Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chương trình học kỳ II

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chương trình học kỳ II

BÀI 30. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ

I . MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Nêu tóm tắt được chu kì nhân lên của virut trong tế bào chủ

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.

3. Giáo dục

- Học sinh có thái độ về cơ sở khoa học về virut và ứng dụng vào đời sống.

4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực

- Năng lực chuyên biệt: Tri thức về sinh học, Năng lực nghiên cứu.

- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, Làm việc nhóm – quan hệ với người khác, Đọc – viết.

- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực.

II. CHUẨN BỊ

-Tranh vẽ vẽ phóng hình 30 SGK.

-Tranh, tài liệu về bệnh AIDS.

III. PHƯƠNG PHÁP

- Vấn đáp, trực quan.

- Hoạt động nhóm

- Liên hệ thực tế

IV. TRỌNG TÂM

Chu kì nhân lên của virut trong tế bào chủ ( Lấy ví dụ ở phage): Chu kì nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn : Giai đoạn hấp phụ, giai đoạn xâm nhập, giai đoạn tổng hợp, giai đoạn lắp ráp và giai đoạn phóng thích

+ Giai đoạn hấp phụ : Có sự liên kết đặc hiệu giữa gai glicôprôtêin của virut với thụ thể bề mặt của tế bào chủ

+ Giai đoạn xâm nhập : Đối với phage thì chỉ có phần lõi được tuồn vào trong, còn vỏ ở bên ngoài. Đối với virut động vật, đưa cả nucleôcapsit vào sau đó mới cởi bỏ vỏ.

+ Giai đoạn tổng hợp : Sử dụng các nguyên liệu và enzim của vật chủ để sinh tổng hợp các thành phần của virut( trừ 1 số virut có enzim riêng tham gia vào sinh tổng hợp)

+ Giai đoạn lắp ráp : Lắp phần vỏ và phần lõi vào tạo thành virut hoàn chỉnh

+ Giai đoạn phóng thích : Virut sẽ phá vỡ tế bào và phóng thích ra ngoài : Nếu virut làm tan tế bào gọi là virut độc. Nếu virut không làm tan tế bào gọi là virut ôn hoà.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Ổn định và kiểm tra sĩ số. (1’)

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu cấu tạo virut.

3. Giảng bài mới:

Đặt vấn đề: Virut nhân lên như thế nào?

 

