Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Phong cách ngôn ngữ Tiếng Việt - Nguyễn Thị Nam

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Phong cách ngôn ngữ Tiếng Việt - Nguyễn Thị Nam

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV lựa chọn mảnh ghép, click chọn câu hỏi và yêu cầu HS sử dụng kĩ thuật động não ghi câu trả lời vào giấy đã được chuẩn bị

+ Ô cửa số 1: Có mấy dạng ngôn ngữ?

+ Ô cửa số 2: Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, văn bản được chia làm mấy loại?

+ Ô cửa số 3: Ngôn ngữ hội thoại trong video thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

+ Ô cửa số 4: Ngôn ngữ trong đoạn video thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ thực hiện nhiệm vụ, ghi câu trả lời vào giấy A4

B3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV trình bày kết quả, HS chú ý quan sát, lắng nghe để có sự đối chiếu, so sánh với kết quả của mình

+ Ô cửa số 1: Có 2 dạng ngôn ngữ: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

+ Ô cửa số 2: Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, gồm 6 loại văn bản: Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, văn bản thuộc phong cách nghệ thuật, văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận, văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí, văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học và văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.

+ Ô của số 3: Ngôn ngữ hội thoại trong video thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

+ Ô cửa số 4: Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó

 

docx 10 trang Hồng Thoan 24/10/2024 430
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Phong cách ngôn ngữ Tiếng Việt - Nguyễn Thị Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử
---------------------------
Bài giảng: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT
Môn: Ngữ văn/ Lớp 10
 Giấy phép học liệu: CC BV/ CC BV- SA
 Tác giả: Nhóm giáo viên Nguyễn Thị Nam
 Nguyễn Thị Minh Nhi
 Ngô Thị Minh Xuân
 Email: nguyennam101084@gmail.com
 Đơn vị công tác Trường THPT Nguyễn Sinh Cung, Phú Đa-Phú Vang- Thừa Thiên Huế 
Tháng 11/ 2021
Trường THPT Nguyễn Sinh Cung
Tổ: Ngữ Văn
Ngày 30/10/2021

Họ và tên giáo viên: 
 Nguyễn Thị Nam
 Nguyễn Thị Minh Nhi
 Ngô Thị Minh Xuân 

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
Tiếng Việt; Lớp 10
Thời gian thực hiện: 1 tiết
MỤC TIÊU
STT 
MỤC TIÊU
MÃ HÓA
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết
1
Hiểu được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật, chỉ ra, phân tích được đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Đ1
2
Biết phân tích, so sánh đặc điểm của văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với các phong cách ngôn ngữ khác.
Đ2
3
Nghe, quan sát và nắm bắt được nội dung bài học. Xác định được nhiệm vụ cần thực hiện
Ng1
4
Biết cách trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về các nội dung liên quan bài học 
N1
5
Có khả năng trao đổi, thảo luận về đặc trưng văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
N2
6
Có khả năng lựa chọn thông tin để hoàn thành các nhiệm vụ học tập; đồng thời tạo lập được văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 
V1
NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
7
Xác định được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của bản thân trong tiết học
GT-HT

Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
GQVĐ
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: CHĂM CHỈ, TRÁCH NHIỆM, YÊU NƯỚC
9
- Chăm chỉ học tập và rèn luyện bản thân.
- Thêm yêu các tác phẩm văn học, tiếng việt và giữ gìn sự trong sáng của TV
CC
TN

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, máy tính, bảng phụ kích cỡ A4, thước, bút màu .
2. Học liệu: SGK, Phiếu học tập, video ngâm thơ, video đọc thơ, video hội thoại của học sinh, sơ đồ tư duy .
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
HĐ1. MỞ ĐẦU 
a. Mục tiêu N1, Ng1 - Kết nối: Huy động, kích hoạt kiến thức đã học trước đó và trải nghiệm của học sinh có liên quan đến nội dung phong cách ngôn ngữ. Tạo tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học. 
b. Nội dung: GV yêu cầu HS chơi trò chơi Ô CỬA BÍ MẬT bằng cách trả lời 4 câu hỏi. Tương ứng với 4 ô cửa là 4 câu hỏi liên quan đến ngôn ngữ. HS dùng kĩ thuật động não để trả lời nhanh các câu hỏi. HS chuẩn bị bút và giấy để ghi câu trả lời của mình. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV lựa chọn mảnh ghép, click chọn câu hỏi và yêu cầu HS sử dụng kĩ thuật động não ghi câu trả lời vào giấy đã được chuẩn bị
+ Ô cửa số 1: Có mấy dạng ngôn ngữ? 
+ Ô cửa số 2: Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, văn bản được chia làm mấy loại?
+ Ô cửa số 3: Ngôn ngữ hội thoại trong video thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
+ Ô cửa số 4: Ngôn ngữ trong đoạn video thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ thực hiện nhiệm vụ, ghi câu trả lời vào giấy A4
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV trình bày kết quả, HS chú ý quan sát, lắng nghe để có sự đối chiếu, so sánh với kết quả của mình 
+ Ô cửa số 1: Có 2 dạng ngôn ngữ: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
+ Ô cửa số 2: Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, gồm 6 loại văn bản: Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, văn bản thuộc phong cách nghệ thuật, văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận, văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí, văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học và văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính. 
+ Ô của số 3: Ngôn ngữ hội thoại trong video thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
+ Ô cửa số 4: Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó
B4: Kết luận, nhận định
GV liên kết các ô cửa, gợi dẫn học sinh hướng vào bài học 

