Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 72: Hồi trống Cổ Thành (Trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa) (Tiết 1) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Duy Hoài Nam

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 72: Hồi trống Cổ Thành (Trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa) (Tiết 1) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Duy Hoài Nam

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Hiểu được tính cách bộc trực, nóng nảy, ngay thẳng - một biểu hiện của lòng trung nghĩa của Trương Phi, sự khẳng định lòng trung nghĩa của Quan Công cũng như tình anh em kết nghĩa vườn đào của họ.

- Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, cảm nhận được không khí chiến trận của tác phẩm qua đoạn trích hay và tiêu biểu- Hồi trống Cổ Thành.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức

- Hiểu được tính cách bộc trực, nóng nảy, ngay thẳng, một biểu hiện của lòng trung nghĩa của Trương Phi, sự khẳng định lòng trung nghĩa của Quan Công cũng như tình anh em kết nghĩa vườn đào của họ. Hiểu được “Hồi trống Cổ Thành” – hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ.

- Hiểu được nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, cảm nhận được ý vị chiến trận của Tam quốc qua đoạn trích

2. Kĩ năng

- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích, rút ra đặc điểm tính cách nhân vật.

3. Thái độ

- Trân trọng tấm lòng chính trực, tình anh em, tình bạn bè

- Rèn luyện lối sống ngay thẳng, bộc trực.

C. PHƯƠNG PHÁP

- Vấn đáp, diễn giảng, phân tích-tổng hợp, gợi tìm, làm việc nhóm.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp.

- Lớp trưởng báo cáo sỉ số lớp.

- Lớp phó học tập báo cáo tình hình soạn bài.

2. Kiểm tra bài cũ

GV: Em hãy nêu ý nghĩa của việc đốt đền Tà?

HS suy nghĩ, trả lời

GV nhận xét

3. Dạy bài mới

 

