc có thể gợi tả gián tiếp bằng liên tưởng, tưởng tượng, các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ,... làm cho cái vô hình trở nên hữu hình, ấn tượng, cái vô tri, vô giác trở nên có hồn và giàu ý nghĩa. Hình ảnh trong thơ luôn chứa đựng tâm hồn của nhà thơ.
Hoạt động 2: Đọc văn bản và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Biết cách đọc văn bản và giới thiệu về tác giả, tác phẩm
b. Nội dung: HS sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
NV: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản và tìm hiểu chung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
+ Gọi HS đọc bài
+ Báo cáo dự án về tác giả, tác phẩm
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
- GV quan sát, gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
I. Đọc văn bản và tìm hiểu chung
1. Đọc: HS biết cách đọc với giọng điệu khoan thai, trang trọng, nhấn giọng ở những câu hoặc cụm từ cuối mỗi đoạn
2. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Chu Mạnh Trinh (1862-1905)
- Quê quán: Hưng Yên
- Đỗ tiến sĩ năm 1892, làm quan đến chức Án sát. Năm 1903 từ quan về quê.
- Phong cách nghệ thuật: Tài hoa, phong nhã; am hiểu cầm, kì, thi, họa 
- Tác phẩm chính: Hương Sơn phong cảnh...
b. Tìm hiểu tác phẩm Hương Sơn phong cảnh
- Thể loại: Hát nói
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ có thể được sáng tác trong thời gian Chu Mạnh Trinh tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn.
- Xuất xứ: Bài thơ được trích trong tập thơ Việt Nam ca trù biên khảo do Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huệ biên soạn.
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
Hoạt động 3: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: 
- Nhận biết được cảnh đẹp thanh cao thoát tục của Hương Sơn. Đồng thời thấy được tình yêu quê hương đất nước. 
- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản.
- Biết yêu quý, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn con người.
b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
NV1: Hướng dẫn học sinh xác định bố cục bài thơ 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ: 
 GV phát PHT số 1, HS làm việc nhóm đôi để xác định bố cục bài thơ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở
- HS thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm 
- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
II. Khám phá văn bản
1. Xác định bố cục bài thơ
Bố cục bài hát nói chính thể
Bố cục bài hát nói
Hương sơn phong cảnh
Nội dung chính
Khổ đầu: Mở lời
(bốn câu: câu 1 – câu 4)
Khổ đầu: 4 câu đầu
Cái nhìn bao quát của chủ thể trữ tình khi đặt chân đến Hương Sơn.
Khổ giữa: Nội dung bài hát nói
(4 câu: câu 5 – câu 8)
Khổ giữa: câu 5 đến câu 16
Miêu tả cụ thể phong cảnh Hương Sơn theo bước chân chủ thể trữ tình nhập vai trong “khách tang hải”.
Khổ xếp: Phần kết bài
(3 câu: câu 9 – câu 11)
Khổ xếp: câu 17 đến hết
Tư tưởng từ bi, bác ái và tình yêu đối với cảnh đẹp đất nước của tác giả.
NV2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ: 
GV phát PHT số 2 để hs tìm hiểu về vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở
- HS thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm 
- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 
2. Vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn
Khái quát vẻ đẹp của Hương Sơn
Thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh
Vẻ đẹp thoát tục, hùng vĩ
- Bầu trời cảnh Bụt
- Kìa non non, nước nước, mây mây,
- Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,
- Lững lờ khe Yến cá nghe kinh.
- Vẳng bên tai một tiếng chày kình,
- Giật mình trong giấc mộng
Vẻ đẹp diễm lệ, diệu kì
- Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.
- Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,
- Chập chờn mấy lối uốn thang mây.
NV3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ thể trữ tình 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
+ Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai? Đó là chủ thể ẩn, chủ thể xuất hiện trực tiếp với một đại từ nhân xưng, hay chủ thể nhập vai vào một nhân vật trong bài thơ?
+ Nêu và phân tích những thay đổi, diễn biến cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ theo gợi ý của PHT số 3
PHT số 3
Bố cục bài hát nói Hương Sơn phong cảnh
Diễn biến cảm xúc của chủ thể trữ tình
Khổ đầu
(4 câu đầu)
(1) Trong bốn câu thơ đầu, chủ thể trữ tình đã thể hiện cảm xúc gì khi vừa đặt chân đến Hương Sơn?
Khổ giữa
(câu 5 đến câu 16)
(2) Từ câu 5 đến câu 16, chủ thể trữ tình đã thể hiện cảm xúc của mình đến những đối tượng nào?
