Kế hoạch bài dạy Công nghệ Lớp 10 (Bộ kết nối tri thức) - Năm học 2022-2023

Kế hoạch bài dạy Công nghệ Lớp 10 (Bộ kết nối tri thức) - Năm học 2022-2023

B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Hoạt động 1. Tìm hiểu về trồng trọt.

a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học.

Sau khi học xong phần này, học sinh có thể:

- Biết được vai trò và triển vọng của trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

- Biết được một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam

- Biết được một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt trên thế giới

b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải thực hiện (xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành ) để xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ.

- Học sinh nghiên cứu SGK, internet và trả lời các câu hỏi trước ở nhà:

+ Câu 1. An ninh lương thực là gì? Vì sao các quốc gia phải đảm bảo an ninh lương thực?

 

docx 13 trang Phan Thành 04/07/2023 6160
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Công nghệ Lớp 10 (Bộ kết nối tri thức) - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường: 
Tổ: 
Họ và tên giáo viên:
TÊN BÀI DẠY: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRỒNG TRỌT
Môn học/Hoạt động giáo dục: Công nghệ; lớp:10
Thời gian thực hiện: (5 tiết)
I. Mục tiêu
Phẩm chất, năng lực
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
STT của YCCĐ
NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ
Nhận thức công nghệ
- Trình bày được vai trò và triển vọng của trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
(1)
- Phân loại được các nhóm cây trồng theo nguồn gốc, đặc tính sinh vật học và mục đích sử dụng.
(2)
- Phân tích được mối quan hệ giữa cây trồng với các yếu tố chính trong trồng trọt.
(3)
- Nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt.
(4)
- Trình bày được những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt.
(5)
NĂNG LỰC CHUNG 
Năng lực tự chủ và tự học
- Chủ động nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa có chọn lọc
(6)
Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Chủ động trong giao tiếp, tự tin khi nói chuyện trước đám đông
(7)
Năng lực hoạt động nhóm
- Trao đổi nhóm để hoàn thành phiếu học tập
(8)
- Sẵn sàng nhận nhiệm vụ, công việc nhóm phân công và phân tích được các công việc cần thực hiện để hoành thành nhiệm vụ
(9)
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Phẩm chất chăm chỉ
- Tích cực tham gia các nhiệm vụ học tập trong tiết học 
(10)
Phẩm chất trách nhiệm
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn
(11)
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Nêu cụ thể các thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của bài dạy (muốn hình thành phẩm chất, năng lực nào thì hoạt động học phải tương ứng và phù hợp).
Hoạt động
Thiết bị dạy học và học liệu
Hoạt động 1. Tìm hiểu về trồng trọt.
- SGK Công nghệ 10, sách giáo viên, máy tính, máy chiếu, kế hoạch bài dạy, bài giảng điện tử
- Hình ảnh minh họa
- Bộ câu hỏi vấn đáp
- Phiếu học tập 1
Hoạt động 2. Tìm hiểu về cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt
- SGK Công nghệ 10, sách giáo viên, máy tính, máy chiếu, kế hoạch bài dạy, bài giảng điện tử
- Hình ảnh minh họa
- Bộ câu hỏi vấn đáp
- Phiếu học tập 2
Hoạt động 3. Luyện tập, thực hành
- SGK Công nghệ 10, máy tính, máy chiếu, kế hoạch bài dạy, bài giảng điện tử
- Bộ câu hỏi luyện tập theo từng mức độ
- Tình huống thực tiễn
Hoạt động 4. Vận dụng được kiến thức về trồng trọt vào thực tiễn
- Giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà thực hiện
III. Tiến trình dạy học
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
Mục tiêu
(STT của YCCĐ)
Nội dung dạy học
trọng tâm
PP/KTDH
chủ đạo
Phương án đánh giá
Hoạt động 1. Tìm hiểu về trồng trọt.
