Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất

I-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

A. Về kiến thức

-Hiểu rõ khái niệm vận động,nhận thức được vận động là phương thức tồn tại của sự vật,hiện tượng.

-Hiểu được thế nào là phát triển,nhận thức được phát triển là khuynh hướng chung của quá trình vận động của sự vật và hiện tượng.

B. Về kỹ năng

-Phân loại được các hình thức vận động của thế giới vật chất.

-Giải thích được sự vật nào,hiện tượng nào cũng thể hiện được hình thức này hoặc hình thức khác của vận động,không có sự vật,hiện tượng nào không vận động.

C. Về thái độ

-Xem xét các sự vật,hiện tượng trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng.

-Khắc phục quan niệm cứng nhắc và thái độ thành kiến,bảo thủ trong cuộc sống cá nhân,tập thể.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.

 Năng lực tự học

II- CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Giáo viên:

+SGK,SGV GDCD lớp 10

+các câu hỏi thảo luận.

-Học sinh

SGK GDCD lớp 10, các câu chuyện,tục ngữ,ca dao có liên quan đến kiến thức Triết học

 

docx 5 trang yunqn234 5880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 04
Tiết theo PPCT: 04
Bài 3:
SỰ VẬN ĐỘNG 
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT (2t)
I-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
A. Về kiến thức
-Hiểu rõ khái niệm vận động,nhận thức được vận động là phương thức tồn tại của sự vật,hiện tượng.
-Hiểu được thế nào là phát triển,nhận thức được phát triển là khuynh hướng chung của quá trình vận động của sự vật và hiện tượng.
Về kỹ năng
-Phân loại được các hình thức vận động của thế giới vật chất.
-Giải thích được sự vật nào,hiện tượng nào cũng thể hiện được hình thức này hoặc hình thức khác của vận động,không có sự vật,hiện tượng nào không vận động.
Về thái độ
-Xem xét các sự vật,hiện tượng trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng.
-Khắc phục quan niệm cứng nhắc và thái độ thành kiến,bảo thủ trong cuộc sống cá nhân,tập thể.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.
 	Năng lực tự học 
II- CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Giáo viên:
+SGK,SGV GDCD lớp 10
+các câu hỏi thảo luận.
-Học sinh
SGK GDCD lớp 10, các câu chuyện,tục ngữ,ca dao có liên quan đến kiến thức Triết học
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động dẫn dắt vào bài mới:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ 
Thế nào là phương pháp luận biện chứng? em hãy chỉ ra những yếu tố biện chứng trong các câu thành ngữ sau đây: rút dây động rừng, môi hở răng lạnh.
Giới thiệu bài mới
GV em hãy cho biết những sự vật, hiện tượng sau đang ở trạng thái nào?
- Nước chảy từ cao xuống thấp
- Xe buýt đang rời bến
- Người nông dân đang cày ruộng
- Ca sỹ đang hát
- Mặt trời đang lên cao 
HS : các sự vật, hiện tượng đang vận động
GV : vậy để hiể như thế nào là vận động, chúng ta sẽ xem xét bài học hôm nay
Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài
HĐ 1: Nêu vấn đề + động não + vấn đáp.
 GV: Em hãy quan sat xung quanh và cho biết sự vật hiện tượng nào không vận động không ? vì sao ? nếu như có người nói “con tàu thì vận động, đường tàu thì không ? ý kiến của em thế nào ?
(GV sử dụng hình ảnh tàu lửa)
HS: Trả lời.
GV: Vì sao sự vật hiện tượng đó không vận động ?
HS: Trả lời.
GV: Cho HS nêu VD về các sự vật hiện tượng đang vận động xung quanh chúng ta.
HS: Trả lời.
GV: Phân biệt giữa vận động và chuyển động.
GV: Nhận xét, kết luận thế giới vật chất luôn vận động 
GV: Chuyển ý bằng cách đưa ra các hình ảnh 
 GV: Vì sao cây trong chậu lại chết ?
HS: Do cây không trao đổi chất với môi trường 
GV: Giới thiệu vận động viên nổi tiếng môn bơi lội- Ánh Viên 
GV: Nếu từ SeaGame 28, Ánh viên thỏa mãn với thành tích thời điểm đó và không cần tập luyện thì đến Seagame 29 chị có còn HCV ? vì sao ?
HS: Trả lời.
HS: bổ sung
GV kết luận: Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng vận động. Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật hiện tượng.
HS: Nhận xét các VD sau:
+ Con gà đang gáy
+ Cây đang xanh tốt
+ Trái đất quay quanh mặt trời
+ Cá bơi trong nước
HS: Trả lời.
GV: Sự vận động của các sự vật hiện tượng phản ánh nó đang tồn tại. Nếu không vận động sẽ không tồn tại.
Hoạt động 2: Vấn đáp
GV Chuyển ý: Thế giới vật luôn phong phú, đa dạng, vì vậy hình thức vận động của nó cũng đa dạng. triết học Mác _Lê Nin khái quát thành 5 hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất.
GV: Đó là những hình thức vận động cơ bản nào ? nêu ví dụ.
HS: Trả lời.
+ Vận động cơ học là gì ? Cho VD.
+ Vận động vật lí là gì ? Cho VD.
+ Vận động hóa học là gì ? Cho VD.
+ Vận động sinh học là gì ? Cho VD.
+ Vận động xã hội là gì ? Cho VD.
GV : Các hình thức VĐ trên được sắp xếp theo trình tự như thế nào ? Chúng có mối liên hệ hữu cơ, chuyển hóa lẫn nhau hay không?
HS: Trả lời.
Câu hỏi phân hóa HS :
GV: Các hình thức vận động có mối quan hệ với nhau như thế nào ?
HS: Suy nghĩ, Trả lời 
GV nhận xét, kết luận : Chúng có những đặc điểm riêng nhưng chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau như: Chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau ; các hình thức vận động cao hơn xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp ; mỗi sự vật hiện tượng có thể có nhiều hình thức vận động khác nhau ..
Câu hỏi tương tác nhằm phát triển phẩm chất HS :
GV: Qua hình ảnh VĐV bơi lội Ánh Viên em hãy cho biết về mặt thể lực cũng như thành tích của chị vận động, phát triển như thế nào ? Em cõ thể liên hệ chính bản thân mình.
HS: Trả lời.
 Ghi nhớ: Khi xem xét các sự vật hiện tượng nên xem xét trong trạng thái vận động, không ngừng biến đổi 
1. Thế giới vật chất luôn luôn vận động.
 a. Thế nào là vận động
Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội.
b. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất :
 Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật hiện tượng.
c. Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất. 
Hướng dẫn HS tự học
 Triết học Mác- Lê nin khái quát năm hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất.
-Vận động cơ học
-Vận động vật lí
-Vận động hóa học
-Vận động sinh học
-Vận động xã hội
Hoạt động luyện tập 
Những câu tục ngữ nào sau đây nói về vận động :
Rút dây động rừng
Nước chảy đá mòn
ĐA: Tất cả những câu tục ngữ trên
Chuẩn bị phần bài còn lại.
IV. Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt tuần 4 tiết 4
Ký duyệt của BGH (PHT)
Ký duyệt của tổ trưởng
Ký duyệt
Lý Kim Khánh
Ký duyệt
Quách Thuận Hiệp

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_10_bai_3_su_van_dong_va_phat_t.docx