Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 8: Văn bản "Tam đại con gà"

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 8: Văn bản "Tam đại con gà"

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

- Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.

- Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm.

- Thấy được mâu thuẫn trái tự nhiên trong cách ứng phó cuả nhân vật “thầy”, hiểu được ý nghĩa phê phán của truyện: cái dốt không che đậy được, càng giấu càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố đặc trưng của truyện cười dân gian

- Nắm được những đặc trưng cơ bản của truyện cười trào phúng, đặc biệt là nghệ thuật “tự bộc lộ” – nét đặc sắc của truyện.

-Vận dụng được những hiểu biết truyện cười “Tam đại con gà” để đọc hiểu các tác phẩm tương tự.

- Phân tích được ý nghĩa của tác phẩm trong việc làm thay đổi suy nghĩ , thái độ của con người.

Đọc các tác phẩm thuộc thể loại truyện cười trào phúng tương tự.

 * Viết: Biết cảm nhận, triển khai thành một bài viết (nghị luận văn học hoặc nghị luận xã hội từ một vấn đề được đặt ra trong tác phẩm văn học.

 - Biết tranh luận, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của truyện cười. Từ đó biết tranh luận về các vấn đề có ý nghĩa xã hội: thói giấu dốt, sĩ diện hão.

NĂNG LỰC CHUNG

Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.

Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Có thái độ phê phán thói giấu dốt, sĩ diện hão. Luôn luôn học hỏi không ngừng, không nên giấu dốt.

Không ngừng học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Thu thập tài liệu để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

 

