Bài dự thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình”

Bài dự thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình”

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm

trong đấu tranh xóa bỏ BLGĐ nhưng BLGĐ vẫn diễn ra dưới các hình thức và

mức độ khác nhau, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sự phát

triển kinh tế- xã hội, xâm nhập đến các quyền cơ bảm của con người. Quá trình

tổng kết việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan về phòng, chống

BLGĐ cho thấy các quy định này còn nhiều hạn chế và chưa hiệu quả khi áp

dụng vào mối quan hệ đặc thù gia đình, cụ thể như: chưa xác định rõ trách

nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống BLGĐ; chưa có quy định cụ thể về

tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của công dân trong ngăn ngừa

BLGĐ và các quy định mang tính đặc thù để giáo dục, xử lý nghiêm minh đối

với người gây bạo lực để họ thay đổi hành vi theo hướng tích cực

pdf 26 trang yunqn234 16731
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài dự thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” 
Mai Hoàng Sanh Trường THCS Đồng Khởi_Hòa Thịnh_Tây Hòa Trang 1 
BÀI DỰ THI 
CUỘC THI VIẾT “TÌM HIỂU KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIA ĐÌNH 
 VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH” 
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm 
trong đấu tranh xóa bỏ BLGĐ nhưng BLGĐ vẫn diễn ra dưới các hình thức và 
mức độ khác nhau, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sự phát 
triển kinh tế- xã hội, xâm nhập đến các quyền cơ bảm của con người. Quá trình 
tổng kết việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan về phòng, chống 
BLGĐ cho thấy các quy định này còn nhiều hạn chế và chưa hiệu quả khi áp 
dụng vào mối quan hệ đặc thù gia đình, cụ thể như: chưa xác định rõ trách 
nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống BLGĐ; chưa có quy định cụ thể về 
tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của công dân trong ngăn ngừa 
BLGĐ và các quy định mang tính đặc thù để giáo dục, xử lý nghiêm minh đối 
với người gây bạo lực để họ thay đổi hành vi theo hướng tích cực 
Chính vì vậy việc ban hành Luật Phòng, chống BLGĐ là rất cần thiết 
nhằm thể chế hóa các quan điểm chủ trương của Đảng, khắc phục những hạn 
chế trong các quy định của pháp luật về phòng, chống BLGĐ, đồng thời thể 
Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết tại sao cần phải ban hành Luật Phòng, 
chống bạo lực gia đình? Luật này được Quốc hội thông qua và bắt đầu có 
hiệu lực pháp luật vào ngày, tháng, năm nào? Luật gồm có bao nhiêu 
chương, bao nhiêu điều và quy định nội dung cơ bản gì? 
“Tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” 
Mai Hoàng Sanh Trường THCS Đồng Khởi_Hòa Thịnh_Tây Hòa Trang 2 
hiện quyết tâm của Nhà nước ta trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về 
các vấn đề có kiên quan. 
Ngày 21/11/2007, Quốc hội đã thông qua Luật phòng chống BLGĐ số 
02/2007/QH11 gồm 6 chương với 46 điều, Luật quy định những nội dung cơ 
bản như: 
✓ BLGĐ không chỉ là hành hạ, đánh đập mà còn cả việc gây áp lực tinh thần, 
làm tổn thương tâm lý cho người khác. Hành vi này bao gồm: lăng mạ, cố 
ý xúc phạm danh dự nhân phẩm; cưỡng ép quan hệ tình dục hay cố tình cô 
lập, xua đuổi; ngăn cản không cho thực hiện các quyền trong quan hệ với 
những người thân trong gia đình... 
✓ Việc cưỡng ép kết hôn, ly hôn; hay kiểm soát thu nhập các thành viên trong 
gia đình nhằm tạo nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính cũng bị 
luật nghiêm cấm Phạm vi điều chỉnh của luật này mở rộng ra cả những 
đôi nam nữ không đăng ký kết hôn nhưng chung sống với nhau như vợ 
chồng 
✓ Nạn nhân bị BLGĐ có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền can 
thiệp để bảo vệ quyền lợi cho mình. Họ sau đó còn được bố trí nơi tạm lánh, 
và địa điểm này được giữ bí mật. Thậm chí, tòa án có quyền ra quyết định 
cấm người có hành vi bạo lực không được tiếp xúc với nạn nhân khi thấy 
việc này là cần thiết hoặc nạn nhân có đơn yêu cầu 
✓ Khi gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp đặc biệt khác cần 
phải tiếp xúc thì người có hành vi BLGĐ phải báo cáo với người đứng đầu 
cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân. Trình tự giải quyết được thực 
