Tóm tắt lý thuyết học kỳ II môn Vật lý Lớp 10 (Cơ bản) - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Hoài Thanh

Tóm tắt lý thuyết học kỳ II môn Vật lý Lớp 10 (Cơ bản) - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Hoài Thanh

CHƯƠNG IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

Cu 1) Em hãy nêu định nghĩa động lượng?

Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc là đại lượng được xác định bởi công thức = m

+ Đơn vị động lượng là kgm/s hay N.s

+ Chú ý: Động lượng cùng hướng vec tơ vận tốc

Câu 2) Mối liên hệ giữa động lượng và xung lượng của lực.

Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gia nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.

 Ý nghĩa : Lực tác dụng đủ mạnh trong một khoảng thời gian thì có thể gây ra biến thiên động lượng của vật.

 

 

docx 16 trang yunqn234 12940
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt lý thuyết học kỳ II môn Vật lý Lớp 10 (Cơ bản) - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Hoài Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Động lượng.
CHƯƠNG IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Em hãy nêu định nghĩa động lượng?
Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc là đại lượng được xác định bởi công thức = m
+ Đơn vị động lượng là kgm/s hay N.s
+ Chú ý: Động lượng cùng hướng vec tơ vận tốc
Mối liên hệ giữa động lượng và xung lượng của lực.
Ta có : - = Dt
hay = Dt
Đợ biến thiên đợng lượng của mợt vật trong mợt khoảng thời gia nào đó bằng xung lượng của tởng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
 Ý nghĩa : Lực tác dụng đủ mạnh trong một khoảng thời gian thì có thể gây ra biến thiên động lượng của vật.
2. Định luật bảo toàn động lượng.
Em hãy định nghĩa hệ cô lập (hệ kín)?
 Một hệ nhiều vật được gọi là cô lập khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các lực ấy cân bằng nhau.
Em hãy phát biểu định luật bảo toàn động lượng?
Động lượng của một hệ cơ lập là một đại lượng bảo toàn.
+ + + = không đổi
Va chạm mềm là gì?
 Là một loại va chạm mà sau va chạm hai vật chuyển động cùng vận tốc. Va chạm của hai vật như vậy gọi là va chạm mềm.
Chuyển động bằng phản lực là gì?
Là loại chuyển động mà vật tự tạo ra phản lực bằng cách phĩng về một hướng một phần của chính nĩ , phần cịn lại chuyển động theo hướng ngược lại.
m + M = 0 => = -
Ví dụ: chuyển đợng của tên lửa, con sứa, ...là chuyển đợng bằng phản lực.
3. Công.
4. Công suất.
Em hãy định nghĩa công trong trường hợp tổng quát?
 Khi lực không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc a thì công thực hiện bởi lực đó được tính theo công thức :
A = Fscosa
Đơn vị công là Jun (kí hiệu là J) : 1J = 1N.m
Em hãy cho biết thế nào là công phát động, thế nào là công cản?
 + Khi a là góc nhọn cosa > 0 => A > 0 ; khi đó A gọi là công phát động.
 + Khi a = 90o, cosa = 0, suy ra A = 0 ; khi đó lực không sinh công.
 + Khi a là góc tù thì cosa < 0, suy ra A < 0 ; khi đó A gọi là công cản.
 + Khi lực cùng hướng chuyển động => A = F.s
 + Khi lực ngược hướng chuyển động => A =-F.s (ví dụ: lực cản, lực ma sát)
Kết luận: Công là đại lượng vô hướng có giá trị đại số ( có thể nhận giá trị dương, âm hoặc bằng 0 )
Em hãy nêu khái niệm công suất?
 Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
 Em hãy nêu đơn vị công suất?
