Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tiết 7: Ôn tập - Trần Thị Giang

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tiết 7: Ôn tập - Trần Thị Giang

I/ Mục tiêu :

1.Kiến thức : Hs ôn tập các kiến thức về đặc điểm chung của các cấp tổ chức sông, đặc điểm chính của các giới sinh vật , các nguyên tố hóa học, cacbonhidrat .

2.Năng lực: Tự học

- Kĩ năng: làm các dạng câu trắc nghiệm

- Làm bài ,trả lời câu hỏi ,kỹ năng tính toán một số bài tậpvề cấu trúc của ADN , ARN.

3.Phẩm chất: tích cực trong học tập và ôn chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.

II/ Thiết bị dạy học và học liệu

1. GV: Hệ thống câu hỏi ôn tập , Giáo án, SGK, bài tập trắc nghiệm.

2. HS: sách, vở.

III/ Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1. Mở đầu - Phần I. Hệ thống hóa kiến thức

a. Mục tiêu. HS biết cách hệ thống hóa kiến thức

b. Nội dung. Hãy hệ thống hóa kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy.

c.Sản phẩm. HS trả lời yêu cầu của GV qua câu hỏi kiểm tra

d. Tổ chức thực hiện.

Bước 1: GV yêu cầu trả lời câu hỏi

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ

HS làm việc theo nhóm/ cá nhân trước giờ học.

Bước 3. Báo cáo và thảo luận.

*GV gọi đại diện nhóm 1 lên báo cáo sơ đồ tư duy nhóm 1.

-GV gọi đại diện nhóm 1 bổ xung.

-GV gọi đại diện nhóm khác nhận xét.

 

