Kiến thức cơ bản và Bài tập Ngữ văn Lớp 10 - Tập 1

Kiến thức cơ bản và Bài tập Ngữ văn Lớp 10 - Tập 1

CHIẾN THẮNG MTAO - MXÂY

(Trích sử thi “Đăm Săn”)

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. TÌM HIỂU CHUNG

1.Thể loại sử thi

- Đặc trưng của sử thi:

 + Dung lượng đồ sộ

 + Thể loại thuộc loại hình tự sự dân gian

 + Nhân vật: là hình tượng nổi bật kết tinh vẻ đẹp của cả cộng động, mang ước mơ của cả cộng đồng, có những chiến công phi thường.

 + Ngôn ngữ: tráng lệ, hào hùng

 + Hình thức diễn xướng: sự kết hợp của lối nói (văn xuôi), lối nói vần (thơ ca), diễn xướng (thanh nhạc)

-Phân loại:

 + Sử thi thần thoại: ra đời ngay sau thần thoại, giải thích nguồn gốc ra đời của vũ

trụ, nguồn gốc hình thành các tộc người, nguồn gốc ra đời của muôn loài.

 + Sử thi anh hùng: kể về những chiến công lừng lẫy, cuộc đời, sự nghiệp của các anh hùng.

2. Sử thi “Đăm Săn”

- Là thiên sử thi anh hùng tiêu biểu của dân tộc Ê-đê nói riêng và kho tàng sử thi dân gian nước ta nói chung, gồm 8 chương.

- Tóm tắt: SGK tr.30.

3. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”

- Xuất xứ: nằm trong chương 3, 4

- Nội dung: chiến công của Đăm Săn chiến đấu với tù trưởng sắt Mtao Mxây giành lại vợ

- Tóm tắt: Khi Đăm Săn cùng nô lệ của mình lên rẫy làm việc, Mtao Mxây bắt cóc Hơ Nhị. Đăm Săn đến tận nhà chiến đấu đòi lại vợ, sau khi chiến thắng đã đưa nô lệ của Mtao Mxây về hợp nhất với bộ tộc của mình để trở nên hùng mạnh hơn.

- Bố cục: 3 phần

 + Chiến đấu giành lại vợ của Đăm Săn

 + Đăm Săn cùng nô lệ, tôi tớ của Mtao Mxây trở về

 + Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Cảnh chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn

- Sở dĩ Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây khiêu chiến là bởi trước đó Mtao Mxây đã đến cướp Hơ Nhị - vợ chàng, phá vỡ hạnh phúc gia đình chàng, xúc phạm danh dự của Đăm Săn và thị tộc của chàng. Cuộc chiến đấu giữa Đăm Săn và Mtao Mxây thực chất là cuộc chiến đấu bảo vệ hạnh phúc gia đình, giành lại danh dự, mở rộng địa bàn của chàng tù trưởng trẻ tuổi.

- Mtao Mxây là một tù trưởng giàu có, hùng mạnh, dữ tợn. Chính Đăm Săn cũng thừa nhận ngôi nhà của lão tù trưởng nhà giàu này trông quả thật là đẹp và trông hắn dữ tợn như một vị thần. Trước một tù trưởng như vậy, giao chiến với hắn ngoài chiến trường đã là một khó khăn, giao chiến tại nhà của hắn lại càng là một thử thách lớn hơn. Nhưng Đăm Săn đã dám "vào hang cọp" để đòi lại vợ, đòi lại danh dự của mình.

- Cuộc chiến của Đăm Săn với Mtao Mxây được mô tả qua hai chặng.

 

