Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 44: Chế biến lương thực, thực phẩm

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 44: Chế biến lương thực, thực phẩm

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ

 Biết được phương pháp chế biến gạo từ thóc và mô tả được quy trình chế biến gạo từ thóc

 Biết, ghi nhớ phương pháp chế biến sắn, so sánh quy trình công nghệ chế biến tinh bột từ sắn.

 Liệt kê được phương pháp chế biến rau quả và phân tích được quy trình công nghệ chế biến rau, quả.

 Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế sản xuất và đời sống.

 Khai thác triệt để caccs nguyên liệu có sẵn trong gia đình chế biến ra được 1 số sản phẩm phục vụ đời sống hằng ngày của gia đình.

NĂNG LỰC CHUNG

 Tìm hiểu được các quy trình chế biến lương thực, thực phẩm. HS có sự tự tin và sử dụng hiệu quả các sản phẩm đó trong đời soosngs hằng ngày để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.

 Đánh giá sản phẩm phiếu học tập số 1,2 của nhóm và nhóm khác; rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý cho từng thành viên.

 Phối hợp được với các bạn trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập số 1,2. Kết hợp với các nhóm cùng quảng bá sản phẩm mình vừa làm ra có vai trò trong đời sống như thế nào?

 

doc 12 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 5490
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 44: Chế biến lương thực, thực phẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 10
BÀI 44: CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM
(Thời lượng: 1 tiết)
MỤC TIÊU DẠY HỌC
PHẨM CHẤT,
NĂNG LỰC
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Mã hóa của YCCĐ
NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ
Nhận thức công nghệ
 Biết được phương pháp chế biến gạo từ thóc và mô tả được quy trình chế biến gạo từ thóc
[a3.1]
 Biết, ghi nhớ phương pháp chế biến sắn, so sánh quy trình công nghệ chế biến tinh bột từ sắn.
[a3.1]
 Liệt kê được phương pháp chế biến rau quả và phân tích được quy trình công nghệ chế biến rau, quả.
[a3.1]
Sử dụng công nghệ
 Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế sản xuất và đời sống.
 Khai thác triệt để caccs nguyên liệu có sẵn trong gia đình chế biến ra được 1 số sản phẩm phục vụ đời sống hằng ngày của gia đình.
[c3.1]
NĂNG LỰC CHUNG
Tự chủ và tự học
 Tìm hiểu được các quy trình chế biến lương thực, thực phẩm. HS có sự tự tin và sử dụng hiệu quả các sản phẩm đó trong đời soosngs hằng ngày để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
[TCTH.1]
Giao tiếp và hợp tác
 Đánh giá sản phẩm phiếu học tập số 1,2 của nhóm và nhóm khác; rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý cho từng thành viên.
[GTHT.2]
 Phối hợp được với các bạn trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập số 1,2. Kết hợp với các nhóm cùng quảng bá sản phẩm mình vừa làm ra có vai trò trong đời sống như thế nào?
[GTHT.3]
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Chăm chỉ
 Tích cực nghiên cứu và thu thập nội dung liên quan đến phân bón được sử dụng ở địa phương, gia đình thông qua tìm hiểu trên mạng, hỏi người thân.
[CC.1]
Trung thực
 Nhận xét, đánh giá công bằng, góp ý chân thành thẳng thắn về các phiếu học tập và video của nhóm khác.
[TT.2]
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