Khổ xếp
(câu 17 đến hết)
(3) Từ câu 17 đến hết bài hát nói, câu thơ nào khẳng định cảm xúc của nhân vật trữ tình?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở
- HS thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm 
- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 
Gợi ý PHT số 3
Bố cục bài hát nói
Hương Sơn phong cảnh
Những thay đổi, diễn biến cảm xúc của chủ thể trữ tình
Khổ đầu
(4 câu đầu)
Thành kính, ngỡ ngàng, xúc động trước vẻ đẹp như nơi cõi Phật của toàn cảnh Hương Sơn.
Khổ giữa
(câu 5 đến câu 16)
Chủ thể trữ tình chuyển sang quan sát cụ thể từng chi tiết, cảnh quan phong cảnh Hương Sơn, say mê với vẻ đẹp thanh khiết, trong ngần của thiên nhiên, cũng như sự hoà quyện giữa thiên nhiên và những công trình kiến trúc tài hoa, khéo léo của con người.
Cái đẹp ở đây đạt tới độ thánh thiện, thoát tục, khiến “khách tang hải giật mình ”.
Khổ xếp
(câu 17 đến hết)
Chủ thể trữ tình phát biểu trực tiếp cảm xúc : “Càng trông phong cảnh càng yêu!”.
3. Chủ thể trữ tình 
- Chủ thể trữ tình của bài thơ
+ Chủ thể ẩn: Không xuất hiện trực tiếp, người đọc chỉ cảm nhận được có một ai đó (chủ thể) đang quan sát và rung động trước phong cảnh Hương Sơn.
+ Chủ thể nhập vai: Qua cụm “khách tang hải”.
+ Hai chủ thể xuất hiện xen kẽ trong bài thơ, có lúc độc lập, có lúc hoà vào nhau. Chủ thể trữ tình tự nhận mình là “khách tang hải”, ngắm cảnh Hương Sơn bằng cái nhìn và tâm thế của vị “khách” đến từ cõi trần tục. (Gắn với thành ngữ: “Tang điền thương hải”: ruộng dâu biến thành biển xanh, tức là vị khách đến từ cuộc đời biến thiên, thay đổi, thịnh suy khôn lường). Từ cõi trần tục, nhiều phiền luỵ, bước vào một thế giới khác hẳn như bước vào cảnh bụt thiêng liêng, thoát tục, nên có cảm xúc mạnh mẽ nhiệm mầu: Khách tang hải giật mình trong giấc mộng. Việc nhập vai vào chủ thể “khách tang hải” giúp bộc lộ một cái nhìn tươi mới, cảm xúc ngạc nhiên, sửng sốt, thậm chí choáng ngợp trước vẻ kì thú của Hương Sơn
- Diễn biến cảm xúc của chủ thể trữ tình
NV4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cảm hứng chủ đạo
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
+ HS nhắc lại khái niệm cảm hứng chủ đạo (có thể kèm ví dụ về cảm hứng chủ đạo một tác phẩm đã học); thảo luận và phát biểu cảm hứng chủ đạo của bài hát nói Hương Sơn phong cảnh
+ HS chỉ ra tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ trong việc thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài thơ qua PHT số 4.
PHT số 4
Từ ngữ, hình ảnh
Biện pháp tu từ
(nếu có)
Tác dụng
Khái quát tác dụng của hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ trong việc thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài thơ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở
- HS thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm 
- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gợi ý PHT số 4
Từ ngữ, hình ảnh
Biện pháp tu từ
(nếu có)
Tác dụng
Đệ nhất động
Mượn từ ngữ của danh nhân, bậc đế vương để bày tỏ tình cảm, tôn vinh vị thế đặc biệt của cảnh đẹp Hương Sơn.
 Thú Hương Sơn ao ước ,
 giật mình trong giấc mộng.
 ai khéo hoạ hình,
Trực tiếp thể hiện khao khát mãnh liệt, cảm xúc chân thực, lâng lâng hư thực, “cầu được, ước thấy”, 
thỏ thẻ, lững lờ, long lanh, thăm thẳm, chập chờn,...
Từ láy tượng thanh, tượng hình: gợi tả những âm thanh, màu sắc, đường nét, diễm lệ, quyến rũ, mê hoặc của phong cảnh Hương Sơn.
 hỏi rằng đây có phải?
Câu hỏi tu từ
Gợi ra sự bâng khuâng, mơ màng, hư hư thực thực.
