Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Phương Thảo

Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Phương Thảo

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.

- Nhận biết được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế.

- Tìm tòi, học hỏi và tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

Giao tiếp và hợp tác

+ Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.

+ Biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin. ý tưởng và để thảo luận, lập luận về vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.

 

docx 20 trang Phan Thành 04/07/2023 3990
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Phương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
CHỦ ĐỀ 1: NỀN KINH TẾ VÀ CÁC CHỦ THỂ NỀN KINH TẾ
BÀI 1: CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.
- Nhận biết được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế.
- Tìm tòi, học hỏi và tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi.
2. Năng lực
* Năng lực chung: 
Giao tiếp và hợp tác 
+ Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.
+ Biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin. ý tưởng và để thảo luận, lập luận về vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.
* Năng lực riêng: 
- Điều chỉnh hành vi
+ Trình bày được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội. 
+ Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của mình và của ngườikhác khi tham gia vào các hoạt động kinh tế. Đồng tình, ủng hộ những thái độ. hành vi, việc làm thể hiện đúng trách nhiệm của công dân khi tham gia vào các hoạt động kinh tế; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm thực hiện chưa đúng trách nhiệm khi tham gia các hoạt động kinh tế.
+ Tự điều chỉnh và nhúc nhỏ, giúp đỡ người khác điều chỉnh được hành vi của minh trong việc thực hiện trách nhiệm của công dân khi tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi.
- Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội:
+ Có khả năng tham gia một số hoạt động kinh tế phù hợp với lửa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và trong các hoạt động kinh tế. 
+ Biết chủ động tìm tòi, học hỏi và tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi.
+ Giải thích được một cách đơn giản một số hiện trọng, vấn đề kinh tế đang diễn ra ở địa phương và đất nước.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm:
+ Thực hiện tốt trách nhiệm của công dân HS khi tham gia các hoạt động kinh tế.
+ Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, Giáo án.
Hình ảnh, video clip có liên quan đến bài học. 
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Video, tranh ảnh liên quan đến bài học;
 Hình ảnh/Slide chiếu các hình ảnh trong SGK, giấy A3, bút màu, băng keo nam châm dính bảng; Phiếu bài tập.
2. Đối với học sinh
SGK. 
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu và đặt câu hỏi: Nền kinh tế của một quốc gia là một chỉnh thể thống nhất, bao gồm toàn bộ các moạt động kinh tế cơ bản như sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Trong đời sống xã hội, các hoạt động kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau, góp phần duy trì và Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Em hãy quan sát các hình ảnh sau, xác định các hoạt động kinh tế ở mỗi bức và chỉ ra mối liên hệ giữa các hoạt động trong hình ảnh đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- HS trả lời:
+ Hình ảnh 1 là hoạt động sản xuất; hình ảnh 2 là hoạt động trao đổi, mua bán; hình ảnh 3 là hoạt động tiêu dùng.
+ Mối liên hệ giữa các hình ảnh: Các hoạt động kinh tế trong 3 hình ảnh trên có mối liên hệ với nhau, trong đó: Việc trồng rau (hình ảnh 1) thông qua trao đổi, mua bán (hình ảnh 2), để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng (hình ảnh 3).
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.
- GV dẫn dắt vào bài học: Nền kinh tế của một quốc gia là một chỉnh thể thống nhất, bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế như: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Trong đời sống xã hội, các hoạt động kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau, góp phần duy trì và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Vậy, mỗi hoạt động trên có vai trò gì trong đời sống xã hội? Đối với HS trung học phổ thông, các em cần có trách nhiệm như thế nào khi tham gia vào các hoạt động kinh tế? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu Hoạt động sản xuất và vai trò của hoạt động sản xuất
a. Mục tiêu: 
- Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội; nhận thức được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động sản xuất.
- Biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá về vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội.
b. Nội dung: GV chia lớp thành 6 nhóm, quy định vị trí, thời gian làm việc; phát cho mỗi thóm 1 bảng phụ, bút viết bảng/giấy A3; giao nhiệm vụ cho các nhóm
c. Sản phẩm học tập: Hoạt động sản xuất và vai trò của hoạt động sản xuất
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
− GV chia lớp thành 6 nhóm, quy định vị trí, thời gian làm việc; phát cho mỗi thóm 1 bảng phụ, bút viết bảng/giấy A3; giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau:
+ Đọc 3 thông tin ở mục 1 trong SGK trang 6, 7.
+ Trả lời 2 câu hỏi trong SGK trang 7 và ghi kết quả vào bảng nhóm/giấy A3:
a) Em hãy cho biết hoạt động sản xuất trong mỗi thông tin trên có vai trò gì đối với đời sống của con người và xã hội. 
b) Theo em, điểm giống nhau và khác nhau trong hoạt động ở thông tin 1, thông tin 3 với hoạt động ở thông tin 2 là gì?
GV đặt thêm câu hỏi: Từ nội dung vừa thảo luận, em hãy cho biết thế nào là hoạt động sản xuất. Hoạt động sản xuất có vai trò gì trong đời sống xã hội? Khi tham gia hoạt động sản xuất, các chủ thể kinh tế cần thực hiện trách nhiệm gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm (có thể sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn), mỗi nhóm cử 1 HS làm thư kí ghi nhanh câu trả lời.
 - GV quan sát HS thảo luận nhóm, xác định nhóm có kết quả tốt nhất (tinh thần hợp tác trong nhóm, thời gian thảo luận nhanh nhất, hiệu quả nhất). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV chọn đại diện của I – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có). Qua hoạt động thảo luận nhóm (hoặc hoạt động khác), HS bước đầu nhận biết được vai trò của hoạt động sản xuất đối với sự phát triển của nền kinh tế.
a) Thông tin 1: Hoạt động sản xuất của làng nghề tạo ra các sản phẩm vật chất (gốm sứ) phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con người (Ví dụ: Nhu cầu trang trí, mĩ nghệ, đồ thờ cúng, đồ dùng sinh hoạt,...); thông tin 2: Hoạt động sản xuất sản phẩm tinh thần (âm nhạc) thoả mãn nhu cầu giải trí, nâng cao đời sống tinh thần của con người; thông tin 3: Hoạt động sản xuất vật chất (sản xuất lúa gạo) thoả mãn nhu cầu tiêu dùng vật chất của con người và thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đất nước....
b) Điểm giống nhau: Cả 3 hoạt động trên đều là hoạt động sản xuất, đều tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người, làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần của xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Điểm khác nhau: Hoạt động 1, 3 là hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất; hoạt động 2 là hoạt động sản xuất sản phẩm tinh thần.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Hoạt động sản xuất và vai trò của hoạt động sản xuất
+ Hoạt động sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần đáp ứng các nhu cầu của con người.
+ Sản xuất là một hoạt động kinh tế cơ bản, quyết định sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội. Sự phát triển của hoạt động sản xuất là cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của con người, làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần của xã hội.
+ Mỗi chủ thể cần tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động sản xuất phù hợp với điều kiện và lứa tuổi của mình.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Hoạt động phân phối, trao đổi và vai trò của hoạt động phân phối, trao đổi
a. Mục tiêu: 
- Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ vai trò của hoạt động phân phối, trao đổi trong đời sống xã hội; nhận thức được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào hoạt động phân phối, trao đổi.
– Biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá về vai trò của hoạt động phân phối, trao đổi trong đời sống xã hội.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp; quy định thời gian làm việc; giao nhiệm vụ cho các cặp
c. Sản phẩm học tập: Hoạt động phân phối, trao đổi và vai trò của hoạt động phân phối, trao đổi
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp; quy định thời gian làm việc; giao nhiệm vụ cho các cặp (chiếu nhiệm vụ của các cặp lên bảng) với nội dung như sau:
+ Các cặp đọc và thảo luận trường hợp ở mục 2 trong SGK trang 7, 8.