HOẠT ĐỘNG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1: Khởi động. (8 phút)
 Trò chơi Hiểu ý đồng đội tìm hiểu về chế biến lương thực thực phẩm
 Chuẩn bị 4 bộ câu hỏi.
 Nghiên cứu tài liệu và áp dụng thực tế để tham gia trò chơi
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp và quy trình công nghệ chế biến gạo từ thóc. (10 phút)
 Máy chiếu
 Video quy trình chế biến gạo từ thóc xưa và hiện đại
 Bút lông dầu, giấy A0, nam châm
 Hạt lúa theo danh sách HS trong lớp
 Tìm hiểu nội dung bài 44, tự nghiên cứu tại nhà trước khi đến lớp vào lớp 
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số phương pháp chế biến sắn và quy trình công nghệ chế biến tinh bột sắn (10 phút)
 Máy chiếu, chuẩn bị phiếu học tập số 1, Video
 Bộ câu hỏi (4 câu hỏi riêng) bốc thăm chế biến sản phẩm từ khoai mì.
 Bút lông dầu, giấy A0, nam châm 
 Tìm hiểu nội dung bài 44, tự nghiên cứu tại nhà trước. 
 Nghiên cứu thêm 1 số sản phẩm làm từ khoai mì
Hoạt động 4: Tìm hiểu các phương pháp chế biến rau quả à quy trình công nghệ chế biến rau quả theo phương pháp đóng hộp. (12 phút)
 Chuẩn bị phiếu học tâp số 2 giấy A4,
 Máy chiếu
 Giấy Ao làm bảng phụ cho nhóm, bút lông dầu, nam châm
 Tìm hiểu nội dung bài 44, tự nghiên cứu tại nhà trước
 Chuẩn bị dụng cụ thực hành đã phân công trong tiết trước.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học 
(thời gian)
Mục tiêu (Mã hóa YCCĐ)
Nội dung dạy học và trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
Hoạt động 1: Khởi động (8 phút)
Biết được các sản phẩm chế biến từ lương thực, thực phẩm
 Nắm được các sản phẩm được chế biến từ lương thực thực thẩm
PP trò chơi động não
 Năng lực giao tiếp và hợp tác của nhóm
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp và quy trình công nghệ chế biến gạo từ thóc (10 phút)
 Hiểu được quy trình chế biến gạo từ thóc.
 Vận dụng được vào thực tiễn thong qua việc thực hành tại lớp
 Chế biến gạo từ thóc, phương pháp chế biến.
PP trực quan, PP vấn đáp
KT tia chớp
 GV đánh giá quá trình HS, nhóm thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS, nhóm khi thực hiện nhiệm vụ 2
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số phương pháp chế biến sắn và quy trình công nghệ chế biến tinh bột sắn (10 phút)
 Hiểu và nắm được quy trình chế biến tinh bột sắn.
 Vận dụng được vào trong thực tế đời sống
Chế biến tinh bột sắn
KT động não
KT khan trải bàn
PP thảo luận nhóm
GV đánh giá quá trình HS, nhóm thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS, nhóm khi thực hiện nhiệm vụ 3
Hoạt động 4: Tìm hiểu các phương pháp chế biến rau quả và quy trình công nghệ chế biến rau quả theo phương pháp đóng hộp. (10 phút
 Hiểu và vận dụng được quy trình công nghệ chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp
Chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp
PP thảo luận nhóm
PP thực hành biểu diễn.
PP vấn đáp
GV đánh giá quá trình HS, nhóm thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS, nhóm khi thực hiện nhiệm vụ 4
CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Hiểu, biết và phân loại các sản phẩm chế biến từ lương thực, thực phẩm trong đời sống con người. 
Tổ chức hoạt động:
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu lớp chia theo nhóm đã chuẩn bị sẵn bầu nhóm trưởng, thư ký (4 nhóm). HS nào trả lời do giao viên chỉ định như thỏa thuận ban đầu giữa GV và HS