Non non, nước nước, mây mây
Điệp từ ngữ
Thể hiện vẻ đẹp kì vĩ, hài hoà, muôn hình muôn vẻ, muôn màu sắc bày ra trước mắt.
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt
So sánh
Gợi ra cảnh tượng diễm lệ, huyền ảo.
Lững lờ khe Yến, cá nghe kinh
Nhân hóa
Gợi ra sự vật có linh hồn, sống động, hoà hợp.
Hang lồng bóng nguyệt
Gợi ra vẻ đẹp huyền ảo
Chập chờn mấy lối cuốn thang mây
ẩn dụ
Gợi ra cảnh tượng diễm lệ, huyền ảo.
Khái quát tác dụng của hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ trong việc thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài thơ
Việc tận dụng sức gợi tả, gợi cảm của từ ngữ, hình ảnh (từ ngữ trực tiếp bộc lộ cảm xúc, từ láy tượng thanh, tượng hình) nghệ thuật sử dụng một cách đa dạng, nhuần nhị các biện pháp tu từ (điệp từ ngữ, so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, câu hỏi tu từ) đã giúp nhà thơ thể hiện được tình cảm, cảm xúc mãnh liệt thiết tha của chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.
4. Cảm hứng chủ đạo
- Cảm hứng chủ đạo là: Trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm, xuyên suốt tác phẩm văn học. (Ví dụ cảm hứng chủ đạo của Sử thi Đăm Săn là cảm hứng ngợi ca người anh hùng đại diện cho sức mạnh cộng đồng)
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Ngợi ca thiên nhiên đất nước tươi đẹp, qua đó, gửi gắm tình yêu đối với non nước hữu tình được tạo hóa ban tặng
- Tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ trong việc thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài thơ
NV5: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hiểu vai trò của vần, nhịp 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
+ HS chỉ ra vai trò của vần, nhịp theo PHT số 5
PHT số 5
Yếu tố
Biểu hiện
Vai trò
Vần
Nhịp
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở
- HS thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm 
- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
Gợi ý PHT số 5
Yếu tố
Biểu hiện
Vai trò
Vần
vần chân: nay (câu 2), mây mây (câu 3), phải (câu 4), trái (câu 5), kinh (câu 6), kình (câu 7), ; vần lưng: mây mây (câu 3), đây (câu 4), kình (câu 7), mình (câu 8).
Vai trò của vần: Tạo nên sự liên kết về mặt âm thanh theo chiều dọc cho bài thơ, GV tổng hợp, bổ sung và lưu ý thêm tác dụng của lối gieo vần liền từng cặp câu theo lối hát nói: tạo âm điệu trầm bổng réo rắt, thể hiện cảm xúc thiết tha, bay bổng của chủ thể trữ tình trước cảnh đẹp Hương Sơn.
Nhịp
2/3; 3/2/3;3/2/2; 3/5; .
Sự đan xen câu dài, ngắn; cách ngắt nhịp trong mỗi câu thơ, lúc nhanh, lúc chậm, lúc khoan thai, khi gấp gáp như bước chân du khách thưởng lãm phong cảnh núi rừng tươi đẹp, trữ tình, thoát tục, phù hợp với niềm bay bổng của tâm hồn du khách lúc như tỉnh, lại có lúc như mơ.
5. Vai trò của vần, nhịp
Hoạt động 3: Tổng kết
a. Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh
b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
+ Theo em, nội dung của văn bản là gì?
+ Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, hướng dẫn
- HS suy nghĩ
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm 
- HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Văn bản thể hiện được vẻ đẹp của Hương Sơn với vẻ đẹp thoát tục, hùng vĩ, kì diệu, huyền ảo
- Sự ngạc nhiên, thích thú và thỏa mãn khi đặt chân tới phong cảnh Hương Sơn, qua đó bày tỏ lòng yêu nước, yêu thiên nhiên của mình
2. Nghệ thuật
- Sử dụng biện so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, câu hỏi tu từ 
- Từ ngữ có giá trị tạo hình cao
- Nhịp thơ linh hoạt, giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau
Cách tổng kết 2 
PHT số 
Những điều em nhận biết và làm được
Những điều em còn băn khoăn
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Vòng quay văn học” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
* Trắc nghiệm
Câu 1: Hương Sơn là một quần thể danh thắng Phật giáo thuộc tỉnh nào của nước ta?
A. Hà Nam	B. Nam Định	C. Hưng Yên	D. Hà Nội
Câu 2: Bài ca phong cảnh Hương Sơn viết theo thể loại nào sau đây?
A. Hát xoan	B. Hát giặm	C. Hát nói	D. Hát quan họ
Câu 3: Giá trị nội dung của bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn?
A. Tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, hòa quyện với tâm linh, hướng con người tới niềm tự hào về đất nước.
B. Những tình cảm yêu, ghét phân minh mãnh liệt và tấm lòng yêu nước thương dân của tác giả
C. Miêu tả cảnh sắc của Nam thiên đệ nhất động ở chùa Hương.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 4: Đáp án không phải là nghệ thuật được sử dụng trong bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn?
A. Từ ngữ có giá trị tạo hình cao
B. Giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau
C. Ngữ điệu tự do phù hợp với tư tưởng phóng khoáng
D. Ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, sắc sảo
Câu 5: Câu hỏi tu từ “Đệ nhất động hỏi là đây có phải?” bộc lộ thái độ gì của tác giả khi đứng trước vẻ đẹp thiên nhiên ở Hương Sơn?
A. Bộc lộ sự ngạc nhiên đến ngỡ ngàng, đẹp đến nỗi nhà thơ như không tin vào mắt mình.
B. Bộc lộ niềm băn khoăn của tác giả
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 6: “Kìa non non, nước nước, mây mây,
Đệ nhất động” hỏi là đây có phải?”
Nghệ thuật được sử dụng trong bốn câu thơ trên là gì?
A. Ẩn dụ	B. So sánh
C. Điệp từ, câu hỏi tu từ	D. Tất cả đều đúng
Câu 7: “Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
Lững lờ khe Yến cá nghe kinh”
Hãy nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên?
A. lấy động tả tĩnh	B. Nhân hóa	C. Ẩn dụ	D. Hoán dụ
E. Đảo ngữ và nhân hóa
Câu 8: Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
“Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,
Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quynh,”
A. Liệt kê, đảo ngữ	B. Đảo ngữ, điệp từ
C. Liệt kê, điệp từ	D. Đảo ngữ, liệt kê, điệp từ
Câu 9: Qua bài hát nói “Bài ca phong cảnh Hương Sơn”, tác giả muốn gửi gắm điều gì?
A. Niềm say mê thắng cảnh	B. Bộc lộ sự mê tín
C. Tình yêu, niềm tự hào về đất nước	D. Cả A và C
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, lắng nghe gợi mở
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV tổ chức hoạt động
- HS tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(Có thể giao về nhà)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn
c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS
d. Tổ chức thực hiện: 3
Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Hãy chia sẻ cảm nhận của em về một cảnh đẹp khác trên đất nước ta mà bạn có dịp đến tìm hiểu qua sách báo hoặc đến thăm.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, lắng nghe gợi mở
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm
- HS khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức
	Tôi đã từng có dịp được ghé thăm Tràng An Ninh Bình. Nơi này quả đúng là một trong những món quà tuyệt vời nhất mà tiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Quần thể danh thắng Tràng An bao gồm 48 hang động xuyên thủy, 31 dòng sông trong xanh. Bên cạnh đó là những kiến trúc chùa chiền cổ kính. Đây có thể nói là một nơi bạn được đắm mình vào trong không khí núi rừng cổ xưa. Ngồi trên thuyền, chúng ta như được thả hồn vào không gian tĩnh lặng, thanh bình. Những hang động như những viên ngọc thôi chờ đợi du khách tới thăm. Bên trong các hang động là những đoạn thạch nhu do ảnh hưởng của thiên nhiên tạo ra. Điều này tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ nhưng cuốn hút. 
IV. Phụ lục
PHT số 1
Tiết PPCT: 26-27
THƠ DUYÊN
(Xuân Diệu)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực đặc thù
- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản.
2. Phẩm chất: Biết yêu quý, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn con người.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT 
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ, ...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới
b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi Ô chữ bí mật
c. Sản phẩm: Câu trả lời và thái độ khi tham gia trò chơi
d. Tổ chức thực hiện:
1
3
1
2
Đ
Ồ
N
G
B
Ằ
N
G
B
Ắ
C
B
Ộ
13
3
H
O
A
S
Ữ
A
9
C
Ố
M
3
M
Ù
A
T
H
U
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ: 
+ Cách 1: Tổ chức trò chơi “Vượt chướng ngại vật”. Để vượt qua chướng ngại vật, hs phải tìm ra một ẩn số gồm 6 chữ cái. Có 4 từ hàng ngang gợi ý
Hàng ngang số 1: Dần là con giáp thứ mấy trong hệ thống 12 con giáp ở nước ta? 
Hàng ngang số 2: Tên gọi khác của đồng bằng châu thổ sông Hồng?
