Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 1: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống - Năm học 2021-2022

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 1: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống - Năm học 2021-2022

Phẩm chất Năng lực MỤC TIÊU STT

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

Nhận thức Sinh học - Thế nào là nguyên tắc thứ bậc (1)

 - Đơn vị phân loại sinh vật trong tự nhiên (2)

 - Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống (3)

Tìm hiểu thế giới sống - Học viên xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì. (1)

 - Giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống (2)

 - Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống (3)

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học -Chỉ ra được mặc dù thế giới sống rất đa dạng nhưng lại thống nhất (1)

 - Giải thích nguyên nhân sự khác biệt của các loài sinh vật. (2)

 - Giải thích được sự đa dạng sinh học trong tự nhiên. (3)

NĂNG LỰC CHUNG

Tự chủ

và tự học - Năng lực trình bày suy nghĩ,ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm. Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. (1)

 - Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá. (2)

Giải quyết vấn đề sáng tạo -Liên hệ sử dụng tiết kiệm năng lượng để bảo vệ môi trường (1)

Thể chất - Kỹ năng thu thập phân tích dữ liệu phục vụ cho quá trình nhận thúc (1)

CÁC PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Trách nhiệm - Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô (1)

 - Có ý thức bảo tồn sự đa dạng sinh học. (2)

 - Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập. (3)

Chăm chỉ - Nghiêm túc thực hiện các yêu cầu của thầy cô hướng dẫn (1)

Trung thực - Từ những thành tựu khoa học xây xựng niềm tin, thế giới quan khoa học (1)

 