Luật chơi: Có 4 bộ câu hỏi “Hiểu ý đồng đội” để cho 4 nhóm trả lời; trong thời gian 1 phút nhóm nào trả lời đúng nhanh nhất sẽ được 2 điểm, nhóm trả lời sai 1 lỗi bị trừ 0,5 điểm, nhóm trả lời sai 2 lỗi bị trừ 1 điểm, nhóm trả lời sai 3 lỗi bị trừ 1,5 điểm, nhóm không trả lời được từ khóa nào sẽ bị trừ 2 điểm. 
Sau khi kết thúc phần khởi động GV là người tổng kết lại cho HS và bắt đầu vào nội dung bài học
Bộ câu hỏi trò chơi
Bộ câu hỏi số 1: Mì gói, gạo trắng, mít sấy, coca cola
Bộ câu hỏi số 2: Hủ tiếu, khoai mì nướng, dưa cải, cam vắt
Bộ câu hỏi số 3: Bột sắn, tấm, dưa chua, nước vải
Bộ câu hỏi số 4: Cà rốt, chuối sấy, chè khoai mì, sinh tố dâu
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Lớp chia thành 4 nhóm. Chuẩn bị bốc thâm lượt và bộ câu hỏi để thi. 
- Các thành viên trong nhóm im lặng không được nhắc 2 bạn tham gia. 
- HS tham gia do GV ấn định khi lên thi.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh trả lời. Các nhóm khác ghi nhận và sẽ nhận xét khi 4 nhóm đã hoàn thành phần thi.
- GV nhận xét, tổng kết và cho điểm các nhóm. 
3. Sản phẩm học tập: Đưa ra đúng câu trả lời trong bộ câu hỏi hiểu ý đồng đội và các sản phẩm chế biến từ lương thực, thực phẩm.
4. Phương án đánh giá: Đánh giá trực tiếp trên câu trả lời của HS thông qua các tiêu chí đã nêu ở bước chuyển giao nhiệm vụ học tập.
* Kết nối hoạt động 2: Từ các sản phẩm đã được nêu ra trong phần trò chơi như vậy để làm ra 1 sản phẩm như thế phải trải qua quy trình như thế nào? Ta cùng tìm hiểu từng nội dung của bài học hôm nay. Đầu tiên ta sẽ tìm hiểu 1 quy ttrinhfchees biến mà hằng ngày ta cần phải sử dụng sản phẩm đó là gạo. Chúng ta cùng tìm hiểu cách chế biến gạo từ thóc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp và quy trình công nghệ chế biến gạo từ thóc
1. Mục tiêu: [a3.1], [c3.1], [THTC.1], [GTHT.1],[GTHT.2],[CC.1],[TT.2]
2. Tổ chức hoạt động:
a. Chuyển giao hoạt động học
- HS sẽ hoạt động theo nhóm như đã phân chia theo cách trả lời nhanh vào bảng phụ, ghi nhanh câu trả lời và dán trên bảng trong vòng 3 phút báo cáo 1 phút và trả lời phản biện 1 phút (chỉ nhận 2 nhóm đầu tiên (nhóm hoàn thành trước được 2 điểm, nhóm hoàn thành sau được 1 điểm, 2 nhóm có sản phẩm không kịp nộp 0 điểm).
- HS sẽ tiếp tục trả lời nhanh các câu hỏi từ giáo viên theo hình thức giơ tay trả lời nhanh trong 15 giây, các nhóm khác có thể bổ sung (trả lời đúng được 1 điểm, đúng phân nữa được 0,5 điểm, trả lời sai trừ 1 điểm).Phương pháp này giúp học sinh phân tích và đào sâu từng nội dung trong quy trình giúp HS dễ hiểu và khắc ghi kiến thức.
- HS sẽ được trải nghiệm việc chế biến gạo từ thóc do nhóm thực hiện trong vòng 3 phút
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
 Giáo viên cho HS coi đoạn clip về chế biến gạo từ thóc và yêu cầu học sinh ghi lại quy trình. Và thực hiện chế biến gạo từ thóc do chính nhóm mình làm
HS sẽ trả lời nhanh các câu hỏi GV đưa ra.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: HS sẽ trả lời câu hỏi GV yêu cầu 
3. Sản phẩm học tập: Quy trình công nghệ chế biến gạo từ thóc, sản phẩm gạo từ thóc mà HS đã làm (mỗi HS sẽ trải nghiệm việc làm ra được 1 hạt gạo từ thóc)
4. Phương án đánh giá. : Đánh giá trực tiếp trên câu trả lời của HS thông qua các tiêu chí đã nêu ở bước chuyển giao nhiệm vụ học tập. 2 phút
