Giáo án Sinh học 10 - Bài 13: Chu kỳ tế bào và nguyên phân - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Tây Tiền Hải

Giáo án Sinh học 10 - Bài 13: Chu kỳ tế bào và nguyên phân - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Tây Tiền Hải

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm, các giai đoạn và mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào.

- Trình bày ý nghĩa của quá trình nguyên phân.

- Dựa vào cơ chế nhân đôi và phân ly của nhiễm sắc thể để giải thích được nguyên phân là cơ chế sinh sản của tế bào.

- Nêu nguyên nhân, biện pháp phòng tránh và thông tin về bệnh ung thư.

2. Năng lực:

 

docx 12 trang Phan Thành 05/07/2023 3921
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Bài 13: Chu kỳ tế bào và nguyên phân - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Tây Tiền Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/01/2023 Họ và tên giáo viên: CAO VĂN NGỌC
 Tổ chuyên môn: Hóa - Sinh
PHẦN 2
BÀI 13: CHU KỲ TẾ BÀO VÀ NGUYÊN PHÂN
Môn học: Sinh học 10 – Bộ sách: Cánh Diều
Thời gian thực hiện: 02 tiết (39-40)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm, các giai đoạn và mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào.
- Trình bày ý nghĩa của quá trình nguyên phân.
- Dựa vào cơ chế nhân đôi và phân ly của nhiễm sắc thể để giải thích được nguyên phân là cơ chế sinh sản của tế bào.
- Nêu nguyên nhân, biện pháp phòng tránh và thông tin về bệnh ung thư.
2. Năng lực:
Năng lực
Mục tiêu
Mã hóa
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Nhận thức sinh học
- Nêu được khái niệm chu kì tế bào.
(1)
- Trình bày được các giai đoạn và mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào dựa vào sơ đồ.
(2)
- Dựa vào cơ chế nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể để giải thích được quá trình nguyên phân là cơ chế sinh sản của
tế bào.
(3)
- Giải thích được sự phân chia tế bào một cách không bình thường có thể dẫn đến ung thư. Trình bày được một số thông tin về bệnh ung thư ở Việt Nam. Nêu được một số biện pháp phòng tránh ung thư.
(4)
- Phân tích được đặc điểm các kì trong chu kì tế bào, phân
biệt được đặc điểm của các pha trong kì trung gian.
(5)
Tìm hiểu thế giới sống
- Đề xuất các biện pháp phòng tránh ung thư.
(6)
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết câu hỏi
bài tập trong học tập.
(7)
NĂNG LỰC CHUNG
Giao tiếp và hợp tác
Biết phân công và thực hiện các nhiệm vụ trong nhóm học
tập.
(8)
Tự chủ và tự học
Biết xây dựng kế hoạch và tìm kiểm thông tin để thực hiện
nhiệm vụ học tập được giao.
(9)
Giải quyết vấn đề và
sáng tạo
Sáng tạo trong cách viết và cách trình bày bài tuyên truyền
phòng tránh ung thư.
(10)
3. Phẩm chất: 
Chăm chỉ
Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
(11)
Trách nhiệm
Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi tham gia học tập theo kĩ thuật KWL, nhóm.
(12)
Trung thực
Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm trong các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.
(13)
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo viên:
Video thông tin về bệnh ung thư ở Việt Nam: 
Video về nguyên phân: 
Một số hình ảnh về bệnh ung thư
Hình ảnh về: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
Học sinh: 
Bài cũ ở nhà.
Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. 
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/NHIỆM VỤ HỌC TẬP (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo ra tình huống học tập có vấn đề.
b. Nội dung
- GV trình chiếu video thông tin về bệnh ung thư ở Việt Nam: 
Bảng KWL về bệnh ung thư
K
W
L
- Học sinh xem đoạn phim và hoạt động nhóm để điền các thông tin vào “Bảng KWL về bệnh ung thư” (Thời gian 5 phút)
c. Sản phẩm
- Nội dung “Bảng KWL về bệnh ung thư” (dự kiến)
Bảng KWL về bệnh ung thư
K
W
L
Một số bệnh ung thư: phổi, gan, vú...