doc 19 trang yunqn234 7200
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức cơ bản và Bài tập Ngữ văn Lớp 10 - Tập 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Thế nào là hoạt động giao tiếp (HĐGT) bằng ngôn ngữ?
 HĐGT là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, thông tin giữa con người với con người trong xã hội. Giao tiếp có thể được thực hiện bằng nhiều loại phương tiện, trong đó ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất.
2. Các quá trình của HĐGT bằng ngôn ngữ
 HĐGT bằng ngôn ngữ bao gồm hai quá trình: 
- Quá trình tạo lập văn bản (quá trình phát - nói, viết) 
- Quá trình lĩnh hội văn bản (đọc, nghe). 
Hai quá trình này có quan hệ tương tác mật thiết.
3. Các nhân tố trong HĐGT bằng ngôn ngữ
- Nhân vật giao tiếp: gồm người nói/ viết và người nghe/ đọc.
- Nội dung giao tiếp (thông tin trong văn bản nói, viết).
- Mục đích giao tiếp.
- Hoàn cảnh giao tiếp: thời gian, không gian, văn hóa, lịch sử, xã hội,...
- Phương tiện giao tiếp.
- Cách thức giao tiếp.
II. LUYỆN TẬP
Bài 1. Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi:
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
a) Đó là lời của ai nói với ai ?
b) Câu đó nói về vấn đề gì ?
c) Câu đó nhằm mục đích gì ?
d) Tác giả đã chọn cách nói như thế nào ?
Bài 2: Đọc đoạn hội thoại giữa Tấm và dì ghẻ trong truyện Tấm Cám :
	Nghĩ ra được một mưu, mụ dì ghẻ bảo Tấm :
	- Trước đây con quen trèo cau, con hãy trèo xé lấy một buồng để cúng bố.
	Tấm vâng lời trèo lên cây cau. Lúc lên đến sát buồng thì ở dưới dì ghẻ cầm dao đẵn gốc. Thấy cây rung chuyển, Tấm hỏi:
	- Dì làm gì dưới gốc cây thế?
	- Gốc cau lắm kiến, dì đuổi kiến cho nó khỏi lên đốt con.
	Nhưng Tấm chưa kịp xé cau thì cây đã đổ, Tấm ngã lộn cổ xuống ao, chết.
Phân tích sự thay phiên vai giao tiếp, mục đích nói và cách nói của từng người trong đoạn hội thoại trên.
Bài 3: Phân tích hoạt động giao tiếp (các nhân tố giao tiếp) được biểu hiện trong bài ca dao :
	Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
	Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây, trâu đấy ai mà quản công !
	Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
 (Ca dao)
VĂN BẢN
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái niệm: Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
2. Đặc điểm: 
- Mỗi văn bản triển khai một chủ đề trọn vẹn;
- Được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc, các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ;
- Có dấu hiệu thể hiện tính hoàn chỉnh về nội dung thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.
3. Phân loại:
- Theo phương thức biểu đạt: 
	+ Văn bản tự sự.
	+ Văn bản miêu tả.
	+ Văn bản biểu cảm.
	+ Văn bản nghị luận.
	+ Văn bản thuyết minh
	+ Văn bản điều hành (hành chính - công vụ).
- Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp: 
	+Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
	+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
	+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.
	+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.
	+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
	+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.
II. LUYỆN TẬP
Bài 1: Đoạn văn sau đây có thể coi là một văn bản tóm tắt một câu chuyện (một văn bản tự sự). Hãy đọc và xác định : chủ đề của văn bản, sự liên kết giữa các câu.
	Chàng Trương đi đánh giặc khi vợ mới có mang. Lúc trở về, con đã biết nói. Một hôm đùa với con tự xưng là bố, đứa con không nhận mà nói rằng bố nó tối tối vẫn đến. Trương buồn và ghen, đay nghiến vợ đến nỗi nàng phải tự vẫn. Một tối, ngồi bên đèn đùa với con, thấy nó chỉ lên bóng mình trên tường mà nói : “Bố đã đến kìa". Lúc đó mới biết là mình lầm thì không kịp nữa.
(Theo Nguyễn Đình Thi, Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao, cổ tích)
Bài 2: So sánh hai văn bản sau, xác định sự khác nhau về thể loại, về mục đích giao tiếp, về từ ngữ, về cách thức biểu hiện.
a) Sen : Cây mọc ở nước, lá to tròn, hoa màu hồng hay trắng, nhị vàng, hương thom nhẹ, hạt dùng để ăn. Đầm sen. Mứt sen. Chè ựớp sen.
(Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988)
b)
	Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
	Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.	(Ca dao)
Bài 3: Đọc đoạn văn sau và phân tích sự liên kết của các câu.