+ Trả lời câu hỏi trong SGK trang 8 và ghi kết quả vào vở nháp/giấy A4. 
a) Từ thông tin trong trường hợp trên, em hãy cho biết anh Nam và đồng nghiệp nhận được những gì sau quá trình thực hiện dự án tại công ty. 
b) Mức thu nhập nhận được của người lao động có tác dụng như thế nào đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo?
- GV phân tích thêm về các hình thức phân phối, bằng cách nêu câu hỏi cho cả lớp cùng suy nghĩ, trả lời: a) Thông tin trên đề cập đến hoạt động phân phối, phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng theo tỉ lệ đóng góp của họ cho xã hội (phân phối cho tiêu dùng). Theo em, ngoài hình thức phân phối trên cản hình thức phân phối nào nữa?
b) Thể nào là hoạt động phân phổi? Hoạt động phân phổi cỏ vai trò gì đối với sự phát triển của nền kinh tế?
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp; quy định thời gian làm việc; giao nhiệm vụ cho các cặp (chiếu nhiệm vụ của các cặp lên bảng) với nội dung sau: + Các cặp đọc và thảo luận thông tin 1, 2 ở mục 2 trong SGK trang 8, 9.
+ Trả lời câu hỏi trong SGK trang 9 và ghi kết quả vào vở nháp/giấy A4.
- GV nhận xét và đặt thêm câu hỏi về hoạt động, trao đổi: Từ nội dung vừa thảo luận, em hãy cho biết thế nào là Hoạt động trao đổi có vai trò gì trong đời sống xã hội? Khi tham gia hoạt động trao đổi, các chủ thể kinh tế cần thực hiện trách nhiệm gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ và ghi câu trả lời vào vở nháp/giấy A4.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời. 
+ Hoạt động trao đổi:
a) Anh Nam và đồng nghiệp nhận được tiền lương và thu nhập tăng thêm sau khi thực hiện dự án. 
b) Mức thu nhập nhận được của người lao động có tác dụng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo.
+ Vai trò:
a) Ở thông tin 1, hoạt động trao đổi, mua bán dưới hình thức chợ truyền thống; ở thông tin 2, hoạt động trao đổi, mua bán bằng hình thức trực tuyến.
b) Hoạt động trao đổi, mua bán ở mỗi thông tin trên cho thấy vai trò của hoạt động trao đổi chính là kết nối sản xuất với tiêu dùng, giúp người sản xuất bán được sản phẩm của mình, đồng thời giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.
c) Ngoài hình thức kể trên, còn có các hình thức trao đổi, mua bán khác, bao gồm các hình thức mua bán truyền thống và hiện đại (mua bán ở chợ, siêu thị, quầy hàng, các sàn thương mại điện tử,...).
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
2. Hoạt động phân phối, trao đổi và vai trò của hoạt động phân phối, trao đổi
- Phân phối là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất như lao động, tiền vốn, tư liệu sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất khác nhau (phân phối cho sản xuất) và phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng theo tỉ lệ đóng góp của họ cho xã hội (phân phối cho tiêu dùng). Quan hệ phân phối phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển.
- Có 2 hình thức phân phối cơ bản là:
+ Phân phối cho sản xuất là phân chia các yếu tố sản xuất như lao động, tiền vốn, tư liệu sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất khác nhau.
+ Phân phối cho tiêu dùng là phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng
theo tỉ lệ đóng góp của họ cho xã hội. 
+ Phân phối có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Khi quan hệ phân phối phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển.
- Vai trò:
+ Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm sau khi sản xuất đến với người tiêu dùng. 
+ Hoạt động trao đổi có vai trò kết nối sản xuất với tiêu dùng, giúp người sản xuất bán được sản phẩm của mình, đồng thời giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân. 
+ Khi tham gia vào hoạt động trao đổi, mỗi người cần thực hiện mua và bản phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình, phù hợp với quy định của pháp luật.