Biểu hiện bệnh nhân mắc ung thư: sút cân
Bệnh do trong cơ thể hình thành khối u
Phương pháp điều trị bệnh hóa trị, xạ trị..
Nguyên nhân
Cơ chế gây bệnh
Biện pháp phòng ngừa...
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV trình chiếu video thông tin về bệnh ung thư ở Việt Nam: 
Học sinh xem đoạn phim và hoạt động nhóm để điền các thông tin vào “Bảng KWL về bệnh ung thư” (Thời gian 5 phút)
Bảng KWL về bệnh ung thư
K
W
L
+ Những điều đã biết về bệnh ung thư vào cột K của bảng.
+ Những điều muốn biết về bệnh ung thư vào cột W của bảng.
+ Những điều đã học về bệnh ung thư vào cột L của bảng (Cột này học sinh sẽ tự hoàn thiện sau khi học xong chủ đề).
- Học sinh treo “Bảng KWL về bệnh ung thư” của nhóm lên vị trí giáo viên yêu cầu.
* Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh xem video.
Học sinh vận dụng kiến thức thực tế đã biết kết hợp thảo luận nhóm học tập để viết các nội dung đã biết vào cột K của bảng và các nội dung muốn tìm hiểu về bệnh ung thư trong cột W của bảng.
Treo sản phẩm học tập lên vị trí giáo viên yêu cầu.
* Báo cáo và thảo luận
HS treo sản phẩm.
Quan sát và so sánh giữa các nhóm.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
a. Mục tiêu: (1), (2), (3), (4), (5), (6), (8), (9), (10), (11), (12), (13)
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, videovà nghiên cứu kiến thức SGK mục I, II để hoàn thành các nhiệm vụ theo nhóm.
Nhóm
Bài tập
Nội dung
1
1
- Quan sát hình ảnh về chu kì tế bào kết hợp kiến thức về chu kì tế bào SGK. 
Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi về chu kì tế bào vào bảng phụ
Treo vào vị trí giáo viên yêu cầu
Cử đại diện trình bày
+ Chu kỳ tế bào là gì? Gồm những pha nào? Đặc điểm của mỗi pha là gì?
+ Trong giai đoạn nào của CKTB thì 1 NST gồm 2 cromatit giống hệt nhau?
2
2
- Nghiên cứu nội dung SGK kết hợp quan sát hình:
+ Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi về chu kì tế bào vào bảng phụ
+ Treo vào vị trí giáo viên yêu cầu
+ Cử đại diện trình bày
+ Có những điểm kiểm soát nào trong CKTB? Vai trò của chúng là gì?
+ Điều gì xảy ra khi tế bào không vượt qua được điểm kiểm soát G1?
3
3
- Quan sát hình ảnh về các kì của quá trình nguyên phân kết hợp kiến thức về quá trình nguyên phân trong SGK
Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi về quá trình nguyên phân vào bảng phụ
-Treo vào vị trí giáo viên yêu cầu
- Cử đại diện trình bày
+ Sinh sản của tế bào là gì? Gồm những giai đoạn nào?
+ Đặc điểm của các kỳ trong pha phân chia nhân là gì?
+ Kết quả của quá trình nguyên phân.
+ Tại sao tế bào con sinh ra có bộ NST giống nhau và giống hệt tế bào mẹ?
4
4
- GV yêu cầu HS quan sát hình về phân chia tế bào chất và 13.4 trong SGK và trả lời lệnh của SGK về ý nghĩa của nguyên phân.
Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi về quá trình nguyên phân vào bảng phụ
Treo vào vị trí giáo viên yêu cầu
Cử đại diện trình bày
- Điểm khác nhau trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật
- Ý nghĩa của quá trình nguyên
phân
c. Sản phẩm: 
- HS hoàn thiện các nội dung của phiếu học tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu chu kỳ tế bào
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ học tập cặp đôi, tìm hiểu thông tin về chu kỳ tế bào SGK sau đó tóm tắt lại các ý chính để trả lời:
+ Chu kỳ tế bào là gì? Gồm những pha nào? Đặc điểm của mỗi pha là gì?