	Tấm vâng lời, đi đào các lọ lên. Đào lọ thứ nhất lấy ra được một bộ áo mớ ba, một cái xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu. Đào lọ thứ hai lấy ra được một đôi giày thêu, đi vừa như in. Lọ thứ ba, đào lên thì thấy một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuống đất, bỗng chốc nó đã hí vang lên và biến thành ngựa thật. Đào đến lọ cuối cùng thì lấy ra được một bộ yên cương xinh xắn.	 (Tấm Cám)
CHIẾN THẮNG MTAO - MXÂY
(Trích sử thi “Đăm Săn”)
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. TÌM HIỂU CHUNG
1.Thể loại sử thi
- Đặc trưng của sử thi:
	+ Dung lượng đồ sộ
	+ Thể loại thuộc loại hình tự sự dân gian
	+ Nhân vật: là hình tượng nổi bật kết tinh vẻ đẹp của cả cộng động, mang ước mơ của cả cộng đồng, có những chiến công phi thường.
	+ Ngôn ngữ: tráng lệ, hào hùng
	+ Hình thức diễn xướng: sự kết hợp của lối nói (văn xuôi), lối nói vần (thơ ca), diễn xướng (thanh nhạc)
-Phân loại:
	+ Sử thi thần thoại: ra đời ngay sau thần thoại, giải thích nguồn gốc ra đời của vũ
trụ, nguồn gốc hình thành các tộc người, nguồn gốc ra đời của muôn loài. 
	+ Sử thi anh hùng: kể về những chiến công lừng lẫy, cuộc đời, sự nghiệp của các anh hùng.
2. Sử thi “Đăm Săn”
- Là thiên sử thi anh hùng tiêu biểu của dân tộc Ê-đê nói riêng và kho tàng sử thi dân gian nước ta nói chung, gồm 8 chương. 
- Tóm tắt: SGK tr.30. 
3. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”
- Xuất xứ: nằm trong chương 3, 4
- Nội dung: chiến công của Đăm Săn chiến đấu với tù trưởng sắt Mtao Mxây giành lại vợ
- Tóm tắt: Khi Đăm Săn cùng nô lệ của mình lên rẫy làm việc, Mtao Mxây bắt cóc Hơ Nhị. Đăm Săn đến tận nhà chiến đấu đòi lại vợ, sau khi chiến thắng đã đưa nô lệ của Mtao Mxây về hợp nhất với bộ tộc của mình để trở nên hùng mạnh hơn.
- Bố cục: 3 phần
	+ Chiến đấu giành lại vợ của Đăm Săn
	+ Đăm Săn cùng nô lệ, tôi tớ của Mtao Mxây trở về
	+ Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 
1. Cảnh chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn 
- Sở dĩ Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây khiêu chiến là bởi trước đó Mtao Mxây đã đến cướp Hơ Nhị - vợ chàng, phá vỡ hạnh phúc gia đình chàng, xúc phạm danh dự của Đăm Săn và thị tộc của chàng. Cuộc chiến đấu giữa Đăm Săn và Mtao Mxây thực chất là cuộc chiến đấu bảo vệ hạnh phúc gia đình, giành lại danh dự, mở rộng địa bàn của chàng tù trưởng trẻ tuổi. 
- Mtao Mxây là một tù trưởng giàu có, hùng mạnh, dữ tợn. Chính Đăm Săn cũng thừa nhận ngôi nhà của lão tù trưởng nhà giàu này trông quả thật là đẹp và trông hắn dữ tợn như một vị thần. Trước một tù trưởng như vậy, giao chiến với hắn ngoài chiến trường đã là một khó khăn, giao chiến tại nhà của hắn lại càng là một thử thách lớn hơn. Nhưng Đăm Săn đã dám "vào hang cọp" để đòi lại vợ, đòi lại danh dự của mình. 
- Cuộc chiến của Đăm Săn với Mtao Mxây được mô tả qua hai chặng. 
	+ Chặng thứ nhất:
Đăm Săn
Mtao Mxây
- Chủ động khiêu chiến: "Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy!".
- Thái độ của Đăm Săn rất quyết liệt: "Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang của nhà ngươi ta chẻ ra kéo lửa, ta hun cái nhà của nhà ngươi cho mà xem!"
- Mtao Mxây ban đầu có ý giễu cợt, chọc tức: "Ta không xuống đâu (...). Tay ta còn bận ôm vợ hai chúng ta...".
- Buộc phải xuống nhưng do run sợ, hai lần hắn "mặc cả" với Đăm Săn: "Ngươi không được đâm ta khi ta đang đi xuống", "Ta sợ ngươi đâm khi ta đang đi lắm.". 
- Nắm vũ khí trong tay (khiên, gươm) và tỏ ra dữ tợn như một vị thần, nhưng dáng điệu của Mtao Mxây vẫn không giấu nổi sự do dự, đắn đo, bị động.
	+ Chặng thứ hai:
Hiệp
Đăm Săn
Mtao Mxây
01
- Nhường cho Mtao Mxây múa khiên trước. 
- Quan sát một cách thản nhiên, không nhúc nhích.
- Nói những lời huênh hoang, ngạo mạn trước Đăm Săn: "Thế ngươi không biết ta đây là một tướng đã quen đi đánh thiên hạ, bắt tù binh, đã quen đi xéo nát đất đai thiên hạ hay sao?". 
- Múa khiên trước, khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô → kém cỏi.
02
- Múa khiên trước, đường khiên vừa khoẻ, vừa đẹp dũng mãnh (vượt đồi tranh, vượt đồi lồ ô, vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây).
- Nhận được miếng trầu của Hơ Nhị → sức tăng gấp bội. 
- Hoảng hốt trốn chạy bước cao bước thấp, lúc này đã yếu sức. 
- Mtao Mxây chém Đăm Săn nhưng cú chém lén lút, hèn hạ chỉ trúng chiếc chão cột trâu. → Sự kém cỏi hay tài nghệ "xoàng xĩnh" của Mtao Mxây. 
- Cầu cứu Hơ Nhị quăng cho miếng trầu nhưng không được. 