Kết nối hoạt động: Vừa rồi chúng ta vừa tìm hiểu được quy trình chế biến gạo từ thóc. Chúng ta cũng biết trong sinh hoạt đời sống hằng ngày nhu cầu về các sản phẩm ăn vặt, dụng cụ để làm ra bánh trái để thõa mãn nhu cầu của con người thì nhân dân ta cũng dự vào thực tế từ sắn (khoai mì) để chế biến ra 1 số sản phẩm, các sản phẩm đó là gì cùng tìm hiểu ở nội dung phần tiếp theo chế biến sắn (khoai mì)
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số phương pháp chế biến sắn và quy trình công nghệ chế biến tinh bột sắn
1. Mục tiêu: [a3.1], [c3.1], [THTC.1], [GTHT.1],[GTHT.2],[CC.1],[TT.2]
2. Tổ chức hoạt động:
a. Chuyển giao hoạt động học
Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm như ban đầu. Hoàn thành phiếu học tập số 1.
Luật chơi: Nhóm nào hoàn thành xong phiếu học tập của nhóm mình sẽ được treo trên bảng lớp và sẽ được thuyết trình sản phẩm mình làm. (nhanh và đúng nội dung theo yêu cầu được 2 điểm, đúng 75% nội dung yêu cầu được 1 điểm, đúng 50% nội dung yêu cầu được 0,5 điểm, đúng dưới 50% yêu cầu trừ 1 điểm). Vẫn nguyên tắc cũ nhóm giành được quyền báo cáo nhưng vẫn do GV ấn định người báo cáo và có tthể ngắt ngang chon người khác báo cáo tiếp.
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV cho HS xem đoạn clip về phương pháp chế biến tinh bột sắn, yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập trong vòng 5 phút
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: HS chủ động báo cáo nội dung của nhóm mình giành được quyền trả lời, và trả lời phản biện từ các nhóm bạn.
3. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập hoàn chỉnh, quy trình chế biến tinh bột sắn trên giấy A0, Quy trình chế biến sản phẩm từ khoai mì trong thức tế mà các em biết.
4. Phương án đánh giá: Dựa vào sản phẩm học tập và cách phản biện của các nhóm để tráo đổi và làm sang tỏa nội dung của bài học GV sẽ đánh giá cho điểm. Bên cạnh đó sẽ có điểm cộng them cho nhóm hợp tác nhuần nhiễn và phối hợp tốt cùng nhau làm việc, đương nhiêm cũng sẽ có điểm trừ cho nhóm không hoạt động còn làm việc riêng.
Kết nối hoạt động:Khi rau củ quả con người sử dụng tươi sống hằng ngày đã quen thuộc và sản xuất ngày càng nhiều để xử lí số rau của quả đó thì ngành công nghiệp thực phẩm của ta càng ngày càng phát triển và để phục vụ nhu cầu ăn uống ngon hơn, nâng cao được chất lượng sản phẩm cũng như bữa ăn của gia đình. Họ bắt đầu chế biến ra các sản phẩm ăn nhanh nhưng vô cùng hợp vệ sinh và đa dạng sản phẩm. Họ đã chế biến được những sản phẩm nào để đáp ứng nhu cầu đó ta cùng nhau tìm hiểu các sản phảm đó trong nội dung bài học tiếp theo là chế biến rau, quả.
Hoạt động 4: Tìm hiểu các phương pháp chế biến rau quả và quy trình công nghệ chế biến rau quả theo phương pháp đóng hộp.
1. Mục tiêu: [a3.1], [c3.1], [THTC.1], [GTHT.1],[GTHT.2],[CC.1],[TT.2]
2. Tổ chức hoạt động:
a. Chuyển giao hoạt động học
GV chia nhóm như ban đầu để hoàn thành phiếu học tập số 2
Các nhóm có 2 phút để tham khảo sách giáo khoa nội dung chế biến rau quả, sau đó đóng hết sách lại và hoàn thành yêu cầu của GV giao trong phiếu học tập. Thời gian hoàn thành 8 phút. Trong thời gian 2 phút đọc sách của HS, GV sẽ kiểm tra lại các sản phẩm thực hành dặn trước để các nhóm cùng thực hiện làm. Sau khi kiểm tra xong sẽ bắt đầu tính giờ cho HS hoàn thành phiếu học tập.