+ Trong giai đoạn nào của CKTB thì 1 NST gồm 2 cromatit giống hệt nhau?
+ Có những điểm kiểm soát nào trong CKTB? Vai trò của chúng là gì?
+ Điều gì xảy ra khi tế bào không vượt qua được điểm kiểm soát G1?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung chu kỳ tế bào.
I. Chu kỳ tế bào
- Chu kỳ tế bào là một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ lần phân bào này cho đến lần kế tiếp.
- Chu kỳ tế bào gồm 2 giai đoạn:
+ Kỳ trung gian: có 3 pha G1 – chuẩn bị nhân đôi DNA, pha S – nhân đôi DNA và NST, pha G2 – chuẩn bị phân bào.
+ Pha phân bào: gồm 2 giai đoạn là phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
Hoạt động 2.2: Sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và quan sát video nguyên phân ( thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Sinh sản của tế bào là gì? Gồm những giai đoạn nào?
+ Đặc điểm của các kỳ trong pha phân chia nhân là gì?
+ Kết quả của quá trình nguyên phân.
+ Tại sao tế bào con sinh ra có bộ NST giống nhau và giống hệt tế bào mẹ?
- GV yêu cầu HS quan sát hình 13.4 trong SGk và trả lời lệnh của SGK về ý nghĩa của nguyên phân.
 *Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hoạt động để hoàn thành phiếu học tập.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung kiến thức.
II. Sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân
Khái niệm
Sinh sản của tế bào là quá trình tế bào mới được tạo ra từ tế bào ban đầu, làm tăng số lượng tế bào qua phân bào và thay thế các tế bào chết.
Cơ chế sinh sản tế bào – Nguyên phân
Chu kỳ sinh sản của tế bào gồm: kỳ trung gian, nguyên phân, phân chia tế bào chất.
Kỳ đầu
NST kép bắt đầu co xoắn, màng nhân dần dần biến mất.
Thoi phân bào dần xuất hiện.
Kỳ giữa
- Các NST kép co xoắn cực đại, tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo và có hình dạng đặc trưng (hình chữ V).
- Thoi phân bào đính vào 2 phía tâm động của NST kép.
Kỳ sau
Các nhiễm sắc tử tách nhau ở tâm động và di chuyển về 2 cực của TB.
Kỳ cuối
NST đơn dần dãn xoắn, màng nhân xuất hiện.
Điểm khác nhau giữa phân chia tế bào chất của tế bào thực vật và động vật là:
Tế bào động vật: hình thành eo thắt từ ngoài vào trung tâm tế bào
Tế bào thực vật: hình thành vách ngăn từ trung tâm tế bào ra ngoài
Ý nghĩa của quá trình nguyên phân
Ở sinh vật đơn bào: là cơ chế sinh sản.
Ở sinh vật nhân thực:
+ Giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.
+ Tái sinh các mô hay TB bị tổn thương.
Ứng dụng nhân giống vô tính: giâm, chiết, ghép cành, nuôi cấy mô tế bào.
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về bệnh ung thư
* Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS xem video về ung thư kết hợp tìm hiểu thông tin SGK, ghi chép trả lời các câu hỏi:
+ Cở sở khoa học của bệnh ung thư là gì?
+ U lành tính khác u ác tính điểm nào?
+ Có những loại ung thư nào phổ biến ở người Việt Nam? Nguyên nhân khiến tỉ lệ mắc và tử vong vì ung thư ở nước ta tăng nhanh là gì?
+ Nêu 1 số biện pháp phòng tránh ung thư.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận cặp đôi hoàn thành các câu hỏi vào vở.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung kiến thức.
III. Ung thư và cách phòng tránh
- Khi chu kỳ tế bào mất kiểm soát sẽ dẫn đến rối loạn phân bào, có thể tạo ra khối u. Có 2 loại khối u:
U lành.