(1), (4), (5), (6), (7), (8), (9), (10)
- Vai trò và triển vọng của trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
- Một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam
- Một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt trên thế giới
- Vấn đáp
- Hoạt động nhóm
- Đánh giá trực tiếp dựa trên câu trả lời của học sinh
- Đánh giá dựa trên kết quả hoạt động nhóm
Hoạt động 2. Tìm hiểu về cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt
(2), (3), (5), (6), (7), (8), (9), (10)
- Phân loại được các nhóm cây trồng phổ biến theo nguồn gốc, đặc tính sinh vật học và mục đích sử dụng.
- Phân tích được mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt.
- Vấn đáp
- Hoạt động nhóm
- Đánh giá trực tiếp dựa trên câu trả lời của học sinh
- Đánh giá dựa trên kết quả hoạt động nhóm
Hoạt động 3. Luyện tập, thực hành
 (5), (6), (7), (8), (9), (10), (11)
- Vấn đáp
Đánh giá trực tiếp dựa trên câu trả lời của học sinh
Hoạt động 4. Vận dụng được kiến thức về sử dụng, cải tạo đất trồng vào thực tiễn
(3), (6), (7), (8), (9), (10), (11)
- Giao nhiệm vụ cho HS thực hiện tại nhà
Đánh giá dựa trên sản phẩm của học sinh
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Tìm hiểu về trồng trọt.
a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học.
Sau khi học xong phần này, học sinh có thể:
- Biết được vai trò và triển vọng của trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
- Biết được một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam
- Biết được một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt trên thế giới
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải thực hiện (xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành ) để xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh nghiên cứu SGK, internet và trả lời các câu hỏi trước ở nhà:
+ Câu 1. An ninh lương thực là gì? Vì sao các quốc gia phải đảm bảo an ninh lương thực?
+ Câu 2. Các quốc gia cần phải làm gì để đảm bảo an ninh lương thực?
+ Câu 3. Trồng trọt ảnh hưởng như thế nào đến chăn nuôi và công nghiệp?
+ Câu 4. Các sản phẩm trồng trọt xuất khẩu chính của nước ta?
+ Câu 5. Triển vọng của ngành trồng trọt?
+ Câu 6. Kể một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam?
+ Câu 7: Hiện nay cơ giới hóa được áp dụng ở những khâu nào trong quá trình trồng trọt?
+ Câu 8: Những ưu điểm của công nghệ thủy canh, khí canh trong trồng trọt?
+ Câu 9: Kể tên các phương pháp ứng dụng công nghệ tưới nước nước tự động, tiết kiệm trong trồng trọt?
+ Câu 10: Công nghệ nhà kính trong trồng trọt thường áp dụng với những loại cây trồng nào?
+ Câu 11: Kể một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt trên thế giới?
+ Câu 12: Những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt là gì?
- Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập 1
c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm hoạt động theo nội dung yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành: kết quả xử lí tình huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trình bày, mô tả được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề xuất giải pháp thực hiện.
* Đáp án các câu hỏi HS nghiên cứu tại nhà
+ Câu 1. An ninh lương thực là gì? Vì sao các quốc gia phải đảm bảo an ninh lương thực?
An ninh lương thực là sự đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu.
Chỉ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng bền vững khi nào một quốc gia đó đã có an ninh lương thực.
+ Câu 2. Nước ta có những giải pháp nào để đảm bảo an ninh lương thực?
Ngày 25/3/2021, Chính Phủ ban hành Nghị quyết 34/NQ-CP về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia năm 2030.
Theo đó, Chính Phủ nêu ra các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030, cụ thể như sau:
- Đẩy mạnh phát triển, cơ cấu lại sản xuất lương thực, gắn với thị trường.
- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất lương thực.
- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến lương thực.
- Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn năng lực.
- Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất lương thực.
- Đổi mới cơ chế chính sách bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
- Phát triển hệ thống lưu thông, tăng khả năng tiếp cận lương thực, thực phẩm cho người dân ở mọi lúc, mọi nơi.
- Phát triển hệ thống thông tin, truyền thông về an ninh lương thực quốc gia.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh lương thực.
Xem thêm nội dung chi tiết tại Nghị quyết 34/NQ-CP ban hành ngày 25/3/2021.
+ Câu 3. Trồng trọt ảnh hưởng như thế nào đến chăn nuôi và công nghiệp?