docx 7 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 4050
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tiết 7: Ôn tập - Trần Thị Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: PTDT Nội Trú Họ và tên GV: Trần Thị Trang
Tổ: Lý – Hóa – Sinh – Công nghệ
Tuần 8 - Tiết: 7
 ÔN TẬP 
I/ Mục tiêu :
1.Kiến thức : Hs ôn tập các kiến thức về đặc điểm chung của các cấp tổ chức sông, đặc điểm chính của các giới sinh vật , các nguyên tố hóa học, cacbonhidrat .
2.Năng lực: Tự học 
- Kĩ năng: làm các dạng câu trắc nghiệm
- Làm bài ,trả lời câu hỏi ,kỹ năng tính toán một số bài tậpvề cấu trúc của ADN , ARN.
3.Phẩm chất: tích cực trong học tập và ôn chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
II/ Thiết bị dạy học và học liệu
1. GV: Hệ thống câu hỏi ôn tập	, Giáo án, SGK, bài tập trắc nghiệm.
2. HS: sách, vở.
III/ Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1. Mở đầu - Phần I. Hệ thống hóa kiến thức
a. Mục tiêu. HS biết cách hệ thống hóa kiến thức
b. Nội dung. Hãy hệ thống hóa kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy.
c.Sản phẩm. HS trả lời yêu cầu của GV qua câu hỏi kiểm tra 
d. Tổ chức thực hiện.
Bước 1: GV yêu cầu trả lời câu hỏi 
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc theo nhóm/ cá nhân trước giờ học.
Bước 3. Báo cáo và thảo luận.
*GV gọi đại diện nhóm 1 lên báo cáo sơ đồ tư duy nhóm 1.
-GV gọi đại diện nhóm 1 bổ xung.
-GV gọi đại diện nhóm khác nhận xét.
2.Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
HĐ 2.1. Tìm hiểu và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm 
a. Mục tiêu. HS có phản xạ nhanh, nhớ kiến thức cũ.
b. Nội dung. HS thực hiện nhiệm vụ trả lời các câu của GV nêu.
c. Sản phẩm: hệ thống kiến thức qua các câu hỏi trắc nghiệm.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ.
Phần I. TRẮC NGHIỆM: 
Bước 1: Phần này GV có thể cho HS làm trên phiếu trả lời và nộp chấm điểm hệ số 1
Câu 1: Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia saccarit ra thành ba loại là đường đơn, đường đôi và đường đa?
A. khối lượng của phân tử
B. độ tan trong nước
C. số loại đơn phân có trong phân tử
D. số lượng đơn phân có trong phân tử
Câu 2: Loại đường cấu tọa nên vỏ tôm, cua được gọi là gì?
A. Glucozo B. kitin C. Saccarozo D. Fructozo
Câu 3: Cơ thể người không tiêu hóa được loại đường nào?
A. Lactozo B. Mantozo C. Xenlulozo D. Saccarozo
Câu 4: Cho các ý sau:
(1) Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
(2) Khi bị thủy phân thu được glucozo
(3) Có thành phần nguyên tố gồm: C, H , O
(4) Có công thức tổng quát: (C6H10O6)n
(5) Tan trong nước
Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm chung của polisaccarit?
A. 2. B. 3 C. 4. D. 5
Câu 5: Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi khuẩn thuộc
A. giới Khởi sinh. B. giới Nấm.
C. giới Nguyên sinh. D. giới Động vật.
Câu 6: Các nghành chính trong giới thực vật là
A. Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
B. Rêu, Hạt trần, Hạt kín.
C. Tảo lục đa bào, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
D. Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
Câu 7: Cho các ý sau:
(1) Hầu hết đơn bào.
(2) Sinh trưởng, sinh sản nhanh.
(3) Phân bố rộng.
(4) Thích ứng cao với điều kiện sống.
(5) Có khả năng chịu nhiệt và chịu lạnh tốt.
(6) Quan sát được bằng mắt thường.
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của vi sinh vật nói chung?
A. 2 B. 4 C. 3 D. 5.
Câu 8: Trong một cánh rừng gồm các cấp tổ chức sống cơ bản là
A. Cá thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
B. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã.
C. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.
D. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
Câu 9: Thế giới sinh vật được phân thành các nhóm theo trình tự là
A. Loài → chi → họ →bộ→lớp→ngành → giới.
B. chi → họ → bộ→lớp→ngành → giới→ loài
C. Loài → chi → bộ → họ →lớp→ngành → giới.
D. Loài → chi →lớp → họ →bộ →ngành → giới.
Câu 10: Cho các ý sau:
(1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
(2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.
(3) Liên tục tiến hóa.
(4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
(5) Có khả năng cảm ứng và vân động.
(6) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 11: Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là:
A. Trao đổi chất và năng lượng
B. Sinh sản
C. Sinh trưởng và phát triển
D. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi
Câu 12: Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống là
(1) Cơ thể. (2) tế bào (3) quần thể
(4) quần xã (5) hệ sinh thái
Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là
A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5 B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5
C. 5 → 4 → 3 → 2 → 1 D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1
Câu 13: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống?
A. Nguyên tắc thứ bậc. B. Nguyên tắc mở.
C. Nguyên tắc tự điều chỉnh. D. Nguyên tắc bổ sung.
Câu 14: Nguyên tố vi lượng chỉ cần một lượng nhỏ trong cơ thể sinh vật, nếu thiếu nguyên tố này thì:
A.Chức năng sinh lí của cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng , dẫn đến bệnh tật.
B.Không ảnh hưởng đến chức năng sinh lí của cơ thể.
C.Không dẫn đến bệnh tật.
D.Không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống.
Câu 15:Những giới sinh vật nào gồm các giới sinh vật nhân thực?
A.Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Thực vật, giới Động vật.
B.Giới Nguyên sinh , giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.