U ác (ung thư)
Tế bào không lan rộng đến các vị trí khác trong cơ thể
Có khả năng lây lan (di căn) sang các mô lân cận và các cơ quan xa
- Phòng tránh ung thư:
+ Tránh tiếp xúc với các tác nahan gây ung thư.
+ Sử dụng thực phẩm an toàn.
+ Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
+ Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, thăm khám định kỳ để phát hiện sớm khối u.
THANG ĐO ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 
(Dùng đánh giá chéo sản phẩm giữa các nhóm- Gv đánh giá)
STT
Tiêu chí đánh giá
Điểm tối đa
Nhóm được đánh giá
GV đánh giá
Điểm TB
1
2
3
4
1
Trình bày trên bảng phụ rõ ràng, sinh động, đẹp
2
2.
Nội dung đầy đủ, chính xác
2
3
Báo cáo to, rõ ràng, chính xác và đầy đủ
2
4
Trả lời các câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu và chính xác
2
5
Các thành viên trong nhóm hoạt động tích cực, chủ động
2
TỔNG ĐIỂM
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức đã học trong bài
b. Nội dung
1. Trình bày mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kỳ tế bào? Tại sao tế bào cần có hệ thống kiểm soát chu kỳ tế bào?
2. Các NST co xoắn cực đại và tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào vào kỳ giữa có ý nghĩa gì? Nếu các NST không co xoắn lại mà vẫn ở dạng sợi mảnh thì điều gì sẽ xảy ra khi các NST phân ly ở kỳ sau?
3. Điều gì sẽ xảy ra khi 2 cromatit của một NST nào đó không tách nhau ra ở kỳ sau của nguyên phân?
4. Nếu tế bào đang phân chia được xử lý bởi hóa chất colchicine có chức năng ức chế sự hình thành vi ống trong hệ thống thoi phân bào thì hậu quả sẽ như thế nào?
5. Không hút thuốc nhưng thường xuyên ngửi khói thuốc lá của những người hút thuốc xung quanh liệu chúng ta có nguy cơ bị ung thư hay không? Nếu có thì khả năng bị ung thư gì là cao nhất?
c. Sản phẩm
1. Các giai đoạn trong chu kỳ có mối quan hệ mật thiết, mang tính kế thừa, giai đoạn phía trước là điều kiện, tiền đề để giai đoạn phía sau được diễn ra thuận lợi. Hệ thống kiểm soát chu kỳ tế bào giúp tế bào kiểm tra, phát hiện chính xác những bất thường trong phân bào một cách kịp thời để điều chỉnh, sửa chữa, góp phần ngăn chặn các đột biến xảy ra trong nguyên phân, giúp cơ thể hoạt động bình thường, khỏe mạnh.
2. Các NST co xoắn cực đại và tập trung giữa mặt phẳng xích đạo tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân tách các cromatit vào kỳ sau được diễn ra một cách chính xác, đảm bảo phân ly đồng đều vật chất di truyền về 2 tế bào con. Nếu các NST không co xoắn thì rất dễ vướng vào nhau gây ra đứt gãy NST trong khi phân ly về 2 cực tế bào.
3. Khi có 1 NST nào đó không phân ly trong nguyên phân thì tạo ra 2 tế bào con đột biến, một tế bào 2n +1 và một tế bào 2n – 1.
4. Toàn bộ các cặp NST không thể phân tách trong kỳ sau, tạo ra tế bào tứ bội.
5. Dễ bị ung thư phổi.
d. Tổ chức hoạt động
Chuyển giao nhiệm vụ:
GV giao bài cho HS thực hiện theo nhóm gồm 4 HS như ở mục nội dung và ghi kết quả vào bảng phụ.
Thực hiện nhiệm vụ:
HS thảo luận nhóm và ghi kết quả cuối cùng vào bảng phụ.
GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. 
Báo cáo kết quả, thảo luận:
GV mời 1 nhóm đại diện báo cáo sản phẩm, tổ chức cho các nhóm khác thảo luận bổ sung ý kiến.