Trồng trọt góp phần thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi và công nghiệp.
+ Câu 4. Các sản phẩm trồng trọt xuất khẩu chính của nước ta?
Các sản phẩm trồng trọt xuất khẩu chính của chúng ta là gạo, cà phê, hạt điều, hồ tiêu, chè, các loại trái cây, các loại rau xanh, 
+ Câu 5. Triển vọng của ngành trồng trọt?
- Phát triển trồng trọt ưng dụng công nghệ cao
- Hướng tới nền nông nghiệp 4.0
+ Câu 6. Kể một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam?
- Cơ giới hóa trồng trọt.
- Ứng dụng công nghệ thủy canh, khí canh trong trồng trọt.
- Ứng dụng công nghệ tưới nước tự động, tiết kiệm trong trồng trọt.
- Công nghệ nhà kính trong trồng trọt
+ Câu 7: Hiện nay cơ giới hóa được áp dụng ở những khâu nào trong quá trình trồng trọt?
Cơ giới hóa đã được áp dụng ở hầu hết các khâu trong quá trình trồng trọt (làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, )
+ Câu 8: Những ưu điểm của công nghệ thủy canh, khí canh trong trồng trọt?
- Cho phép con người trồng trọt ở những nơi không có đất trồng, điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Tiết kiệm không gian, tiết kiệm nước trong trồng trọt.
- Kiểm soát tốt chất lượng nông sản, nâng cao năng suất cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 
+ Câu 9: Kể tên các phương pháp ứng dụng công nghệ tưới nước nước tự động, tiết kiệm trong trồng trọt?
- Tưới nhỏ giọt.
- Tưới phun sương.
- Tưới phun mưa.
+ Câu 10: Công nghệ nhà kính trong trồng trọt thường áp dụng với những loại cây trồng nào?
Những cây phù hợp trồng trong nhà kính thì nhiều vô kể, từ rau củ như xà lách, rau thơm, tía tô, khoai tây, cà rốt ., quả như cà chua, ớt, dưa leo, bầu, bí , cây ăn trái như cam, ổi, xòai , mận đến hoa và cây cảnh như hoa lan, hoa hồng, hoa cúc .
+ Câu 11: Kể một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt trên thế giới?
1. Khu nông nghiệp công nghệ cao trong nhà lớn nhất thế giới tại Miyagi, Nhật Bản.
2. Vườn hoa Keukenhof, Hà Lan.
3. Trang trại táo ở California, Mỹ.
4. Khu vườn kì diệu ở Dubai.
+ Câu 12: Những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt là gì?
- Có sức khỏe tốt, chăm chỉ, chịu khó và có trách nhiệm cao trong công việc.
- Có kiến thức, kĩ năng cơ bản về trồng trọt; có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong trồng trọt.
- Tuân thủ an toàn lao động, có ý thức bảo vệ môi trường trong trồng trọt
* Đáp án phiếu học tập 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu hỏi
Câu trả lời
+ Câu 1. An ninh lương thực là gì? Vì sao các quốc gia phải đảm bảo an ninh lương thực?
An ninh lương thực là sự đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu.
Chỉ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng bền vững khi nào một quốc gia đó đã có an ninh lương thực.
+ Câu 2. Nước ta có những giải pháp nào để đảm bảo an ninh lương thực?
Ngày 25/3/2021, Chính Phủ ban hành Nghị quyết 34/NQ-CP về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia năm 2030.
Theo đó, Chính Phủ nêu ra các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030, cụ thể như sau:
- Đẩy mạnh phát triển, cơ cấu lại sản xuất lương thực, gắn với thị trường.
- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất lương thực.
- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến lương thực.
- Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn năng lực.
- Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất lương thực.
- Đổi mới cơ chế chính sách bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
- Phát triển hệ thống lưu thông, tăng khả năng tiếp cận lương thực, thực phẩm cho người dân ở mọi lúc, mọi nơi.
- Phát triển hệ thống thông tin, truyền thông về an ninh lương thực quốc gia.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh lương thực.