docx 9 trang yunqn234 10910
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 72: Hồi trống Cổ Thành (Trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa) (Tiết 1) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Duy Hoài Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27
Tiết PPCT: 72
Ngày soạn: 20/3/2020
Ngày dạy: 
Lớp dạy: 10.4
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Thủy
Giáo sinh thực hiện: Nguyễn Duy Hoài Nam
GIÁO ÁN SOẠN GIẢNG
HỒI TRỐNG CỔ THÀNH (TIẾT 1)
(Trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa)
- La Quán Trung -
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Hiểu được tính cách bộc trực, nóng nảy, ngay thẳng - một biểu hiện của lòng trung nghĩa của Trương Phi, sự khẳng định lòng trung nghĩa của Quan Công cũng như tình anh em kết nghĩa vườn đào của họ.
- Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, cảm nhận được không khí chiến trận của tác phẩm qua đoạn trích hay và tiêu biểu- Hồi trống Cổ Thành.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức 
- Hiểu được tính cách bộc trực, nóng nảy, ngay thẳng, một biểu hiện của lòng trung nghĩa của Trương Phi, sự khẳng định lòng trung nghĩa của Quan Công cũng như tình anh em kết nghĩa vườn đào của họ. Hiểu được “Hồi trống Cổ Thành” – hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ.
- Hiểu được nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, cảm nhận được ý vị chiến trận của Tam quốc qua đoạn trích
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích, rút ra đặc điểm tính cách nhân vật.
3. Thái độ
- Trân trọng tấm lòng chính trực, tình anh em, tình bạn bè 
- Rèn luyện lối sống ngay thẳng, bộc trực.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp, diễn giảng, phân tích-tổng hợp, gợi tìm, làm việc nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
- Lớp trưởng báo cáo sỉ số lớp.
- Lớp phó học tập báo cáo tình hình soạn bài.
2. Kiểm tra bài cũ
GV: Em hãy nêu ý nghĩa của việc đốt đền Tà?
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét 
3. Dạy bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1. Khởi động
GV cho HS xem hình ảnh và đoán tên các nhân vật lịch sử
GV dẫn vào bài:
- Văn học Minh Thanh là giai đoạn phát triển cuối cùng của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Đây là thời kỳ nền văn học Trung Quốc khá đa dạng và phong phú, đạt nhiều thành công về nghệ thuật. Trong đó có sự lên ngôi của tiểu thuyết. Có thể kể đến những đỉnh cao tiêu biểu của tiểu thuyết Minh Thanh: Tây du kí, Hồng lâu mộng, Thủy Hử.. trong đó Tam Quốc Diễn Nghĩa là tác phẩm phản ánh một thời kỳ dài đầy biến động của lịch sử Trung Quốc thời Tam quốc.
- Đoạn trích Hồi Trống Cổ Thành có kết cấu hoàn chỉnh và đầy kịch tính. Mặc dù dung lượng của nó rất ngắn so với sự đồ sộ của tác phâm nhưng đã thể hiện được một đặc trưng bút pháp nghệ thuật của La Quán Trung cũng như đặc điểm chung của tiểu thuyết cổ điển Minh Thanh.
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức
Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần I. Tìm hiểu chung
GV: Giới thiệu đôi nét về tác giả
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, bổ sung:
 Đây Là người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho trường tiểu thuyết lịch sử thời Minh Thanh.
GV: Nêu nguồn gốc và quá trình hình thành của tác phẩm? 
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, chốt ý:
Tác phẩm ra đời đầu thời Minh, được La Quán Trung viết căn cứ vào lịch sử, truyện kịch dân gian.
GV: Tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” thuộc thể loại nào? Đặc điểm của thể loại đó ra sao?
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, chốt ý:
Tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết lịch sử chương hồi (120 hồi). Đặc điểm là dung lượng lớn với nhiều hồi, mỗi hồi thì có một vài sự việc, kết thúc mỗi hồi đều có mâu thuẫn phát triển đến đỉnh điểm.
GV: Trình bày về các giá trị của tác phẩm? 
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, chốt ý:
- Kể lại quá trình hình thành và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến Ngụy (Tào Tháo) – Thục (Lưu Bị) – Ngô (Tôn Quyền)
- Thể hiện khát vọng hòa bình, thống nhất của nhân dân.
- Mang giá trị lịch sử to lớn
- Ngoài ra, góp phần cho tác phẩm thêm thành công tài kể chuyện đặc sắc của tác giả, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả các trận chiến sinh động và hấp dẫn.