hiện tương tự quy định của pháp luật tố tụng dân sự về các biện pháp khẩn 
cấp tạm thời. Cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát phải chủ động phòng 
ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật về 
phòng, chống BLGĐ 
Luật có có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2008. 
“Tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” 
Mai Hoàng Sanh Trường THCS Đồng Khởi_Hòa Thịnh_Tây Hòa Trang 3 
BLGĐ là một dạng của bạo lực xã hội, là “Hành vi cố ý của thành 
viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, 
kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (Điều 1 Luật Phòng, 
chống BLGĐ 2007) 
Luật phòng, chống BLGĐ 2007 quy định về các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ 
nạn nhân BLGĐ: 
Cụ thể, người phát hiện BLGĐ phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an 
nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng 
dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và 
khoản 4 Điều 29 của Luật này. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc 
người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về 
BLGĐ có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có 
thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp 
dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về BLGĐ. 
Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn 
nhân BLGĐ, chấm dứt hành vi BLGĐ, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực 
gây ra, bao gồm: Buộc chấm dứt ngay hành vi BLGĐ; Cấp cứu nạn nhân 
BLGĐ; Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm 
hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi BLGĐ; 
Cấm người có hành vi BLGĐ đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các 
phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là 
biện pháp cấm tiếp xúc). 
Người có mặt tại nơi xảy ra BLGĐ tuỳ theo tính chất, mức độ của hành 
vi bạo lực và khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quy 
định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. 
Thẩm quyền, điều kiện áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp quy định tại 
điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý 
vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự. 
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra BLGĐ quyết định áp dụng 
biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 3 ngày khi có đủ các điều 
Câu 2: Anh (chị) hiểu như thế nào là bạo lực gia đình? Có những 
biện pháp nào để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình? Cơ quan, đơn vị, tổ 
chức nào có trách nhiệm thu thập thông tin về gia đình và phòng, chống 
bạo lực gia đình? Nhà nước có nhũng chính sách gì về phòng, chống bạo 
lực gia đình? 
“Tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” 
Mai Hoàng Sanh Trường THCS Đồng Khởi_Hòa Thịnh_Tây Hòa Trang 4 
kiện sau đây: Có đơn yêu cầu của nạn nhân BLGĐ, người giám hộ hoặc người 
đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, 
tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân 
BLGĐ; Hành vi BLGĐ gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc 
đe doạ tính mạng của nạn nhân BLGĐ; Người có hành vi BLGĐ và nạn nhân 
BLGĐ có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc. 
Chậm nhất 12 giờ, kể từ khi nhận được đơn yêu cầu, Chủ tịch Uỷ ban 
nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc; trường 
hợp không ra quyết định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho 
người yêu cầu biết. 
Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho 
người có hành vi BLGĐ, nạn nhân BLGĐ, người đứng đầu cộng đồng dân cư 
nơi cư trú của nạn nhân BLGĐ. 
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định cấm tiếp xúc huỷ bỏ 
quyết định đó khi có đơn yêu cầu của nạn nhân BLGĐ hoặc khi nhận thấy biện 
pháp này không còn cần thiết. Trong trường hợp gia đình có việc tang lễ, cưới 
hỏi hoặc các trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi BLGĐ và nạn nhân 
BLGĐ phải tiếp xúc với nhau thì người có hành vi BLGĐ phải báo cáo với 
người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân BLGĐ. 
Người có hành vi BLGĐ vi phạm quyết định cấm tiếp xúc có thể bị tạm 
giữ hành chính, xử phạt vi phạm hành chính. 
Toà án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân BLGĐ 
và người có hành vi BLGĐ quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong 
