Giáo án Công nghệ 10 - Bài 21: Ôn tập chương I - Năm học 2022-2023 - Mai Tuấn Sơn

Giáo án Công nghệ 10 - Bài 21: Ôn tập chương I - Năm học 2022-2023 - Mai Tuấn Sơn

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Công nghệ

- Năng lực nhận thức công nghệ: củng cố được các kiến thức về chương I.

- Năng lực giao tiếp công nghệ: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực tự học: Chuẩn bị bài ôn tập tốt.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động trao đổi nhiệm vụ học tập, chia sẻ thông tin với bạn trong nhóm, trong lớp để hoàn thành nhiệm vụ.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến các bài đã học của chương I để trả lời các câu hỏi của GV.

2. Về phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm chỉ: Sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân mà giáo viên giao.

- Trách nhiệm: Nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ học tập: hoạt động nhóm để trả lời các câu hỏi của GV.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU

 

docx 6 trang Phan Thành 05/07/2023 3460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 10 - Bài 21: Ôn tập chương I - Năm học 2022-2023 - Mai Tuấn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
10C
 .
 .
Tiết 17:
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Về năng lực
1.1. Năng lực Công nghệ
- Năng lực nhận thức công nghệ: củng cố được các kiến thức về chương I.
- Năng lực giao tiếp công nghệ: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
1.2. Năng lực chung
- Năng lực tự học: Chuẩn bị bài ôn tập tốt.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động trao đổi nhiệm vụ học tập, chia sẻ thông tin với bạn trong nhóm, trong lớp để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến các bài đã học của chương I để trả lời các câu hỏi của GV.
2. Về phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm chỉ: Sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân mà giáo viên giao. 
- Trách nhiệm: Nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ học tập: hoạt động nhóm để trả lời các câu hỏi của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU
Kế hoạch bài dạy tiết ôn tập, Máy chiếu (nếu có). 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Mở đầu
a, Mục tiêu: Tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức của học sinh, sự tò mò thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo. 
b, Nội dung: HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
c, Sản phẩm: HS khái quát lại các kiến thức đã được học.
d, Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS hoàn thành nhiệm vụ, sơ đồ tư duy.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động cá nhân và thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ được giao.
GV quan sát, theo dõi, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ có thể đặt ra một số câu hỏi cần thiết, để đảm bảo tất cả HS trong nhóm đều tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
* Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện
Các nhóm đưa ra kết quả để cùng đối chiếu:
* Bước 4: Đánh giá và tự đánh giá kết quả thực hiện
HS đối chiếu, nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của nhóm bạn.
GV nhận xét chung, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS và giới thiệu tiết ôn tập.
2. Hoạt động 2. Cho học sinh hoàn thiện sơ đồ và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
a, Mục tiêu: HS hoàn thiện được sơ đồ và trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm. 
b, Nội dung: 
* GV chia lớp ra 4 nhóm, yêu cầu các nhóm HS hoàn thiện sơ đồ sau:
– Sau đó GV giao nhiệm vụ cho các nhóm cụ thể:
+ Nhóm 1: 
Hoàn thiện sơ đồ phần : Khoa học kĩ thuật và công nghệ ô số 1 và ô số 2
KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
 Khái niệm
 1
 2
- Sau khi học sinh trả lời giáo viên chốt kiến thức.
+ Nhóm 2: 
Hoàn thiện sơ đồ phần : Hệ thống kĩ thuật : ô số 3
HỆ THỐNG KỸ THUẬT
 Khái niệm
 3
+ Nhóm 3:
 Hoàn thiện sơ đồ phần : Một số công nghệ phổ biến : ô số 4,5,6
 6
 4
MỘT SỐ CÔNG NGHỆ PHỔ BIẾN
Công nghệ trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí
 5
- Sau khi học sinh trả lời giáo viên chốt kiến thức.
+ Nhóm 4: Hoàn thiện sơ đồ phần: Thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ : ô số 7,8,9.
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT CÔNG NGHỆ
Triển vọng của thị trường lao động
 8
 9
 7
- Sau khi học sinh trả lời giáo viên chốt kiến thức.
* HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên: thảo luận và tìm ra câu trả lời.
Câu 1: Công nghệ tự động hóa các dây chuyền sản xuất sẽ dẫn đến tác động tiêu cực gì với con người?
A. Con người hoạt động hiệu quả hơn.
B. Dẫn đến nguy cơ thất nghiệp, thiếu việc làm.
C. Con người làm việc nhẹ nhàng hơn.
D. Tạo ra nhiều việc làm mới.
Câu 2: Hệ thống kỹ thuật là hệ thống bao gồm các phần tử.....(1)....,......(2).......và.......(3).......có liên hệ với nhau để thực hiện nhiệm vụ cụ thể.