GV: Đoạn trích nằm ở vị trí nào của tác phẩm? Tiêu đề đoạn trích là gì?
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, chốt ý:
Đoạn trích được trích ở nửa đầu hồi 28 và mang tiêu đề:
“ Chém Sái Dương anh em hòa giải
Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên
GV: Bố cục của đoạn có thể chia như thế nào?
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, chốt ý:
+ Phần 1: Mâu thuẫn giữa Trương phi và Quan Công.
+ Phần 2: Chém Sái Dương, mâu thuẫn, hiểu lầm được hóa giải, anh em đoàn tụ.
GV hướng dẫn HS tóm tắt đoạn trích
 Quan Công dẫn hai chị chạy đến Cổ Thành, được nhân dân địa phương cho biết Trương Phi đã chiếm được thành, mộ quân tậu ngựa, chứa cỏ tích lương, ông rất mừng rỡ, sai Tôn Càn vào báo tin cho Trương Phi thân ra đón. Tôn Càn y lời vào thành gặp Trương Phi. Nghe Tôn Càn nói xong, Trương Phi chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa Bắc. Gặp Trương Phi, Quan Công vô cùng mừng rỡ. Nhưng Trương Phi nghi ngờ Quan Công đã hàng Tào, Bội nghĩa vườn đào nên vác mâu xông tới đâm Quan Công mặc cho hai chị có can ngăn. Quan Công nhún nhường giải thích nhưng vô hiệu. Một toán quân mã của Tào Tháo xuất hiện càng làm Trương Phi ngờ vực. Quan Công đã quyết lấy đầu Sái Dương- viên tướng cầm đầu toán quân ấy- trong thời gian Trương Phi gióng ba hồi trống. nhưng chưa dứt một hồi trống, Quan Công đã lấy được đầu Sái Dương. Quan Công lại bắt một tên lính quân Tào kể lại đầu đuôi sự việc cho Trương Phi nghe. bấy giờ Trương Phi mới tin lời Quan Công. Trương Phi mời hai chị vào thành, nghe họ kể lại mọi việc Quan Công đã trải qua, khóc và thụp lạy Vân Trường.
GV chiếu cho HS xem sơ đồ tóm tắt
Thao tác 2: Hướng dẫn HS phần II. Đọc hiểu văn bản
GV: Trước khi gặp Quan Công thì Trương Phi đã có những hành động nào? Những hành động ấy thể hiện thái độ ra sao?
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, chốt ý:
Thái độ tức giận, hành động bộc phát, trong tâm thế chiến đấu với kẻ thù. 
GV: Ban đầu, khi gặp Quan Công thì Trương Phi xuất hiện với diện mạo, hành động và ngôn từ như thế nào? Những chi tiết ấy thể hiện lên điều gì?
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, chốt ý:
Đây là một thái độ tức giận, khinh thường và Trương Phi đã coi Quan Công Như kẻ thù dựa trên những điều mà Trương Phi tai nghe mắt thấy (theo Tào Tháo, phản bội anh em).
GV: Khi Sái Dương đến thì Trương Phi đã có những suy nghĩ và hành động nào? Việc Sái Dương xuất hiện đóng vai trò gì?
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, chốt ý:
Yêu cầu sau khi đánh ba hồi trống, phải chém được đầu tướng giặc.
Sự xuất hiện của Sái Dương đóng vai trò quan trọng, đây là chi tiết sắp xếp, làm cho mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, được giải quyết với kết thúc hứng thú.
GV: Sau khi Sái Dương tử trận thì Trương Phi đã có hành động nào? Hành động ấy thể hiện điều gì?
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, chốt ý:
Từ việc làm đó thể hiện nên được đây là một con người thận trọng, khôn ngoan, biết phục thiện, chân thành nhận lỗi.
GV: Hãy cho biết ý nghĩa việc làm của Trương Phi qua đoạn trích?
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, chốt ý:
- Trương Phi hành động như vậy vì Trương Phi coi Quan Công là kẻ phản bội: phản bội lời thề kết nghĩa vườn đào, phản bội lại triều đình nhà Thục, đã ở trong doanh trại Tào, chịu ân huệ của Tào. Trương Phi không thể chấp nhận một kẻ phản bội như vậy. Nhưng cuối cùng ta nhận ra đây là một con người chân thành, biết phục thiện.
=> Nhân vật có tính cách nóng nảy, bộc trực, hành động nông nổi và hơi thiếu suy nghĩ, tuy nhiên đây là nhân vật rất thẳng thắn, luôn muốn mọi thứ phải rõ ràng, mắt thấy tai nghe, một con người trung nghĩa, không chấp nhận những thứ mập mờ, không nương nhẹ với kẻ phụ nghĩa.
=> Cách phản ứng của Trương Phi tuy có hơi thái quá và nóng nảy, tuy nhiên nó lại rất phù hợp với tính cách và hoàn cảnh của nhân vật lúc bấy giờ. Đó là lòng trung thành, sự cương trực, thẳng thắn, luôn giữ vững lập trường: " Trung thần thà chịu chết chứ không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ".
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả La Quán Trung: 
- Sống khoảng (1330 – 1400)
- Tên La Bản, hiệu Hải Hồ tản nhân
- Quê: Thái Nguyên - (Sơn Tây – Trung Quốc),
- Tính tình: cô độc, lẻ loi, thích ngao du
- Chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử.
=> Đây Là người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho trường tiểu thuyết lịch sử thời Minh Thanh.