docx 6 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 3050
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 1: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH 10
Thời lượng: 1 tiết (Tiết 1 - Bài 1)
Ngày soạn: 5/9/2021
Ngày dạy: Tuần 1
TÊN CHỦ ĐỀ: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
Bài 1: CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
 I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất Năng lực
MỤC TIÊU
STT
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Nhận thức Sinh học
- Thế nào là nguyên tắc thứ bậc
(1)
- Đơn vị phân loại sinh vật trong tự nhiên
(2)
- Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
(3)
Tìm hiểu thế giới sống
- Học viên xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì.
(1)
- Giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống
(2)
- Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống
(3)
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
-Chỉ ra được mặc dù thế giới sống rất đa dạng nhưng lại thống nhất
(1)
- Giải thích nguyên nhân sự khác biệt của các loài sinh vật.
(2)
- Giải thích được sự đa dạng sinh học trong tự nhiên.
(3)
NĂNG LỰC CHUNG
Tự chủ 
và tự học
- Năng lực trình bày suy nghĩ,ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm. Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
(1)
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
(2)
Giải quyết vấn đề sáng tạo
-Liên hệ sử dụng tiết kiệm năng lượng để bảo vệ môi trường
(1)
Thể chất
- Kỹ năng thu thập phân tích dữ liệu phục vụ cho quá trình nhận thúc
(1)
CÁC PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trách nhiệm
- Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô 
(1)
- Có ý thức bảo tồn sự đa dạng sinh học.
(2)
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
(3)
Chăm chỉ
- Nghiêm túc thực hiện các yêu cầu của thầy cô hướng dẫn
(1)
Trung thực
- Từ những thành tựu khoa học xây xựng niềm tin, thế giới quan khoa học
(1)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1. Chuẩn bị của GV:
- Máy chiếu, máy tính và các tư liệu tranh ảnh, flash, video.
- Một số hình ảnh về các cấp tổ chức thế giới sống.
- Tranh vẽ hình SGK , Giấy A0 , bút dạ 
- SGK, Sách giáo viên và tài liệu tham khảo.
- Phiếu giao bài, phiếu học tập và đáp án
-Phiếu học tập số 1: Đặc điểm các cấp tổ chức sống
-Phiếu học tập số 2 : Bảng ghép các cấp tổ chức sống với đặc điểm.
 2. Chuẩn bị của HS:
- HS Sưu tầm các tranh ảnh tiêu biểu để sử dụng trong tiết học
- Đọc sách giáo khoa và tài liệu tham khảo ở nhà.
- Phiếu giao bài, phiếu học tập đã trình bày các nội dung được yêu cầu chuẩn bị.
- SmartPhone hoặc Ipad có nối mạng. 	
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
STT
Câu hỏi
Đánh giá nôi dung trình bày
1
Nêu một số điểm khác nhau giữa thực vật và động vật
3. Dạy học bài mới:
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung
A. KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu : 
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới
 - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
* Phương pháp: trò chơi, gợi mở..
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức
ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:
Học sinh tập trung chú ý;
Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;
Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,
Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.
GV giới thiệu sơ lược chương trình sinh 12. Vật chất sống bắt đầu từ các phân tử, trong đó đặc biệt quan trọng là axit nucleic, axit amin, nhưng sự sống của cơ thể chỉ bắt đầu từ khi có tế bào, do đó thế giới sống được tổ chức theo các cấp từ đơn giản đến phức tạp 
B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục tiêu : 
- Học sinh phải giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống.
- Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.
- Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức
Hoạt động 1: 
 GV chia nhóm HS, yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhanh trả lời.
Câu hỏi: Quan sát hình 1, cho biết thế giới sống được tổ chức theo những cấp tổ chức cơ bản nào?
 GV yêu cầu các HS khác bổ sung.
 GV đánh giá, kết luận.
 HS tách nhóm theo yêu cầu của GV, nghe câu hỏi và tiến hành thảo luận theo sự phân công của GV.
 Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận.
 Các thành viên còn lại nhận xét, bổ sung.
I. Các cấp tổ chức của thế giới sống: 
 Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc rất chặc chẽ gồm các cấp tổ chức cơ bản: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái. 
 Trong đó, tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.
Hoạt động 1:
 GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi được phân công.
+ Nhóm 1 và nhóm 2:
Câu hỏi: Cho ví dụ về tổ chức thứ bậc và đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống.
 GV nhận xét, kết luận.
+ Nhóm 3 và nhóm 4:
Câu hỏi: Thế nào là hệ thống mở và tự điều chỉnh? Cho ví dụ.
GV điều chỉnh, kết luận.
GV yêu cầu nhóm 5, 6 trình bày kết quả.
+ Nhóm 5 và 6:
Câu hỏi: Cho ví dụ chứng minh thế giới sống đa dạng nhưng thống nhất. 
GV tổng hợp, kết luận.
 Nhóm 1 và 2 tiến hành thảo luận theo yêu cầu của GV, cử đại diện trình bày.
Các nhóm còn lại bổ sung.
Nhóm 3, 4 cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận.
Các nhóm khác bổ sung.
Nhóm 5, 6 trình bày kết quả, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống:
1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc:
 Nguyên tắc thứ bậc: Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.
Ngoài đặc điểm của tổ sống cấp thấp, tổ chức cấp cao còn có những đặc tính riêng gọi là đặc tính nổi trội.
2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh:
- Khái niệm hệ thống mở.
- Khái niệm hệ tự điều chỉnh.
3. Thế giới sống liên tục tiến hóa:
- Nhờ sự thừa kế thông tin di truyền nên các sinh vật đều có đặc điểm chung.
- Điều kiện ngoại cảnh luôn thay đổi, biến dị không ngừng phát sinh, quá trình chọn lọc luôn tác động lên sinh vật, nên thế giới sống phát triển vô cùng đa dạng và phong phú. 