Xem thêm nội dung chi tiết tại Nghị quyết 34/NQ-CP ban hành ngày 25/3/2021.
+ Câu 3. Trồng trọt ảnh hưởng như thế nào đến chăn nuôi và công nghiệp?
Trồng trọt góp phần thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi và công nghiệp.
+ Câu 4. Các sản phẩm trồng trọt xuất khẩu chính của nước ta?
Các sản phẩm trồng trọt xuất khẩu chính của chúng ta là gạo, cà phê, hạt điều, hồ tiêu, chè, các loại trái cây, các loại rau xanh, 
+ Câu 5. Triển vọng của ngành trồng trọt?
- Phát triển trồng trọt ưng dụng công nghệ cao
- Hướng tới nền nông nghiệp 4.0
+ Câu 6. Kể một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam?
- Cơ giới hóa trồng trọt.
- Ứng dụng công nghệ thủy canh, khí canh trong trồng trọt.
- Ứng dụng công nghệ tưới nước tự động, tiết kiệm trong trồng trọt.
- Công nghệ nhà kính trong trồng trọt
+ Câu 7: Hiện nay cơ giới hóa được áp dụng ở những khâu nào trong quá trình trồng trọt?
Cơ giới hóa đã được áp dụng ở hầu hết các khâu trong quá trình trồng trọt (làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, )
+ Câu 8. Những ưu điểm của công nghệ thủy canh, khí canh trong trồng trọt?
- Cho phép con người trồng trọt ở những nơi không có đất trồng, điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Tiết kiệm không gian, tiết kiệm nước trong trồng trọt.
- Kiểm soát tốt chất lượng nông sản, nâng cao năng suất cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 
+ Câu 9. Kể tên các phương pháp ứng dụng công nghệ tưới nước nước tự động, tiết kiệm trong trồng trọt?
- Tưới nhỏ giọt.
- Tưới phun sương.
- Tưới phun mưa.
+ Câu 10. Công nghệ nhà kính trong trồng trọt thường áp dụng với những loại cây trồng nào?
Những cây phù hợp trồng trong nhà kính thì nhiều vô kể, từ rau củ như xà lách, rau thơm, tía tô, khoai tây, cà rốt ., quả như cà chua, ớt, dưa leo, bầu, bí , cây ăn trái như cam, ổi, xòai , mận đến hoa và cây cảnh như hoa lan, hoa hồng, hoa cúc .
+ Câu 11. Kể một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt trên thế giới?
1. Khu nông nghiệp công nghệ cao trong nhà lớn nhất thế giới tại Miyagi, Nhật Bản.
2. Vườn hoa Keukenhof, Hà Lan.
3. Trang trại táo ở California, Mỹ.
4. Khu vườn kì diệu ở Dubai.
+ Câu 12. Những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt là gì?
- Có sức khỏe tốt, chăm chỉ, chịu khó và có trách nhiệm cao trong công việc.
- Có kiến thức, kĩ năng cơ bản về trồng trọt; có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong trồng trọt.
- Tuân thủ an toàn lao động, có ý thức bảo vệ môi trường trong trồng trọt
d) Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho học sinh từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: (các câu hỏi đã chuyển giao cho học sinh chuẩn bị trước)
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập 1
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh tiến hành giải quyết các câu hỏi của giáo viên yêu cầu
- Giáo viên theo dõi, quan sát, đôn đốc các nhóm hoàn thành đúng thời gian quy định 
* Bước 3: Trình bày, báo cáo kết quả
- Giáo viên mời ngẫu nhiên học sinh trong lớp trả lời câu hỏi
- Giáo viên mời ngẫu nhiên thành viên bất kì của nhóm trình bày phiếu học tập 1 của nhóm
* Bước 4: Kết luận
- Nếu học sinh không trả lời được, giáo viên sẽ nhắc nhở, ghi nhận học sinh chưa thực hiện nhiệm vụ tại nhà.
- Nếu học sinh trả lời đúng hoặc chưa chính xác, giáo viên sẽ nhận xét và bổ sung kiến thức cần thiết mà học sinh cần đạt được trong hoạt động 1.