Hàng ngang số 3: Đố vui
Hoa gì nuôi trẻ sớm khuya
Lặng thầm góc phố, sẻ chia nồng nàn
Hàng ngang số 4:
Hạt gì không nhuộm mà xanh.
 Dẻo thơm, ngon lành ai chẳng muốn ăn
Cách 2: Em hãy chia sẻ những cảm xúc đặc biệt, hoặc những quan sát, phát hiện thú vị của bản thân về thiên nhiên quanh ta.
Cách 3: Trong hình dung của em, bức tranh mùa thu có những hình ảnh, sắc màu, đường nét đặc trưng nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, lắng nghe 
- GV quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức hoạt động
- HS trả tham gia trò chơi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài
Gợi ý: 
- Cách 1:
+ Hàng ngang 1: 3
+ Đồng Bằng Bắc Bộ
+ Hoa sữa
+ Cốm 
=> Từ khóa: MÙA THU
Mùa thu là mùa thứ 3 trong một năm, mùa thu mang dấu hiệu đặc trưng nhất là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhắc tới mùa xuân, người ta không thể không nhắc tới hương vị của những hạt cốm xanh cũng như mùi hương nồng nàn của hoa sữa. Mùa thu cũng là đề tài quen thuộc của thi ca. Xuân Diệu góp vào đề tài ấy bài thơ “Thơ duyên”
- Cách 2: Thiên nhiên quanh ta ẩn chứa vô vàn những điều thú vị và bất ngờ
+ Khoảnh khắc cầu vồng mọc; 
+ Những đám mây có hình thù kì lạ, huyền bí
+ Giây phút giao mùa.
+ Màu vàng rực của lá mùa thu.
+ Lớp sương sớm giăng mắc trên các ngọn cây.
- Cách 3: Hình dung của em
+ Mặt nước “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu
+ Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh
+ Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam
+ Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Đọc văn bản và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Biết cách đọc văn bản và giới thiệu về tác giả, tác phẩm
b. Nội dung: HS sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
NV: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản và tìm hiểu chung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
+ Gọi HS đọc bài
+ Báo cáo dự án về tác giả, tác phẩm
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
- GV quan sát, gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
I. Đọc văn bản và tìm hiểu chung
1. Đọc
- HS biết cách đọc diễn cảm và đọc đúng nhịp thơ
- Lưu ý các câu hỏi trong hộp chỉ dẫn
2. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Xuân Diệu (1916 – 1985), tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu.
- Quê quán: Quê nội ở Hà Tĩnh, Quê ngoại ở Bình Định.
- Làm thơ khi còn rất sớm, nổi tiếng với phong trào Thơ Mới.
- Phong cách nghệ thuật: dồi dào những rung động tươi mới, tràn trề tình yêu, niềm khát khao giao cảm với đời.
- Tác phẩm chính: Thơ thơ, Gửi hương cho gió 
b. Tìm hiểu tác phẩm Thơ duyên
- Thể loại: Thơ mới 7 chữ
- Xuất xứ: In trong Tuyển tập Thơ thơ
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
- Bố cục:
+ Đoạn 1: 6 câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên
+ Đoạn 2: 6 câu thơ tiếp: Vương quốc của tình yêu
+ Đoạn 3: 4 câu thơ tiếp: Cảnh thiên nhiên li tán
+ Đoạn 4: 4 câu thơ cuối: Cắt nghĩa của tác giả về tình yêu
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: 
- Nhận biết vẻ đẹp thiên nhiên mùa thu và sự giao hòa, hòa hợp tuyệt diệu giữa thiên nhiên với thiên nhiên, con người với thiên nhiên
- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản.
- Biết yêu quý, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn con người.
b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
NV1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhan đề 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ: 
Em hiểu thế nào về từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên”? 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở
- HS thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm 
- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
II. Khám phá văn bản
1. Tìm hiểu nhan đề
- Cách hiểu về từ “duyên”: Nghĩa từ duyên rất phong phú: chỉ mối quan hệ vợ chồng, những gặp gỡ trong đời, quan hệ gắn bó tựa như tự nhiên mà có, sự duyên dáng...
- Cách hiểu về từ “duyên” trong Thơ duyên: Bức tranh thu ở đây là sự giao hoà, giao duyên giữa thiên nhiên với thiên nhiên, con người với thiên nhiên và con người với con người 
NV2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp trong khổ 1 và khổ 4 của bài thơ
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuy

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_ngu_van_10_sach_canh_dieu_hoc_ki_1_nam_hoc.doc