docx 61 trang yunqn234 10522
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chương trình học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: Sinh trưởng của vi sinh vật
Tiết 27: ...............Ngày soạn: ......................... 
BÀI 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT 
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Trình bày được đặc điểm chung của sự sinh trưởng ở vi sinh vật và giải thích được sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi cấy liên tục và không liên tục.
2. Kĩ năng: 
Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
3. Giáo dục 
- Học sinh có thái độ về cơ sở khoa học về sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực chuyên biệt: Tri thức về sinh học, Năng lực nghiên cứu.
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, Làm việc nhóm – quan hệ với người khác, Đọc – viết.
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực.
II. CHUẨN BỊ
- SGK và hình 25.
III. PHƯƠNG PHÁP 
- Vấn đáp, trực quan.
- Hoạt động nhóm
- Liên hệ thực tế 
IV. TRỌNG TÂM
- Khái niệm: Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
- Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật.
 * Môi trường nuôi cấy không liên tục: Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hoá trong quá trình nuôi cấy.
Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, quần thể vi sinh vật sinh trưởng theo 4 pha: Pha tiềm phát, pha luỹ thừa, pha cân bằng và pha suy vong
+ Pha tiềm phát: Vi khuẩn thích nghi với môi trường, không có sự gia tăng số lượng tế bào, enzim cảm ứng hình thành để phân giải các chất.
+ Pha luỹ thừa: Trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân, tốc độ sinh trưởng cực đại. 
+ Pha cân bằng: Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian (số lượng tế bào sinh ra tương đương với số tế bào chết đi).
+ Pha suy vong: Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần (do chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ ngày càng nhiều).
* Môi trường nuôi cấy liên tục: là môi trường nuôi cấy được bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng các chất thải trong quá trình nuôi cấy.
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định và kiểm tra sĩ số. (1’)	
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra bài thu hoạch thực hành.
- Sự khác biệt cơ bản của quá trình làm rượu bia thủ công và lên men rượu bia công nghiệp là gì?
3. Giảng bài mới: 
Đặt vấn đề: Vi sinh vật sinh trưởng và sinh sản như thế nào?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài
 ▲ Yêu cầu HS nghiên cứu ND và bảng trang 99, hỏi: 
 - Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là gì?
 - Thời gian thế hệ là gì?
 - Trả lời câu lệnh trang 99.
 Đáp án đúng:
 + Số TB trong QT tăng gấp đôi. 
 + No = 105, g = 20 phút Þ n=6.
 Vậy: N = No.26 = 64.105.
 ▲ Treo bảng phóng to hình 25, yêu cầu HS quan sát và nhận xét về biến đổi số lượng tế bào theo thời gian nuôi cấy ® chia thành các pha.
▲Trả lời câu lệnh trang101
▲Trả lời câu lệnh trang101
 ▲ Yêu cầu HS nghiên cứu mục II.2 SGK, hỏi:
 - Nuôi cấy liên tục là gì? Ưu điểm và ứng dụng của nó?
 - Trả lời câu hỏi lệnh trang 101.
 ∆ Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.
 - KN SGK.
 - ND SGK.
 - HS tính toán, trả lời câu hỏi.
 ∆ Quan bảng phóng to, trả lời câu hỏi.
∆n=t/g = 60 phút /20phút = 3 
∆ Cần trả lời được: 
 -Pha cân bằng.
∆Dùng phương pháp nuôi cấy liên tục
 ∆ Nghiên cứu mục II.2 SGK, trả lời câu hỏi.
 - Liên tục thêm các chất dinh dưỡng mới vào môi trường đồng thời lấy đi một lượng dịch nuôi cấy tương đương.
I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG:
 - Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
 - Thời gian thế hệ (g): là thời gian từ lúc một tế bào sinh ra đến khi nó phân chia hoặc là thời gian để số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.
 VD: E. Coli có g = 20 phút.
 - Tính số tế bào trong bình nuôi cấy sau n lần phân chia (N):
 + Số TB ban đầu: No
 + Thời gian nuôi cấy: t (phút)
 + Số lần phân chia: n Þ n = t/g
 N = No.2n = No.2t/g
II. SỰ SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ VI KHUẨN
1. Nuôi cấy không liên tục:
 - Môi trường nuôi cấy không bổ sung chất dinh dưỡng mới và không lấy đi sản phẩm chuyển hoá vật chất.
 - Quần thể vi khuẩn sinh trưởng theo một đường cong gồm 4 pha:
a. Pha tiềm phát (pha lag):