HĐ2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2.1. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
a. Mục tiêu: Đ1, Ng1, N1, V1
- Nghe và quan sát 2 đoạn video; biết so sánh, nhận xét ngôn ngữ trong 2 video. Từ đó xác định được thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật, phạm vi, phân loại và chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật. 
- Biết lựa chọn thông tin để hoàn thành phiếu học tập và biết trình bày cảm nhận của bản thân về vấn đề liên quan nội dung bài học. 
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS quan sát màn hình và thực hiện các nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra các câu hỏi liên quan đến khái niệm, phạm vi, phân loại và chức năng của ngôn ngữ
- Sau đó GV yêu cầu HS đối chiếu với câu trả lời gợi ý của GV để có thể điều chỉnh, bổ sung với kết quả của mình ở trong vở
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS trong vở học
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
- HS nghe GV đọc ngôn ngữ hội thoại trong 2 đoạn video được ghi lại thành văn bản
- HS trả lời các câu hỏi: 
+ Câu 1: So sánh cách sử dụng ngôn ngữ trong 2 ngữ liệu trên
+ Câu 2: Em hiểu thế nào là ngôn ngữ nghê thuật?
+ Câu 3: Ngoài văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thì ngôn ngữ nghệ thuật còn được sử dụng trong những văn bản nào?
+ Câu 4: Ngôn ngữ nghệ thuật có những chức năng nào?
- HS ghi câu trả lời vào vở
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc cá nhân, vừa quan sát, vừa nghe và ghi câu trả lời vào vở học
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận 
- HS nghe và quan sát màn hình, đối chiếu với kết quả làm việc của mình. Từ đó có thể điều chỉnh nội dung kiến thức vào vở học
B4: Kết luận, nhận định 
GV hướng dẫn HS trả lời và chốt ý: 
- Khái niệm: Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng chủ yếu trong văn bản nghệ 
- Phạm vi sử dụng: Văn bản nghệ thuật; văn bản thuộc phong cách khác
- Phân loại: 
+ Ngôn ngữ tự sự: truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự .
+ Ngôn ngữ thơ: ca dao, vè, thơ 
+Ngôn ngữ sân khấu: kịch, chèo, tuồng 
- Chức năng: Chức năng thông tin, chức năng thẩm mĩ
2.2. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT 
2.2.1. TÍNH HÌNH TƯỢNG
a. Mục tiêu: Đ1, Ng1, N1, N2, V1, GT-HT, GQVĐ
- HS nắm được đặc trưng đầu tiên của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là tính hình tượng. Biết phân tích và chỉ ra cách để tạo ra tính hình tượng 
- Xác định được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân. 
- Quan sát, nghe và biết trình bày cảm nhận của bản thân về những vấn đề đặt ra trong bài học
b. Nội dung: 
- GV đọc ngữ liệu bài thơ “Bánh trôi nước”, yêu cầu HS hoàn thành vào PHIẾU HỌC TẬP 
- Sau khi HS đã hoàn thành, GV phân tích ngữ liệu, gợi ý các câu trả lời và yêu cầu HS quan sát, đối chiếu với câu trả lời của mình trong PHIẾU HỌC TẬP 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập đã được hoàn thành
d.Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV đọc ngữ liệu, yêu cầu HS hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP 
- Sau đó GV phân tích ngữ liệu, yêu cầu HS trả lời được thế nào là tính hình tượng? Làm thế nào để tạo ra tính hình tượng. Tại sao các tác giả phải dụng công để tạo ra tính hình tượng trong các tác phẩm của mình?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS Hoàn thành vào PHIẾU HỌC TẬP 
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận: 
Dự kiến sản phẩm của học sinh
Hình tượng nào được tác giả thể hiện trong bài thơ?