2. Hoạt động 2. Tìm hiểu về cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt
a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập để chiếm lĩnh kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1.
Sau khi học xong phần này, học sinh có thể:
- Phân loại được các nhóm cây trồng phổ biến theo nguồn gốc, đặc tính sinh vật học và mục đích sử dụng.
- Phân tích được mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt.
- Có ý thức vận dụng vào thực tiễn.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể của học sinh làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm) để chiếm lĩnh/vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập đã đặt ra từ Hoạt động 1.
- Học sinh nghiên cứu SGK, internet và trả lời các câu hỏi trước ở nhà:
Câu 1: Cây trồng là gì?
Câu 2: Có những cách nào để phân loại cây trồng?
Câu 3: Theo nguồn gốc, có thể phân loại cây trồng thành mấy nhóm?
Câu 4: Theo đặc tính sinh vật học, có thể phân loại cây trồng thành mấy nhóm?
Câu 5: Kể tên các loại cây hằng năm và lâu năm có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam?
Câu 6: Theo mục đích sử dụng, có thể phân loại cây trồng thành mấy nhóm?
Câu 7: Hãy liệt kê một số yếu tố chính trong trồng trọt?
Câu 8: Giống cây trồng là gi?
Câu 9: Tìm hiểu về các loại cây trồng phản ứng với quang chu kì và biện pháp kĩ thuật áp dụng để cây trồng ra hoa?
Câu 10: Nêu một số biểu hiện của cây trồng khi gặp điều kiện nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp?
Câu 11: Tìm hiểu những biểu hiện của cây trồng khi bị thừa hoặc thiếu nước?
Câu 12: Đất trồng có vai trò như thế nào trong sự phát triển của cây?
Câu 13: Tại cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng?
Câu 14: Kĩ thuật canh tác là gi?
 Phiếu học tập 2
c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ học tập mà học sinh cần viết ra, trình bày được.
- Đáp án các câu hỏi học sinh chuẩn bị trước ở nhà
Câu 1: Cây trồng là gì?
Cây trồng là cây được thuần hóa, chọn lọc để trồng trọt, đưa vào sản xuất nông nghiệp
Câu 2: Có những cách nào để phân loại cây trồng?
Có nhiều cách phân loại cây trồng, sau đây là một số cách:
Phân loại theo nguồn gốc
Phân loại theo đặc tính sinh học
Phân loại theo mục đích sử dụng
Câu 3: Theo nguồn gốc, có thể phân loại cây trồng thành mấy nhóm?
Theo nguồn gốc, cây trồng có thể được chia thành 3 nhóm:
Nhóm cây ôn đới
Nhóm cây nhiệt đới
Nhóm cây á nhiệt đới
Câu 4: Theo đặc tính sinh vật học, có thể phân loại cây trồng thành mấy nhóm?
Theo đặc tính sinh vật học, cây trồng có thể được chia thành nhiều nhóm khác nhau như cây hằng năm và cây lâu năm, cây thân thảo và cây thân gỗ, cây một lá mầm và cây hai lá mầm, 
Câu 5: Kể tên các loại cây hằng năm và lâu năm có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam?
Các loại cây có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam:
Cây lâu năm: bưởi năm roi, sầu riêng, bơ, thanh long, cây gỗ đàn hương, các loại cây dược liệu, 
Cây hằng năm: lúa, ngô, khoai mì, khoai lang, 
Câu 6: Theo mục đích sử dụng, có thể phân loại cây trồng thành mấy nhóm?
Theo mục đích sử dụng, cây trồng có thể chia thành rất nhiều loại như cây lương thực, cây ăn quả, cây rau, cây dược liệu, cây lấy gỗ, cây lấy hoa, 
Câu 7: Hãy liệt kê một số yếu tố chính trong trồng trọt?
Các yếu tố chính trong trồng trọt gồm:
Giống cây trồng.
Ánh sáng
Nhiệt độ
Nước và độ ẩm
Đất trồng
Dinh dưỡng
7. Kĩ thuật canh tác
Câu 8: Giống cây trồng là gi?
Giống cây trồng quy định năng suất, phẩm chất nông sản, khả năng chống chịu sâu, bệnh và các yếu tố bất lợi của ngoại cảnh.
