Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 88: Lập luận trong văn nghị luận

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 88: Lập luận trong văn nghị luận

a.Mục tiêu: Đ1 - Kết nối

b. Nội dung:

- GV đưa ra dẫn chứng từ 2 đoạn trích Truyện Kiều ( Trao duyên, Chí khí anh hùng) vừa học, HS chỉ ra biểu hiện của lập luận trong đó

 -GV lấy dẫn chứng thêm từ kết quả bài kiểm tra giữa kì của HS để giới thiệu vấn đề:lập luận trong văn nghị luận

-Phương pháp, kĩ thuật: tư duy nhanh

c. Sản phẩm:

-Trong 2 đoạn trích Truyện Kiều có biểu hiện của lập luận:

+ Thúy Kiều đưa ra các lí lẽ thuyết phục Thúy Vân nhận lời “ trao duyên

+ Từ Hải đưa ra các lí do thuyết phục Thúy Kiều tin tưởng, yên tâm chờ đợi chồng vinh quang trở về

-Trong các bài KT giữa kì, phần làm văn ( nghị luận văn học ) có thực tế:

+ Lập luận chặt chẽ,thuyết phục

+ Chỉ nêu ý ra mà chưa có sự lập luận thuyết phục

-> Vậy thế nào là lập luận, cách xây dựng một lập luận trong bài văn nghị luận, chúng ta cùng tìm hiểu bài học tiết 88: LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

 

