Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

I-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

a. Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm chất và lượng của sự vật, hiện tượng.

- Biết được mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lương và sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng .

b. Về kĩ năng: Chỉ ra được sự khác nhau giữa chất và lượng, sự biến đổi của lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.

c. Về thái độ: Có ý thức kiên trì trong học tập và rèn luyện, không coi trọng việc nhỏ, tránh các biểu hiện nôn nóng trong cuộc sống.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.

- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử

- Kỹ năng giải quyết vấn đề

- Kỹ năng tư duy

- Kỹ năng trình bày trước đám đông

- Kỹ năng tự tin

- Kỹ năng hợp tác

II- CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên:

- SGK, SGV GDCD lớp 10

- Các câu hỏi thảo luận.

2. Học sinh

SGK GDCD lớp 10; Các bài thơ, tục ngữ, ca dao có liên quan đến kiến thức bài học.

III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài mới:

a. Ổn định lớp: KTSS ( khoảng 1’)

b. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra vì tuần trước KT 1 tiết

c. Giới thiệu bài mới ( khoảng 2 phút)

Trong sự vận động biến đổi không ngừng của thế giới vật chất các sự vật, hiện tượng cũng như trong cuộc sống nhiều khi chúng ta thêm một chút hoặc bớt đi một ít là sự vật hiện tượng có thể biến đổi thành cái khác.

Thế giới vật chất không ngừng vận động và phát triển theo những quy luật vốn có của nó.Trong bài 4, phép biện chứng duy vật giải thích cho chúng ta biết nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng. Sự vật và hiện tượng có cách thức vận động như thế nào ? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.

 