thời hạn không quá 4 tháng khi có đủ các điều kiện sau đây: Có đơn yêu cầu 
của nạn nhân BLGĐ, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ 
quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có 
đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân BLGĐ; Hành vi BLGĐ gây tổn 
hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân 
BLGĐ; Người có hành vi BLGĐ và nạn nhân BLGĐ có nơi ở khác nhau trong 
thời gian cấm tiếp xúc. 
Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho 
người có hành vi BLGĐ, nạn nhân BLGĐ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, 
người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân BLGĐ và Viện 
kiểm sát nhân dân cùng cấp. 
Toà án nhân dân đã ra quyết định cấm tiếp xúc huỷ bỏ quyết định đó khi 
có đơn yêu cầu của nạn nhân BLGĐ hoặc khi nhận thấy biện pháp này không 
còn cần thiết. 
“Tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” 
Mai Hoàng Sanh Trường THCS Đồng Khởi_Hòa Thịnh_Tây Hòa Trang 5 
Trong trường hợp gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp 
đặc biệt khác mà người có hành vi BLGĐ và nạn nhân phải tiếp xúc với nhau 
thì người có hành vi BLGĐ phải báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân 
cư nơi cư trú của nạn nhân BLGĐ. 
Khi nhận được quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân 
cấp xã hoặc của Toà án có thẩm quyền thì người đứng đầu cộng đồng dân cư 
phối hợp với tổ chức có liên quan ở cơ sở để phân công người giám sát việc 
thực hiện quyết định cấm tiếp xúc. Người được phân công giám sát có các 
nhiệm vụ sau đây: Theo dõi việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc giữa người 
có hành vi BLGĐ và nạn nhân; trường hợp phát hiện người có hành vi BLGĐ 
tiếp xúc với nạn nhân BLGĐ thì yêu cầu người có hành vi BLGĐ thực hiện 
nghiêm chỉnh quyết định cấm tiếp xúc; Trường hợp người có hành vi BLGĐ 
vẫn cố tình tiếp xúc với nạn nhân thì người được phân công giám sát báo cáo 
cho người đứng đầu cộng đồng dân cư để có biện pháp buộc người có hành vi 
BLGĐ chấm dứt hành vi của mình. 
Trong trường hợp người có hành vi BLGĐ được tiếp xúc với nạn nhân 
BLGĐ theo quy định tại khoản 4 Điều 20 và khoản 4 Điều 21 của Luật này thì 
các thành viên gia đình có trách nhiệm giám sát để bảo đảm không xảy ra 
BLGĐ. 
Khi khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nạn nhân BLGĐ 
được xác nhận việc khám và điều trị nếu có yêu cầu. Chi phí cho việc khám và 
điều trị đối với nạn nhân BLGĐ do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả đối với người có 
bảo hiểm y tế. 
Nhân viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giữ bí 
mật thông tin về nạn nhân BLGĐ; trường hợp phát hiện hành vi BLGĐ có dấu 
hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh 
để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất. 
Nạn nhân BLGĐ được tư vấn về chăm sóc sức khoẻ, ứng xử trong gia 
đình, pháp luật và tâm lý để giải quyết tình trạng BLGĐ. Cơ sở khám bệnh, 
chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ, cơ sở tư vấn về 
phòng, chống BLGĐ, cá nhân hoặc tổ chức quy định tại các điều 27, 28, 29 và 
30 của Luật này trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm 
thực hiện việc tư vấn phù hợp cho nạn nhân BLGĐ. 
UBND cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 
cùng cấp và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội khác tại địa phương và các 
cơ sở trợ giúp nạn nhân BLGĐ thực hiện hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu 
cho nạn nhân BLGĐ trong trường hợp cần thiết. 
“Tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” 
Mai Hoàng Sanh Trường THCS Đồng Khởi_Hòa Thịnh_Tây Hòa Trang 6 
a) Nguyên nhân nào dẫn đến BLGĐ 
Gia đình là nơi trú ngụ của hạnh phúc, cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục 
trẻ thơ, nơi trở về sau mỗi lần vấp ngã đối với mỗi con người. Nhưng trong 
nhiều trường hợp, bạo lực đang trở thành một trong những nguy cơ biến gia 
đình thành “địa ngục trần gian”. Dù ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh 
nào, BLGĐ không chỉ để lại hậu quả về thể chất, tinh thần mà còn về mặt kinh 
tế - xã hội. Tìm ra nguyên nhân của BLGĐ sẽ giúp chúng ta đưa ra các giải 
pháp thiết thực để ngăn chặn, phòng chống vấn nạn này. 
Có nhiều cách phân loại về nguyên nhân của BLGĐ. Từ góc độ cá nhân, 