Câu 9: Tìm hiểu về các loại cây trồng phản ứng với quang chu kì và biện pháp kĩ thuật áp dụng để cây trồng ra hoa?
Cây thanh long: Cây thanh long thuộc nhóm cây ngày dài, sự ra hoa chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ở miền Nam thanh long bắt đầu ra hoa vào tháng 4-9 dương lịch vì số giờ chiếu sáng trong ngày >12 giờ (ngày dài). Do đó, muốn thanh long ra hoa quả nghịch vụ vào giai đoạn đêm dài ngày ngắn, một trong những biện pháp hiệu quả nhất là tạo chiếu sáng nhân tạo trong thời gian ngày ngắn bằng cách đốt đèn trong một thời gian nhất định giúp cho cây ra hoa
Câu 10: Nêu một số biểu hiện của cây trồng khi gặp điều kiện nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp?
Một số biểu hiện của cây khi gặp nhiệt độ môi trường quá cao: lá cháy sém, cây héo,...
Một số biểu hiện của cây khi gặp nhiệt độ quá thấp: lá cây bị héo, rụng lá...
Câu 11: Tìm hiểu những biểu hiện của cây trồng khi bị thừa hoặc thiếu nước?
Biểu hiện của cây trồng khi thiếu nước:
Lá cây nhăn nheo, héo rũ và rụng dần
Lá bắt đầu vàng, nâu từ đầu lá đến toàn bộ lá
Tăng trưởng chậm, giảm ra hoa, kết trái
Thân và rễ cây suy yếu
Biểu hiện của cây trồng khi thừa nước:
Lá cây có màu xanh nhạt hoặc vàng, chồi non chậm phát triển, đôi khi có màu nâu thay vì màu xánh lá
Nhiều lá vàng úa bất thường, lá cây không tươi và hơi héo
Có thể có lớp rêu xanh hoặc mốc trắng, đen mỏng xuất hiện dưới gốc cây, lâu ngày dẫn đến thối rễ.
Câu 12: Đất trồng có vai trò như thế nào trong sự phát triển của cây?
Có vai trò dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng, nước và không khí cho cây; giúp cho cây đứng vững.
Mỗi loại cây trồng phù hợp với một hoặc một vài loại đất nhất định.
Câu 13: Tại cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng?
Thiếu dinh dưỡng cây trồng sẽ bị còi cọc, chậm lớn, giảm năng suất, tạo ra nông sản kém chất lượng.
Thừa dinh dưỡng có thể làm rối loạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng, gây ngộ độc cho cây.
Câu 14: Kĩ thuật canh tác là gi?
Nhằm mục đích tạo ra điều kiện hệ sinh thái thuận lợi giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, ngăn ngừa sự phát sinh, lây lan mầm bệnh của dịch hại.
Mỗi loại có nhu cầu khác nhau về điều kiện sinh thái.
Đáp án phiếu học tập số 2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu hỏi
Câu trả lời
Câu 1: Cây trồng là gì?
Cây trồng là cây được thuần hóa, chọn lọc để trồng trọt, đưa vào sản xuất nông nghiệp
Câu 2: Có những cách nào để phân loại cây trồng?
Có nhiều cách phân loại cây trồng, sau đây là một số cách:
Phân loại theo nguồn gốc
Phân loại theo đặc tính sinh học
Phân loại theo mục đích sử dụng
Câu 3: Theo nguồn gốc, có thể phân loại cây trồng thành mấy nhóm?
Theo nguồn gốc, cây trồng có thể được chia thành 3 nhóm:
Nhóm cây ôn đới
Nhóm cây nhiệt đới
Nhóm cây á nhiệt đới
Câu 4: Theo đặc tính sinh vật học, có thể phân loại cây trồng thành mấy nhóm?
Theo đặc tính sinh vật học, cây trồng có thể được chia thành nhiều nhóm khác nhau như cây hằng năm và cây lâu năm, cây thân thảo và cây thân gỗ, cây một lá mầm và cây hai lá mầm, 
Câu 5: Kể tên các loại cây hằng năm và lâu năm có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam?