GV chốt lại nội dung hoạt động.
Kết luận – Nhận định: GV nhận xét quá trình thực hiện nhiệm vụ và kết quả giải bài tập của HS, chính xác hóa kiến thức và yêu cầu HS ghi vào vở các kết luận như mục sản phẩm.
4. Hoạt động 4
a. Mục tiêu: (8), (9), (10), (11), (13)
b. Nội dung
- Tìm hiểu và điều tra được một số thông tin về bệnh ung thư thường mắc ở Việt Nam, sưu tầm hình ảnh và viết bài tuyên truyền về phòng tránh ung thư khoảng 300 – 500 từ.
c. Sản phẩm
- Bài tuyên truyền của HS
d. Tổ chức hoạt động
Chuyển giao nhiệm vụ: HS nhận nhiệm vụ: (Phần nội dung)
GV: + Giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh.
+ Phát phiếu điều tra.
+ Phát phiếu đánh giá.
+ Đưa ra thời hạn nộp bài.
HS: Làm việc theo nhóm tiến hành quan sát hình hoàn thành phiếu điều tra, viết thu hoạch và nộp đúng thời gian quy định.
Thực hiện nhiệm vụ: Về nhà: Cá nhân từng HS trả lời vào vở.
Báo cáo kết quả, thảo luận:
GV kiểm tra vở ghi và bài tập về nhà của một số HS.
Kết luận - Nhận định: GV nhận xét (có thể chấm điểm) và đưa ra đáp án.
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ THÔNG TIN BỆNH UNG THƯ
STT
Tên bệnh ung thư 
Địa điểm
Thời gian
Nguồn cung cấp thông tin
1
2
3
4
aCông cụ đánh giá: Thang đo
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHÓM CỦA HỌC SINH
(Dành cho HS đánh giá chéo)
STT
Tiêu chí đánh giá
Điểm tối đa
Nhóm tự ĐG
ĐG chéo
GV đánh giá
Điểm TB
1
2
3
4
1
Đầy đủ thông tin của HS (họ tên, lớp, trường, môn học, ảnh minh họa)
10
2
Đầy đủ thông tin địa điểm điều tra
Địa điểm điều tra, thời gian điều tra rõ ràng
20
Thông tin về bệnh ung thư rõ ràng
20
3
Số lượng bệnh điều tra đa dạng, phong phú
10
4
Trình bày đẹp, sáng tạo
5
5
Kết quả chính xác, khách quan, phù hợp và khoa học.
15
7
Đề xuất được các phương pháp phòng chống ung thư đa dạng, chính xác và khoa học.
20
TỔNG ĐIỂM
aCông cụ đánh giá: Rubric
BẢNG HƯỚNG DẪN CHẤM THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
(Dành cho GV)
Tiêu chí
Mức 4
(Giỏi)
Mức 3
(Khá)
Mức 2
(Trung bình)
Mức 1
(Yếu)
Nội dung bài viết tuyên truyền
Trình bày đẹp, thông tin điều tra đầy đủ và chính xác, hình ảnh minh họa rõ ràng, đa dạng, trình bày logic.
Trình bày tương đối đẹp, thông tin điều tra phù hợp, hình ảnh minh họa tương đối đa dạng, trình bày còn dài dòng.
Trình bày tương đối đẹp, thông tin chưa chính xác phù hợp, hình ảnh minh họa điều tra ít ,
trình bày chưa logic.
Trình bày chưa đúng và chưa đẹp, thông tin chưa chính xác phù hợp, hình ảnh minh họa quá ít và không phù
hợp, trình bày chưa logic.
Kết quả điều tra
Số liệu chính xác, đảm bảo, phù hợp và khoa học.
Số liệu điều tra ở mức tương đối.
Số liệu điều tra có sai số.
Kết	quả điều tra chưa chính xác, sai
số nhiều, không phù hợp.
Đề xuất phương pháp có chứng minh
Đề xuất được nhiều phương pháp, có chứng minh rõ ràng sáng tạo, phù hợp,
khoa học và có tính thuyết phục
Đề xuất được phương pháp chứng minh phù hợp, khoa học.