một trong những nguyên nhân được đề cập tới nhiều nhất là người có hành vi 
bạo lực. Hành vi BLGĐ của họ thường khởi phát từ nhiều lý do tình trạng tâm 
lý xã hội như thái độ, nhận thức hay trải nghiệm quá khứ. Trong đó, tư duy 
bất bình đẳng giới, thái độ gia trưởng, tư tưởng trọng nam khinh nữ ở một số 
nam giới khiến họ tin vào quyền lực của mình để đòi hỏi mọi người trong gia 
đình đặc biệt là người vợ phải tuân thủ yêu sách của họ. 
Những người này thường đòi hỏi sự hoàn hảo đối với các thành viên 
trong gia đình và vì vậy họ thường đưa ra sự kiểm soát gắt gao và những kỷ 
luật nặng nề. Nếu thành viên nào trong gia đình không làm theo họ sẵn sàng 
phạt. Ví dụ như họ đưa ra yêu cầu cho con cái về kết quả học tập phải cao, 
người vợ phải hoàn hảo trong nội trợ hay ứng xử 
Những người khi còn nhỏ đã bị bạo lực hay chứng kiến cảnh bạo lực 
trong gia đình thì khi lớn lên họ thường có xu hướng bạo lực với người khác 
đặc biệt là với người trong gia đình. 
Việc thiếu kỹ năng làm cha, mẹ hay kỹ năng trong giao tiếp, kỹ năng 
quản lý bản thân cũng khiến cho người có hành vi BLGĐ không hiểu đặc điểm 
nhu cầu, tâm lý của vợ, chồng hay con cái, người già, không biết kiểm soát bản 
thân từ đó dễ có ứng xử thô bạo trong gia đình. Họ cũng thiếu hiểu biết về qui 
định của pháp luật như Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật 
Phòng chống BLGĐ. 
Say và nghiện rượu của người thực hiện bạo lực thường là nguyên nhân 
thứ cấp của hành vi bạo lực. Nhiều khi rượu là con đường để họ giải tỏa tâm 
trạng ức chế nảy sinh do nhiều yếu tố trong cuộc sống. 
Câu 3: Theo anh (chị) những nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực gia 
đình? Bạo lực gia đình gây ra những hậu quả gì đối với mỗi cá nhân, gia 
đình và xã hội ? 
“Tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” 
Mai Hoàng Sanh Trường THCS Đồng Khởi_Hòa Thịnh_Tây Hòa Trang 7 
Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực trong gia đình đối với 
phụ nữ song nguyên nhân sâu xa chính là do yếu tố nhận thức. BLGĐ chính là 
một biểu hiện của sự bất bình đẳng giới, là sản phẩm của chế độ gia trưởng. 
Các yếu tố khác như tệ nạn xã hội, kinh tế, mâu thuẫn gia đình, ngoại tình 
được xem là nguyên nhân trực tiếp của bạo lực, làm gia tăng nguy cơ của 
BLGĐ. 
Không ít người khi xem xét nguyên nhân của BLGĐ chỉ đề cập tới lý do 
từ người có hành vi BLGĐ. Thực tế những phản ứng từ nạn nhân BLGĐ cũng 
tác động tới sự gia tăng hay thuyên giảm của hành vi BLGĐ. Sự cam chịu bạo 
lực trong gia đình của nạn nhân BLGĐ như nín nhịn, không dám công khai, 
báo cáo về hành vi BLGĐ một mặt làm cho người có hành vi BLGĐ ghi nhận 
đó là quyền của họ, mặt khác xã hội thiếu thông tin, chứng cứ để can thiệp, xử 
lý từ đó răn đe và giáo dục người có hành vi BLGĐ. 
Sự tự ti, tự hạ thấp nhân phẩm, quyền của bản thân nhất là phụ nữ làm 
tăng thêm tính gia trưởng, áp đảo của người có hành vi BLGĐ, trong đó đặc 
biệt là người chồng. Không ít phụ nữ/người vợ quá khoan dung độ lượng như 
tự nhận trách nhiệm về mình, biện minh cho hành vi bạo lực của người chồng, 
tự chịu hình phạt thay cho người chồng cũng khiến cho nam giới/người chồng 
càng không có trách nhiệm với hành vi BLGĐ của họ. Thiếu công việc, tiền bạc, 
kiến thức nên người phụ nữ/người vợ rất khó thoát khỏi mối quan hệ phụ 
thuộc. 
Từ góc độ gia đình, những thái độ, quan điểm, văn hóa không tích cực 
của gia đình cũng đóng góp vào sự tồn tại hay gia tăng hành vi BLGĐ như tư 
tưởng trọng nam khinh nữ, thái độ gia trưởng, phong kiến trong gia đình khi 
cho rằng mọi việc đều do người đàn ông quyết định và quan niệm trẻ em là tài 
sản của cha mẹ. Điều này dẫn tới việc bạo hành với trẻ cũng được xem như 
chuyện của gia đình và khả năng BLGĐ với phụ nữ và trẻ em ngày càng có 
nguy cơ xảy ra. 
Những gia đình có bạo lực thường cách biệt với xã hội, hoặc họ tự cô lập 
để tránh điều tiếng cho gia đình vì thế BLGĐ tiếp tục diễn ra. 
Từ góc độ cộng đồng, nơi nào có sự chấp nhận hành vi bạo lực thì người 
dân nơi đó sẽ có khuynh hướng ủng hộ hành vi bạo lực hay thờ ơ với hiện 
tượng bạo lực. Cộng đồng nghèo đói, kém phát triển, các tệ nạn xã hội cao, thất 
nghiệp nhiều cũng là nguy cơ gia tăng bạo lực. Ngoài ra, sự thiếu vắng của 
những dịch vụ trợ giúp nạn nhân bị bạo lực trong cộng đồng làm gia tăng sự 