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Các nhóm (4 nhóm) cùng hoạt động hoàn thành phiếu học tập và trả lời các câu hỏi của GV đưa ra và sẽ thi cùng nhau ai nhanh hơn. Bên cạnh đó sẽ hoàn thành chuẩn bị các nguyên vật liệu từng công đoạn trong quy trình để làm được 1 sản phẩm đóng hộp do nhóm mình làm ra. Khi báo cáo kết quả của nhóm sẽ lấy sản phẩm của mình chuẩn bị vừa báo cáo vừa thực hành để các nhóm còn lại quan sát và khắc sâu kiến thức hơn.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhóm nào hoàn thành nhanh và sớm nhất sẽ được báo cáo và tiếp nhận các phản biện từ các nhóm khác và trả lời phản biện lại làm rõ nội dung bài học.
3. Sản phẩm học tập: 1 sản phẩm đóng hộp hoàn chỉnh do nhóm làm, 1 quy trình công nghệ chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp, và hoàn thành các câu trả lời trong phiếu học tập.
4. Phương án đánh giá: GV đánh giá theo kết quả trao đổi nhóm và các sản phẩm yêu cầu HS làm, GV đúc kết kiến thức lại cho HS và HS khắc ghi kiến thức.
HỒ SƠ DẠY HỌC
NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LỖI
BÀI 44: CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM
CHẾ BIẾN GẠO TỪ THÓC
Quy trình công nghệ chế biến gạo từ thóc
 Gạo lật hay gạo lức là gạo thu được còn lớp vỏ cám.
CHẾ BIẾN SẮN (KHOAI MÌ)
Một số phương pháp chế biến sắn
Thái lát, phơi khô.
Chẻ, chặt khúc, phơi khô.
Phơi cả củ (sắn gạc hươu)
Nạo thành sợi rồi phơi khô.
Chế biến bột sắn.
Chế biến tinh bột sắn.
Lên men sắn tươi để làm thức ăn cho gia súc.
Quy trình công nghệ chế biến tinh bột sắn
CHẾ BIẾN RAU, QUẢ
Một số phương pháp chế biến rau, quả
Đóng hộp
Sấy khô
Chế biến các loại nước uống
Muối chua
Quy trình công nghệ chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp
CÁC HỒ SƠ KHÁC
BỘ CÂU HỎI BỐC THĂM
Bộ câu hỏi số 1: Mì gói, gạo trắng, mít sấy, coca cola
Bộ câu hỏi số 2: hủ tiếu, khoai mì nướng, dưa cải, cam vắt
Bộ câu hỏi số 3: bột sắn, cơm tấm, dưa chua, nước vải
Bộ câu hỏi số 4: cà rốt, chuối sấy, chè khoai mì, sinh tố dâu
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm Tên các thành viên: ..
Câu hỏi
Nội dung trả lời
Ghi chú
 Theo em có những phương pháp chế biến sắn nào?
 Nêu quy trình chế biến tinh bột sắn
 Quy trình làm ra 1 sản phẩm chế biến từ sắn mà các em biết.
 Gia đình em có những biện pháp nào để nghiền sắn?
 Tách bã như thế nào?
 Cách làm để thu hồi được tinh bột
 Có mấy phương pháp làm khô tinh bột
Trong quy trình chế biến sắn khâu nào là quan trọng nhất? Vì sao? Hậu quả của việc không tuân thủ quy trình chế biến sắn.
Phiếu học tập số 2:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm Tên các thành viên: ..
Câu hỏi
Nội dung trả lời
Ghi chú
 Theo em có những phương pháp chế biến rau quả nào? Cho ví dụ cụ thể từng phương pháp
 Nêu quy trình công nghệ chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp.
 Quy trình làm ra 1 sản phẩm chế biến rau, quả mà các em biết.
 Tác dụng từng khâu trong quy trình công nghệ chế biến.
 Vai trò của phương pháp đóng hộp rau, quả trong đời sống con người.
CÁC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1.ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ KIẾN THỨC HỌC TẬP CHO CHỦ ĐỀ TẠI NHÀ CỦA HỌC SINH
1/ PHIẾU GIAO VIỆC HS Ở NHÀ: Nhóm và cá nhân trong nhóm
Soạn bài 44 vào tập trước khi đến lớp
Tìm hiểu các phương pháp chế biến gạo, khoai mì, rau, quả theo phương pháp đóng hộp.