A. 1) đầu vào, 2) cửa ra, 3) thiết bị xử lí
B. 1) đầu vào, 2) đầu ra, 3) bộ phận xử lí
C. 1) cửa vào, 2) đầu ra, 3) bộ phận xử lí.
D. 1) đầu vào, 2) đầu ra, 3) bộ phận điều chỉnh.
Câu 3: Công nghệ điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ các nguyên liệu khác là:
A. Công nghệ đúc.
B. Công nghệ hàn.
C. Công nghệ gia công cắt gọt.
D. Công nghệ luyện kim.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về công nghệ điện – quang.
A. Công nghệ điện – quang là công nghệ biến đổi năng lượng điện sang cơ năng.
B. Công nghệ điện – quang là công nghệ biến đổi điện năng thành quang năng.
C. Công nghệ điện – quang là công nghệ biến đổi các năng lượng khác thành điện năng.
D. Công nghệ điện – quang là công nghệ cho phép truyền tải thông tin qua một khoảng cách mà không cần dây dẫn làm môi trường truyền.
Câu 5: Các tiêu chí cơ bản trong đánh giá công nghệ là:
A. Hiệu quả, độ tin cậy, kinh tế, môi trường.
B. Kết quả, độ tin cậy, kinh tế, môi trường.
C. Hiệu quả, độ bền, kinh tế, môi trường.
D. Hiệu quả, độ tin cậy, không gian, môi trường.
Câu 6: Công nghệ số, tính kết nối và trí thông minh nhân tạo là đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ mấy?
A. Nhất. B. Hai. C. Ba. D. Tư
Câu 7: Yêu cầu người lao động thuộc nhóm ngành điện, điện tử và viễn thông là:
A. Có khả năng thiết kế, xây dựng, vận hành, sử dụng, bảo trì hệ thống điện, điện tử và thiết bị viễn thông.
B. Có khả năng thiết kế, phân tích, đánh giá, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thuộc cơ khí.
C. Chỉ có khả năng thiết kế, xây dựng, vận hành, sử dụng, bảo trì hệ thống điện.
D. Phải có hiểu biết các máy móc thiết bị cơ khí.
Câu 8: Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu được trình bày dưới dạng hình vẽ.
A. mỹ thuật B. kỹ thuật C. toán học D. hóa học
Câu 9: Khoa học là hệ thống tri thức về:
A. mọi quy luật và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy.
B. mọi quy luật và sự vận động của vật chất, những quy định của tự nhiên, xã hội, tư duy.
C. mọi quy luật và sự vận động của vật chất, những quy định của tự nhiên, xã hội.
D. mọi quy luật và sự vận động của vật thể, những quy định của tự nhiên, tư duy.
Câu 10: Phát biểu nào đúng khi nói về mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ?
A. Khoa học là cơ sở để phát triển công nghệ.
B. Công nghệ là cơ sở để phát triển khoa học.
C. Công nghệ tạo ra các sản phẩm mới.
D. Công nghệ tạo ra cơ sở khoa học mới.
Câu 11: Phát biểu nào không đúng khi nói về mối quan hệ giữa công nghệ và kĩ thuật?
A. Kĩ thuật tạo ra công nghệ mới. 
B. Công nghệ là kết quả của hoạt động kĩ thuật.
C. Công nghệ hiện có là cơ sở quan trọng của kĩ thuật để giải quyết vấn đề thực tiễn.
D. Công nghệ là cơ sở của kĩ thuật.
Câu 12: Đầu vào của hệ thống kĩ thuật gồm:
A. Vật liệu; năng lượng; thông tin đã xử lý. 
B. Vật liệu; năng lượng; bộ phận xử lý. 
C. Vật liệu; năng lượng; thông tin cần xử lý. 
D. Thiết bị; năng lượng; thông tin đã xử lý.
Câu 13: Công nghệ điều chế kim loại. hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ các nguyên liệu khác là:
A. Công nghệ đúc.
B. Công nghệ hàn.
C. Công nghệ gia công cắt gọt.
D. Công nghệ luyện kim.
Câu 14: Chọn đáp án đúng nhất khi nói về môi trường làm việc của người lao động thuộc ngành cơ khí?
A. Có thể làm việc tại trường học, phòng thí nghiệm, công ti điện lực, bưu chính viễn thông.
B. Có thể làm việc tại trường học, viện nghiên cứu, nhà máy sản xuất, công ti, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, kinh doanh.
C. Có thể làm việc tại trường học, viện nghiên cứu, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa.
D. Có thể làm việc tại trường học, viện nghiên cứu, các đơn vị sản xuất công nghiệp điện tử hóa.
c, Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
* Hoàn thiện sơ đồ:
+ Nhóm 1 :
1. Liên hệ giữ khoa học, kĩ thuật và công nghệ
2. Quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội.
+ Nhóm 2 :
3.Cấu trúc của hệ thống kĩ thuật
+ Nhóm 3: 
4. Công nghệ trong lĩnh vực điện, điện tử
5. Công nghệ điều khiển và tự động hóa
6. Công nghệ truyền thông không dây
+ Nhóm 4: 
7. Yêu cầu của thị trường lao động
8. Các thông tin chính về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ
9. Lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ
* Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
B
B
D
B
A
D
A
B
A
A
D
C
D
B
d, Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu HS HS hoàn thiện được sơ đồ và trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk, thảo luận nhóm để tìm ra câu trả lời 
+ GV: quan sát và trợ giúp HS. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận => các nhóm học sinh đối chiếu kết quả và có thể chia sẻ thêm những hiểu biết về kỹ thuật. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức.
Hoạt động luyện tập, vận dụng không thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_10_bai_21_on_tap_chuong_i_nam_hoc_2022_202.docx