Đề xuất được phương pháp chứng minh phù hợp nhưng chưa
khoa học.
Đề xuất được phương pháp tương đối phù hợp nhưng thiếu chứng minh.
Thời gian nộp bài
Đúng thời hạn.
Thời	hạn	nộp
chậm so với quy định 1 ngày.
Thời	hạn	nộp
chậm so với quy định 2- 3 ngày.
Thời hạn nộp chậm
so với quy định 4- 6 ngày.
Giải Sinh 10 Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân
Mở đầu trang 81 Sinh học 10: Bằng cách nào từ một hợp tử phát triển thành một cơ thể gồm rất nhiều tế bào có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống bộ nhiễm sắc thể trong hợp tử ban đầu?
Lời giải:
Từ một hợp tử phát triển thành một cơ thể gồm rất nhiều tế bào có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống bộ nhiễm sắc thể trong hợp tử ban đầu là nhờ quá trình nguyên phân của tế bào.
iải Sinh 10 Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân
Câu hỏi 1 trang 81 Sinh học 10: Quan sát hình 13.1 và bảng 13.1, cho biết chu kì tế bào gồm các giai đoạn, pha nào. Nêu đặc điểm của mỗi pha?
Lời giải:
Chu kì tế bào chia làm 2 giai đoạn là kì trung gian và quá trình phân bào. Trong đó:
- Kì trung gian gồm 3 pha: Pha G1 – Sinh trưởng, cơ sở cho nhân đôi DNA; Pha S - Nhân đôi; Pha G2 – Sinh trưởng và chuẩn bị phân bào.
- Quá trình phân bào (pha M) gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối và phân chia tế bào chất.
Câu hỏi 2 trang 81 Sinh học 10: Trong giai đoạn nào của chu kì tế bào thì một nhiễm sắc thể gồm có hai chromatid giống hệt nhau?
Lời giải:
Giai đoạn của chu kì tế bào mà một nhiễm sắc thể gồm có hai chromatid giống hệt nhau là từ pha S sau khi nhiễm sắc thể nhân đôi đến kì giữa của pha M trước khi nhiễm sắc thể phân chia (pha S, pha G2, kì đầu, kì giữa).
Câu hỏi 3 trang 81 Sinh học 10: Dựa vào bảng 13.1, cho biết điểm kiểm soát có ở những pha nào trong chu kì tế bào và vai trò của chúng ở mỗi pha là gì?
Lời giải:
- Điểm kiểm soát có ở những pha là pha G1, pha G2 và pha M.
- Vai trò của các điểm kiểm soát:
+ Điểm kiểm soát G1: Khi tế bào tăng kích thước, nếu nhận được tín hiệu đủ điều kiện nhân đôi DNA tại điểm kiểm soát G1 thì chuyển sang pha S. Nếu không nhận được tín hiệu đi tiếp, tế bào ra khỏi chu kì và bước vào trạng thái không phân chia.
+ Điểm kiểm soát G2: Nếu tế bào vượt qua điểm kiểm soát G2 thì chuyển sang pha M.
- Điểm kiểm soát M: Điểm kiểm soát M điều khiển toàn tất quá trình phân bào. 
Câu hỏi 4 trang 82 Sinh học 10: Quan sát hình 13.2, cho biết các tế bào mới được tạo ra từ một tế bào thì giống nhau hay khác nhau?
Lời giải:
Các tế bào mới được tạo ra từ một tế bào ban đầu đều giống nhau và giống tế bào mẹ ban đCâu hỏi 5 trang 83 Sinh học 10: Quan sát hình 13.3, cho biết sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân gồm những kì nào. Đặc điểm mỗi kì là gì?
Lời giải:
- Sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân gồm 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
- Đặc điểm của mỗi kì:
+ Kì đầu: Các nhiễm sắc thể kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn. Màng nhân và nhân con tiêu biến. Thoi phân bào hình thành, các nhiễm sắc thể kép đính với thoi phân bào ở tâm động.