Tìm hiểu các vấn đề liên quan cũng như mình còn thắc mắc trên web để có đủ tư liệu cần thiết khi vào học cùng trao đổi kiến thức với các bạn và hoàn thành bài học theo yêu cầu của GV.
Chuẩn bị các dụng cụ thực hành biểu diễn tại lớp (lúa (đảm bảo mỗi HS có ít nhất 2 hạt), nguyên liệu rau, quả, hộp, nước giấm chua,dao...).
2/ BẢNG KIỂM CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH Ở NHÀ
(Phục vụ đánh giá năng lực tự học tự chủ của HS)
Chuẩn bị
Tiêu chí đánh giá
Căn cứ
đánh giá
Người đánh giá
Tự đánh giá
Nhóm khác
Giáo viên
Không đạt
Chưa đạt (đạt ít)
đạt
Rất đạt
Không đạt
Chưa đạt
đạt
Rất đạt
Không đạt
Chưa đạt
đạt
Rất đạt
Học liệu
quy trình chế biến lương thực, thực phẩm
Đúng và đầy đủ các khâu trong quy trình chế biến
Công dụng của các khâu trong quy trình
Giải thích được vai trò của từng khâu trong chế biến
Những điều cần chú ý khi sử dụng và chế biến lương thực thực phẩm
Chế biến gạo từ thóc
Chế biến sắn
Chế biến rau, quả
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CỦA BẢNG KIỂM PHẦN CHUẨN BỊ HS
Tiêu chí đánh giá
Căn cứ
 đánh giá
Các mức đánh giá
Không đạt
0-2. điểm
Đạt ít
2.3 – 4.5 điểm
Đạt
5 – 6.5
Rất đạt
7 – 10 điểm
Các quy trình chế biến lương thực thực phẩm
Đúng số lượng và biết phân loại cách chế biến qua từng loại lương thực, thực phẩm
Không đúng cả 3 nhóm → đạt < 20% yêu cầu
đạt > 20% yêu cầu → đạt < 45% yêu cầu. Đúng 1 nhóm 2 nhóm còn lại sai nhiều
đạt > 45 % yêu cầu
Đúng 1-2 nhóm 1-2 nhóm còn lại sai ít
Đúng 2 nhóm 1 nhóm còn lại sai ít → Đúng 3 nhóm 
Nội dụng của từng khâu trong quy trình
Vai trò từng khâu trong quy trình của chế biến lương thự, thực phẩm
Không ghi- ghi thiếu quy trình, ghi không đủ các khâu trong quy trình
ghi thiếu và 1 quy trình, đầy đủ các khâu
Ghi thiếu 1 trong các nội dung quả quy trình
Ghi đầy đủ các khâu trong quy trình
Những điều cần chú ý khi sử dụng và chế biến lương thực, thực phẩm
Chế biến gạo từ thóc
Không ghi
Ghi được quy trình.
Không ghi gạo lức. Ghi được 3 sản phẩm thu được trong quá trình chế biến gạo từ thóc.
(trấu, cám to, cám nhuyễn, gạo lức, gạo trắng, tắm)
Ghi được quy trình. Ghi được gạo lức. Ghi được 4 sản phẩm thu được trong quá trình chế biến gạo từ thóc.
(trấu, cám to, cám nhuyễn, gạo lức, gạo trắng, tắm)
Ghi được quy trình. Ghi được gạo lức. Ghi đầy đủ sản phẩm thu được trong quá trình chế biến gạo từ thóc.
(trấu, cám to, cám nhuyễn, gạo lức, gạo trắng, tắm)
chế biến sắn (khoai mì)
Không ghi
Ghi được quy trình, biết 1 số phương pháp chế biến sắn.
Ghi được quy trình, biết 1 số phương pháp chế biến sắn. Ghi được tác hại của sắn trong lương thực thực phẩm là chất acid cyanhydric
Ghi được quy trình, biết 1 số phương pháp chế biến sắn. Ghi được chất độc có trong sắn (Bất kỳ loại sắn nào cũng có chứa acid cyanhydric với hàm lượng trung bình từ 3mg% đến 5 mg%.). sắn càng đắng chất độc sẽ càng cao. Nêu được các phòng tránh ngộ độc sắn
Chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp
Không ghi 
Ghi được quy trình. Giải thích được 1/3 các khâu trong quy trình.
Ghi được quy trình. Giải thích được 2/3 các khâu trong quy trình. Giải thích sự lên men của VSV (Đặc biệt là khâu bài khí, ghép mí và thanh trùng)
Ghi được quy trình. Giải thích đầy đủ các khâu trong quy trình.
Giải thích đầy đủ tác dụng của các khâu trong chế biến. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_10_bai_44_che_bien_luong_thuc_thuc_pha.doc