doc 15 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 3790
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 8: Văn bản "Tam đại con gà"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TAM ĐẠI CON GÀ
Thời lượng: 1 tiết
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Phẩm chất, năng lực
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
STT của YCCĐ
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ 
NĂNG LỰC ĐỌC
Đọc hiểu nội dung
- Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm. 
- Thấy được mâu thuẫn trái tự nhiên trong cách ứng phó cuả nhân vật “thầy”, hiểu được ý nghĩa phê phán của truyện: cái dốt không che đậy được, càng giấu càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ.
(1)
Đọc hiểu hình thức
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố đặc trưng của truyện cười dân gian
- Nắm được những đặc trưng cơ bản của truyện cười trào phúng, đặc biệt là nghệ thuật “tự bộc lộ” – nét đặc sắc của truyện.
(2)
Liên hệ, so sánh, kết nối
-Vận dụng được những hiểu biết truyện cười “Tam đại con gà” để đọc hiểu các tác phẩm tương tự.
- Phân tích được ý nghĩa của tác phẩm trong việc làm thay đổi suy nghĩ , thái độ của con người.
(3)
Đọc mở rộng
Đọc các tác phẩm thuộc thể loại truyện cười trào phúng tương tự.
(4)
NĂNG LỰC VIẾT
 * Viết: Biết cảm nhận, triển khai thành một bài viết (nghị luận văn học hoặc nghị luận xã hội từ một vấn đề được đặt ra trong tác phẩm văn học.
NGHE - NÓI TƯƠNG TÁC
 - Biết tranh luận, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của truyện cười. Từ đó biết tranh luận về các vấn đề có ý nghĩa xã hội: thói giấu dốt, sĩ diện hão....
(5)
NĂNG LỰC CHUNG
GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC
Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
(6)
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
(7)
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
 TRUNG THỰC
Có thái độ phê phán thói giấu dốt, sĩ diện hão. Luôn luôn học hỏi không ngừng, không nên giấu dốt. 
(8)
CHĂM CHỈ
Không ngừng học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Thu thập tài liệu để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
(9)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, máy tính
Học liệu: SGK, hình ảnh, Phiếu học tập, TLTK
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
( thời gian)
Mục tiêu
( STT của YCCĐ)
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
HĐ 1: Khởi động
(5 phút)
(3)
- Tạo tâm thế cho học sinh
- Tạo được mối liên kết với “Tam đại con gà”
- Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về các truyện cười
- Yêu cầu học sinh nhìn tranh và đoán tên tác phẩm 
- Giáo viên cho học sinh nghe câu chuyện “Thầy bói xem voi”
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: 
Qua câu chuyện, tác giả dân gian muốn nhắn nhủ tới chúng ta điều gì?
- DH giải quyết vấn đề
- DH Đàm thoại, gợi mở
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
Do GV đánh giá.
HĐ 2: Hình thành kiến thức (30 phút)
(2) Hiểu được những kiến thức chung của tác phẩm: khái niệm, đặc điểm, phân loại truyện cười.
(1) - Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm. 
- Thấy được mâu thuẫn trái tự nhiên trong cách ứng phó cuả nhân vật “thầy”, hiểu được ý nghĩa phê phán của truyện: cái dốt không che đậy được, càng giấu càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ.
(5) Biết tranh luận, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của truyện cười. Từ đó biết tranh luận về các vấn đề có ý nghĩa xã hội: thói giấu dốt, sĩ diện hão....
(6) Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
(7) Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
(8) Có thái độ phê phán thói giấu dốt, sĩ diện hão. Luôn luôn học hỏi không ngừng, không nên giấu dốt. 
(9) Không ngừng học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Thu thập tài liệu để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
1. Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm, phân loại truyện cười.
2. Tìm hiểu đối tượng của tiếng cười, nội dung của tiếng cười, tình huống gây cười, mâu thuẫn tạo tiếng cười, ý nghãi của tiếng cười
3. Rút ra những thành công đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan
Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 3: Vận dụng, mở rộng (10 phút)
(3)-Vận dụng được những hiểu biết truyện cười “Tam đại con gà” để đọc hiểu các tác phẩm tương tự
- Phân tích được ý nghĩa của tác phẩm trong việc làm thay đổi suy nghĩ , thái độ của con người.
(4)Đọc các tác phẩm thuộc thể loại truyện cười trào phúng tương tự.
Tìm đọc những truyện cười dân gian Việt Nam có nội dung tương tự.
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan.
Đánh giá qua sản phẩm graphics qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: 
- Tạo tâm thế cho học sinh
- Tạo được mối liên kết với “Tam đại con gà”
* Phương tiện: Sách giáo khoa, máy chiếu/tivi, máy tính
* Phương pháp, kĩ thuật: Kể nhanh, tư duy nhanh, trình bày một phút
* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục tiêu: (1), (2), (5), (6), (7)
 HS nắm vững kiến thức trọng tâm của bài học để thực hiện được các nhiệm vụ học tập. Giáo viên định hướng học sinh tìm hiểu văn bản “Tam đại con gà” theo mục tiêu của Chuẩn kiến thức, kĩ năng; hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực.
* Phương tiện: Sách giáo khoa, máy chiếu/tivi, máy tính
* Phương pháp, kĩ thuật: Đọc ghi nhớ, tư duy; đàm thoại, gợi mở, thảo luận, hợp tác.
* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, Phiếu học tập số 1, Phiếu học tập số 2
Hoạt động của GV và HS
 Dự kiến sản phẩm (Yêu cầu cần đạt)
Thao tác 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nét chính về truyện cười và văn bản 
“Tam đại con gà”
Giáo viên phát vấn, gợi dẫn; học sinh trả lời; Gv nhận xét, chốt
? Nhắc lại khái niệm truyện cười trong bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam”?
? Từ đó em hãy nêu đặc điểm cơ bản của truyện cười?
?Truyện cười gồm mấy loại? Chỉ rõ:
- Cái đáng cười
- Mục đích 
GV dẫn thêm 
Truyện khôi hài: Cháy, Đổi giày, Treo biển, Tay ải tay ai...
Truyện trào phúng: Lợn cưới áo mới, Quan huyện thanh liêm, Thà chết còn hơn, Phù thủy sợ ma, Thầy đồ liếm mật...
? Truyện “Tam đại con gà” thuộc thể loại nào của truyện cười?
? Mục đích của tiếng cười trong truyện?
GV gợi dẫn cách đọc hiểu truyện cười
- Điều kiện cần: Truyện phải có cái đáng cười
- Điều kiện đủ: Người nghe phải có năng lực phát hiện ra cái đáng cười.
Thao tác 2: Giáo viên định hướng giúp học sinh đọc hiểu văn bản
GV yêu cầu HS đọc văn bản
Yêu cầu: đọc to, rõ ràng, diễn cảm
GV nhận xét về cách đọc của HS
GV chiếu cho học sinh xem 4 bức tranh phỏng nội dung của truyện
GV phát vấn, HS trả lời, GV nhận xét, chốt lại
? Em hãy xác định đối tượng của tiếng cười trong truyện? (Cười ai?)
? Nội dung của tiếng cười là gì? ( Cái đáng cười?)
? Cái đáng cười được bộc lộ trong tình huống nào?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu mâu thuẫn gây cười 
? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu nhân vật của tác giả dân gian?
? Qua cách giới thiệu đó, người đọc phát hiện ra mâu thuẫn trái tự nhiên nào ở nhân vật thầy đồ?
? Ở câu mở đầu tiếng cười đã được bật ra chưa?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu tình huống mà thầy đồ gặp phải để làm rõ cho mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật thầy đồ đã được nêu ở phần mở đầu.
? Trong truyện “thầy” liên tiếp bị đặt vào những tình thế nào?
HS trả lời: 2 tình huống
Tìm hiểu tình thế 1:
GV phát Phiếu học tập số 1
- Sự việc xảy ra trong tình thế
- Cách xử lý của thầy
- Cái đáng cười
HS làm việc cá nhân
GV yêu cầu một số học sinh trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung; GV chốt kiến thức
Tìm hiểu tình thế 2:
? Trước tình thế khó xử, thầy đã suy nghĩ như thế nào?
? Cách giải quyết của thầy ra sao? 
? Có người cho rằng cách trả lời của thầy thể hiện sự thông minh, nhanh trí. Ý kiến của em?
?Nhận xét về cách kết thúc của truyện?
Ý nghĩa của tiếng cười trong truyện? (Ý nghĩa của truyện)
Liên hệ bản thân?
GV yêu cầu HS chốt lại kiến thức về nội dung và nghệ thuật
I. Tìm hiểu chung
1. Truyện cười
a. Khái niệm (SGK, T18)
b. Đặc điểm:
- Dung lượng ngắn gọn, tình tiết ít, diễn biến nhanh, kết thúc bất ngờ.
- Kết cấu chặt chẽ.
- Nhân vật chính là đối tượng chủ yếu của tiếng cười, thể hiện cái đáng cười
- Ngôn ngữ giản dị, sâu sắc, tinh tế.
c. Phân loại:
- Truyện khôi hài:
+ Cái đáng cười do hiểu lầm, hớ hênh, đãng trí...