 - Vi khuẩn thích nghi với môi trường, enzim cảm ứng hình thành. 
 - Số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng.
b. Pha luỹ thừa (pha log):
 Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh.
c. Pha cân bằng:
 Số lượng tế bào vi khuẩn đạt cực đại và không đổi theo thời gian.
d. Pha suy vong:
 Số cá thể (tế bào) trong quần thể giảm dần.
2. Nuôi cấy liên tục:
 Bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương.
 Ưu điểm: không tích tụ chất độc, tránh hiện tượng suy vong.
 Ứng dụng: sản xuất sinh khối thu nhận prôtêin đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như các axit amin, enzim, kháng sinh, hoocmôn ...
4. Củng cố: (5’)
- Câu hỏi và bài tập cuối bài 25:
Câu 1/101 : Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn?
Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
- Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh.
- Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian.
-Pha suy vong: Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
Câu 2/101: Trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát vì vi khuẩn cần có thời gian làm quen để hình thành các enzim cảm ứng. Trong nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát vì môi trường ổn định, vi khuẩn đã có enzim cảm ứng.
Câu 3/101: Trong nuôi cấy không liên tục có pha suy vong vì các chất dinh dưỡng cạn kiệt, các chất độc hại được tạo ra qua quá trình chuyển hoá được tích luỹ ngày càng nhiều làm thay đổi tính thẩm thấu của màng làm cho vi khuẩn bị phân hủy. Còn trong nuôi cấy liên tục, các chất dinh dưỡng và các chất được tạo ra trong quá trình chuyển hoá khá ổn định nên không có hiện tượng suy vong. 
5. Hướng dẫn về nhà: (2’) 
- Sưu tầm một vài phương pháp lên men không liên tục, lên men liên tục. 	
VI. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày kí duyệt giáo án: 
 Người kí duyệt giáo án: 
Tiết 28: ..... ..........Ngày soạn: ......................... 
BÀI 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
I . MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
- Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật và ứng dụng của chúng
2. Kĩ năng: 
Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
3. Giáo dục 
- Học sinh có thái độ về cơ sở khoa học về sinh trưởng của vi sinh vật và ứng dụng vào đời sống.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực chuyên biệt: Tri thức về sinh học, Năng lực nghiên cứu.
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, Làm việc nhóm – quan hệ với người khác, Đọc – viết.
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực.
II. CHUẨN BỊ
- SGK, Bảng trang 106.
- Tài liệu nói về các chất hoá học là chất dinh dưỡng, nhân tố sinh trưởng và chất ức chế vi sinh vật.
III. PHƯƠNG PHÁP 
- Vấn đáp, trực quan.
- Hoạt động nhóm
- Liên hệ thực tế 
IV. TRỌNG TÂM
Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
 * Yếu tố hoá học
+ Các chất dinh dưỡng
Chất dinh dưỡng là những chất giúp cho vi sinh vật đồng hoá và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng. Bao gồm hợp chất vô cơ ( C, N, S, P, Oxi) và hợp chất hữu cơ
Các hợp chất hữu cơ như cacbonhidrat, lipit, prôtêin...là các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật. Các chất vô cơ chứa các nguyên tố vi lượng như Mn, Zn, Mo...có vai trò trong quá trình thẩm thấu, hoạt hoá enzim...
Một số vi sinh vật còn cần một số chất hữu cơ cho sự sinh trưởng của mình mà chúng không thể tự tổng hợp được từ các chất vô cơ gọi là nhân tố sinh trưởng. Tuỳ thuộc vào nhu cầu các chất này mà người ta chia vi sinh vật thành 2 nhóm: vi sinh vật nguyên dưỡng và vi sinh vật khuyết dưỡng.
+ Các chất ức chế sinh trưởng.
Chất ức chế sinh trưởng là những chất làm vi sinh vật không sinh trưởng được hoặc làm chậm tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật.
Một số chất hoá học thường được dùng trong y tế, thú y, công nghiệp thực phẩm, xử lí nước sạch...để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật gồm: các hợp chất phenol, các loại cồn, iốt, clo, cloramin, các hợp chất kim loại nặng ( bạc, thuỷ ngân...), các anđêhit, các loại khí êtilen oxit(10 – 20%), các chất kháng sinh.
* Yếu tố vật lí
+ Nhiệt độ : Ảnh hưởng lớn đến tốc độ của các phản ứng sinh hoá trong tế bào. Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia vi sinh vật làm 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt và vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