 Đơn vị công suất là Jun/giây, được đặt tên là Oát, kí hiệu W.
1W = 
 Ngoài ra ta còn một đơn vị thực hành của công là oát giờ (W.h) :
1W.h = 3600J ; 1kW.h = 3600kJ
1HP=746W ; (HP : là mã lực)
kW.h là đơn vị của công (đo điện năng tiêu thụ)
5. Khái niệm động năng.
 Em hãy định nghĩa động năng?
 Động năng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là năng lượng (ký hiệu Wđ) mà vật có được do nó đang chuyển động và được xác định theo công thức Wđ = mv2
Đơn vị của động năng là jun (J).
Em hãy phát biểu định lý động năng?
A = mv22 - mv12 = Wđ2 – Wđ1
Độ biến thiên động năng bằng tổng công của ngoại lực tác dụng lên vật. 
Nếu ngoại lực sinh công dương thì động năng tăng, nếu ngoại lực sinh công âm thì động năng giảm.
6. 
Thế năng trọng trường.
7. 
Thế năng đàn hồi.
Em hãy nêu định nghĩa thế năng trọng trường.
 + Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật ; nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường.
 + Khi một vật khối lượng m đặt ở độ cao z so với mặt đất (trong trọng trường của Trái Đất) thì thế năng trọng trường của vật được định nghĩa bằng công thức: 
Wt = mgz
Nêu mối liên hệ giữa biến thiên thế năng và công của trọng lực?
Khi một vật chuyển động trong trọng trường từ vị trí M đến vị trí N thì công của trọng lực của vật có giá trị bằng hiệu thế năng trọng trường tại M và tại N. 
- Khi vật giảm độ cao, thế năng giảm thì trọng lực sinh công dương.
- Khi vật tăng độ cao, thế năng tăng thì trọng lực sinh công âm.
Em hãy định nghĩa thế năng đàn hồi và viết biểu thức của nó?
Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng của một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.
Thế năng đàn hồi của một lò xo có độ cứng k ở trọng thái có biến dạng Dl là :
Wt = k(Dl)2
8.
Cơ Năng
Em hãy định nghĩa cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường?
Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của trọng lực bằng tổng động năng và thế năng của vật :
W = Wđ + Wt = mv2 + mgz
Em hãy phát biểu định luật bảo toàn cơ năng của vật chuyển động chỉ dưới tác dụng của trọng lực?
Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn.
W = Wđ + Wt= hằng số
hay mv2 + mgz = hằng số
 Chú ý: Trong quá trình chuyển động của một vật trong trọng trường :
+ Nếu động năng giảm thì thế năng tăng và ngược lại (động năng và thế năng chuyển hoá lẫn nhau)
+ Tại vị trí nào động năng cực đại thì thế năng cực tiểu và ngược lại.
Em hãy định nghĩa cơ năng đàn hồi?
 Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật : 
W = mv2 + k(Dl)2
Em hãy phát biểu định luật bảo toàn cơ năng của vật chuyển động chỉ dưới tác dụng của lực đàn hồi? 
Khi một vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi gây bởi sự biến dạng của một lò xo đàn hồi thì trong quá trình chuyển động của vật, cơ năng được tính bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật là một đại lượng bảo toàn.
W = mv2 + k(Dl)2 = hằng số
Lực thế là gì?
+ Lực thế là lực mà công của các lực này không phụ thuộc vào hình dạng đường đi, chỉ phụ thuộc vị trí điểm đầu và điểm cuối (Ví dụ: trọng lực và lực đàn hồi là lực thế).
Lực ma sát không phải là lực thế.
9. 
Cấu tạo chất.
CHƯƠNG V: CHẤT KHÍ
Em hãy trình bày nội dung thuyết động học phân tử chất khí?
1. Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.
+ Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
+ Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng ; chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao.
+ Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình. 
+ Mỗi phân tử chất khí tác dụng lên thành bình một lực không đáng kể, nhưng vô số phân tử khí va chạm vào thành bình tác dụng lên thành bình một lực đáng kể. Lực này gây áp suất của chất khí lên thành bình.
 Khí lí tưởng là gì?
 Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm gọi là khí lí tưởng.
10.
Các định luật về chất khí. 
Em hãy nêu các trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái?
 + Trạng thái của một lượng khí được xác định bằng thể tích V, áp suất p và nhiệt độ tuyệt đối T.
 + Lượng khí có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác bằng các quá trình biến đổi trạng thái.
 + Những quá trình trong đó chỉ có hai thông số biến đổi còn một thông số không đổi gọi là đẵng quá trình.
Thế nào là quá trình đẳng nhiệt?
 Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình đẳng nhiệt.
Em hãy phát biểu định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt?
Trong quá trình đẳng nhiệt của một khối lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.
p ~ hay pV = hằng số
Hoặc p1V1 = p2V2 
Em hãy định nghĩa đường đẳng nhiệt?
 Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi gọi là đường đẳng nhiệt.
 Dạng đường đẵng nhiệt :
 Trong hệ toạ độ p, V đường đẵng nhiệt là đường hypebol.
 Đường đẵng nhiệt ở trên ứng với nhiệt độ cao hơn.
Em hãy định nghĩa quá trình đẵng tích?
Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi là quá trình đẳng tích
Em hãy phát biểu định luật Sác –lơ?
Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
 = hằng số hay = 
T=t + 273
T: nhiệt đợ trong nhiệt giai Kenvin (K)
t: nhiệt đợ trong nhiệt giai Cenxiut (0C)
Em hãy định nghĩa đường đẵng tích?
 Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất của theo nhiệt độ khi thể tích không đổi gọi là đường đẵng tích.
 Dạng đường đẵng tích :
 Trong hệ toạ độ OpT đường đẵng tích là đường thẳng kéo dài đi qua góc toạ độ.
 Đường ở trên ứng với thể tích nhỏ hơn.
Em hãy phân biệt khí thực và khí lí tưởng?
 Các chất khí thực chỉ tuân theo gần đúng các định luật Bôilơ – Mariôt và định luật Sáclơ. Giá trị của tích pV và thương thay đổi theo bản chất, nhiệt độ và áp suất của chất khí.
 Chỉ có khí lí tưởng là tuân theo đúng các định luật về chất khí đã học.
 Sự khác biệt giữa khí thực và khí lí tưởng không lớn ở nhiệt độ và áp suất thông thường.
Em hãy viết phương trình trạng thái của khí lí tưởng?
 hay = hằng số
 Độ lớn của hằng số này phụ thuộc vào khối lượng khí. 
Thế nào là quá trình đẳng áp?
Quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi gọi là quá trình đẳng áp.
Em hãy nêu mối liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp?
Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
 = hằng số hay = 
Em hãy định nghĩa đường đẵng áp?
 Đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ khi áp suất không đổi gọi là đường đẵng áp.
 Dạng đường đẵng áp :
Trong hệ toạ độ OVT đường đẵng áp là đường thẳng kéo dài đi qua góc toạ độ.
 Đường ở trên ứng với áp suất nhỏ hơn.
CHƯƠNG VI: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỢNG LỰC HỌC
 Nội năng là gì ?
Trong nhiệt động lực học người ta gọi tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật là nội năng của vật.
