Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 28: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Duy Hoài Nam
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
Giúp học sinh:
- Nắm được các khái niệm: ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Có kĩ năng phân tích, cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật, bước đầu biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật để nâng cao hiệu quả diễn đạt.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức
- Nắm được các khái niệm: ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
2. Kĩ năng
- Nhận diện, cảm thụ và phân tích ngôn ngữ nghệ thuật: các biện pháp nghệ thuật và biện pháp hiệu quả của chúng.
- Bước đầu sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt hiệu quả nghệ thuật khi nói, nhất là viết: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, tượng trưng.
3. Thái độ
- Yêu quý và biết giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Nêu vấn đề, bình giảng, thảo luận nhóm, vấn đáp, gợi tìm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
- Lớp trưởng báo cáo sỉ số lớp.
- Lớp phó học tập báo cáo tình hình soạn bài.
2. Kiểm tra bài cũ
GV: Khi sử dụng tiếng Việt thì cần đảm bảo những yêu cầu nào? Nêu nội dung của hai yêu cầu đầu tiên?
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét
3. Dạy bài mới
Tuần: Tiết PPCT: Ngày soạn: 25/4/2020 Ngày dạy: 08/5/2020 Lớp dạy: 10.4 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Thủy Giáo sinh thực hiện: Nguyễn Duy Hoài Nam GIÁO ÁN SOẠN GIẢNG PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. Giúp học sinh: - Nắm được các khái niệm: ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. - Có kĩ năng phân tích, cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật, bước đầu biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật để nâng cao hiệu quả diễn đạt. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức - Nắm được các khái niệm: ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 2. Kĩ năng - Nhận diện, cảm thụ và phân tích ngôn ngữ nghệ thuật: các biện pháp nghệ thuật và biện pháp hiệu quả của chúng. - Bước đầu sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt hiệu quả nghệ thuật khi nói, nhất là viết: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, tượng trưng. 3. Thái độ - Yêu quý và biết giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt. C. PHƯƠNG PHÁP - Nêu vấn đề, bình giảng, thảo luận nhóm, vấn đáp, gợi tìm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp - Lớp trưởng báo cáo sỉ số lớp. - Lớp phó học tập báo cáo tình hình soạn bài. 2. Kiểm tra bài cũ GV: Khi sử dụng tiếng Việt thì cần đảm bảo những yêu cầu nào? Nêu nội dung của hai yêu cầu đầu tiên? HS suy nghĩ, trả lời GV nhận xét 3. Dạy bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1. Khởi động GV đặt câu hỏi: Nếu cho em thông tin trong một bản tin dự báo thời tiết như sau: “Huế, mưa to”, em sẽ dùng ngôn ngữ sinh hoạt để truyền đến cho người nghe như thế nào? Cũng với thông tin ấy, nhưng Tố Hữu đã truyền đến cho người đọc bằng tất cả tình yêu thương và sự gắn bó sâu nặng với quê hương qua 2 câu thơ: “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi! Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên?” Vậy cách truyền đạt của Tố Hữu có gì khác với chúng ta? Tố Hữu đã sử dụng ngôn ngữ gì để truyền tin? HS suy nghĩ, trả lời GV nhận xét, chốt ý: Ngôn ngữ nghệ thuật GV dẫn dắt vào bài: Ngôn ngữ đó có gì đặc biệt? Để trả lời những câu hỏi ấy, chúng ta sẽ tìm hiểu bài “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật” để tìm hiểu rõ hơn. Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức GV đưa Ví dụ “Chồng người đi ngược về xuôi, Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo” GV: Em nhận thấy ở đây có hình ảnh gì? Hình ảnh ấy biểu hiện ý nghĩa ra sao? HS suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét, chốt ý: Ta có thể thấy hình ảnh đối lập giữa hai người đàn ông: một người thì tài giỏi, có trách nhiệm và người còn lại thì vô tích sự, nhu nhược. -> Thái độ mỉa mai, chê trách. GV: Vậy em hiểu thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật? HS suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét, chốt ý: Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm thường được dùng trong văn bản nghệ thuật. Ngoài ra, ngôn ngữ nghệ thuật còn được sử dụng trong lời nói hằng ngày và trong các văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác. GV: Phạm vi sử dụng của ngôn ngữ nghệ thuật? HS suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét, chốt ý: Phong cách này được sử dụng trong văn bản nghệ thuật, lời nói hàng ngày và trong phong cách ngôn ngữ khác. GV: Trong ví dụ SGK/97, những từ in nghiêng thể hiện điều gì? Gợi cho em cảm xúc gì? Đây là phong cách ngôn ngữ nào? -> Vạch trần tội ác của Thực dân Pháp, căm phẫn, đau xót trước sự tàn ác của chúng. Đây là phong cách ngôn ngữ chính luận. GV: Cho 1 số ví dụ về ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng trong các phạm vi trên? HS suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét, nêu thêm 1 số ví dụ: - Trong văn bản nghệ thuật: “Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày” (Đỗ Trung) -> Quê hương - 1 khái niệm trừu tượng có thể nhìn thấy bằng hình ảnh. Quê hương là những gì thân thuộc nhất, gắn bó nhất đối với mỗi người: là con đường đến trường, là chùm khế ngọt thuở ấu thơ vẫn hay trèo.... - Trong lời nói