cam chịu của các nạn nhân; mối quan hệ lỏng lẻo giữa gia đình, họ hàng hay 
hàng xóm cũng làm cho sự phát hiện, can thiệp, xử lý và răn đe hành vi BLGĐ 
giảm đi hay không có hiệu quả. 
“Tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” 
Mai Hoàng Sanh Trường THCS Đồng Khởi_Hòa Thịnh_Tây Hòa Trang 8 
Từ góc độ xã hội, bất bình đẳng giới, phân biệt nam nữ, cho rằng người 
đàn ông là người quyết định trong gia đình và người vợ phải lệ thuộc vào 
người chồng khiến xã hội, gia đình và bản thân người vợ dễ bỏ qua những 
hành vi bạo lực của đàn ông. Còn tồn tại quan niệm không đúng đắn của xã 
hội cho rằng sử dụng hình phạt là một cách giáo dục phụ nữ và trẻ em. Điều 
này làm cho sự giảm nhẹ việc lên án xã hội với những hành vi thô bạo với phụ 
nữ hay sử dụng roi vọt để giáo dục, dạy dỗ trẻ và cưỡng ép trẻ lao động quá 
sức. 
Đồng thời, phim ảnh, trò chơi mang tính bạo lực trên thông tin đại chúng 
vô hình chung đã làm bình thường hóa hành vi bạo lực trong cuộc sống thường 
ngày. Việc thực hiện chưa nghiêm Luật bình đẳng giới và Luật phòng chống 
BLGĐ cũng làm giảm đi sự giáo dục và răn đe những hành vi BLGĐ trong xã 
hội. 
BLGĐ chính là một biểu hiện của sự bất bình đẳng giới, là sản phẩm của 
chế độ gia trưởng. Các yếu tố khác như tệ nạn xã hội, kinh tế, mâu thuẫn gia 
đình, ngoại tình được xem là nguyên nhân trực tiếp của bạo lực, làm gia tăng 
nguy cơ của BLGĐ. Điều đáng tiếc là một bộ phận không nhỏ phụ nữ và nam 
giới không cảm nhận được sự bất bình đẳng này cũng như sự cần thiết phải 
thay đổi nó. Vì vậy, để giải quyết được triệt để vấn đề BLGĐ, chúng ta cần chú 
ý giải quyết yếu tố nhận thức của nam giới, phụ nữ và của cả cộng đồng. 
Xóa bỏ “khoảng cách giới” là một vấn đề cấp bách như nhu cầu về cơm 
ăn, áo mặc. Thực tế đã chứng minh rằng: “thực hiện sự bình đẳng về giới không 
chỉ đem lại lợi ích riêng cho nữ giới mà vì lợi ích chung của cả hai giới, vì sự 
phát triển tiến bộ chung của cả giới nam và giới nữ và vì sự tiến bộ của thế hệ 
mai sau”. 
b) Hậu quả của BLGĐ (BLGĐ) : 
❖ Hậu quả đối với cá nhân 
o Hậu quả đối với nạn nhân bị BLGĐ:Phụ nữ là nạn nhân chính của 
BLGĐ. 
▪ Về sức khỏe thể chất: sức khỏe bị hủy hoại, bị gây thương tích 
và đau đớn, có thể gây tàn tật suốt đời và dẫn đến tử vong. 
▪ Về sức khỏe tinh thần: luôn bị ám ảnh bởi bao lực, chán nản, 
buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, hoang mang, trầm cảm, đôi khi cảm 
thấy cuộc sống nặng nề và tuyệt vọng. 
▪ Về sức khỏe tình dục: mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh 
phụ khoa, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, HIV, 
o Hậu quả đối với người gây ra BLGĐ 
“Tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” 
Mai Hoàng Sanh Trường THCS Đồng Khởi_Hòa Thịnh_Tây Hòa Trang 9 
▪ Phá hỏng mối quan hệ GĐ, bị người khác khinh thường, ghét 
bỏ. 
▪ Bị nhắc nhở, phạt hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự 
nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng với nạn nhân. 
o Hậu quả đối với trẻ em: Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, là 
lứa tuổi chưa nhận thức đúng đắn được hành vi đúng sai cũng như 
chưa hoàn thiện về mặt tâm sinh lý. Khi chúng chứng kiến hay hứng 
chịu BLGĐ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự hình thành nhân cách, 
trở nên lì lợm, phá phách, bỏ học, rồi chơi với bạn xấu, và nguy cơ 
dấn thân vào con đường phạm tội là rất lớn. 
❖ Đối với gia đình: Gây thiệt hại về kinh tế GĐ, hạnh phúc GĐ tan vỡ, ảnh 
hưởng cuộc sống GĐ và tương lai của con cái sau này. Như đã nói là gần 
80% số vụ ly hôn hàng năm có nguyên nhân từ BLGĐ. 
❖ Đối với cộng đồng xã hội: Gây mất trật tự xã hội, là mầm mống phát sinh 
tội phạm và tệ nạn xã hội, giảm sút nguồn lao động, cản trở sự phát triển và 
tiến bộ xã hội. 
“Tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” 
Mai Hoàng Sanh Trường THCS Đồng Khởi_Hòa Thịnh_Tây Hòa Trang 10 
Những năm gần đây, tình trạng BLGĐ còn diễn ra ở nhiều nơi với các 
đối tượng khác nhau; tính chất của các vụ BLGĐ ngày càng tinh vi, phức tạp, 
khó lường. Điều 42 Luật Phòng, chống BLGĐ quy định về xử lý người có hành 
vi vi phạm pháp luật về phòng, chống BLGĐ, tùy theo tính chất, mức độ vi 
phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách 
nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp 
luật. 