+ Mục đích: giải trí, mua vui
- Truyện trào phúng:
+ Cái đáng cười là thói hư, tật xấu trái quan điểm đạo đức
+ Mục đích: phê phán, đả kích
2. Truyện Tam đại con gà 
- Truyện cười trào phúng.
- Mục đích phê phán .
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đối tượng của tiếng cười:
Nhân vật chính – “thầy đồ” – anh học trò học hành dốt nát nhưng giấu dốt
2. Nội dung của tiếng cười ( Cái đáng cười): thói giấu dốt, sĩ diện hão.
3. Tình huống gây cười: Khi thầy nhận dạy trẻ
4. Mâu thuẫn tạo nên tiếng cười:
 a. Tạo mâu thuẫn trái tự nhiên qua cách giới thiệu nhân vật:
- Cách giới thiệu nhân vật ngắn gọn, quen thuộc, lôi cuốn, hấp dẫn
- Mâu thuẫn trái tự nhiên: 
anh học trò dốt >< lên mặt văn hay chữ tốt
bên trong: dốt >< bên ngoài: khoe giỏi 
 DỐT >< GIẤU DỐT
 Tiếng cười ở dạng tiềm năng
 ( Mỉm cười)
b. Tạo tình thế làm nổi bật mâu thuẫn
* Tình thế 1: Thầy gặp phải chữ “kê” có nhiều nét rắc rối.
- Thầy không biết chữ gì, học trò hỏi gấp -> Thầy cuống, nói liều
=>Cười vì thầy dốt kiến thức cơ bản trong sách vở, dốt kiến thức trong thực tế; cười sự liều lĩnh của thầy.
- Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người khác biết-> bọn trẻ đọc khẽ, lòng thấp thỏm -> xấu hổ 
=> Cười vì thầy giấu dốt, sĩ diện hão
- Thầy nhờ thổ công như một phương thuốc cứu cánh -> Đắc chí -> bảo trẻ đọc to – cái dốt được khuếch đại bất ngờ, thú vị
=> Cười vì sự mê tín và phương thức học hỏi của thầy: tự cho mình là giỏi.
 Tiếng cười được bộc lộ với nhiều cung bậc khác nhau ( Cười)
* Tình thế 2: Thầy gặp chủ nhà – người nông dân biết chữ “kê” là “gà” và bị chất vấn.
- Thầy nghĩ thầm 
+ Mình đã dốt 
+ Thổ công nhà nó cũng dốt
-> Nhận thức sự dốt nát của mình
- Thầy giải thích vô nghĩa, vô lý, vòng vo -> Thầy chống chế, ngụy biện => Tìm mọi cách giấu dốt >< cái dốt càng bộc lộ
 Bản chất cái dốt bị lộ tẩy -> Cười òa
 ( Cười đỉnh điểm)
=> Mâu thuẫn được giải quyết bất ngờ, tự nhiên phù hợp với tính cách của nhân vật – thầy tự bộc lộ bản chất của mình.
 (Nghệ thuật tự bộc lộ)
5. Ý nghĩa của tiếng cười
- Phê phán thói giấu dốt, sĩ diện hão – thói hư tật xấu có thật trong một bộ phận nhân dân.
- Khẳng định cái dốt không thể che đậy được; càng giấu dốt, càng bộc lộ và trở thành trò cười, thậm chí gây hậu quả khôn lường.
- Khuyên con người không nên giấu dốt mà cần phải không ngừng học hỏi; sống trung thực, nhìn nhận khuyết điểm và không ngừng hoàn thiện bản thân.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
- Phê phán thói giấu dốt, sĩ diện hão; khuyên con người không nên giấu dốt mà phải học hỏi không ngừng. 
- Thể hiện trí tuệ hóm hỉnh và tinh thần lạc quan của tác giả dân gian
2. Nghệ thuật:
- Tạo mâu thuẫn trái tự nhiên.
- Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc: nhân vật tự bộc lộ.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Giáo viên yêu cầu HS luyện tập với Phiếu học tập số 2
HS làm việc cá nhân, trình bày; GV nhận xét, chốt
Sản phẩm là phiếu học tập của HS
Hoạt động 4: VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
* Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức đã học để đọc hiểu truyện cười có nội dung tương tự; dặn dò cho giờ sau.
* Nội dung: Tìm đọc những truyện cười dân gian Việt Nam có nội dung tương tự.
* Phương tiện: Sách giáo khoa, máy chiếu/tivi, máy tính
* Phương pháp, kĩ thuật: Đọc ghi nhớ, tư duy; đàm thoại, gợi mở, thảo luận, hợp tác.
* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
IV. PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
TAM ĐẠI CON GÀ
Tình thế 1: Thầy gặp phải chữ “kê” có nhiều nét rắc rối.
Các sự việc trong 
tình thế	Cách thầy xử lý	Cái đáng cười
Thầy không biết chữ gì, học trò hỏi gấp	
Thầy sợ nhỡ sai -> người nào biết ->xấu hổ	
Thầy khấn thổ công -> ba đài được cả ba	
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
TAM ĐẠI CON GÀ
Thủ pháp gây cười
- Tìm những chi tiết thể hiện hành động của thầy đồ?
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Tìm những lời nói chứa đựng sự phi lí của thầy đồ?
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Nhận xét về mức độ của những hành động và lời nói trên?
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_10_tuan_8_van_ban_tam_dai_con_ga.doc