2. Tác phẩm
a. Thời điểm ra đời.
- Đầu thời Minh (1368-1644)
- La Quán Trung căn cứ vào lịch sử, truyện kịch dân gian (thoại bản) để viết lên Tam quốc diễn nghĩa.
b. Thể loại
- Tiểu thuyết lịch sử chương hồi (120 hồi)
- Đặc điểm: 
+ Dung lượng lớn
+ Nhiều hồi, mỗi hồi thì có một vài sự việc, kết thúc mỗi hồi đều có mâu thuẫn phát triển đến đỉnh điểm
c. Nội dung
- Kể lại quá trình hình thành và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến Ngụy (Tào Tháo) – Thục (Lưu Bị) – Ngô (Tôn Quyền)
- Thể hiện khát vọng hòa bình, thống nhất của nhân dân.
d. Giá trị của tác phẩm:
- Giá trị tư tưởng:
+ Vạch trần bản chất tàn bạo, giả dối của giai cấp thống trị.
+ Cuộc sống loạn li, bi thảm của nhân dân và thể hiện mơ ước về một xã hội với những vua hiền, tướng giỏi.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Giá trị lịch sử, quân sự.
+ Tài kể chuyện đặc sắc của tác giả, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả các trận chiến sinh động và hấp dẫn.
3. Đoạn trích
- Vị trí đoạn trích
+ Nửa đầu hồi 28.
+ Mang tiêu đề:
“ Chém Sái Dương anh em hòa giải
Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”.
- Tóm tắt đoạn trích
Bố cục: 2 phần.
+ Phần 1: Mâu thuẫn giữa Trương phi và Quan Công.
+ Phần 2: Chém Sái Dương, mâu thuẫn, hiểu lầm được hóa giải, anh em đoàn tụ.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Hình tượng nhân vật Trương Phi
a. Trước khi gặp Quan Công:
- “Chẳng nói chẳng rằng”
- “Lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa”
- “Dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc”
=> Thái độ tức giận, hành động bộc phát, trong tâm thế chiến đấu với kẻ thù.
b. Gặp trước khi Sái Dương xuất hiện
Diện mạo: “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược”
Hành động: “hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”.
Ngôn ngữ:
- Xưng hô: mày - tao
- Lập luận:
+ Thứ 1: Bỏ anh -> Bất trung, bất nghĩa
+ Thứ 2: Hàng Tào -> Hèn hạ
+ Thứ 3: Nhận phong hầu tứ tước -> Tham lam
+ Thứ 4: Đánh lừa em mình -> Gian trá
=> Đây là những điều mà Trương Phi tai nghe mắt thấy (theo Tào Tháo, phản bội anh em).
c. Khi Sái Dương đến
- Suy nghĩ: Quan Công đem theo quân đến bắt mình “Mày cũng nói láo bắt ta đó”.
- Hành động: “múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công”
- Yêu cầu: đánh ba hồi trống, chém đầu tướng giặc
d. Sau khi Sái Dương tử trận
Nhận ra sự thật “hỏi tên lính, khóc, lạy Quan Công”.
=> Thận trọng, khôn ngoan, biết phục thiện, chân thành nhận lỗi.
e. Ý nghĩa việc làm của Trương Phi
 Trương Phi hành động như vậy vì Trương Phi coi Quan Công là kẻ phản bội. Trương Phi không thể chấp nhận một kẻ phản bội như vậy. Nhưng cuối cùng ta nhận ra đây là một con người chân thành, biết phục thiện
=> Nhân vật có tính cách nóng nảy, bộc trực, hành động nông nổi và hơi thiếu suy nghĩ, tuy nhiên đây là nhân vật rất thẳng thắn, luôn muốn mọi thứ phải rõ ràng, mắt thấy tai nghe, một con người trung nghĩa, không chấp nhận những thứ mập mờ, không nương nhẹ với kẻ phụ nghĩa.
=> Cách phản ứng của Trương Phi thể hiện lòng trung thành, sự cương trực, thẳng thắn, luôn giữ vững lập trường: " Trung thần thà chịu chết chứ không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ".
Hoạt động 3: Thực hành
GV: Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường có câu thành ngữ nào liên quan đến tính cách nhân vật Trương Phi? Bản thân em có nóng tính không? Bài học em rút ra sau khi tìm hiểu nhân vật?
 Định hướng
- Nóng như Trương Phi.
- Bài học : phải bình tĩnh tìm hiểu ngọn ngành sự việc, không nên nóng vội mà hỏng chuyện, phá vỡ mối quan hệ.
Hoạt động 4: Vận dụng
GV: Từ tình anh em, huynh đệ giữa Trương Phi và Quan Công, em gãy rút ra bài học cho mình trong quan hệ anh em, bè bạn? 
Định hướng
Bài học : Trong quan hệ anh em, bè bạn phải có lòng trung thành, tín nghĩa.
Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo
Nếu bị 1 bạn thân hoặc người anh em thân thiết hiểu nhầm, nghi oan, bạn sẽ làm gì? (Viết thành đoạn văn khoảng 100 từ)
Định hướng
Bình tĩnh, tìm cách sáng suốt để thanh minh.
Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh để hóa giải hiểu nhầm, làm sáng tỏ sự việc.
4. Củng cố
- Hình tượng nhân vật Trương Phi 
- Bài học về lối sống ngay thẳng, bộc trực, trung nghĩa.
5. Dặn dò
- Học bài cũ
- Chuẩn bị nội dung tiết 2 của bài
E. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_72_hoi_trong_co_thanh_trich_hoi.docx