+ Độ ẩm: Hàm lượng nước quyết định độ ẩm mà nước là dung môi của các chất khoáng, là yếu tố hoá học tham gia vào các quá trình thuỷ phân các chất.
+ Độ pH: Ảnh hưởng đến tính thấm của màng, hoạt động chuyển hoá vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP. Dựa vào độ pH của môi trường, người ta có thể chia vi sinh vật thành 3 nhóm chính:vi sinh vật ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính
+ Ánh sáng: Vi khuẩn quang hợp cần năng lượng ánh sáng để quang hợp. Ánh sáng thường có tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động ánh sáng... Bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật.
+ Áp suất thẩm thấu: Ảnh hưởng đến sự phân chia của vi khuẩn
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định và kiểm tra sĩ số. (1’)	
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu khái niệm sinh trưởng và thời gian thế hệ của vi sinh vật. Cho VD.
- Sinh trưởng liên tục là gì? Ưu điểm của nuôi cấy liên tục so với nuôi cấy không liên tục?
3. Giảng bài mới: 
Đặt vấn đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng vi sinh vật là gì? Ứng dụng vào cuộc sống nhưn thế nào?
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài dạy
▲ Giới thiệu vai trò của thức ăn và môi trường sống đối với đời sống sinh vật nói chung và đối với vi sinh vật nói riêng. 
 ▲ Cho HS xem mục I, trang 105 – 106 SGK. hỏi:
 - Chất dinh dưỡng là gì?
 - Các chất nguyên tố vi lượng là gì? Chúng có vai trò như thế nào?
 - Nhân tố sinh trưởng là gì?
 - Thế nào là vi sinh vật nguyên dưỡng và sinh vật khuyết dưỡng.
▲ Cho HS ghi nhận nội dung tóm tắt theo SGK.
▲Trả lời câu hỏi lệnh: Vì sao có thể dùng VSV khuyết dưỡng (VD E. coli triptôphan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptôphan hay không? 
▲ Cho HS nghiên cứu bảng trang 106 SGK, trả lời các câu hỏi lệnh:
 +Hãy kể các chất diệt khuẩn dùng trong bệnh viện, trường học, và gia đình.
 +Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5-10 phút?
 +Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không?
Mở rộng: trong mùa lũ, cán bộ y tế cấp viên cloramin B nhằm làm gì? 
 ▲ Yêu cầu HS nghiên cứu mục II, trang 107 SGK, lưu ý tên gọi và một số tác động của các tác nhân vật lý đến sự sinh trưởng của VSV và dụng trong bảo quan nông sản, thực phẩm 
 ▲Câu lệnh trang107.
∆ Lắng nghe, cùng làm việc với giáo viên.
∆ Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi. 
∆Ghi nhận ND tóm tắt.
∆Vì E. coli triptôphan âm phát triển được Þ thực phẩm có triptôphan và ngược lại. [E. coli triptôphan âm không tự tổng hợp được triptôphan, môi trường không có sẵn triptôphan chúng sẽ chết]
∆Nghiên cứu SGK, kết hợp hiểu biết trả lời các câu hỏi.
 +Cồn, nước javen (natri hipôclorit), thuốc tím, chất kháng sinh.
 +Dung dịch muối gây co nguyên sinh, ngăn chặn tế bào VSV phân chia, thuốc tím có tác dụng ôxi hóa mạnh. 
 +Không phải, nhưng có tác dụng tạo bọt nhằm rửa trôi VSV. 
 Diệt khuẩn và làm trong nước sinh hoạt trong.
∆Nghiên cứu SGK, lưu ý tên gọi và một số tác động của các tác nhân vật lý đến sự sinh trưởng của VSV và ứng dụng trong bảo quan nông sản, thực phẩm 
∆Trả lời:
+ Ngăn giữ thực phẩm trong tủ lạnh thường có tO 4OC±1OC nên các vi khuẩn gây bệnh bị ức chế không sinh trưởng được.
 + Vi sinh vật ký sinh trên động vật thường là vi sinh vật ưa ấm (30OC-40OC).
 + Các loại thức ăn nhiều nước rất dễ nhiễm khuẩn vì vi khuẩn sinh trưởng tốt ở môi trường có độ ẩm cao.
 + Trong sữa chua lên men tốt (lên men đồng hình) hầu như không có vi sinh vật gây bệnh vì sữa chua có pH thấp ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn gây bệnh.
I. CHẤT HOÁ HỌC:
1/ Chất dinh dưỡng:
 - Chất dinh dưỡng là những chất giúp giúp cho VSV đồng hóa và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng, giúp cân bằng áp suất thẩm thấu, hoạt hóa axit amin.
 VD: cacbohyđrat, prôtêin, lipit, các nguyên tố vi lượng Zn, Mn, Mo 
 - Nhân tố sinh trưởng là các chất hữu cơ (axit amin, vitamin,...) cần ít nhưng VSV không thể tự tổng hợp được từ chất vô cơ.
 + Vi sinh vật khuyết dưỡng không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng.
 + Vi sinh vật nguyên dưỡng tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng.
2/ Chất ức chế sinh trưởng:
 Bảng trang 106-SGK.
II. CÁC YẾU TỐ LÝ HỌC:
 * Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến tốc độ của các phản ứng sinh hóa trong tế bào ® VSV sinh sản nhanh hay chậm.