docx 7 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 6241
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 88: Lập luận trong văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 88- KHDH
Ngày soạn: ........................
 Ngày dạy:..........................
BÀI HỌC: LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
STT 
MỤC TIÊU
MÃ HÓA
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết
1
 Nắm chắc khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận. 
Đ1
2
Nắm chắc các yêu cầu xây dựng lập luận trong văn nghị luận. 
Đ2
3
Nhận diện các thao tác trong đoạn văn, bài văn nghị luận.
Đ3
4
Biết tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong một số đoạn văn, bài văn nghị luận.
Đ4
5
Có khả năng phân tích đề và lập dàn ý cho các đề bài văn nghị luận.
Đ5
6
 Có khả năng biểu đạt những quan điểm tư tưởng sâu sắc trong đời sống xã hội và trong văn học.
N1
7
Biết trao đổi, thảo luận vể các vấn đề liên quan đến văn nghị luận và các vấn đề trong cuộc sống cần khả năng lập luận.
N2
8
Biết viết đoạn văn nghị luận triển khai một luận điểm cho trước theo các luận cứ, thao tác và phương pháp lập luận phù hợp.
V1
NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
9
Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
GT-HT
10
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
GQVĐ
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: CHĂM CHỈ, TRÁCH NHIỆM
11
-Chăm chỉ tìm tòi, sáng tạo và yêu mến bộ môn văn.
-Có trách nhiệm với việc học tập và rèn luyện của bản thân.
CC
TN
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Thiết bị dạy học: Máy chiếu, giấy A0, A3, 
2.Học liệu: SGK, Phiếu học tập, 
III.TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Hoạt động học
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
HĐ 1: Khởi động
(3->5phút)
Đ1
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến bài học.
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân;
Do GV đánh giá.
HĐ 2: Khám phá kiến thức (22->25 phút)
Đ1, Đ2, Đ3, Đ4,
GT-HT,GQVĐ
1.Lập luận trong văn nghị luận.
2.Cách xây dựng lập luận
Đàm thoại gợi mở; Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi; Thuyết trình; 
Đánh giá qua sản phẩm; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 3: Luyện tập (10 phút)
Đ3, Đ4, Đ5,GQVĐ
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng
Vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não
. 
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 4: Vận dụng (5 phút)
Đ5, N1, N2, V1
GQVĐ
Vận dụng kiến thức để giải quyết một vấn đề nâng cao.
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); thuyết trình; trực quan. 
Đánh giá qua sản phẩm graphics qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 5: Mở rộng
( 2 phút)
Tìm tòi, mở rộng kiến thức
Dạy học hợp tác ,thuyết trình; 
Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao. 
GV và HS đánh giá
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
 HĐ 1. KHỞI ĐỘNG
a.Mục tiêu: Đ1 - Kết nối
b. Nội dung:
- GV đưa ra dẫn chứng từ 2 đoạn trích Truyện Kiều ( Trao duyên, Chí khí anh hùng) vừa học, HS chỉ ra biểu hiện của lập luận trong đó
 -GV lấy dẫn chứng thêm từ kết quả bài kiểm tra giữa kì của HS để giới thiệu vấn đề:lập luận trong văn nghị luận 
-Phương pháp, kĩ thuật: tư duy nhanh
c. Sản phẩm: 
-Trong 2 đoạn trích Truyện Kiều có biểu hiện của lập luận:
+ Thúy Kiều đưa ra các lí lẽ thuyết phục Thúy Vân nhận lời “ trao duyên
+ Từ Hải đưa ra các lí do thuyết phục Thúy Kiều tin tưởng, yên tâm chờ đợi chồng vinh quang trở về
-Trong các bài KT giữa kì, phần làm văn ( nghị luận văn học ) có thực tế:
+ Lập luận chặt chẽ,thuyết phục
+ Chỉ nêu ý ra mà chưa có sự lập luận thuyết phục
-> Vậy thế nào là lập luận, cách xây dựng một lập luận trong bài văn nghị luận, chúng ta cùng tìm hiểu bài học tiết 88: LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
- Giao nhiệm vụ: tìm biểu hiện của lập luận trong 2 trích đoạn “Trao duyên”, Chí khí anh hùng ?
- Đánh giá câu trả lời của HS