docx 6 trang yunqn234 8870
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:07 Tiết PPCT: 07
Bài 5: 
CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN 
CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
I-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
a. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm chất và lượng của sự vật, hiện tượng.
- Biết được mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lương và sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng . 
b. Về kĩ năng: Chỉ ra được sự khác nhau giữa chất và lượng, sự biến đổi của lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
c. Về thái độ: Có ý thức kiên trì trong học tập và rèn luyện, không coi trọng việc nhỏ, tránh các biểu hiện nôn nóng trong cuộc sống.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng tư duy
- Kỹ năng trình bày trước đám đông
- Kỹ năng tự tin
- Kỹ năng hợp tác
II- CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- SGK, SGV GDCD lớp 10
- Các câu hỏi thảo luận.
Học sinh
SGK GDCD lớp 10; Các bài thơ, tục ngữ, ca dao có liên quan đến kiến thức bài học.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài mới:
a. Ổn định lớp: KTSS ( khoảng 1’)
b. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra vì tuần trước KT 1 tiết	
c. Giới thiệu bài mới ( khoảng 2 phút)
Trong sự vận động biến đổi không ngừng của thế giới vật chất các sự vật, hiện tượng cũng như trong cuộc sống nhiều khi chúng ta thêm một chút hoặc bớt đi một ít là sự vật hiện tượng có thể biến đổi thành cái khác.
Thế giới vật chất không ngừng vận động và phát triển theo những quy luật vốn có của nó.Trong bài 4, phép biện chứng duy vật giải thích cho chúng ta biết nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng. Sự vật và hiện tượng có cách thức vận động như thế nào ? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay. 
2.Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV đặt vấn đề: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chất 
1/ Để phân biệt chúng với các sự vật khác người ta căn cứ vào thuộc tính nào?
2/ Những đặt tính này do chúng tự có hay do ai áp đặt cho chúng?
HS trả lời:
GV nhận xét và kết luận:
Để phân biệt chúng với các sự vật khác người ta căn cứ vào thuộc tính cơ bản của sự vật, hiện tượng.
Những đặt tính trong các sự vật trên, thuộc tính nào tiêu biểu: muối - mặn; chanh - chua nắng - nóng; bão - mưa to, gió lớn là thuộc tính vốn có của sự vận và hiện tượng, nó tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của con người.
- GV yêu cầu HS nêu khái niệm chất.
- HS trả lời:
- GV kết luận và chốt kiến thức:
Yêu cầu HS lấy ví dụ về các sự vật và chỉ ra thuộc tính của các sự vật đó?
HS trả lời:
GV nhấn mạnh và lưu ý HS 
+ Cây viết: màu xanh
+ Lũ: nước từ trên thượng nguồn đỗ về rất nhanh và mạnh, cuốn theo bất kỳ vật gì trên đường đi của nó .
Chất theo nghĩa triết học là khái niệm trừu tượng, khát quát những thuộc tính cơ bản, tiêu biểu cho sự vật hiện tượng, do đó, khác với cách hiểu thông thường đồng nhất khái niệm chất (theo nghĩa Triết học) với chất liệu tạo nên sự vật , hiện tượng. 
- GV chuyển ý: như chúng ta đã biết mọi sự vât và hiện tượng đều có hai mặt thống nhất chất và lượng. để hiểu lượng là gì chúng ta cần quan sát những sự vật, hiện tượng sau:
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm lượng 
GV đặt câu hỏi: phát phiếu học tập
- Những con số, đơn vị đại lượng nêu trên phản ánh mặt lượng hay mặt chất của các sự vật, hiện tượng?
- Em hiểu như thế nào là lượng?
- HS suy nghĩ trả lời vào phiếu học tập và đại diện trả lời
- GV kết luận: Các đơn vị, đại lượng, qui mô,.. của các sự vật trên đều nói lên mặt lượng của sự vật và hiện tượng. 
- GV nhận xét và chốt kiến thức:
- GV yêu cầu HS lấy thêm ví dụ về lượng?
- HS lấy ví dụ: 
+ Cuốn SGK và cuốn tập to, nhỏ, nặng, nhẹ như thế nào?
+ Cây thước và cây viết khác nhau như thế nào?
+ Bão: mưa, giông, gió giật mạnh cấp 9, cấp 10 (75 - 100 km/h) lốc xoáy..
 + Lãnh thổ nước ta rộng 331.698km2
- GV: Nhận xét,kết luận
- GV: tình yêu thương con người dành cho nhau, tình yêu của mỗi chúng ta dành cho Tổ quốc của mình có thể đo bằng những con số, đại lượng cụ thể hay không? Vì sao?
- HS trả lời:
- GV kết luận:
Có những sự vật hiện tượng phức tạp, trừu tượng (thường là những hiện tượng thuộc lĩnh vực tâm lý, tình cảm của con người) nên lượng của chúng biểu thị bằng những con số đại lượng chính xác. 
Lượng của sự vật, hiên tượng thường biểu hiện dưới hình thức những con số đại lượng ( VD: Tốc độ ánh sáng là 300.000 km/giây . Nếu vận tốc nào cao hơn hoặc thấp hơn thì đó không phải là vận tốc ánh sáng).
- GV phân tích VD:
Nước (H2O) 
+ Về chất: nước là một chất lỏng, không màu, không mùi, không vị và được cấu tạo bởi hidro và oxy.
+ Về lượng: số nguyên tử cấu tạo thành nước, tức là 2 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử oxy. Vì vậy, 1 lít nước hay 1 tỷ lít nước thì chất và lượng của nước vẫn thế.
Như vậy mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới vật chất đều có mặt chất và lượng thống nhất với nhau. Chất và lượng đều là thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng, không thể có chất và lượng “thuần túy” tồn tại bên ngoài sự vật hiện tượng.
Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
Chất và lượng của sự vật và hiện tượng là thuộc tính vốn có, thống nhất với nhau và không thể tách rời nhau trong mỗi sự vật, hiện tượng. Giữa chúng có mối quan hệ như thế nào? Quan hệ đó có tác động như thế nào đến sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng?