 Dùng nhiệt độ cao để thanh trùng, nhiệt độ thấp để kìm hãm sinh trưởng của VSV.
 * Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm mà nước là dung môi của các chất khoáng dinh dưỡng, là yếu tố hóa học tham gia vào các quá trình thủy phân các chất.
 Dùng nước để kích thích, khống chế sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật.
 *Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt hóa enzim, sự hình thành ATP,...
 *VK QH cần ánh sáng để quang hợp, tổng hợp sắc tố, hướng sáng 
 Ánh sáng có thể ức chế, tiêu diệt VSV: tia tử ngoại, tia X, tia Gamma 
 * Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa 2 bên màng sinh chất gây nên một áp suất thẩm thấu.
 -Dùng đường, muối tạo áp suất thẩm thấu để kìm hãm sự sinh trưởng của VSV.
4. Củng cố: (5’) 
HS nhắc lại nội dung tóm tắt cuối SGK
5. Hướng dẫn về nhà: (2’) 
	- Học bài theo câu hỏi SGK
	- Đọc mục ghi nhớ và “Em có biết”
	- Xem trước nội dung bài thực hành.
	- Xem trước bài 2.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày kí duyệt giáo án: 
 Người kí duyệt giáo án: 
Tiết 29: ...............Ngày soạn: ......................... 
BÀI 26: SINH SẢN Ở VI SINH VẬT 
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Giới thiệu các hình thức sinh sản của vi sinh vật.
2. Kĩ năng: 
Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
3. Giáo dục 
- Học sinh có thái độ về cơ sở khoa học về sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực chuyên biệt: Tri thức về sinh học, Năng lực nghiên cứu.
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, Làm việc nhóm – quan hệ với người khác, Đọc – viết.
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực.
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ.
III. PHƯƠNG PHÁP 
- Vấn đáp, trực quan.
- Hoạt động nhóm
- Liên hệ thực tế 
IV. TRỌNG TÂM
- Các hình thức sinh sản của vi sinh vật
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định và kiểm tra sĩ số. (1’)	
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của quần thể vi khuẩn?
3. Giảng bài mới: 
Đặt vấn đề: Vi sinh vật sinh trưởng và sinh sản như thế nào?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài
 ▲ HD HS nghiên cứu bài 26 SGK, về nhà tóm tắt lại các hình thức sinh sản của vi sinh vật, mỗi hình thức cho 1 VD.
 ∆ Nghiên cứu bài 26 SGK theo HD của GV, tóm tắt lại các hình thức sinh sản của vi sinh vật và cho VD.
1. Sinh sản của sinh vật nhân sơ:
a. Phân đôi:
b. Nảy chồi và tạo thành bào tử:
 + Ngoại bào tử. VD: VSV dinh dưỡng mêtan.
 + Bào tử đốt. VD: Xạ khuẩn.
 + Phân nhánh và nảy chồi. VD: Vi khuẩn quang dưỡng màu tía.
2. Sinh sản của sinh vật nhân thực:
a. Sinh sản bằng bào tử:
 + Sinh sản vô tính: bào tử kín, VD: nấm Muco hay bào tử trần, VD: nấm Penicillium.
 + Sinh sản hữu tính bằng bào tử qua giảm phân.
b. Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi: 
 - Sinh sản vô tính bằng nảy chồi, VD: nấm men rượu hoặc phân đôi VD: nấm men rượu rum.
 - Sinh sản vô tính bằng phân đôi và sinh sản hữu tính bằng cách hình thành bào tử chuyển động hay hợp tử.
4. Củng cố: (5’)
Câu1/105 : Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử sau: nội bào tử, ngoại bào tử và bào tử đốt. 
- Nội bào tử được hình thành khi gặp điều kiện bất lợi. Nội bào tử có vỏ dày, bên trong là hợp chất đặc biệt giúp cho bào tử rất bền nhiệt.
- Bào tử đốt: bào tử được hình thành do sự phân đốt của sợi dinh dưỡng.
- Ngoại bào tử: bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.
Câu 2/105 : Ví dụ về các bào tử sinh sản ở vi khuẩn và ở nấm.
- Ở vi khuẩn các bào tử sinh sản là bào tử đốt, ngoại bào tử đều là bào tử sinh sản vô tính.
- Ở nấm có hai loại bào tử sinh sản:
+ Bào tử hữu tính: bào tử túi (nấm men rượu), bào tử tiếp hợp (nấm tiếp hợp)... 
+ Bào tử vô tính: bào tử trần có nấm Aspertillus (nấm cúc), nấm Penicillium (nấm chổi) và bào tử có ở nấm Mucor. 
Bào tử nấm rất đa dạng, có thể chuyển động hoặc không chuyển động. Bào tử nấm chỉ có các lớp màng cấu tạo chủ yếu từ hêmixenlulôzơ và kitin, không có canxiđipicolinat kém chịu nhiệt.
Câu 3/105 : là do không diệt khuẩn đúng quy trình các nội bào tử mọc mầm phát triển phân giải các chất thải ra CO2 và các chất khí khác làm hộp thịt bị phồng lên.
5. Hướng dẫn về nhà: (2’) 
- Xem trước bài 27
VI. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày kí duyệt giáo án: 