Người chồng có hành vi đánh vợ mà chưa đến mức xử lý hình sự thì sẽ 
bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 49, 50, 51 Nghị định 
167/2013/NĐ-CP với các mức phạt như sau: 
❖ Đối với hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình 
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập 
gây thương tích cho thành viên gia đình. 
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những 
hành vi sau đây: 
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương 
tích cho thành viên gia đình; 
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp 
nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân 
trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi BLGĐ, trừ 
trường hợp nạn nhân từ chối. 
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có 
yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. 
❖ Đối với hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình: 
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những 
hành vi sau đây: 
+ Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, 
bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; 
+ Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn 
tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ. 
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có 
yêu cầu. 
❖ Đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình: 
Câu 4: Anh (chị) hãy cho biết người có hành vi vi phạm pháp luật 
về phòng, chống bạo lực gia đình sẽ bị xử lý như thế nào? 
“Tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” 
Mai Hoàng Sanh Trường THCS Đồng Khởi_Hòa Thịnh_Tây Hòa Trang 11 
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, 
chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình. 
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những 
hành vi sau đây: Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư 
của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; 
❖ Hành vi đánh vợ của người chồng sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình 
sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người 
khác theo điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi 
Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), theo đó: 
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người 
khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11 - 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc 
một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 
03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có 
khả năng gây nguy hại cho nhiều người; 
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; 
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già 
yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; 
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi 
dưỡng, chữa bệnh cho mình 
e) Có tổ chức; 
f) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; 
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành 
án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường 
giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành 
chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng 
hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; 
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 
hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 
do được thuê; 
i) Có tính chất côn đồ; 
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn 
nhân. 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 - 
06 năm: 
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà 
tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; 
“Tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” 
Mai Hoàng Sanh Trường THCS Đồng Khởi_Hòa Thịnh_Tây Hòa Trang 12 
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên 
mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%; 
c) Phạm tội 02 lần trở lên; 
d) Tái phạm nguy hiểm; 
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà 
tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các 
trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 
này. 
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 - 
10 năm: 
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ 
lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy 
định tại điểm b khoản 4 Điều này; 
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên 
mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; 