- Chuẩn kiến thức-> vào bài mới
- Suy nghĩ 
- HS trả lời nhanh tại chỗ
 HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Đ1,Đ2,Đ3,Đ4, GT-HT,GQVĐ
b.Nội dung: HS sử dụng sgk, làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thiện các sản phẩm về lí thuyết lập luận trong văn nghị luận.
c.Sản phẩm:
I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận:
1.Xét ngữ liệu: ( sgk trang 109)
a. Kết luận của lập luận là: các ông là kẻ thất phu hèn kém, không đủ để cùng nói việc binh( không thể nói chuyện đánh nhau, mà phải hòa thực chất là đầu hàng.. )
b. Tác giả đưa ra những lí lẽ hoặc dẫn chứng như:
+Lí lẽ tổng quát: Câu 1: Người dùng binh giỏi mà thôi
+ lí lẽ là hệ quả từ chân lí tổng quát:
-Câu 2: Được thời có thế thì..
-Câu 3: Mất thời có thế thì 
+Dẫn chứng: 
- Các ông không rõ thời thế 
- Trang sức bằng những lời dối trá
c. lập luận: là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (người đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (người viết) muốn đạt tới.
II. Cách xây dựng lập luận:
1/ Tìm hiểu ngữ liệu:
-Bài tập 1
Văn bản Chữ ta của nhà báo Hữu Thọ là một văn bản nghị luận trong đó tác giả thể hiện rất rõ quan điểm của mình.
a. Bài văn bàn về vấn đề chữ viết trên quảng cáo, bảng hiệu, trên báo chí,... Quan điểm của tác giả về vấn đề này là: phản đối việc dùng chữ nước ngoài tràn lan ở nước ta hiện nay.
b. Bài văn có hai luận điểm:
- Tiếng nước ngoài đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, quảng cáo ở nước ta.
- Tiếng nước ngoài đưa vào báo chí một cách không cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc
-Bài tập 2
a. Luận cứ cho 2 luận điểm trong văn bản “Chữ ta”
-Luận điểm 1: Tiếng nước ngoài đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, quảng cáo ở nước ta có các luận cứ sau:
+ Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh phía trên”. Đi đâu cũng nhìn thấy nổi bật chữ Triều Tiên
+ Một vài thành phố của ta đi đâu cũng thấy Tiếng Anh tưởng như mình lạc sang một nước khác
-Luận điểm 2: Tiếng nước ngoài đưa vào báo chí một cách không cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc->có các luận cứ sau:
+Ở Hàn Quốc, có một số tờ báo tạp chí xuất bản bằng tiếng nước ngoài nhưng các tờ báo phát hành trong nước đều không có mấy trang viết bằng tiếng nước ngoài..
+ Ở ta, khá nhiều tờ báo tóm tắt một sô bài chính bắng tiếng nước ngoài để cho oai, trong khi đó người đọc trong nước lại bị thiệt mấy trang thông tin.
b. Luận cứ trong VB mục I là lí lẽ + dẫn chứng ; Trong VB chữ ta là dẫn chứng thực tế
c. Hai ngữ liệu trên sử dụng hai phương pháp lập luận khác nhau:
- Đoạn văn của Nguyễn Trãi lập luận theo phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân quả: đầu tiên đưa ra nhận định khái quát ("Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế mà thôi"), sau đó triển khai nhận định bằng các luận cứ (đồng thời cũng là nguyên nhân) và cuối cùng là lời đánh giá từ các luận cứ (đồng thời cũng là kết quả).
- Bài văn của Hữu Thọ lập luân theo phương pháp qui nạp và so sánh đối lập. Để đi đến kết luận về "thái độ tự trọng của một quốc gia", tác giả đã xây dựng hai luận điểm. trong mỗi luận điểm, người viết đều so sánh thực tế giữa Hàn Quốc và Việt Nam về phương diện chữ viết trên quảng cáo, bảng hiệu và trên báo chí.
2.Kết luận về Yêu cầu xây dựng lập luận trong văn nghị luận : để xây dựng lập luận cần xác định luận điểm chính xác, các luận cứ thuyết phục, vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí.
d.Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
- Giao nhiệm vụ: 
1Đọc đoạn văn lập luận (SGK) và cho biết:
a. Kết luận (mục đích) của lập luận là gì ?
b. Để dẫn tới kết luận đó, tác giả đã đưa ra những lí lẽ hoặc dẫn chứng (luận cứ) nào?
c. Hãy cho biết thế nào là một lập luận?
2.GV tổ chức hoạt động nhóm: ( ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 ) chia thành 3 nhóm cùng thảo luận và giải quyết 2 bài tập sau.
Bài tập 1. Đọc văn bản “Chữ ta” (SGK) và cho biết:
a. Bài văn nghị luận trên bàn về vấn đề gì? Quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào?
b. Bài văn có bao nhiêu luận điểm? Tìm các luận điểm đó.
Bài tập 2. Đọc lại đoạn văn ở mục trước (Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi), văn bản "Chữ ta” và: 
a. Tìm các luận cứ cho mỗi luận điểm.
b. Cho biết đâu là luận cứ lí lẽ, đâu là bằng chứng thực tế.
c. Xác định, phân tích các phương pháp lập luận được vận dụng 
-GV trình chiếu đáp án chính xác
- GV Đánh giá sản phẩm dựa trên kết quả chấm chéo 3 nhóm
- Chuẩn kiến thức.
- Thực hiện nhiệm vụ.
+ Nhiệm vụ 1: HS Làm việc cá nhân 
+ 2 đến 3 HS trả lời các câu hỏi
+ Nhiệm vụ 2: BT 1, 2: Thảo luận nhóm. ( 3 nhóm )
-3 nhóm cùng ghi kết quả thảo luận vào giấy A0
- Treo bảng phụ và cử đại diện 3 nhóm lên để chấm chéo theo đáp án chuẩn của GV trên máy chiếu
HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP
a.Mục tiêu: Đ3, Đ4, Đ5, GQVĐ
b.Nội dung: HĐN: HS sử dụng Sgk, vở soạn, bảng phụ để hoàn thiện bài tập 2 trong sgk ( HS được chuẩn bị, tìm hiểu ở nhà )
c. Sản phẩm: Có nhiều cách đưa ra luận cứ cũng như có thể có nhiều luận cứ cho mỗi luận điểm mà bài tập nêu ra. Dưới đây là một số luận cứ có thể tham khảo:
a. Đọc sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích.
- Nâng cao tầm hiểu biết về tự nhiên, xã hội, hiểu biết về cuộc sống mọi mặt.
- Đọc sách giúp ta khám phá chính bản thân mình. 
- Đọc sách sẽ chắp cánh cho những ước mơ, khơi nguồn cho những sáng tạo.
- Đọc sách giúp cho việc diễn đạt (nói, viết) tốt hơn.
b. Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề.
- Đất đai bị xói mòn, sạt lở, bị sa mạc hoá.
- Không khí bị ô nhiễm.
- Nguồn nước sạch bị nhiễm độc tố.
c. Nghiện game dễ dẫn đến trầm cảm
- Tập trung vào game khiến đầu óc con người trở nên mê muội, thiếu tỉnh táo
- Sa sút về sức khỏe, kết quả học tập đi xuống dẫn đến mệt mỏi, chán nản..
- Chìm đắm trong thế giới ảo, xa rời cuộc sống thực tế, hạn hẹp các mối quan hệ xã hội, bạn bè 
d.Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
-GV giao nhiệm vụ: 
Hãy tìm luận cứ làm sáng tỏ luận điểm sau:
a. đọc sách đem lại cho ta nhiều bổ ích.
b. Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề.
c. Nghiện game dễ dẫn đến bệnh trầm cảm
- Nhận xét, chấm điểm+ Kết hợp GD lối sống cho học sinh
- Hoạt động nhóm ( 3 nhóm đã phân công ở trên) HS thực hiện nhiệm vụ: rà soát lại phần chuẩn bị của nhóm mình ở nhà
- Đại diện 3 nhóm thuyết trình, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
-Các nhóm nhận xét, bổ sung bài của nhóm bạn.
 (NL giải quyết vấn đề)
 HOẠT ĐỘNG 4.VẬN DỤNG
a.Mục tiêu: Đ5, N1, N2, V1, GQVĐ
b.Nội dung: hs vận dụng kiến thức bài học trình bày một đoạn văn lập luận về luận điểm đã cho ở phần luyện tập ( HS tùy chọn )
c.Sản phẩm: GV cho hs trình bày đoạn văn lập luận của mình ( số lượng HS trình bày tùy theo thời gian. Dự kiến: 1hs )
d.Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
GV giao nhiệm vụ: Viết đoạn văn lập luận cho luận điểm,luận cứ đã được tìm ra ở bài tập 2 sgk ở trên
- Đánh giá sản phẩm.
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
(NL giải quyết vấn đề)
HOẠT ĐỘNG 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
a.Mục tiêu: HS có ý thức tìm tòi, mở rộng kiến thức sau khi học xong bài
b.Nội dung: HS sưu tầm những VB là đoạn văn lập luận chặt chẽ 
c.Sản phẩm: Các đoạn văn lập luận ( thể hiện trong vở soạn bài )
d. Tổ chức thực hiện. 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
GV giao nhiệm vụ về nhà
+ Tìm những đoạn văn nghị luận xã hội hoặc nghị luận văn học có lập luận rõ ràng, chặt chẽ để học phương pháp lập luận
- Đánh giá sản phẩm vào tiết sau.
+ Hoàn thành các BT còn lại sgk, chuẩn bị bài VBVH
-HS thực hiện nhiệm vụ:
+ Lựa chọn những đoạn văn nghị luận hay. Phân tích cách thức lập luận trong đoạn văn đó.
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ vào tiết sau.
(NL tự học) 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_88_lap_luan_trong_van_nghi_luan.docx