 Người kí duyệt giáo án: 
Chủ đề: Virut và bệnh truyền nhiễm: 
Tiết 30: ..... ..........Ngày soạn: ......................... 
Bài 29: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT
I . MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
- Trình bày khái niệm và cấu tạo của virut.
2. Kĩ năng: 
Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
3. Giáo dục 
- Học sinh có thái độ về cơ sở khoa học về virut và ứng dụng vào đời sống.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực chuyên biệt: Tri thức về sinh học, Năng lực nghiên cứu.
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, Làm việc nhóm – quan hệ với người khác, Đọc – viết.
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực.
II. CHUẨN BỊ
- SGK và hình 29.3, bảng trang 117.
- Hình 29.1, 29.2 phóng to; phiếu học tập và bảng phụ. 
Bảng so sánh virut và vi khuẩn 
Tính chất
Virut 
Vi khuẩn 
Có cấu tạo tế bào 
Không 
Có
Chỉ chứa ADN hoặc ARN 
Có
Không
Chứa cả ADN và ARN 
Không
Có
Chứa ribôxôm 
Không
Có
Sinh sản độc lập
Không
Có
III. PHƯƠNG PHÁP 
- Vấn đáp, trực quan.
- Hoạt động nhóm
- Liên hệ thực tế 
IV. TRỌNG TÂM
Virut là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ (đo bằng nanomet) và có cấu tạo rất đơn giản, hệ gen chỉ chứa một loại axit nucleic ( ADN hoặc ARN) được bao bọc bởi phân tử prôtêin.
Sống kí sinh nội bào bắt buộc.
Cấu tạo của virut : lõi axit nuclêic (ADN hoặc ARN); vỏ capsit; một số loại virut có vỏ ngoài.
Virut chưa có cấu tạo tế bào nên gọi là hạt virut. Hạt virut có 3 loại cấu trúc : xoắn, khối và hỗn hợp.
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định và kiểm tra sĩ số. (1’)	
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra nội dung bài thu hoạch
3. Giảng bài mới: 
Đặt vấn đề: Virut là gì? Có hại hay có lợi? Lợi hại như thế nào?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài dạy
 ▲ Yêu cầu HS đọc lời dẫn.
 ▲ Làm rõ khái niệm virut.
 Þ Rút ra được các đặc điểm quan trọng của virut.
 ▲ Yêu cầu HS đọc mục II, xem hình 29.1 SGK phóng to, thảo luận trả lời câu hỏi:
 - Hai thành phần cơ bản của virut là gì? Một số virut có thêm thành phần nào?
 - Thành phần nào đóng vai trò là hệ gen của virut? Nó cấu tạo như thế nào?
 - Nêu cấu tạo và vai trò của vỏ prôtêin.
 ▲ Treo hình 29.2 SGK phóng to, yêu cầu HS phân biệt các dạng cấu trúc của virut.
 ▲ Yêu cầu học sinh đọc ND các dạng cấu trúc của virut (trang 116 SGK).
 ▲ Yêu cầu học sinh đọc ND thí nghiệm của Franken và Conrat (trang 116 SGK). Rút ra ý nghĩa của thí nghiệm.
 ▲ Yêu cầu HS trả lời câu lệnh trang 117.
 (GV cho đáp án đúng vào bảng trang 117 SGK)
 ∆ Một HS đọc lời dẫn.
 ∆ Làm việc cùng giáo viên.
 Þ Kí sinh nội bào bắt buộc.
 Kích thước siêu nhỏ.
 Hệ gen gen chỉ chứa ADN hoặc ARN. 
 ∆ Cần trả lời được:
 - Thành phần cơ bản: lõi axit nuclêic và vỏ prôtêin. Một số virut có thêm vỏ ngoài.
 - Lõi axit nuclêic là hệ gen. Nó cấu tạo từ ADN hoặc ARN.
 - Cấu tạo: từ các đơn vị prôtêin là capsôme; vai trò: bao bọc bên ngoài bảo vệ axit nuclêic.
 ∆ Xem hình, thảo luận và trình bày.
 ∆ Đọc ND các dạng cấu trúc của virut.
 ∆ Đọc ND thí nghiệm, trả lời câu hỏi lệnh, rút ra ý nghĩa.
 ∆ Cần trả lời được: 
 -Virut lai mang hệ gen của chủng A ® tổng hợp ADN, prôtêin của chủng A.
 - Ở ngoài tế bào chủ virut là thể vô sinh, khi nhiễm vào tế bào sống chúng là thể sống.
 - Không thể nuôi cấy vì chúng sống ký sinh nội bào bắt buộc. 
I. KHÁI NIÊM:
 Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ (10-100nm), cấu tạo đơn giản (lõi a. nuclêic và vỏ prôtêin), kí sinh nội bào bắt buộc.
 Có 2 loại virut: Virut ADN (đậu mùa, viêm gan B, hecpet...) và virut ARN (cúm, sốt xuất huyết Dengi, viêm não nhật Bản...)
II. CẤU TẠO:
 - Virut có cấu tạo gồm 2 thành phần cơ bản:
 + Lõi axit nuclêic (ADN hoặc ARN) là hệ gen của virut.
 + Vỏ prôtêin (capsit) được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin là capsôme, bảo vệ axit nuclêic.
 - Một số virut còn có thêm lớp vỏ ngoài (lipit kép và prôtêin). Trên bề mặt vỏ ngoài có gai glicôprôtêin làm nhiệm vụ kháng nguyên giúp virut bám lên tế bào vật chủ. Virut không có vỏ là virut trần. 
III. HÌNH THÁI:
 Virut chưa có cấu tạo tế bào nên gọi là hạt. Hạt virut có 3 loại cấu trúc:
 - Cấu trúc xoắn: 
 + Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic.
 + Có hình que hay sợi (virut khảm thuốc lá, virut bệnh dại), hình cầu (virut cúm, virut sởi).