Nợi năng ký hiệu bằng chữ U và có đơn vị là J
Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật: U = f(T, V)
Với khí lí tưởng : nội năng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ : U = f(T)
 Em hãy trình bày độ biến thiên nội năng?
 Trong nhiệt động lực học người ta khơng quan tâm đến nội năng của vật mà quan tâm đến độ biến thiên nội năng DU của vật, nghĩa là phần nội năng tăng thêm hay giảm bớt đi trong một quá trình.
+Nợi năng tăng.
+Nợi năng giảm.
Em hãy nêu các cách làm thay đổi nội năng?
1. Thực hiện cơng.
 Khi thực hiện cơng lên hệ hoặc cho hệ thực hiện cơng thì cĩ thể làm thay đổi nội năng của hệ. Trong quá trình thực hiện cơng thì cĩ sự biến đổi qua lại giữa nội năng và dạng năng lượng khác.
2. Truyền nhiệt.
a) Quá trình truyền nhiệt.
 Quá trình làm thay đổi nội năng khơng cĩ sự thực hiện cơng gọi là quá trình truyền nhiệt.
 Trong quá trình truyền nhiệt khơng cĩ sự chuyển hố năng lượng từ dạng này sang dạng khác mà chỉ cĩ sự truyền nội năng từ vật này sang vật khác.
b) Nhiệt lượng:
 Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng: DU = Q
 Nhiệt lượng mà một lượng chất rắn hoặc lỏng thu vào hay toả ra khi nhiệt độ thay đổi được tính theo cơng thức: Q = mcDt
CÁC NGUYÊN LÍ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC 
Em hãy phát biểu nguyên lí I nhiệt đợng lực học?
 Độ biến thiên nợi năng của hệ bằng tổng cơng và nhiệt lượng mà hệ nhận được.
DU = A + Q
 Qui ước dấu: 
+ DU > 0: nội năng tăng 
+ DU < 0: nội năng giảm 
+ A > 0: hệ nhận cơng 
+ A < 0: hệ thực hiện cơng 
+ Q > 0: hệ nhận nhiệt 
+ Q < 0: hệ truyền nhiệt
Em hãy nêu cách phát biểu của Clau-di-út và cách phát biểu của Các-nơ
a) Cách phát biểu của Clau-di-út.
 Nhiệt khơng thể tự truyền từ một vật sang vật nĩng hơn.
b) Cách phát biểu của Các-nơ.
 Động cơ nhiệt khơng thể chuyển hố tất cả nhiệt lượng nhận được thành cơng cơ học.
Em hãy nêu cấu tạo của đợng cơ nhiệt? Viết biểu thức tính hiệu suất đợng cơ nhiệt?
 Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ nhiệt:
 Mỗi động cơ nhiệt đều phải cĩ ba bộ phận cơ bản là :
+ Nguồn nĩng để cung cấp nhiệt lượng (Q1).
+ Bộ phận phát động gồm vật trung gian nhận nhiệt sinh cơng (A) gọi là tác nhân và các thiết bị phát động.
+ Nguồn lạnh để thu nhiệt lượng do tác nhân toả ra (Q2).
 Hiệu suất của động cơ nhiệt : H = < 1
CHẤT RẮN KẾT TINH. CHẤT RẮN VƠ ĐỊNH HÌNH 
Em hãy trình bày về cấu trúc tinh thể ?
Cấu trúc tinh thể hay tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và và sắp xếp theo một trật tự hình học khơng gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đĩ mỗi hạt luơn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nĩ.
 Chất rắn cĩ cấu trúc tinh thể gọi là chất rắn kết tinh.
 Kích thước tinh thể của một chất tuỳ thuộc quá trình hình thành tinh thể diễn biến nhanh hay chậm: Tốc độ kết tinh càng nhỏ, tinh thể cĩ kích thước càng lớn.
Em hãy trình bày các đặc tính của chất rắn kết tinh ?
+ Các chất rắn kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt, nhưng cấu trúc tinh thể khơng giống nhau thì những tính chất vật lí của chúng cũng rất khác nhau.
+ Mỗi chất rắn kết tinh ứng với mỗi cấu trúc tinh thể cĩ một nhiệt độ nĩng chảy xác định khơng đổi ở mỗi áp suất cho trước.
+ Chất rắn kết tinh cĩ thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể. Chất đơn tinh thể cĩ tính dị hướng, cịn chất đa tinh thể cĩ tính đẵng hướng.