03
- Tiếp tục múa khiên và đuổi theo Mtao Mxây. Đường khiên càng nhanh, càng khoẻ, càng đẹp, càng dũng mãnh: Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Tiếng khiên vang lên tiếng đĩa khiên đồng, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Sức mạnh của chàng được hình tượng hoá bằng những hình ảnh kì vĩ, phi thường: quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung. 
- Đâm một đường giáo vào kẻ thù. Mũi giáo trúng người Mtao Mxây nhưng không thủng bởi Mtao Mxây luôn mặc áo giáp sắt khi tham chiến. 
- Không được tác giả dân gian miêu tả → thất thế, bị động.
- Bị Đăm Săn đâm trúng
04
- Đã thấm mệt, phải cầu cứu thần linh. 
Chi tiết ông Trời mách kế cho Đăm Săn thể hiện sự gần gũi, mật thiết, thậm chí bình đẳng, thân tình giữa thần linh với con người. 
- Chộp ngay cái chày mòn, ném trúng vành tai kẻ địch. Chiếc áo giáp của Mtao Mxây vỡ vụn. (Thần linh chỉ đóng vai trò "gợi ý" chứ không quyết định kết quả của cuộc chiến. Kết quả đó hoàn toàn tùy thuộc vào hành động của người anh hùng. → Đề cao vai trò của nhân vật anh hùng). 
- Đăm Săn đuổi dồn.
- Hỏi tội cướp vợ của kẻ thù. 
- Giết chết Mtao Mxây, kết thúc cuộc chiến đấu với tù trưởng Sắt.
- Cái áo giáp rơi loảng xoảng, Mtao Mxây tháo chạy. 
- Trốn chạy quẩn quanh: Hắn tránh quanh chuồng lợn, tránh quanh chuồng trâu.
- Hắn ngã lăn ra đất, giả dối cầu xin tha mạng. 
- Bị Đăm Săn đâm chết, cắt đầu bêu ngoài đường. 
* Nhận xét:
- Đăm Săn: luôn chủ động, thẳng thắn, dũng cảm và mạnh mẽ; là biểu tượng cho chính nghĩa và sức mạnh của cộng đồng. 
- Mtao Mxây: thụ động, hèn nhát, khiếp sợ; là biểu tượng cho phi nghĩa và cái ác. 
- Nghệ thuật: 
	+ Lối miêu tả song hành, đòn bẩy, thủ pháp so sánh, phóng đại, đối lập, tăng tiến... 
	+ Ngôn ngữ linh hoạt: 
Ngôn ngữ của người kể chuyện: những đoạn miêu tả Mtao Mxây, miêu tả chân dung Mtao Mxây, miêu tả những động tác chiến đấu và diễn biến cuộc giao tranh giữa Đăm Săn và Mtao Mxây. 
Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật được dùng rất nhiều để miêu tả diễn biến của cuộc giao tranh giữa hai nhân vật. 
- Ý nghĩa chiến thắng của Đăm Săn: Chiến thắng của Đăm Săn không chỉ lấy lại danh dự cho riêng chàng mà còn trả lại danh dự cho cả cộng đồng.
2. Cảnh Đăm Săn thu phục dân làng của Mtao Mxây, cùng dân làng và tôi tớ trở về 
- Sau cuộc chiến với Mtao Mxây, Đăm Săn không giết hại thêm một ai khác. Chàng thể hiện sự nhân ái trong tiếng gọi tôi tớ kẻ thù về với mình. → Khát vọng hướng tới bình yên, thịnh vượng của người xưa. 
- Kêu gọi tha thiết thể hiện tấm lòng của Đăm Săn: 3 lần 
	+ Lần 1: Gõ vào mạch, đập và phên 1 nhà trong làng 
	+ Lần 2: Gõ vào mạch, đập và phên tất cả các nhà trong làng 
	+ Lần 3: Gõ vào mạch, đập và phên mỗi nhà trong làng 
⇨ Ba lần kêu gọi đều hướng tới từng gia đình, muốn nhận được sự đồng thuận từ tất cả phía họ 
-Lời kêu gọi rất thấu tình đạt lí 
	+ Ơ nghì chim sẻ, ơ vạn chim ngói, ơ tất cả tôi tớ , các ngươi có đi với ta không? 
	+ Ơ tất cả dân làng này, các ngươi có đi với ta không? Tù trưởng các ngươi đã chết, lúa các ngươi đã mục. Ai chăn ngựa, hãy đi bắt ngựa. Ai giữ voi, hãy đi bắt voi. Ai giữ trâu, hãy đi lùa trâu về. 
→ Các ngươi nên đi theo ta để xây dựng cộng đồng lớn mạnh và đương nhiên các ngươi cũng được hưởng sự ấm no. 
=> Dân làng đã đồng thuận tuyệt đối:
- Thể hiện qua ba lần trả lời của họ: 
	+ Không đi sao được. Tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai. 
	+ Không đi sao được... chờ chúng tôi cho lợn ăn cái đã. 
	+ Không đi sao được, làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cỏ hoang, người giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa. 
- Thể hiện bằng hành động của họ: cùng Đăm Săn trở về với buôn làng của Đăm Săn: “Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến, như mối. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước.” 
=> Không khí nhộn nhịp, tấp nập. Đăm Săn đã giàu có lại càng giàu có, đã hùng mạnh lại càng hùng mạnh hơn. 
- Mục đích chiến đấu: Trước hết là mục đích cá nhân (đòi lại vợ, ấy lại danh dự cho mình) lớn hơn là mục đích cộng đồng, để giải quyết danh dự cho cộng đồng, để phát triển cộng đồng lớn mạnh. 
3. Cảnh ăn mừng chiến thắng 
- Mục đích: 
	+ Ăn mừng
	+ Cúng thần 
	+ Cáo tổ tiên 
	+ Cầu sức khỏe và bình an vô sự 
	+ Cầu năm mới 
⇨ Những mục đích này không chỉ hướng tới bản thân người anh hùng mà còn hướng tới cả cộng đồng thị tộc. 