Các loại cây có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam:
Cây lâu năm: bưởi năm roi, sầu riêng, bơ, thanh long, cây gỗ đàn hương, các loại cây dược liệu, 
Cây hằng năm: lúa, ngô, khoai mì, khoai lang, 
Câu 6: Theo mục đích sử dụng, có thể phân loại cây trồng thành mấy nhóm?
Theo mục đích sử dụng, cây trồng có thể chia thành rất nhiều loại như cây lương thực, cây ăn quả, cây rau, cây dược liệu, cây lấy gỗ, cây lấy hoa, 
Câu 7: Hãy liệt kê một số yếu tố chính trong trồng trọt?
Các yếu tố chính trong trồng trọt gồm:
Giống cây trồng.
Ánh sáng
Nhiệt độ
Nước và độ ẩm
Đất trồng
Dinh dưỡng
Kĩ thuật canh tác
Câu 8: Giống cây trồng là gì?
Giống cây trồng quy định năng suất, phẩm chất nông sản, khả năng chống chịu sâu, bệnh và các yếu tố bất lợi của ngoại cảnh.
Câu 9: Tìm hiểu về các loại cây trồng phản ứng với quang chu kì và biện pháp kĩ thuật áp dụng để cây trồng ra hoa?
Cây thanh long: Cây thanh long thuộc nhóm cây ngày dài, sự ra hoa chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ở miền Nam thanh long bắt đầu ra hoa vào tháng 4-9 dương lịch vì số giờ chiếu sáng trong ngày >12 giờ (ngày dài). Do đó, muốn thanh long ra hoa quả nghịch vụ vào giai đoạn đêm dài ngày ngắn, một trong những biện pháp hiệu quả nhất là tạo chiếu sáng nhân tạo trong thời gian ngày ngắn bằng cách đốt đèn trong một thời gian nhất định giúp cho cây ra hoa
Câu 10: Nêu một số biểu hiện của cây trồng khi gặp điều kiện nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp?
Một số biểu hiện của cây khi gặp nhiệt độ môi trường quá cao: lá cháy sém, cây héo,...
Một số biểu hiện của cây khi gặp nhiệt độ quá thấp: lá cây bị héo, rụng lá...
Câu 11: Tìm hiểu những biểu hiện của cây trồng khi bị thừa hoặc thiếu nước?
Biểu hiện của cây trồng khi thiếu nước:
Lá cây nhăn nheo, héo rũ và rụng dần
Lá bắt đầu vàng, nâu từ đầu lá đến toàn bộ lá
Tăng trưởng chậm, giảm ra hoa, kết trái
Thân và rễ cây suy yếu
Biểu hiện của cây trồng khi thừa nước:
Lá cây có màu xanh nhạt hoặc vàng, chồi non chậm phát triển, đôi khi có màu nâu thay vì màu xánh lá
Nhiều lá vàng úa bất thường, lá cây không tươi và hơi héo
Có thể có lớp rêu xanh hoặc mốc trắng, đen mỏng xuất hiện dưới gốc cây, lâu ngày dẫn đến thối rễ.
Câu 12: Đất trồng có vai trò như thế nào trong sự phát triển của cây trồng?
Đất trồng:
Có vai trò dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng, nước và không khí cho cây; giúp cho cây đứng vững.
Mỗi loại cây trồng phù hợp với một hoặc một vài loại đất nhất định.
Câu 13: Tại sao cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng?
Thiếu dinh dưỡng cây trồng sẽ bị còi cọc, chậm lớn, giảm năng suất, tạo ra nông sản kém chất lượng.
Thừa dinh dưỡng có thể làm rối loạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng, gây ngộ độc cho cây.
Câu 14: Kĩ thuật canh tác là gi?
Kĩ thuật canh tác: 
Nhằm mục đích tạo ra điều kiện hệ sinh thái thuận lợi giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, ngăn ngừa sự phát sinh, lây lan mầm bệnh của dịch hại.