Hoạt động 3: Tìm hiểu Hoạt động tiêu dùng và vai trò của hoạt động tiêu dùng
a. Mục tiêu: 
- Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ vai trò của hoạt động tiêu dùng trong đời sống xã hội; nhận thức được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào hoạt động tiêu dùng.
- Biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá về vai trò của hoạt động tiêu dùng trong đời sống xã hội.
b. Nội dung: GV chia lớp thành 6 nhóm; quy định vị trí, thời gian làm việc; giao nhiệm vụ cho các nhóm
c. Sản phẩm học tập: Hoạt động tiêu dùng và vai trò của hoạt động tiêu dùng
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 6 nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn; quy định vị trí, thời gian làm việc; giao nhiệm vụ cho các nhóm: 
+ Quan sát hình ảnh 1, đọc thông tin ở mục 3, trong SGK trang 9, 10 và thảo luận.
+ Trả lời câu hỏi trong SGK trang 10 và ghi kết quả vào giấy A3:
a) Em hãy cho biết các sản phẩm tiêu dùng nào được nhắc đến ở thông tin và hình ảnh trên. Hoạt động tiêu dùng đó có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người? 
b) Theo em, hoạt động tiêu dùng có vai trò gì đối với sản xuất?
 c) Em hãy kể thêm các hoạt động tiêu dùng khác mà em biết.
- GV nhận xét và đặt thêm câu hỏi về hoạt động tiêu dùng: Từ nội dung vừa thảo luận, em hãy cho biết thế nào là hoạt động tiêu dùng. Hoạt động tiêu dùng có vai trò gì trong đời sống xã hội? Khi tham gia hoạt động tiêu dùng, các chủ thể kinh tế cần thực hiện trách nhiệm gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK, trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời. 
a) HS liệt kê các sản phẩm tiêu dùng trong hình ảnh và thông tin (các món ăn, thực phẩm, bánh kẹo, mứt tết, đồ uống,...). Hoạt động tiêu dùng góp phần thoả mãn nhu cầu của mỗi người.
b) Hoạt động tiêu dùng (các sản phẩm trong dịp Tết) có vai trò quan trọng là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hoá và dịch vụ phát triển. 
c) Ngoài hoạt động tiêu dùng cho sinh hoạt như thông tin trên, còn có tiêudùng cho sản xuất.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
3. Hoạt động tiêu dùng và vai trò của hoạt động tiêu dùng
+ Tiêu dùng là hoạt động sử dụng các sản phẩm được sản xuất ra để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
+ Hoạt động tiêu dùng bao gồm tiêu dùng cho sinh hoạt và tiêu dùng cho sản xuất. Tiêu dùng là mục đích, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Mỗi người cần tiêu dùng hợp lí, có kế hoạch để trở thành người tiêu dùng thông minh.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: 
- Phân tích, giải thích được một cách đơn giản các hoạt động kinh tế, vai trò của mỗi hoạt động kinh tế; đánh giá được một số hiện tượng, vấn đề kinh tế đang I diễn ra ở địa phương và đất nước.
- Trình bày được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt g động kinh tế trong đời sống xã hội.
- Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh được hành vi của mình trong việc thực hiện trách nhiệm của công dân khi tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi.
b. Nội dung: Bài tập phần Luyện tập SGK
c. Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Luyện tập
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho cá nhân, phát Phiếu bài tập (Phụ lục) và yêu cầu HS
hoàn thành bài luyện tập 1, 2. 
PHIẾU HỌC TẬP
Họ tên: . Lớp: .