 - Cấu trúc khối: Capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện gồm 20 mặt tam giác đều.
 VD: Virut bại liệt, virut mụn cơm.
 - Cấu trúc hổn hợp: Phối hợp 2 dạng cấu trúc trên.
 VD: Virut đậu mùa, phagơ.
 * Thí nghiệm của Franken và Conrat (trang 116 SGK).
 Þ Ý nghĩa của TN: Chứng minh hệ gen của virut là lõi axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong di truyền và sinh sản.
4. Củng cố: (5’) Trả lời câu hỏi SGK.
Câu 1. - Capsit chính là vỏ prôtêin bao bọc bên ngoài để bảo vệ axit nuclêic.
- Capsôme: vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin.
- Nuclêôcapsit: Gồm phức hợp axit nuclêic và vỏ capsit.
- Vỏ ngoài: vỏ bao bọc bên ngoài vỏ capsit.
Câu 2. Virut gồm 3 tính chất cơ bản sau:
- Virut có cấu tạo đơn giản gồm axit nuclêic bao quanh bởi vỏ prôtêin, chỉ chứa một loại axit nucleic ADN hoặc ARN.
- Có kích thước siêu nhỏ, chỉ quan sát được chúng dưới kính hiển vi điện tử.
- Kí sinh nội bào bắt buộc.
Câu 3. Khi trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa là prôtêin capsit của chủng A và một nửa chủng B sẽ được virut lai mang axit nuclêic của chủng B và vỏ prôtêin vừa là của chủng A vừa là của chủng B (xen nhau). Sau khi nhiễm vào cây thuốc lá, virut nhân lên sẽ là chủng B. Bởi vì mọi tính trạng của virut đều do hệ gen của virut quyết định.
5. Hướng dẫn về nhà: (2’) 
- Tìm thêm các virut có lợi và các virut gây hại.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Xem trước bài 30.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày kí duyệt giáo án: 
 Người kí duyệt giáo án: 
Tiết 31: ..... ..........Ngày soạn: ......................... 
BÀI 30. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
I . MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
- Nêu tóm tắt được chu kì nhân lên của virut trong tế bào chủ
2. Kĩ năng: 
Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
3. Giáo dục 
- Học sinh có thái độ về cơ sở khoa học về virut và ứng dụng vào đời sống.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực chuyên biệt: Tri thức về sinh học, Năng lực nghiên cứu.
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, Làm việc nhóm – quan hệ với người khác, Đọc – viết.
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực.
II. CHUẨN BỊ
-Tranh vẽ vẽ phóng hình 30 SGK.
-Tranh, tài liệu về bệnh AIDS.
III. PHƯƠNG PHÁP 
- Vấn đáp, trực quan.
- Hoạt động nhóm
- Liên hệ thực tế 
IV. TRỌNG TÂM
Chu kì nhân lên của virut trong tế bào chủ ( Lấy ví dụ ở phage): Chu kì nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn : Giai đoạn hấp phụ, giai đoạn xâm nhập, giai đoạn tổng hợp, giai đoạn lắp ráp và giai đoạn phóng thích
+ Giai đoạn hấp phụ : Có sự liên kết đặc hiệu giữa gai glicôprôtêin của virut với thụ thể bề mặt của tế bào chủ 
+ Giai đoạn xâm nhập : Đối với phage thì chỉ có phần lõi được tuồn vào trong, còn vỏ ở bên ngoài. Đối với virut động vật, đưa cả nucleôcapsit vào sau đó mới cởi bỏ vỏ.
+ Giai đoạn tổng hợp : Sử dụng các nguyên liệu và enzim của vật chủ để sinh tổng hợp các thành phần của virut( trừ 1 số virut có enzim riêng tham gia vào sinh tổng hợp)
+ Giai đoạn lắp ráp : Lắp phần vỏ và phần lõi vào tạo thành virut hoàn chỉnh
+ Giai đoạn phóng thích : Virut sẽ phá vỡ tế bào và phóng thích ra ngoài : Nếu virut làm tan tế bào gọi là virut độc. Nếu virut không làm tan tế bào gọi là virut ôn hoà.
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định và kiểm tra sĩ số. (1’)	
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu cấu tạo virut.
3. Giảng bài mới: 
Đặt vấn đề: Virut nhân lên như thế nào? 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài
 ▲ Cho HS đọc thông tin mục I, trang 119 SGK. 
 ▲ Dán sơ đồ hình 30.1phóng to kèm ND rút gọn, HD HS làm rõ chu trình nhân lên của virut.
 ▲ Yêu cầu HS trả lời câu lệnh trang 120.
 + Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định.
Lưu ý: Khi Virut nhân lên mà làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan.
 ▲ Yêu cầu HS nghiên cứu mục II, trang 120 và dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi: 
 - Em hiểu thế nào là HIV/ AIDS?
 - Có các con đường nào lây truyền HIV và các giai đoạn phát triển bệnh?
 ▲ Yêu cầu HS trả lời câu lệnh trang 120.
 - Các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao?
 - Tại sao nhiều người không hay biết mình đang bị nhiễm HIV. Điều đó nguy hiểm thế nào đối với xã hội.