Mỗi loại có nhu cầu khác nhau về điều kiện sinh thái.
d) Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: (các câu hỏi đã chuyển giao cho học sinh chuẩn bị trước)
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập 1
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh tiến hành giải quyết các câu hỏi của giáo viên yêu cầu
- Giáo viên theo dõi, quan sát, đôn đốc các nhóm hoàn thành đúng thời gian quy định 
* Bước 3: Trình bày, báo cáo kết quả
- Giáo viên mời ngẫu nhiên học sinh trong lớp trả lời câu hỏi
- Giáo viên mời ngẫu nhiên thành viên bất kì của nhóm trình bày phiếu học tập 1 của nhóm
* Bước 4: Kết luận
- Nếu học sinh không trả lời được, giáo viên sẽ nhắc nhở, ghi nhận học sinh chưa thực hiện nhiệm vụ tại nhà.
- Nếu học sinh trả lời đúng hoặc chưa chính xác, giáo viên sẽ nhận xét và bổ sung kiến thức cần thiết mà học sinh cần đạt được trong hoạt động 1.
3. Hoạt động 3. Luyện tập, thực hành
a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm giao cho học sinh thực hiện.
c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập; các bài thực hành, thí nghiệm do học sinh thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình.
d) Tổ chức thực hiện: Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh; hướng dẫn hỗ trợ học sinh thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.
4. Hoạt động 4: Vận dụng được kiến thức về trồng trọt vào thực tiễn
a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm vụ/yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn (theo từng bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp).
b) Nội dung: Mô tả rõ yêu cầu học sinh phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải quyết.
c) Sản phẩm: Nêu rõ yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát hiện và giải quyết tình huống/vấn đề trong thực tiễn.
d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục của giáo viên.
Ghi chú:
1. Mỗi bài dạy có thể được thực hiện trong nhiều tiết học, bảo đảm đủ thời gian dành cho mỗi hoạt động để học sinh thực hiện hiệu quả. Hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập cần bảo đảm yêu cầu tối thiểu về số lượng và đủ về thể loại theo yêu cầu phát triển các kĩ năng. Hoạt động vận dụng được thực hiện đối với những bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp và chủ yếu được giao cho học sinh thực hiện ở ngoài lớp học.
2. Trong Kế hoạch bài dạy không cần nêu cụ thể lời nói của giáo viên, học sinh mà tập trung mô tả rõ hoạt động cụ thể của giáo viên: giáo viên giao nhiệm vụ/yêu cầu/quan sát/theo dõi/hướng dẫn/nhận xét/gợi ý/kiểm tra/đánh giá; học sinh thực hiện/đọc/nghe/nhìn/viết/trình bày/báo cáo/thí nghiệm/thực hành/.
3. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học và được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy thông qua các hình thức: hỏi - đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập. Đối với mỗi hình thức, khi đánh giá bằng điểm số phải thông báo trước cho học sinh về các tiêu chí đánh giá và định hướng cho học sinh tự học; chú trọng đánh giá bằng nhận xét quá trình và kết quả thực hiện của học sinh theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập đã được nêu cụ thể trong Kế hoạch bài dạy.
4. Các bước tổ chức thực hiện một hoạt động học
- Giao nhiệm vụ học tập: Trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ được giao cho học sinh (đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị dạy học/học liệu cụ thể để tất cả học sinh đều hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện.
- Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Trình bày cụ thể nhiệm vụ học sinh phải thực hiện (đọc/nghe/nhìn/làm) theo yêu cầu của giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.
- Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận): Trình bày cụ thể giải pháp sư phạm trong việc lựa chọn các nhóm học sinh báo cáo và cách thức tổ chức cho học sinh báo cáo (có thể chỉ chọn một số nhóm trình bày/báo cáo theo giải pháp sư phạm của giáo viên).
- Kết luận, nhận định: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của học sinh trên thực tế tổ chức dạy học); làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến thức, kĩ năng để học sinh ghi nhận, thực hiện; làm rõ các nội dung/vấn đề cần giải quyết/giải thích và nhiệm vụ học tập mà học sinh phải thực hiện tiếp theo./.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_cong_nghe_lop_10_bo_ket_noi_tri_thuc_nam_ho.docx