Bài 1. Em hãy cho biết những nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích vì sao,
Nhận định
Đúng
Sai
Giải thích
A. Hoạt động sản xuất nông nghiệp là một trong những cơ sở cho sự tồn tại của con người.
B. Kết quả của hoạt động sản xuất là tạo ra sản phẩm phục vụ hoạt động tiêu dùng.
C. Tiêu dùng tạo ra nhu cầu và mục đích cho sản xuất.
D. Hoạt động trao đổi không liên quan tới hoạt động sản xuất.
E. Hoạt động trao đổi có thể thúc đẩy hoạt động sản xuất và hoạt động tiêu dùng.
Bài 2. Em hãy phân loại các hoạt động kinh tế sau đây. Hoạt động nào có thể xếp được vào nhiều nhóm? Tại sao?
Trường hợp
Phân loại hoạt động
A. Một thanh niên đang sử dụng máy tính cá nhân tại nhà.
B. Nhóm bạn nhỏ đang xem phim tại rạp chiếu phim.
C. Một người đanh thủ thức ăn cho tôm xuống đầm nuôi tôm, thức ăn. đóng trong bao có nhãn hiệu nơi sản xuất.
D. Một người đang trả tiền mua hoa tại cửa hàng hoa.
Bài tập 3: Bài tập tự luận.
 GV yêu cầu HS đọc bài tập 3 trong SGK trang 11, chia lớp thành 4 – 6 nhóm, phát bút dạ, giấy A3 cho HS, yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi của bài tập, cụ thể: Hãy thảo luận trong nhóm để vẽ sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất, hoạt động phân phối, trao đổi và hoạt động tiêu dùng. Lấy ví dụ một sản phẩm cụ thể để minh hoạ mối quan hệ trên.
Bài tập 4: Em hãy kể lại những việc em đã làm khi tham gia vào các hoạt động kinh tế. Em đã điều chỉnh như thế nào với những việc làm chưa phù hợp? Theo em, HS trung học phổ thông cần thể hiện trách nhiệm gì khi tham gia các hoạt động kinh tế hằng ngày?
a) Em hãy liệt kê các việc làm thể hiện sự tham gia vào các hoạt động kinh tế.
b) Việc làm nào em cho là chưa phù hợp? Em đã điều chỉnh như thế nào với những việc làm chưa phù hợp?
c) Theo em, HS trung học phổ thông cần thể hiện trách nhiệm gì khi tham gia các hoạt động kinh tế hằng ngày?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ: Làm việc cá nhân, sau đó trao đổi, thảo luận với bạn ngồi cạnh để hoàn thành Phiếu bài tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS lên đóng vai để tham gia các hoạt động kinh tế, mỗi nhóm sẽ phân công HS đóng vai tham gia các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Từ đó, HS lồng ghép trả lời các câu hỏi của bài.
PHIẾU HỌC TẬP
Họ tên: . Lớp: .
Bài 1. Em hãy cho biết những nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích vì sao,
Nhận định
Đúng
Sai
Giải thích
A. Hoạt động sản xuất nông nghiệp là một trong những cơ sở cho sự tồn tại của con người.
x
Sản xuất nông nghiệp là một hoạt động kinh tế quan trọng, góp phần cung cấp lương thực, thực phẩm cho sự tồn tại của con người. Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp còn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; nguồn hàng cho xuất khẩu, thu ngoại tệ,...
B. Kết quả của hoạt động sản xuất là tạo ra sản phẩm phục vụ hoạt động tiêu dùng.
x
Mỗi hoạt động sản xuất đều tạo ra sản phẩm cụ thể (vật chất và tinh thần) thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của con người.
C. Tiêu dùng tạo ra nhu cầu và mục đích cho sản xuất.
x
Hoạt động tiêu dùng là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.
D. Hoạt động trao đổi không liên quan tới hoạt động sản xuất.
x
Hoạt động trao đổi có liên quan chặt chẽ với hoạt động sản xuất, kết nối sản xuất với tiêu dùng.
E. Hoạt động trao đổi có thể thúc đẩy hoạt động sản xuất và hoạt động tiêu dùng.
x
Khi hoạt động trao đổi, mua bán diễn ra thuận lợi có thể thúc đẩy sự phát triển của hoạt động sản xuất và tiêu dùng.