 - Phòng tránh HIV/AIDS như thế nào?
 ∆ Đọc thông tin.
 ∆ Làm việc cùng GV và ghi nhận kiến thức.
 ∆ Cần trả lời được: Mỗi loại virut có các gai glicô- prôtêin hoặc prôtêin bề mặt phải đặc hiệu đối với thụ thể bề mặt của tế bào tương ứng.
 ∆ HS nghiên cứu SGK và dựa vào hiểu biết để trả lời.
 ∆ Cần trả lời được: 
 - Tiêm chích ma tuý 
 Gái mại dâm
- Giai đoạn sơ nhiễm và ủ bệnh của HIV rất lâu nên không biết (nếu không làm xét nghiệm). Ngoài ra, nếu xét nghiệm rơi vào thời kì của sổ vẫn chưa phát hiện được bệnh dù đã bị nhiễm. Điều này rất nguy hại cho xã hội vì những gì mà chúng ta biết chỉ là “phần nổi” của tảng băng trôi.
 - Trả lời theo mục 4.tr 120 SGK.
I. CHU TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUT:
1/ Sự hấp phụ: Virut bám vào bề mặt tế bào vật chủ nhờ có gai glicôprôtêin tương thích. 
2/ Xâm nhập: Đưa bộ gen vào tế bào chủ. 
+Phagơ: enzimlizôzim phá hủy thành tế bào để bơm a. nuclêic vào tế bào chất, vỏ nằm bên ngoài.
+Virut động vật đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất, sau đó “cởi vỏ” để giải phóng a. nuclêic.
3) Sinh tổng hợp: 
Từ nguyên liệu của tế bào chủ
3.1.Tổng hợp enzim
3.2. Tổng hợp a. nuclêic 
3.3. Tổng hợp prôtêin vỏ
 Một số loại virut có enzim riêng.
4)Lắp ráp: Lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo virut hoàn chỉnh.
5)Phóng thích: Virut phá vỡ tế bào để ồ ạt chui ra ngoài.
II. HIV/AIDS:
1) Khái niệm: HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người.
2)Ba con đường lây truyền HIV: 
 Qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con.
3)Ba giai đoạn phát triển của bệnh: 
 -Giai đoạn sơ nhiễm (thời kì cửa sổ): 2 tuần ® 3 tháng.
 - Giai đoạn không triệu chứng: 1®10 năm.
 - Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: 1 ® 2 năm.
4) Biện pháp phòng ngừa: Sống lành mạnh, vệ sinh y tế, loại trừ tệ nạn xã hội 
4. Củng cố: (5’)
Câu 1. Năm giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào gồm:
- Giai đoạn hấp thụ: Nhờ glicôprôtêin đặc hiệu bám lên thụ thể bề mặt của tế bào, nếu không thì virut không bám được vào.
- Giai đoạn xâm nhập: Đối với phagơ enzim lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất. Đối với virut động vật đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic. 
- Giai đoạn sinh tổng hợp: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho riêng mình.
- Giai đoạn phóng thích: Virut phá vỡ tế bào ồ ạt chui ra ngoài. Khi virut nhân lên làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan.
Câu 2. Ba con đường lây nhiễm HIV phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam:
- Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích, xăm mình, ghép tạng...
- Qua đường tình dục.
- Mẹ nhiễm HIV truyền cho con qua bào thai hoặc sữa mẹ.
Câu 3. Ở điều kiện bình thường, một số vi sinh vật thường không gây bệnh, nhưng khi sức đề kháng của cơ thể yếu, khả năng miễn dịch bị suy giảm thì chúng trở thành gây bệnh, bệnh do vi sinh vật gây ra gọi là bệnh cơ hội. Vi sinh vật gây bệnh gọi là vi sinh vật cơ hội.
Câu 4. HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người. Chúng có khả năng lây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch (tế bào limphô T4 hay T-CD4). Sự giảm số lượng các tế bào này làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể.
Câu 5. Hiện nay chưa có vacxin phòng HIV hữu hiệu, cho nên cần phải có lối sống lành mạnh, loại trừ các tệ nạn xă hội. Đảm bảo vệ sinh khi truyền máu, ghép tạng, không xăm mình và không tiêm chích ma túy. Khi mẹ đã bị nhiễm HIV thì không nên sinh con
5. Hướng dẫn về nhà: (2’) 
- Trả lời các câu hỏi còn lại trong SGK. (dựa vào nội dung bài và hiểu biêts để trả lời)
- Tìm hiểu về tình hình lây nhiễm HIV/AIDS ở địa phương.
- Xem trước bài 31, 32.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày kí duyệt giáo án: 
 Người kí duyệt giáo án: 
Tiết 32: ..... ..........Ngày soạn: ......................... 
Bài 31: VIRUT GÂY BỆNH
ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Nêu được tác hại của virut, cách phòng tránh. 
- Một số ứng dụng của virut
2. Kĩ năng: 
Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
3. Giáo dục 
- Học sinh có thái độ về cơ sở khoa học về virut và ứng dụng vào đời sống.
4. Định hướng phát triển phẩm chất va

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_chuong_trinh_hoc_ky_ii.docx