-Tổ chức tiệc tùng hết sức linh đình: 
	+ Đông nghịt khách: các tù trưởng từ phương xa kéo đến, tôi tớ chật ních ở nhà ngoài 
	+ Đồ ăn được bày ra từ xưa đến nay, đời ông, đời bác cũng chưa bao giờ có như thế. 
	+ Kéo dài suốt mùa khô 
⇨ Chứng tỏ buôn làng của Đăm Săn giàu có, cũng là cách để thị uy sức mạnh của mình. 
-Tiếng tăm của Đăm Săn trở nên lừng lẫy, ở khắp mọi nơi đều biết đến tên chàng: Danh vang đến thần, tiếng vang khắp các núi. Ai ai cũng ngưỡng mộ, tôn kính Đăm Săn. 
- Vẻ đẹp của Đăm Săn:
Trang phục
Hình thể
Khí chất, thể trạng
− Ngực quấn chéo một tấm mền chiến
− Mình khoác một tấm áo chiến
− Tai đeo nụ
− Đủ gươm giáo
− Mắt long lanh
− Bắp chân to bằng cây xà ngang
− Bắp đùi to bằng ống bễ
− Dũng tướng chắc chết mười mươi cũng không lùi bước
− Sức ngang sức voi đực
− Hơi thở ầm ầm tựa sấm dậy
− Nằm sấp thì gãy rầm sàn
− Nằm ngửa thì gãy xà dọc
− Vốn đã ngang tàng từ bụng mẹ
=> Vẻ đẹp Đăm Săn hoà hợp với bối cảnh rộng lớn, phóng khoáng của thiên nhiên, con người và xã hội Tây Nguyên.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung 
	Ca ngợi hình tượng người anh hùng Đăm Săn, đó chính là hình tượng mang vẻ đẹp kết tinh của cả cộng đồng:
	- Trọng danh dự 
	- Gắn bó với hạnh phúc gia đình 
	- Thiết tha với cuộc sống phồn thịnh, ấm no của cộng đồng. 
2. Nghệ thuật 
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật 
- Nghệ thuật miêu tả đạt đến trình độ sinh động, kì vĩ nhờ kết hợp so sánh và phóng đại. 
- Sử dụng những câu văn biền ngẫu
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hành động nào của Đăm Săn thể hiện tính cộng đồng ?
A. Gọi dân làng theo mình 
B. Đăm Săn mộng thấy ông trời.
C. Gọi Mtao Mxây múa dao.
D. Đăm săn cúng thần linh.
Câu 2: Vật nào sau đây trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây được xem là thần kì?
A. Chày
B. Cồng Hlong
C. Miếng trầu
D. Khiên
Câu 3: Ở đoạn trích Chiến thắng Mtao- Mxây tác giả dân gian dành nhiều câu miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng hơn cảnh đổ máu trong giao tranh là vì:
A. Họ không có mặt ở đó vì bận lao động sản xuất.
B. Họ không am hiểu cách giao chiến giữa hai tù trưởng.
C. Họ xem trọng cuộc sống thịnh vượng no đủ, sự lớn mạnh của cộng đồng.
D. Họ không xem trọng cuộc giao tranh vì họ biết chắc tù trưởng của họ sẽ thắng.
Câu 4: Tại sao muốn chiến thắng Mtao Mxây mà Đăm Săn lại không nhân cơ hội đâm lén y?
A.Vì sợ võ nghệ của Mtao Mxây
B. Vì trọng danh dự
C. Vì dân làng Mtao Mxây ngăn cản
D.Vì không có thời cơ thích hợp
Câu 5: Sau khi ăn miếng trầu của Hơ-Nhị quăng cho thì Đăm săn như thế nào?
A. Chàng múa khiên đẹp hơn 
B. Chàng trở nên nhanh nhẹn hơn
C. Sức chàng tăng lên gấp bội 
D. Chàng càng mạnh mẽ hơn
Câu 6: Mtao Mxây còn được gọi là tù trưởng:
A. Dơi
B. Quạ 
C. Sắt 
D. Diều
Câu 7: Hành động nào trong những câu sau không nói về MtaoMxây?
A. Dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo.
B. Vung dao chém phập một cái nhưng chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu.
C. Bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông.
D. Chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.
Câu 8: Mtao Mxây còn được gọi là Tù trưởng Sắt vì?
A. Mỗi lần ra trận hắn đều khoác lên mình áo giáp bằng sắt.
B. Tiếng Êđê Mtao Mxây có nghĩa là sắt.
C. Khiên của hắn làm bằng sắt.
D. Giáo của hắn làm bằng sắt.
Câu 9: Trong trận đánh với MtaoMxây, Đăm săn đã làm gì mới hạ được hắn?
A. Dùng cây giáo thần, cây giáo dính đầy oan hồn của chàng đâm hắn.
B. Dùng một cái chày mòn ném vào vành tai hắn.
C. Dùng một cái chày mòn ném vào cánh tay hắn.
D. Dùng cái cối xay ném vào vành tay hắn.
Câu 10: Lễ hội ăn mừng chiến thắng của Đamsan kéo dài trong bao lâu?
A. Suốt cả mùa nắng. 
B. Gần một mùa khô.
C. Suốt cả mùa khô 
D. Gần hết mùa nắng.
Câu 11: Ở đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, vai trò của nhân vật ông Trời trong cuộc chiến của Đăm Săn là:
A.Góp phần hạn chế sức mạnh của kẻ thù đối nghịch với người anh hùng.
B. Người giúp đỡ các nhân vật hiền lành, lương thiện trong lúc gian nan.
C. Thể hiện uy lực của thần linh trong việc quyết định những chiến thắng của nhân vật anh hùng.
D. Cố vấn, phù trợ cho nhân vật anh hùng.
Câu 12: Hành động nào trong những câu sau không nói về Đăm Săn?
A. Bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông.
B. Chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.