Bài 2. Em hãy phân loại các hoạt động kinh tế sau đây. Hoạt động nào có thể xếp được vào nhiều nhóm? Tại sao?
Trường hợp
Phân loại hoạt động
A. Một thanh niên đang sử dụng máy tính cá nhân tại nhà.
- Hoạt động tiêu dùng (khi sử dụng máy tính với mục đích giải trí). 
– Hoạt động sản xuất (khi sử dụng máy tính để làm việc).
B. Nhóm bạn nhỏ đang xem phim tại rạp chiếu phim.
– Hoạt động tiêu dùng (sản phẩm tinh thần).
C. Một người đanh thủ thức ăn cho tôm xuống đầm nuôi tôm, thức ăn. đóng trong bao có nhãn hiệu nơi sản xuất.
- Hoạt động sản xuất (nuôi tôm). 
- Hoạt động tiêu dùng (tiêu dùng cho sản xuất).
D. Một người đang trả tiền mua hoa tại cửa hàng hoa.
Hoạt động trao đổi, mua bán.
Bài tập 3: HS vẽ được sơ đồ, thuyết trình giới thiệu, mô tả mối quan hệ giữa các hoạt động và lấy một ví dụ cụ thể để minh hoạ.
Bài tập 4: 
a) Một số việc làm thể hiện sự tham gia vào hoạt động kinh tế như: Giúp đỡ bố mẹ sản xuất kinh doanh (tham gia vào hoạt động sản xuất); đi chợ, siêu thị mua hàng hoá (hoạt động trao đổi); tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ như đồ ăn, mặc, ở, sách vở, đồ dùng học tập,... (hoạt động tiêu dùng).
b) Một số việc làm chưa phù hợp: Chưa tự giác, tích cực giúp đỡ bố xuất kinh doanh; tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ lãng phí; chưa biết cách trao đổi, mua bán thông minh,...
c) HS trung học phổ thông cần thực hiện đúng trách nhiệm khi tham gia vào các hoạt động, cụ thể: Tích cực, tự giác tìm tòi, học hỏi và tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi; đối với lứa tuổi HS cần tiêu dùng có trách nhiệm, tiêu dùng thân thiện với môi trường,...
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV nhận xét, đánh giá phần đóng vai của các nhóm và gợi ý HS kết luận chung, nhấn mạnh trách nhiệm của HS khi tham gia vào các hoạt động kinh tế.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: 
- HS biết chủ động lập kế hoạch để tìm tòi, học hỏi và tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi.
- HS phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của mình và của người khác khi tham gia vào các hoạt động kinh tế. Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm thể hiện đúng trách nhiệm của công dân khi tham gia vào các hoạt động kinh tế; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm thực hiện chưa đúng trách nhiệm khi tham gia các hoạt động kinh tế.
b. Nội dung: Bài tập phần Vận dụng SGK
c. Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Vận dụng SGK
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiêm vụ cho HS
1. Em hãy tìm hiểu về các hoạt động kinh tế tại địa phương nơi em sinh sống và viết một bài thu hoạch ngắn theo yêu cầu sau
- Mô tả hoạt động kinh tế dạng diễn ra.
- Nêu nhận xét của em về những hoạt động kinh tế mà học sinh trung học phổ thông có thể tham gia
2. Em hãy cùng bàn xây dựng kịch bản và tổ chức một buổi toạ đàm về chủ đề “Tiêu dùng xanh" để góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh khi tham gia vào các hoạt động kinh tế.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong, trình bày đáp án vào giờ học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV giải đáp những vấn đề HS còn thắc mắc đối với nhiệm vụ về nhà.
- GV hướng dẫn HS ghi kết quả thực hiện được, báo cáo vào tiết học sau.
- GV đánh giá, nhận xét thái độ của HS trong quá trình học tập.
*HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Củng cố lại kiến thức đã học ở bài 1
Hoàn thành bài tập được giao
Xem trước nội dung bài 2

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_10_bai_1_cac_hoat_dong_kinh_te_tro.docx