C.Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Thực vật.
D.Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Nguyên sinh, giới Động vật
Câu 16: Sự khác biệt cơ bản giữa giới Thực vật và giới Động vật ?
A.Giới Thực vật gồm những sinh vật tự dưỡng, giới ĐV gồm những sinh vật dị dưỡng.
B.Giới Thực vật gồm những sinh vật sống cố định, cảm ứng chậm ; giới Động vật gồm những sinh vật phản ứng nhanh và có khả năng di chuyển.
C.Giới Thực vật gồm 4 ngành chính, nhưng giới Động vật gồm7 ngành chính.
D.Cả A và B.
Câu 17: Làm thế nào để sử dụng hợp lí tài nguyên thực vật?
A.Khai thác hợp lí và trồng cây gây rừng.
B.Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia.
C.Ngăn chặn việc khai thác, tàn phá rừng một cách bừa bãi.
D.Cả A, B và C.
Câu 18: Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại ?
A. Quần thể	B. Quần xã 	C. Cơ thể	D. Hệ sinh thái 
Câu 19: Tổ chức sống nào sau đây là bào quan ?
A. Tim	B. Phổi 	C. Ribôxôm	D. Não bộ 
Câu 20: Điều nào dưới đây là sai khi nói về tế bào ?
A. Là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống 
B. Là đơn vị chức năng của tế bào sống 
C. Được cấu tạo từ các mô 
D. Được cấu tạo từ các phân tử , đại phân tử vào bào quan 
ĐÁP ÁN
Câu 
Đ/A 
Câu 
Đ/A
1
D
11
D
2
B
12
A
3
C
13
A
4
B
14
A
5
A
15
B
6
A
16
D
7
B
17
D
8
D
18
C
9
A
19
C
10
A
20
C
Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ .
HS độc lập vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi tự luận và trắc nghiệm trên của giáo viên.
Bước 3. Báo cáo.
GV sử dụng kĩ thuật tia chớp.
-Gọi bất kì 1 vài HS trả lời.
-HS khác nghe và có ý kiến nếu không giống mình.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
-Đánh giá độ chính xác về câu trả lời.
-Đánh giá khả năng trả lời câu hỏi ( phản xạ nhanh/chậm)
HĐ 2.2. Tìm hiểu và trả lời các câu hỏi tự luận
a. Mục tiêu. HS có phản xạ nhanh, nhớ kiến thức cũ. Tư duy logic, có liên hệ thực tế cuộc sống.
b. Nội dung. HS thực hiện nhiệm vụ trả lời các câu của GV nêu.
c. Sản phẩm: hệ thống kiến thức qua các câu hỏi tự luận
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ.
Câu 1: Trình bày đặc điểm của các giới sinh vật.
Các giới sinh vật
Đặc điểm
Đại diện nhóm sinh vật
Khởi sinh
- Nhân sơ, đơn bào bé nhỏ, kích thước 1-5 micromet
Vi khuẩn
Nguyên sinh
- Cơ thể đơn bào hoặc đa bào, có sắc tố quang hợp, quang tự dưỡng
Tảo, nấm nhầy, ĐV nguyên sinh
Nấm
- Nhân thực, đơn bào hoặc đa bào dạng sợi. Thành tế bào chứa kitin.
-Sinh sản hữu tinh, vô tính (nhờ bào tử).
- Sống dị dưỡng:Hoại sinh, kí sinh,cộng sinh.
Nấm men, nấm sợi, nấm đảm 
Thực vật
- Cơ thể đa bào phức tạp, thành tế bào là xenlulozo, sống tự dưỡng quang hợp, 
- Sống cố định, cảm ứng chậm.
Rêu, quyết, hạt trần, hạt kín.
Động vật
- Cơ thể đa bào phức tạp, sống dị dưỡng, di chuyển, phản ứng nhanh với môi trường.
Thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp, da gai và động vật có dây sống
Câu 2 . So sánh điểm khác nhau giữa AND với ARN.
Điểm khác nhau 
AND 
ARN
Đơn phân
A, T, G, X
A, U, G, X
Số mạch
2 mạch
 1 mạch
NTBS
A –T, G- X 
U, G- X 
Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ .
HS độc lập vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi tự luận trên của giáo viên.
Bước 3. Báo cáo.
GV sử dụng kĩ thuật tia chớp.
-Gọi bất kì 1 vài HS trả lời.
-HS khác nghe và có ý kiến nếu không giống mình.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
-Đánh giá độ chính xác về câu trả lời.
-Đánh giá khả năng trả lời câu hỏi ( phản xạ nhanh/chậm)
Hoạt động 3. Vận dụng và tìm tòi mở rộng.
a. Mục tiêu: Hs nắm rõ kiến thức
b. Nội dung. Hs thực hiện nhiệm vụ trả lời các câu hỏi 
c. Sản phẩm .Kiến thức được cụ thể hóa có hệ thống
d. Tổ chức thực hiện. thông qua các câu hỏi mở rộng.
GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi vận dụng sau: 
GV sử dụng kỹ thuật động não hỏi mỗi HS 1 câu:
Câu 1: Tại sao cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, không nên chỉ ăn 1 số các món ăn ưa thích? 
TL: (Cung cấp các nguyên tố vi lượng khác nhau cho tế bào, cơ thể).
Câu 2:Tại sao người ta phải trồng rừng và bảo vệ rừng? 
TL: (Cây xanh là mắt xích quan trọng trong chu trình cacbon).
Câu 3: Tại sao khi phơi hoặc sấy khô thực phẩm lại bảo quản được lâu hơn? (Làm giảm lượng nước giúp hạn chế vi sinh vật sinh sản làm hỏng thực phẩm). 
Câu 4: Tại sao người già lại không nên ăn nhiều mỡ? 
TL: (Vì sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch ).
Câu 5: Tại sao trẻ em ăn bánh kạo vặt sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng?
TL: (Vì làm cho trẻ biếng ăn dẫn đến không hấp thụ được các chất dinh dưỡng khác ).
Câu 6: Nếu ăn quá nhiều đường thì có thể dẫn đến bị bệnh gì? ( Tiểu đường, béo phì )
Câu 7: Tại sao người k0 tiêu hoá được xenlulôzơ nhưng vẫn phải ăn nhiều rau xanh hằng ngày?
TL: (Các chất xơ giúp cho quá trình tiêu hoá diễn ra dễ dàng hơn, tránh bị bệnh táo bón )
Câu 8: Tại sao chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau? 
TL: (Sẽ đủ các loại axit amin để tổng hợp các loại prrôtêin cần thiết của cơ thể )
GV: Nhận xét và đưa ra đáp án
Hoạt động 4. Kiểm tra đánh giá
-Giáo viên đánh giá quá trình hoạt động của học sinh: mức độ tích cực, thái độ, hành vi..khả năng thuyết trình, phản biện.
-Đánh giá năng lực tự học, năng lực hợp tác thông qua sản phẩm của nhóm/ cá nhân.
Hướng dẫn về nhà.
- Học tập, nghiên cứu các câu hỏi đã ôn tập, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết 
Ký duyệt : tuần 8- tiết 7
Ngày 22/10/2021
PHT
TỔ TRƯỞNG
LÝ KIM KHÁNH
Đã Ký
DƯ NGỌC TRÚC GIANG

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_tiet_7_on_tap_tran_thi_giang.docx