C. Một lần xốc tới vượt một đồi tranh.
D. Múa trên cao như gió bão, múa dưới thấp như gió lốc.
Câu 13: Trong đoạn trích "Chiến thắng Mtao Mxây", nhân vật nào không xuất hiện ?
A. Mtao Mxây
B. Ông Trời
C. Đăm Săn
D. Mtao Grư 
Câu 14: Sử thi Đăm Săn là của dân tộc nào ?
A. Ba-na
B. Ê-đê 
C. Tày
D. Mường
Câu 15: Sự kiện nào không có trong văn bản "Chiến thắng Mtao Mxây" ?
A. Đăm Săn gọi Mtao Mxây xuống đánh.
B. Đăm Săn cắt đầu Mtao Mxây cắm lên cọc.
C. Đăm Săn lấy chày mòn đâm vào vành tai của Mtao Mxây.
D. Đăm Săn dẫn dân làng ra bờ sông.
Câu 16: Nhân vật Đăm Săn được miêu tả chủ yếu bằng thủ pháp nghệ thuật nào ?
A. So sánh, phóng đại
B. So sánh, nhân hoá
C. Ẩn dụ, so sánh
D. Ẩn dụ, phóng đại
Câu 17: Nhân vật nào trong văn bản "Chiến thắng Mtao Mxây" không dùng ngôn ngữ đối thoại ?
A. Tôi tớ
B. Hơ Nhị
C. Dân làng
D. Ông trời
Câu 18: Chi tiết nào sau đây sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại?
A. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.
B. Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no.
C. Chàng múa trên cao, gió như bão.
D. Đăm Săn cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường.
II. CÂU HỎI ĐỌC - HIỂU
Câu 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
	Nhà Mtao Mxây đầu sàn hiện đẽo hình đặt trăng, đầu cầu thang đẽo hình chim ngói. Ngôi nhà của lão tù trưởng nhà giàu này trông quả thật là đẹp, Cầu thang rộng một lá chiếu, người nối đuôi nhau lên xuống mà khiêng một ché đuê vẫn không sợ chật.
	Đăm Săn - Ở diêng, ở diêng, xuống đây! Ta thách nhà người đọ dao với ta đấy. 	Mtao Mxây - Ta không xuống đâu, diêng ơi. Tay ta đang còn bận ôm vợ hai chúng ta ở trên nhà này cơ mà.
	Đăm Săn - Xuống, diêng! Xuống, diêng! Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lây cái sàn hiên của nhà người ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang của nhà người ta chẻ ra kéo lửa, ta hun cái nhà của người cho mà xem!
	Mtao Mxây - Khoan, diêng, khoan! Để ta xuống. Ngươi không được đâm ta khi ta đang đi xuống đó, nghe!
	Đăm Săn - Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà người dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là! 
	Mtao Mxây - Ta sợ người đâm ta khi ta đang đi lắm.
	Đăm Săn - Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi nhỉ? Ngươi xem, đến con trâu của nhà người trong chuồng, ta cũng không thèm đâm nữa là!
	Thế là Mtao Mxây phải đi ra. Bà con xem, khiên hắn tròn như đầu cú, gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng. Trông hắn dữ tợn như một vị thần. Hắn đóng một cái khó sọc gấp bỏ múi, mặc một cái áo dày nút, đi từ nhà trong ra nhà ngoài, dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo, giữa một đám đông mịt mù như trong sương sớm.
(Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục - 2006, tr.31) 
Văn bản trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Thuộc thể loại nào? Giới thiệu vài nét về thể loại đó. 
Nêu chủ đề của văn bản.
Hoạt động giao tiếp được văn bản trên ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào? Các nhân vật giao tiếp với nhau trong hoàn cảnh nào?
Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn in đậm: 
khiên hắn tròn như đầu cú, gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng. Trông hắn dữ tợn như một vị thần.
5. Những câu nói của Đăm Săn thể hiện những vẻ đẹp nào trong tâm hồn chàng?
6. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu), nêu cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Đăm Săn thể hiện trong đoạn trích trên.
Câu 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
	Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rẽ bay tung. Cây giáo thần, cây giáo dính đầy những oan hồn của chàng nhằm đùi Mtao Mxây phóng tới, trúng nhưng không thủng. Chàng đâm vào người Mtao Mxây cũng không thủng.
	Đến lúc này, Đăm Săn đã thấm mệt, Chàng vừa chạy vừa ngủ, mọng thấy ông Trời.
	Đăm Săn - Ối chao, chết mất thôi, ông ơi! Cháu đầm mãi mà không thủng hắn!
	Ông Trời - Thế ư, cháu? Vậy thì cháu lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được.
	Đăm Săn bừng tỉnh, chộp ngay một cái chày mòn, ném trúng vành tai kẻ địch. Cái giáp của Mtao Mxây tức thì rơi loảng xoảng. Mtao Mxây tháo chạy. Hắn tránh quanh chuồng lợn, Đăm Săn phá tan chuồng lợn. Hắn tránh quanh chuồng trâu, Đăm Săn phá tan chuồng trầu. Cuối cùng, hắn ngã lăn quay ra đất.
	Mtao Mxây - Ở diêng, ở diêng, để ta làm lễ cầu phúc cho diêng một trâu. Ta cho thêm diêng một voi.