+ Kì giữa: Các nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại và xếp một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
+ Kì sau: Hai chromatid của nhiễm sắc thể kép phân li đồng đều thành hai NST đơn và di chuyển về hai cực của tế bào.
+ Kì cuối: NST đơn dãn xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại. Sự phân chia tế bào chất hoàn thành dẫn đến hình thành nên 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể 2n giống nhau và giống tế bào mẹ.
Luyện tập trang 83 Sinh học 10: Vì sao hai tế bào mới sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống với tế bào ban đầu?
Lời giải: Hai tế bào mới sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống với tế bào ban đầu vì có sự nhân đôi nhiễm sắc thể tại pha S và sự phân chia nhiễm sắc thể đồng đều tại kì sau:
- Tại pha S của kì trung gian, nhờ quá trình nhân đôi NST, mỗi nhiễm sắc thể gồm 2 chromatid dính ở tâm động nên tế bào mẹ lúc này sẽ chứa 2n nhiễm sắc thể kép.
- Tại kì sau, hai chromatid của nhiễm sắc thể kép phân li đồng đều thành 2 nhiễm sắc đơn và di chuyển về hai cực của tế bào nên mỗi tế bào con sẽ chứa 2n nhiễm sắc thể đơn giống nhau và giống hệt tế bào ban đầu.
Vận dụng 1 trang 83 Sinh học 10: Từ một đoạn thân của cây hoa hồng có thể tạo nên một cây hoa hồng mới là nhờ hoạt động sống nào của tế bào?
Lời giải:
Từ một đoạn thân của cây hoa hồng có thể tạo nên một cây hoa hồng mới là nhờ hoạt động sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân và hoạt động biệt hóa chức năng thành các phần khác nhau của tế bào.
Vận dụng 2 trang 83 Sinh học 10: Tế bào có phân chia mãi không? Cho ví dụ.
Lời giải:
- Tế bào không phân chia mãi mà chỉ phân chia khi cơ thể có nhu cầu.
- Ví dụ: + Khi bị thương, tế bào sẽ tăng khả năng phân chia để làm làm lành vết thương và khi vết thương đã lành thì sự phân chia tế bào sẽ dừng lại.
+ Tế bào gan người thường không phân chia cho đến khi xuất hiện nhu cầu (tế bào gan bị chết, tế bào gan bị tổn thương).
Câu hỏi 6 trang 84 Sinh học 10: Dựa vào các ví dụ nêu ở hình 13.4 cho biết nguyên phân có ý nghĩa gì đối với sinh vật.
Lời giải:
Ý nghĩa của nguyên phân đối với sinh vật:
- Giúp tạo ra các tế bào mới để tái sinh những tế bào, mô, cơ quan bị tổn thương.
- Là phương thức tế bào sinh sản tạo ra các tế bào mới giúp mô, cơ quan, cơ thể sinh trưởng và phát triển.
Câu hỏi 7 trang 84 Sinh học 10: Phân biệt khối u lành tính và khối u ác tính.
Lời giải:
Phân biệt khối u lành tính và khối u ác tính:
- Khối u lành tính: Tế bào không lan rộng đến vị trí khác.
- Khối u ác tính: Tế bào ung thư có khả năng lây lan (di căn) sang các mô lân cận và các cơ quan xa.
Câu hỏi 8 trang 84 Sinh học 10: Tế bào ung thư khác gì với tế bào bình thường?
Lời giải:
Điểm khác nhau giữa tế bào ung thư và tế bào bình thường:
- Tế bào bình thường có chu kì tế bào được kiểm soát một cách chặt chẽ, tế bào phân chia bình thường.
- Tế bào ung thư có chu kì tế bào bị mất kiểm soát dẫn đến rối loạn phân bào, các tế bào phân chia liên tục có thể tạo khối u.
Câu hỏi 9 trang 84 Sinh học 10: Quan sát hình 13.5, nêu khái quát tình hình ung thư tại Việt Nam năm 2020 và rút ra nhận xét.