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ 
lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các 
trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 
này; 
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên 
mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng 
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến 
điểm k khoản 1 Điều này. 
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 -14 
năm: 
a) Làm chết người; 
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn 
thương cơ thể 61% trở lên; 
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên 
mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; 
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ 
lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường 
hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này; 
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên 
mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng 
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến 
điểm k khoản 1 Điều này. 
“Tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” 
Mai Hoàng Sanh Trường THCS Đồng Khởi_Hòa Thịnh_Tây Hòa Trang 13 
Những quy định nêu trên áp dụng chung cho cả trường hợp người chồng 
là nạn nhân của BLGĐ. Riêng đối với trường hợp xem xét xử lý hình sự được 
nêu tại Khoản 1 Điều 134 thì đây là trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người 
bị hại nên nếu bị hại (người vợ) không đứng ra yêu cầu thì công an không có 
thẩm quyền khởi tố. 
Điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định 
về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người 
có công nuôi dưỡng mình: 
- Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông 
bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc 
một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo 
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 
+ Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần; 
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. 
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 - 05 
năm: 
+ Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu; 
+ Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người 
mắc bệnh hiểm nghèo. 
Điều 140 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định 
người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc 
các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ 
sung năm 2017, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 
03 tháng đến 02 năm. 
Để tăng cường hiệu quả phòng chống BLGĐ, Thủ tướng Chính phủ đã 
ban hành Chỉ thị 08/CT-TTg đẩy mạnh công tác phòng, chống BLGĐ. Theo đó, 
Thủ tướng giao Bộ Công an xây dựng và hướng dẫn các biện pháp phòng 
ngừa, phát hiện và xử lý đảm bảo tính răn đe, giáo dục để phòng ngừa nguy 
cơ tái diễn và hỗ trợ kịp thời cho nạn nhân BLGĐ; nhân rộng mô hình Đội phản 
ứng nhanh về phòng, chống BLGĐ; đồng thời nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các 
quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ nhằm nâng 
cao giáo dục pháp luật cho người gây BLGĐ. 
“Tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” 
Mai Hoàng Sanh Trường THCS Đồng Khởi_Hòa Thịnh_Tây Hòa Trang 14 
BLGĐ 
BLGĐ là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả 
năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong 
gia đình. 
Những hành vi bị nghiêm cấm 
▪ Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi 
BLGĐ; 
▪ Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động 
BLGĐ; 
▪ Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân BLGĐ, người phát hiện, 
báo tin, ngăn chặn hành vi BLGĐ; 
▪ Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi BLGĐ; 
▪ Lợi dụng hoạt động phòng, chống BLGĐ để trục lợi hoặc thực hiện hoạt 
động trái pháp luật; 
▪ Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp 
luật đối với hành vi BLGĐ. 
Các hành vi BLGĐ 
▪ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức 
khoẻ, tính mạng; 
▪ Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; 
▪ Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thuờng xuyên về tâm lý gây hậu quả 
nghiêm trọng; 
▪ Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa 
ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ v

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_du_thi_tim_hieu_kien_thuc_phap_luat_ve_gia_dinh_va_phong.pdf