Hình tượng đó được thể hiện thông qua những hình ảnh, chi tiết nào?

Thông qua hình tượng đó tác giả muốn đề cập đến vấn đề gì?

Vì sao tác giả sử dụng hình tượng đó để gửi gắm vấn đề mà mình muốn đề cập? 

B4: Kết luận, nhận định 
GV phân tích ngữ liệu, hướng dẫn HS trả lời và chốt ý: 
-Tính hình tượng là khả năng diễn đạt thông qua hệ thống các hình ảnh, màu sắc, biểu tượng, âm thanh...để người đọc dùng tri thức, vốn sống suy nghĩ, liên tưởng và rút ra bài học nhất định
- Để tạo ra tính hình tượng người viết dùng các biện pháp tu từ: nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, so sánh......
- Tính hình tượng tạo nên sự hàm súc, đa nghĩa cho ngôn ngữ
2.2.2. TÍNH TRUYỀN CẢM
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, N1, N2, Ng1
- HS nghe đoạn thơ Bác ơi của tác giả Tố Hữu do Văn Vượng ngâm và trình bày được cảm nhận của bản thân 
- Nắm được đặc trưng thứ hai của ngôn ngữ nghệ thuật là tính truyền cảm, trình bày được khái niệm tính truyền cảm, chỉ ra cách tạo ra tính truyền cảm. 
b. Nội dung: 
- GV cho HS nghe đoạn ngâm trích bài thơ Bác ơi của Tố Hữu
- GV yêu cầu HS trình bày cảm nhận của mình sau khi nghe bài thơ
- GV bình về đoạn thơ, hướng dẫn HS vào nội dung bài học 
c. Sản phẩm: Cảm nhận của học sinh sau khi nghe đoạn thơ
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS nghe đoạn thơ ngâm Bác ơi của Tố Hữu và trả lời câu hỏi: 
+ Tình bày cảm nhận của bản thân sau khi nghe đoạn thơ?
+ Em hiểu như thế nào là tính truyền cảm? Tính truyền cảm được truyền tới chúng ta bằng cách nào? 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tập trung nghe và trả lời các câu hỏi 
- Quan sát màn hình và nghe GV bình giảng về đoạn thơ Bác ơi
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS nghe GV bình giảng 
- HS có thể trình bày cho mẹ hoặc bố nghe về cảm nhận của bản thân về đoạn thơ 
B4: Kết luận, nhận định 
GV hướng dẫn HS chốt ý:
- Tính truyền cảm là làm cho người đọc (nghe) cùng vui buồn, yêu thích, căm giận, tự hào.....như chính người nói (viêt).
- Cách tạo ra tính truyền cảm: Chọn ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu miêu tả, bình giá đối tượng. 
2.2.3. TÍNH CÁ THỂ HÓA
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Ng1, N1, V1, GT-HT, GQVĐ
- Tìm ra được những điểm khác nhau về nội dung, từ ngữ, giọng điệu của Bà Huyện Thanh quan và Hồ Xuân Hương qua hai bài thơ Chiều hôm nhớ nhà và Mời trầu 
- Hiểu được khái niệm tính cá thể hóa, cách tạo ra tính cá thể hóa và tính cá thể hóa thể hiện điều gì của người nghệ sĩ. 
b. Nội dung:
- Yêu cầu HS so sánh phong cách hai nhà thơ Bà Huyện Thanh Quan và Hồ Xuân Hương 
- Nghe GV phân tích và bình giảng về tính cá thể hóa
- Yêu cầu HS trình bày được khái niệm tính cá thể hóa, cách tạo ra tính cá thể hóa 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho HS xem 2 đoạn văn bản của 2 tác giả. Sau đó yêu cầu HS so sánh sự khác nhau của hai văn bản trên về nội dung, từ ngữ và giọng điệu
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Như thế nào là tính cá thể hóa? Cách tạo ra tính cá thể hóa. Tính cá thể hóa thể hiện điều gì cho người nghệ sĩ?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS so sánh theo các tiêu chí GV gợi ý, từ đó trả lời các câu hỏi về tính cá thể hóa
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS nghe GV gợi ý và giảng giải 
B4: Kết luận và nhận đinh 
GV hướng dẫn HS trả lời và chốt ý: 
-Tính cá thể hoá là sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra giọng điệu riêng, phong cách riêng, không dễ bắt chước, pha trộn. 
- Để tạo ra tính cá thể hoá: vận dụng các phương tiện diễn đạt chung (ngữ âm, từ vựng, cú pháp, tu từ, hình ảnh.....)của cộng đồng vào việc xây dựng hình tượng riêng cho mình
- Tính cá thể hóa thể hiện sự mới lạ, không trùng lặp, tạo nên sự phong phú cho người nghệ sĩ.