	Đăm Săn - Sao ngươi còn cúng trâu cầu phúc cho ta? Chẳng phải vợ ta ngươi đã cướp, đùi ta ngươi đã đâm rồi sao? 
	Nói rồi Đăm Săn đâm phập một cái, cắt đầu Mtao Mxây đem bều ngoài đường.
(Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục - 2006, tr. 32 - 33)
Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu đại ý của văn bản.
Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ chủ yếu dụng ở đoạn văn in đậm trong văn bản.
Sự xuất hiện của hình ảnh ông Trời trong văn bản có ý nghĩa gì? 
Nêu ý nghĩa chiến thắng của Đăm Săn trong cuộc chiến với Mtao Mxây.
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 - 10 câu), nếu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng Đăm Săn ở màn múa khiến trong văn bản.
Câu 3: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
	Đăm Săn (nói với tôi tớ Mtao Mxây) - Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Các ngươi có đi với ta không?
	Chàng gõ vào một nhà.
	Dân trong làng - Không đi sao được! Tù trưởng chúng tôi đã chét, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai?
	Đăm Săn gõ vào ngạch, đập vào phên tất cả các nhà trong làng,
	Dân làng - Không đi sao được! Nhưng bác ơi, xin bác cho chúng tôi cho lợn ăn cái đã.
	Đăm Săn lại gõ vào ngạch, đập vào phên mỗi nhà trong làng,
	Đăm Săn - Ơ tất cả dân làng này, các ngươi có đi với ta không? Tù trưởng các ngươi đã chết, lúa các ngươi đã mục. Ai chăn ngựa hãy đi bắt ngựa! Ai giữ voi hãy đi bắt voi! Ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về!
	Dân làng - Không đi sao được! Làng chúng tôi phía bắc đã mọc có gấu, phía nam đã mọc cà hoang, người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa!
	Đăm Săn - Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Chúng ta ra về nào!
	Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, tùn ùn như kiến như mối. Bà con xem, thế là Đăm Săn nay càng thêm giàu có, chiêng lắm la nhiều. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước.
(Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục - 2006, tr.33-34) 
Nêu đại ý của văn bản.
Sau cuộc chiến đấu với Mtao Mxây, Đăm Săn có giết hại thêm ai khác không? Điều đó thể hiện vẻ đẹp gì trong nhân vật?
Cuộc đối thoại giữa Đăm Săm với dân làng Mtao Mxay gồm mấy nhịp hỏi - đáp? Nêu ý nghĩa sự lặp lại lời đáp “không đi sao được” của dân làng Mtao Mxây. Sự lặp lại có biến đổi, phát triển của các chi tiết: Đăm Săn chỉ gõ vào một nhà, gõ vào tất cả các nhà, gõ vào mỗi nhà trong làng có ý nghĩa gì?
Phân tích biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong phần văn bản in đậm
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 - 10 câu), nếu cảm nhận của anh/chị về khung cảnh Đăm Săn cùng dân làng và tôi tớ trở về.
III. LÀM VĂN
Đề 1: Sau khi học xong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi “Đăm Săn”), anh/ chị hãy tưởng tượng mình là Đăm Săn, kể lại cuộc chiến với Mtao Mxây.
Đề 2: Nhận xét về hình tượng Đăm Săn trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, có ý kiến cho rằng: Đăm Săn chiến đấu với Mtao Mxây để giành lại nàng Hơ Nhị bị Mtao Mxây cướp về làm vợ, bảo vệ hạnh phúc gia đình mình. Nhưng ý kiến khác lại cho rằng: Đăm Săn chiến đấu với Mtao Mxây để đòi lại danh dự và thiết lập cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc.
	Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về các ý kiến trên.
Đề 3: Từ mục đích chiến đấu của Đăm Săn với Mtao Mxây (đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây - trích sử thi “Đăm Săn”), hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 - 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của con người cá nhân đối với cộng đồng ngày nay.
Đề 4: Phân tích hình tượng nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi “Đăm Săn”) để chứng minh cho nhận định: Trong sử thi anh hùng, nhân vật anh hùng đại diện cho tập thể cộng đồng về mọi phương diện.
TỎ LÒNG
(Phạm Ngũ Lão)
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
- Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320) quê làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hưng Yên.
- Ông là một võ tướng nhưng ông thích đọc sách, ngâm thơ. Ông được ca ngợi là văn võ toàn tài.
- Tác phẩm còn lại của ông chỉ còn hai bài thơ chữ Hán: Thuật hoài (Tỏ lòng) và Vãn thượng tướng Quốc công Hưng Đạo đại vương.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