Lời giải:
Nhận xét về tình hình ung thư tại Việt Nam năm 2020:
- Số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một tăng.
- Có rất nhiều loại ung thư mà con người có thể mắc phải, trong đó các loại ung thư phổi biến ở Việt Nam là ung thư gan, ung thư phổi, ưng thư vú, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, 
Câu hỏi 10 trang 85 Sinh học 10: Vì sao cần khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm các bệnh ung thư?
Lời giải:
Cần khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm các bệnh ung thư vì:
- Nếu phát hiện sớm, nhiều loại khối u có thể được cắt bỏ khi chúng chưa di căn và bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi như ung thư vú và nhiều loại ung thư khác.
- Đối với những trường hợp khối u ác tính, việc phát hiện sớm cũng giúp ích cho việc điều trị, kéo dài sự sống cho người bệnh.
Luyện tập 3 trang 85 Sinh học 10: Nguyên nhân khiến số người mắc và tử vong vì ung thư ở Việt Nam tăng nhanh là gì?
Lời giải:
Nguyên nhân khiến số người mắc và tử vong vì ung thư ở Việt Nam tăng nhanh là:
- Ô nhiễm môi trường sống làm phát sinh nhiều tác nhân đột biến.
- Thói quen ăn uống không khoa học (uống nhiều rượu bia, ăn nhiều mỡ động vật, các loại thức ăn bị mốc, hút nhiều thuốc lá, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn như thịt hun khói, cá muối, thịt nướng cháy, ).
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh (ít vận động; lười tập thể dục, thể thao,...) .
- Do tuổi thọ gia tăng (thời gian tiếp xúc với các tác nhân đột biến dài hơn).
Vận dụng 3 trang 85 Sinh học 10: Nhiều người cho rằng ung thư là bệnh nan y nhưng khoa học phát triển đã mở ra nhiều biện pháp chữa trị hiệu quả. Em hãy tìm hiểu những biện pháp đó.
Lời giải:
Các biện pháp chữa trị hiệu quả bệnh ung thư hiện nay là:
- Phẫu thuật cắt bỏ khối u
- Chiếu xạ hoặc dùng hóa chất tiêu diệt các khối u
- Dùng tế bào gốc để hỗ trợ quá trình điều trị khối u
- Sử dụng liệu pháp miễn dịch tăng cường khả năng đề kháng cùng một số biện pháp khác
Vận dụng 4 trang 85 Sinh học 10: Tìm hiểu thông tin về bệnh ung thư ở địa phương em. Làm thế nào phòng tránh ung thư hiệu quả?
Lời giải: - Học sinh tự tìm hiểu thông tin về bệnh ung thư tại địa phương. Lưu ý về các tiêu chí như tỉ lệ người mắc ung thư qua các năm, lứa tuổi xuất hiện ung thư, tỉ lệ người tử vong do ung thư, loại ung thư xuất hiện phổ biến, 
- Biện pháp phòng tránh ung thư hiệu quả:
+ Duy trì thói quen khám sức khỏe định kì. Khi có bất kì dấu hiệu nghi ngờ ung thư cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, phát hiện sớm hoặc loại trừ bệnh ung thư.
+ Không hút thuốc lá, thuốc lào; không sử dụng rượu bia, chất kích thích, 
+ Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp: ăn nhiều rau, quả; hạn chế sử dụng chất béo, thịt đỏ, thức ăn chứa nhiều muối; tránh lạm dụng đồ uống có đường; không ăn thực phẩm mốc hay ôi thiu; thực phẩm nhiễm hóa chất như thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trọng; 
+ Xây dựng chế độ tập luyện, nghỉ ngơi hợp lí; giữ tinh thần thoải mái, tích cực.
+ Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn.
+ Thực hiện tiêm chủng: viêm gan B, HPV, 
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cộng đồng hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh ung thư.
+ Giữ cho môi trường sống trong lành; phát triển nông nghiệp sạch nhằm tạo nguồn lương thực, thực phẩm an toàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_10_bai_13_chu_ky_te_bao_va_nguyen_phan_nam.docx