HĐ3. LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Ng1, N1,V1, GT-HT, GQVĐ, CC-TN
- Biết quan sát và trả lời nhanh các bài tập, từ đó khắc sâu hơn những kiến thức đã học. Đồng thời biết tổng hợp, khái quát về những nội dung của bài học.
b. Nội dung: 
- GV đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm, trả lời nhanh và lựa chọn đúng sai sau mỗi phần I và phần II nhằm giúp HS củng cố kiến thức bài học
- GV yêu cầu tự vẽ cho mình một sơ đồ tư duy của bài học vào giấy A4
- GV đưa ra sơ đồ tư duy gợi ý 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và sơ đồ tư duy HS vẽ 
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy
- GV yêu cầu HS làm bài tập nối mục A với mục B sao cho phù hợp 
- Ngoài ra, trong bài học có hai phần tương tác HS thực hiện bằng bàn phím theo yêu cầu câu hỏi
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS trả lời trực tiếp vào bài học bằng bàn phím và vào vở bài tập nối 
- HS vẽ sơ đồ tư duy của bài học vào vở
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo kết quả bài làm của mình cho bố mẹ 
B4: Kết luận và nhận định 
GV kết luận bài học 

HĐ4.VẬN DỤNG- MỞ RỘNG
a. Mục tiêu: Đ2, N2, V1, CC-TN 
- HS có ý thức tìm tòi, mở rộng kiến thức sau khi xem video 
- HS thấy được cái hay cái đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật từ đó thêm yêu tác phẩm văn học, có trách nhiệm giữa gìn sự trong sáng của tiếng Việt; đồng thời chăm chỉ đọc sách hơn.
 b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS quan sát, nghe các bạn HS chia sẻ trong video 
- Sau đó, GV gợi ý định hướng các bạn đọc sách, đọc nhiều tác phẩm văn chương nghệ thuật
c. Sản phẩm: Sự tự ý thức của HS sau bài học
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS 
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
 GV yêu cầu HS nghe, xem video trên màn hình 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS chú ý quan sát, nghe 
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận 
HS có thể trình bày cảm nhận của mình sau khi học cho bố mẹ nghe
B4. Kết luận và nhận định
GV kết luận và định hướng 

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ NGUỒN GỐC TÀI LIỆU SỬ DỤNG TRONG BÀI: 
 - Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 2 NXB giáo dục 
 - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn 10 NXB giáo dục Việt Nam 
 - Các video do nhóm học sinh lớp 11B3 trường THPT Nguyễn Sinh Cung thực hiện tại trường. 
 - Video ngâm thơ Bác ơi do nhóm tác giả làm dựa trên nền nhạc do nghệ sĩ Văn Vượng ngâm. 
 V. RÚT KINH NGHIỆM
Video bài giảng có thể dùng phần mềm camtasia để chèn câu hỏi tương tác vào giữa các phần để học sinh thao tác trực tiếp và xuất ra dưới dạng web và html. Như vậy sẽ rất thuận tiện khi đưa bài giảng lên các trang web để học trực tuyến. Bản thân nhóm giáo viên đã chèn vào và xuất ra tuy nhiên với đuôi html không thể tải lên mục bài giảng video nên sau đây là phần câu hỏi gợi ý chèn vào giữa các phần: 
CÂU HỎI TƯƠNG TÁC
Sau khi học xong phần I. Dùng phầm mềm camtasia để chèn câu hỏi Học sinh phải trả lời hai câu hỏi thì mới được xem tiếp. 
Câu 1. Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình gợi cảm, được sử dụng chủ yếu trong văn bản nghệ thuật.
Đúng
Sai
Câu 2. Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật là: .
CÂU HỎI TƯƠNG TÁC 
Sau khi học xong phần II. Video bài giảng xuất bản dưới dạng html sẽ dừng lại. Học sinh phải trả lời hai câu hỏi mới được học tiếp 
Câu 1. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là?
Tính cụ thể, tính cá thể, tính cảm xúc
Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa
Tính khuôn mẫu, tính minh xác, tính công vụ’
Tính khái quát, tính khách quan, tính lí trí 
Câu 2. Điền vào chỗ trống trong câu sau
Tính hình tượng là khả năng diễn đạt thông qua hệ thống các .. để người đọc dùng tri thức, vốn sống để suy nghĩ, liên tưởng và rút ra bài học nhất định.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_phong_cach_ngon_ngu_tieng_viet_nguyen.docx