Phỏng đoán Phạm Ngũ Lão làm bài thơ Tỏ lòng vào cuối 1284, khi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai đang đến rất gần.
b. Nhan đề: Thuật hoài
- Thuật: kể, bày tỏ.
- Hoài: nỗi lòng.
- Dịch: “Tỏ lòng” nghĩa là bày tỏ khát vọng, hoài bão ở trong lòng.
c. Chủ đề:
Khí thế hào hùng của cả một thời đại và hoài bão lớn lao của vị tướng trẻ tuổi, muốn có sự nghiệp lẫy lừng như Gia Cát Lượng.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Hai câu đầu
	- Câu thơ mở đầu khắc họa vẻ đẹp của người anh hùng thời Trần:
Hoành sóc giang san kháp kỉ thu
(Múa giáo non sông trải mấy thu)
	Hai chữ “múa giáo” trong bản dịch chưa diễn đạt đúng cái ý của hai từ “hoành sóc” trong câu thơ nguyên tác. “Múa giáo” gợi lên tư thế động, nặng về phô diễn tài nghệ. Trong khi đó, “hoành sóc” – cầm ngang ngọn giáo – lại gợi lên tư thế tĩnh, tư thế đã chuẩn bị xong, sẵn sàng chiến đấu. Trong cái tư thế ấy, ta còn thấy được sự cứng cỏi, vững vàng và ý chí quyết chiến quyết thắng của người anh hùng. 
	Hình ảnh người anh hùng lại càng trở nên lớn lao hơn khi được đặt trong bối cảnh không gian kì vĩ: giang san (non sông) và thời gian dằng dặc: kháp kỉ thu (mấy năm tròn).
	- Nếu câu thơ đầu thể hiện vẻ đẹp của con người với tầm vóc, tư thế, hành động lớn lao, kỳ vĩ thì câu thơ thứ hai tô đậm hình ảnh “ba quân” tượng trưng cho sức mạnh dân tộc:
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
(Ba quân sức mạnh như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu
Ba quân sức mạnh như hổ báo, khí thế làm mờ cả sao Ngưu)
	“Tam quân” có thể hiểu theo những cách khác nhau. Đó có thể là: tiền quân, trung quân, hậu quân hoặc cũng có thể là: quân kị binh, quân bộ binh và quân thủy binh. Dù hiểu theo cách nào thì “tam quân” cũng có nghĩa chỉ toàn bộ quân đội nói chung của một dân tộc tự chủ. Biện pháp nghệ thuật so sánh kết hợp với nghệ thuật phong đại vừa cụ thể hóa sức mạnh vật chất vừa hướng tới khái quát hóa sức mạnh tinh thần của đội quân mang “hào khí Đông A”.
	- Nếu câu thơ thứ nhất khắc họa hình ảnh kì vĩ của người anh hùng thì câu thơ thứ hai dựng lên hình ảnh của cả một đoàn quân, một dân tộc đông đảo. Ở đây có sự kết hợp giữa vẻ đẹp của cá nhân và sức mạnh của dân tộc. Hình ảnh người anh hùng làm tăng thêm khí thế ngất trời của ba quân, đồng thời khí thế của ba quân lại làm cho hình ảnh người anh hùng thêm lộng lẫy. Cả hai hình ảnh đã tạo nên vẻ đẹp của thời đại: thời đại nhà Trần với hào khí Đông A – hào khí quyết chiến quyết thắng kẻ thù.
2. Hai câu sau
	Hai câu thơ sau thể hiện nỗi lòng của tác giả, cũng là cái chí, cái tâm của người anh hùng:
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính tai nghe thuyết Vũ Hầu
(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe thuyết Vũ Hầu)
	- Chí ở đây là chí làm trai mang tinh thần, tư tưởng tích cực của Nho giáo: lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm). Quan niệm lập công danh này đã trở thành lí tưởng sống của trang nam nhi thời phong kiến. Đó là món nợ đời mà kẻ làm trai phải trả. Sau này, Nguyễn Công Trứ cũng khẳng định:
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.
	Đặt trong hoàn cảnh đất nước đang đứng trước nạn ngoại xâm lúc bấy giờ, chí làm trai có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh cho sự nghiệp cứu dân, cứu nước. 
	- Điều đáng quý là bên cạnh chí lớn, người anh hùng còn có cái tâm cao đẹp. Cái tâm ấy được thể hiện qua nỗi thẹn: “Luống thẹn tai nghe thuyết Vũ Hầu”. Vũ Hầu Gia Cát Lượng là một nhân vật trong lịch sử Trung Quốc. Đó là người có trí tuệ tuyệt vời, có tấm lòng trung thành tận tụy, là người có nhiều công lớn trong việc giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán. Phạm Ngũ Lão thấy thẹn khi nghe người đời kể chuyện Gia Cát Lượng bởi thấy mình chưa có được tài thao lược, chưa lập được những công trạng to lớn như Gia Cát Lượng. Nỗi thẹn ấy cho thấy nhân cách cao đẹp của Phạm Ngũ Lão. 
III. TỔNG KẾT
1.Nội dung
- Khắc họa vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng vệ quốc hiên ngang, lẫm liệt với lí tưởng và nhân cách lỗi lạc.
- Ca ngợi vẻ đẹp của thời đại với sức mạnh và khí thế hào hùng
2. Nghệ thuật
- Tính hàm súc, cô đọng.
- Tính sử thi với những hình tượng thơ kì vĩ, lớn lao đã nâng tầm vóc người anh hùng sánh ngang với tầm vóc vũ trụ

Tài liệu đính kèm:

  • dockien_thuc_co_ban_va_bai_tap_ngu_van_lop_10_tap_1.doc