hàng ngày: + Cô ấy trông thật mũm mĩm -> Cô ấy nhìn trông thật tròn trịa, dễ thương. + Anh ấy trông như cây sào -> Anh chàng cao, gầy, không cân xứng giữa cân nặng và chiều cao. - Trong ví dụ SGK/97 GV: Ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật được chia thành mấy loại? Đó là những loại nào? Cho ví dụ cụ thể? HS suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét, nêu thêm 1 số ví dụ: + “Hai bên cầu có đến mấy vạn quỷ Dạ Xoa đều mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác...” -> Ngôn ngữ tự sự. + “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non” -> Ngôn ngữ thơ. + “Này thầy tiểu ơi Thầy như táo rụng sân đình Em như gái dở đi tìm của chua” -> Ngôn ngữ sân khấu. GV: Ngôn ngữ nghệ thuật thực hiện chức năng gì? HS suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét, chốt ý: Chức năng thông tin và chức năng thẩm mĩ. GV: Bài ca dao “Trong đầm gì ..... bùn” cung cấp cho người đọc những thông tin nào? HS suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét, chốt ý: Cung cấp các thông tin về nơi sống, cấu tạo, hương vị của hoa sen. GV: Chức năng thẩm mĩ biểu hiện như thế nào trong bài ca dao? HS suy nghĩ, trả lời GV nhận xét, chốt ý: Biểu hiện cái đẹp. Cái đẹp có thể hiện hữu và bảo tồn ngay trong những môi trường có nhiều cái xấu (Hoa sen vẫn thơm và đẹp dù nó sống trong môi trường bùn hôi tanh). Thao tác 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật GV: Hình ảnh sen hiện lên qua những chi tiết nào? HS suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét, chốt ý: Hình ảnh: lá xanh, bông trắng, nhị vàng -> Vẻ đẹp của hoa sen. GV: Ngoài ra bài ca dao còn thể hiện điều gì? HS suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét, chốt ý: Chỉ phẩm chất và bản lĩnh của con người dù trong môi trường xấu vẫn không bị tha hóa. GV: Vậy em hiểu thế nào là tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật? HS suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét, chốt ý: Là khả năng tạo ra những hình tượng nhờ cách diễn đạt ngôn ngữ. GV: Tính hình tượng được xây dựng bằng những biện pháp nghệ thuật nào? HS suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét, chốt ý, đưa thêm ví dụ: Biện pháp tu từ tạo hình tượng: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói giảm, nói tránh Vd: - Ẩn dụ: “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” (Ca dao) Sử dụng biện pháp ẩn dụ hình ảnh người phụ nữ được ví như “tấm lụa đào” để nói về thân phận của người phụ nữ được xã hội đương thời coi là thấp hèn. Người phụ nữ không có quyền quyết định số phận của mình. - Hoán dụ: “Áo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” (Tố Hữu) Sử dung hình ảnh ẩn dụ “Áo chàm” nhà thơ đã hiện lại thành công hình ảnh của những con người mặc những chiếc áo ấy, đó chính là những người dân Việt Bắc. - So sánh: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa” (Huy Cận) Hình ảnh so sánh “mặt trời” được so sánh như hòn lửa. Mặt trời xuống biển nhưng dường như không tàn lụi, không tắt. Nó như hòn lửa đang chìm dưới đáy đại dương, trông thật đẹp và nó cũng chính là cảnh hoàng hôn. GV: Tính hình tượng tạo ra đặc điểm gì cho ngôn ngữ nghệ thuật? HS suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét, chốt ý: Tạo ra tính đa nghĩa. VD: Trong bài ca dao trên thì ta có hình ảnh “Sen”: vẻ đẹp của hoa sen. Chỉ vẻ đẹp phẩm chất, bản lĩnh của con người. I. Ngôn ngữ nghệ thuật 1. Khái niệm: Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật. 2. Phạm vi sử dụng: - Văn bản nghệ thuật. - Lời nói hàng ngày. - Phong cách ngôn ngữ khác. 3. Phân loại: - Ngôn ngữ tự sự: truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự,... - Ngôn ngữ thơ: ca dao, vè, lục bát, song thất lục bát, hát nói, thơ tự do,... - Ngôn ngữ sân khấu: kịch nói, chèo, tuồng,... 4. Chức năng: - Chức năng thông tin. - Chức năng thẩm mĩ (biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người nghe, người đọc). II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 1. Tính hình tượng - Tính hình tượng: là khả năng tạo ra những hình tượng nhờ cách diễn đạt ngôn ngữ có hình ảnh, màu sắc, âm thanh, biểu tượng người đọc dùng tri thức, vốn sống của mình để liên tưởng, suy nghĩ và rút ra bài học nhất định. - Biện pháp tu từ tạo hình tượng: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói giảm, nói tránh - Làm cho ngôn ngữ nghệ thuật trở nên đa nghĩa, tính đa nghĩa quan hệ mật thiết với tính hàm súc (lời ít ý nhiều). Hoạt động 3: Thực hành GV yêu cầu HS thực hiện bài tập trong SGK (thảo luận nhóm) - Nhóm 1: bài tập 1. - Nhóm 2: bài tập 2. - Nhóm 3: bài tập 3. - Nhóm 4: Nhận xét và nêu ý kiến. HS suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét, chốt ý: Định hướng Bài 1: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói giảm, nói tránh Vd: - Ẩn dụ: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” (Viễn Phương) Hoạt động 4: Vận dụng GV: Cho ví dụ về ngôn ngữ nghệ thuật trong các phạm vi: - Văn bản nghệ thuật. - Lời nói hàng ngày. - Phong cách ngôn ngữ khác. HS suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét Định hướng Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo GV: Lấy ví dụ ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng trong văn học, trong lời nói hằng ngày (BT về nhà). Định hướng 4. Củng cố 5. Dặn dò - Học bài cũ. - Chuẩn bị nội dung tiết 2 của bài. E. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_10_tuan_28_phong_cach_ngon_ngu_nghe_thua.docx