C: LUYỆN TẬP
Mục tiêu: - - Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết .
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
Phương pháp dạy học: Giao bài tập
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Câu 1: Cho các ý sau:
(1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
(2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.
(3) Liên tục tiến hóa.
(4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
(5) Có khả năng cảm ứng và vân động.
(6) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 2: Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là:
A. Trao đổi chất và năng lượng
B. Sinh sản
C. Sinh trưởng và phát triển
D. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi
Đáp án: D
Câu 3: Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống là
(1) Cơ thể. (2) tế bào (3) quần thể
(4) quần xã (5) hệ sinh thái
Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là
A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5 B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5
C. 5 → 4 → 3 → 2 → 1 D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 4: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống?
A. Nguyên tắc thứ bậc. B. Nguyên tắc mở.
C. Nguyên tắc tự điều chỉnh. D. Nguyên tắc bổ sung
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
D: VẬN DỤNG (8’)
Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
-Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.
Lời giải:
Một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người:
- Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ cao, hệ mạch dưới da sẽ dãn ra, lỗ chân lông giãn mở, mồ hôi tiết ra làm mát cơ thể.
- Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ thấp, các mạch máu dưới da co lại, xuất hiện hiện tượng run để làm ấm cơ thể.
- Mắt người khi nhìn không rõ có xu hướng khép nhỏ lại, làm thay đổi cầu mắt, giúp ảnh hiện chính xác ở khoảng tiêu cự để nhìn rõ vật.
- Khi có một tác động quá lớn đến tâm lí con người, não có xu hướng xóa bỏ đoạn kí ức đó.
- Ở hoạt động bài tiết bình thường, cơ thể sẽ thu lại đường- chất có lợi cho cơ thể và bài thải nitrat – chất gây độc cho cơ thể.
E: MỞ RỘNG (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Vẽ sơ đồ tư duy cho bài
4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà
- Trả lời các câu hỏi bài 1:
- Đọc trước bài 2.
- Hoàn thành phiếu giao bài 2.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC ( PHỤ LỤC)
A. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI
B, PHIẾU GIAO BÀI
1. Đọc trước bài 1 : Các cấp tổ chức của thế giới sống.
2. Trả lời các câu hỏi/
(1) Sự khác nhau giữa sinh vật và vật vô sinh ?
(2) Các cấp tổ chức thế giới sống như thế nào ?
(3) Thế nào là nguyên tắc thứ bậc ?
(4) Thế nào là hệ thống mở, tự điều chỉnh ?
(5) Tao sao nói thế giới sống liên tục tiến hóa, phát triển ?
3. Làm bài tập trắc nghiệm sau :
1. Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại ?
a. Quần thể	b. Quần xã 
c. Cơ thể	d. Hệ sinh thái 
2. Cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ sống là : 
a. Sinh quyến	b. Hệ sinh thái 
c. Loài	d. Hệ cơ quan 
3. Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành :
a. Hệ cơ quan	b. Mô 
c. Cơ thể	d. Cơ quan 
4. Tổ chức sống nào sau đây là bào quan ?
a. Tim	b. Phổi 
c. Ribôxôm	d. Não bộ 
5. Tổ chức nào sau đây là đơn vị phân loại của sinh vật trong tự nhiên ?
a. Quần thể 	c. Quần xã 
b. Loài 	d. Sinh quyển 
6. Hoạt động nào sau đây xảy ra ở tế bào sống ? 
a. Trao đổi chất 	b. Sinh trưởng và phát triển 
c. Cảm ứng và sinh trưởng 	d. Tất cả các hoạt động nói trên 
7. Điều nào dưới đây là sai khi nói về tế bào ?
a. Là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống 
b. Là đơn vị chức năng của tế bào sống 
c. Được cấu tạo từ các mô 
d. Được cấu tạo từ các phân tử , đại phân tử vào bào quan 
8. Tập hợp các cơ quan , bộ phận của cơ thể cùng thực hiện một chức năng được gọi là: 
a. Hệ cơ quan 	c. Bào quan 
b. Đại phân tử 	d. Mô 
9. Đặc điểm chung của prôtêtin và axit nuclêic là :
a. Đại phân tử có cấu trúc đa phân 
b. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào 
c. Đều được cấu tạo từ các đơn phân axít a min 
d. Đều được cấu tạo từ các nuclêit
10.	Phân tử ADN và phân tử ARN có tên gọi chung là :
a. Prôtêin	c. A xít nuclêic
b. Pôlisaccirit	d. Nuclêôtit
11. Hệ thống các nhóm mô được sắp xếp để thực hiện một loại chức năng thành lập nên ..... và nhiều ....... tạo thành hệ .......
Từ đúng để điền vào chố trống của câu trên là: 
a. Tê bào 	c. Cơ quan 
b. Cơ thể 	d. Bào quan 
12. Đặc điểm chung của trùng roi , a mip, vi khuẩn là : 
a. Đều thuộc giới động vật 
b. Đều có cấu tạo đơn bào
c. Đều thuộc giới thực vật 
d. Đều là những cơ thể đa bào 
13. Tập hợp các cá thể cùng loài , cùng sống trong một vùng địa lý nhất định ở một thời điểm xác định và cơ quan hệ sinh sản với nhau được gọi là :
a. Quần thể	c. Quần xã 
b. Nhóm quần thể	d. Hệ sinh thái 
14. Một hệ thống tương đối hoàn chỉnh bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của nó được gọi là : 
a. Quần thể	c. Loài sinh vật 
b. Hệ sinh thái	d. Nhóm quần xã 
15.	Hãy chọn câu sau đây có thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao:
a. Cơ thể, quần thể, hệ sinh thái, quần xã
b. Quần xã , quần thể, hệ sinh thái, cơ thể 
c. Quần thể, quần xã, cơ thể, hệ sinh thái 
d. Cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái .
16. Ở sinh vật, đơn vị quần xã dùng để chỉ tập hợp của :
a. Toàn bộ các sinh vật cùng loài 
b. Toàn bộ các sinh vật khác loài 
c. Các quần thể sinh vật khác loài trong 1 khu vực sống 
d. Các quần thể sinh vật cùng loài .
17. Tập hợp các sinh vật và hệ sinh thái trên trái đất được gọi là : 
a. Thuỷ Quyển 	c. Khí quyển 
b. Sinh quyển 	d. Thạch quyển 
18. Điều dưới đây đúng khi nói về một hệ thống sống :
a. Một hệ thống mở 
b. Có khả năng tự điều chỉnh 
c. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường 
d. Cả a,b,c, đều đúng 
C, CÁC HỒ SƠ KHÁC
V. PHÊ DUYỆT
VI. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_bai_1_cac_cap_do_to_chuc_cua_the_gio.docx