 GV đưa ra tình huống và yêu cầu HS giaair quyết: Ban đầu trong kho có 10 tấn thóc, cho thêm vào 90 tấn nữa, bây giờ trong kho là 100 tấn thóc. Chúng ta nói rằng thóc tron kho đã tăng lên về lượng. Điều này đúng hay sai? 
HS trả lời:
GV nhận xét và kết luận:
Khi nói đến lượng là là nói đến quy mô, trình độ, số lượng của một sự vật, hiện tượng chứ không phải là nhiều, ít, to nhỏ, cao thấp của sự vật hiện tượng khác nhau. Điều đó cho thấy giữa lượng của sự vật có quan hệ chặt chẽ với chất của sự vật đó và chất cú sự vật nào sẽ quy định về lượng của sự vật đó. Để làm rõ điều này cần tìm hiểu về sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và sự tác động ngược lại của những biến đổi về chất đối với những biến đổi về lượng.
GV nêu vấn đề
Để thực hiện ước mơ trở thành một sinh viên đại học các em phải làm gì ? các em có thể đạt ngay lập tức ước mơ đó hay không? Vì sao?
HS trả lời
GV bổ sung: không! Vì để làm được những công việc đó, các em phải có quá trình tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết. Quá trình đó phải thực hiện dần dần qua nhiều năm tháng.Việc các em có mặt ở đây để học tập cũng chính là để thực hiện quá trình đó. Lượng tri thức mà các em tích lũy gần 10 năm qua đã giúp các em không ngừng trưởng thành trong nhận thức hành động. Song với lượng kiến thức đó các em vẫn chỉ là học sinh phổ thông chứ chưa thể trở thành sinh viên.
Vậy muốn thay đổi thì cần phải có những điều kiện gì ?
- HS trả lời : Phải học 3 năm THPT sau đó trải qua kì thi trung học PT , đủ điểm sàn, xét tuyển vào các trường.... thành sinh viên.
- GV : Như vậy sự tích lũy về lượng( kiến thức, kĩ năng...) của các em vẫn chưa đủ để làm cho chất thay đổi, muốn trở thành sinh viên đòi hỏi phải biến đổi đến một giới hạn nhất định....
Ví dụ : cho hình chữ nhật ABCD, chiều dài 30cm, Chiều rộng 20cm
Gv: Giả sử thay đổi chiều dài hình chữ nhật từ 30cm đến gần 20 cm hình chữ nhật đã thành hình khác chưa?
Hs Trả lời
? Yếu tố nào gây nên sự biến đổi đó.
GV định hướng cho học sinh diễn giải quá trình biến đổi dần từ lượng dẫn đến biến đổi về chất của sự vật hiện tượng triết học gọi đó là Độ. 
GV khi sự biến đổi về lượng đạt đạt đến giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ. Triết học gọi đó là điểm nút.
VD: Khi con người phá vỡ sự cân bằng của giới tự nhiên đã gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường sống như sự biến đổi khí hậu;trái đất nóng lên, băng tan, lũ lụt, hạn hán.....nên trong quá trình khai thác phải đi đôi với bảo vệ,bảo vệ môi trường quanh ta từ những việc làm nhỏ nhất, giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh, bảo vệ TNTN và môi trường.
GV chuyển ý: Chất là thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật hiện tượng.Khi chất của sự vật biến đổi thì bản thân của nó cũng biến đổi .Khi chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.
VD:Khi nước từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái hơi thì thể tích của nó đã khác trước, vận tốc của các phân tử nước và độ hòa tan của nó cũng khác trước.
- GV : Trong ví dụ trên trạng thái lỏng và trạng thái hơi là hai thuộc tính biểu hiện mặt chất, thể tích cùng với vận tốc các phân tử cũng như độ hòa tan của chúng biểu hiện như mặt lượng. Việc chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi tức là chất đã thay đổi và làm cho các thuộc tính về lượng như thể tích cùng với vận tốc của các phân tử cũng như độ hòa tan của chúng thay đổi theo.
-HS:Ghi bài
VD: Bài tập khó, học sinh bỏ giở không làm. Chưa chuẩn bị tốt, đầy đủ về SGK, vở ghi thì không học tốt được .
-GV:Kết luậnMỗi sự vật, hiện tượng đề có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nó. Vì vậy khi một chất mới ra đời bao hàm một lượng mới tương ứng để tạo nên sự thống nhất mới cuả chất và lượng.
-GV: Hướng dẫn HS rút ra bài học.
Chất:
Hướng dẫn HS tự hoc
Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.
Ví dụ: Nguyên tố Đồng:
- Nguyên tử lượng =63.54 đvC
- Nhiệt độ nóng chảy =10830C
- Nhiệt độ sôi =28800C
2.Lượng: Hướng dẫn HS tự hoc
Khái niệm lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)... của sự vật và hiện tượng.
Ví dụ: 
+ Lớp 10c1 có 28 học sinh
+ Cái bảng có chiều dài 3m
+ Bạn A học lớp 10
3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
a.Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
* Cách thức biến đổi của lượng
- Lượng biến đổi trước
- Sự biến đổi về chất của các sự vật hiện tượng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng.
- Lượng biến đổi dần dần,từ từ.
*Độ: Là giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sv,ht.
*Điểm nút: Là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất củ sv,ht.
b.Chất mới ra đời bao hàm một lượng mới
-Chất biến đổi sau.
-Chất biến đổi nhanh chóng
-Chất mới ra đời thay thế chất cũ và khi chất mới ra đời lại hình thành một lượng mới phù hợp vời nó.
* Bài học:
-Trong học tập và rèn luyện,chúng ta phải kiên trì,nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ.
- Tránh hành động nóng vội, đốt cháy giai đoạn, hành động nửa vời, không triệt để đều không đem lại kết quả mong muốn.
Hoạt động luyện tập ( khoảng 4’)
Những câu tục ngữ nào sau đây nói về lượng và chất
Có công mài sắt có ngày nên kim
Góp gió thành bão
Tích tiểu thành đại
Dốt đến đâu học lâu cũng biết
Sông lỡ cát bồi.
Hoạt động tìm tòi, mở rộng 1’
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Thế nào là chất và lượng của sự vật và hiện tượng? Cho VD.
Ký duyệt tuần 7, tiết 7
Ký duyệt của BGH
Ký duyệt của TT
Ngày tháng năm 2020
Lý Kim Khánh
Ngày tháng 2020
Quách Thuận Hiệp

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_10_bai_5_cach_thuc_van_dong_ph.docx