+ Chất đơn tinh thể có cấu tạo từ 1 tinh thể ( muới, thạch anh,...) ; chất đa tinh thể có cấu tạo từ 2 hay nhiều tinh thể liên kết với nhau ( các kim loại là chất đa tinh thể)
Em hãy nêu ứng dụng của các chất rắn kết tinh ?
 + Các đơn tinh thể Silic (Si) và Giemani (Ge) được dùng làm các linh kiện bán dẫn. Kim cương được dùng làm mũi khoan, dao cắt kính.
 + Kim loại và hợp kim được dùng phổ biến trong các ngành cơng nghệ khác nhau.
Em hãy trình bày về chất rắn vơ định hình?
 Chất rắn vơ định hình là các chất khơng cĩ cấu trúc tinh thể và do đĩ khơng cĩ dạng hình học xác định.
 Các chất rắn vơ định hình cĩ tính đẵng hướng và khơng cĩ nhiệt độ nĩng chảy xác định. Khi bị nung nĩng, chúng mềm dần và chuyển sang thể lỏng.
 Một số chất rắn như đường, lưu huỳnh, cĩ thể tồn tại ở dạng tinh thể hoặc vơ định hình.
 Các chất vơ định hình như thuỷ tinh, các loại nhựa, cao su, được dùng phổ biến trong nhiều ngành cơng nghệ khác nhau.
SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
Em hãy định nghĩa và viết biểu thức sự nở dài?
+ Sự tăng độ dài của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở dài (vì nhiệt).
+ Độ nở dài Dl của vật rắn (hình trụ đồng chất) tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ Dt và độ dài ban đầu l0 của vật đĩ.
Dl = l – l0 = al0Dt
 Với a là hệ số nở dài của vật rắn, cĩ đơn vị là K-1.
 Giá trị của a phụ thuộc vào chất liệu của vật rắn.
Cơng thức trên có thể viết lại như sau: l = l0 (1+ a.Dt)
Em hãy định nghĩa sự nở khối và viết biểu thức của sự nở khới?
 Sự tăng thể tích của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở khối.
 Độ nở khối của vật rắn (đồng chất, đẵng hướng) được xác định theo cơng thức :
DV = V – V0 = bV0Dt
 Với b là hệ số nở khối, b » 3a và cũng cĩ đơn vị là K-1.
Cơng thức trên có thể viết lại như sau: V = V0 (1+b.Dt)
Em hãy trình bày ứng dụng của sự nở vì nhiệt?
 Phải tính tốn để khắc phục tác dụng cĩ hại của sự nở vì nhiệt.
 Lợi dụng sự nở vì nhiệt để lồng ghép đai sắt vào các bánh xe, để chế tạo các băng kép dùng làm rơle đĩng ngắt điện tự động, 
CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG
Em hãy định nghĩa lực căng bề mặt?
 Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luơn luơn cĩ phương vuơng gĩc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, cĩ chiều làm giảm diện tích bề mặt của chất lỏng và cĩ độ lớn f tỉ lệ thuận với độ dài l của đoạn đường đĩ: f = sl. 
 Với s là hệ số căng mặt ngồi, cĩ đơn vị là N/m.
 Hệ số s phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng: s giảm khi nhiệt độ tăng.
Em hãy trình bày ứng dụng của lực căng bề mặt?
 Nhờ cĩ lực căng bề mặt nên nước mưa khơng thể lọt qua các lổ nhỏ giữa các sợi vải căng trên ơ dù hoặc trên các mui bạt ơtơ; nước trong ống nhỏ giọt chỉ cĩ thể thốt khỏi miệng ống khi giọt nước cĩ kích thước đủ lớn để trọng lượng của nĩ thắng được lực căng bề mặt tại miệng ống; 
 Hồ tan xà phịng vào nước sẽ làm giảm đáng kể lực căng bề mặt của nước, nên nước xà phịng dễ thấm vào các sợi vải khi giặt để làm sạch các sợi vải, 
Em hãy trình bày thí nghiệm hiện tượng dính ướt và khơng dính ướt?
 Giọt nước nhỏ lên bản thuỷ tinh sẽ bị lan rộng ra thành một hình dạng bất kỳ, vì nước dính ướt thuỷ tinh.
 Giọt nước nhỏ lên bản thuỷ tinh phủ một lớp nilon sẽ vo trịn lại và bị dẹt xuống do tác dụng của trọng lực, vì nước khơng dính ướt với nilon.
 Bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nĩ cĩ dạng mặt khum lỏm khi thành bình bị dính ướt và cĩ dạng mặt khum lồi khi thành bình khơng bị dính ướt.
Em hãy giải thích Hiện tượng dính ướt và khơng dính ướt? 
+ khi lực hút giữa các phân tử chất rắn với phân tử chất lỏng lớn hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì xảy ra sự dính ướt ( mặt chất lỏng là mặt lõm)
+ khi lực hút giữa các phân tử chất rắn với phân tử chất lỏng nhỏ hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì xảy ra sự khơng dính ướt ( mặt chất lỏng là mặt lồi)
Em hãy nêu ứng dụng của hiện tượng dính ướt và khơng dính ướt?
 Hiện tượng mặt vật rắn bị dính ướt chất lỏng được ứng dụng để làm giàu quặng theo phương pháp “tuyển nổi”.
Em hãy định nghĩa hiện tượng mao dẫn ?
Hiện tượng mức chất lỏng ở bên trong các ống cĩ đường kính trong nhỏ luơn dâng cao hơn, hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng ở bên ngồi ống gọi là hiện tượng mao dẫn. 
 Các ống trong đĩ xảy ra hiện tượng mao dẫn gọi là ống mao dẫn.
Em hãy nêu mợt vài ứng dụng của hiện tượng mao dẫn?
 Các ống mao dẫn trong bộ rể và thân cây dẫn nước hồ tan khống chất lên nuơi cây.
 Dầu hoả cĩ thể ngấm theo các sợi nhỏ trong bấc đèn đến ngọn bấc để cháy.
CHƯƠNG VII: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG.SỰ CHUYỂN THỂ 
Em hãy định nghĩa sự nóng chảy?
Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là sự nóng chảy. Quá trình chuyển ngược lại từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đơng đặc.
Em hãy nêu kết luận về nhiệt đợ nóng chảy của các chất?
+ Mỡi chất rắn kết tinh (ứng với mợt cấu trúc tinh thể) có nhiệt đợ nóng chảy khơng đởi xác định ở mỡi áp suất cho trước.
+ Các chất rắn vơ định hình như thủy tinh, nhựa dẻo, sáp nến, khơng có nhiệt đợ nóng chảy xác định.
Em hãy định nghĩa nhiệt nóng chảy?
Nhiệt lượng cung cấp cho chất rắn trong quá trình nĩng chảy gọi là nhiệt nĩng chảy của chất rắn đó. 
Q = λ.m
 Q: nhiệt lượng cung cấp cho vật (J) 
 m: khối lượng của vật (kg)
λ: nhiệt nĩng chảy riêng của chất dùng làm vật rắn (J/kg)
Em hãy định nghĩa sự bay hơi?
Quá trình chuyển thể từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi. Quá trình chuyển thể từ thể khí (hơi) sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
Em hãy phân biệt hơi khơ và hơi bão hồ?
- Hơi bão hòa: là hơi ở trạng thái cân bằng đợng ( sớ phân tử bay hơi bằng sớ phân tử ngưng tụ).
+ Áp suất hơi bão hòa đạt giá trị cực đại.
+ Áp suất hơi bão hòa khơng phụ thuợc thể tích của hơi và khơng tuân theo định luật Bơi-lơ-Ma-ri-ớt, nó chỉ phụ thuợc vào bản chất và nhiệt đợ của chất lỏng bay hơi.
- Hơi khơ: là hơi chưa bão hòa, áp suất hơi nhỏ hơn áp suất hơi bão hòa.
Em hãy định nghĩa sự sơi và cho biết nhiệt hóa hơi là gì?
+ Quá trình chuyển thể từ lỏng sang khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sơi.
+ Nhiệt hóa hơi là nhiệt lượng cần cung cấp cho khới chất lỏng trong quá trình sơi được gọi là nhiệt hóa hơi của khới chất lỏng ở nhiệt đợ sơi.
Q = L.m
 Q: Nhiệt lượng khối chất lỏng thu vào để toả hơi (J)
 m: Khối lượng của phần chất lỏng đã hố hơi ở nhiệt độ sơi (kg).
L: Nhiệt hố hơi riêng của chất lỏng (J/kg)
ĐỘ ẨM CỦA KHƠNG KHÍ
Em hãy định nghĩa độ ẩm tuyệt đối a (g/m3)?
Độ ẩm tuyệt đối (a) của khơng khí là đại lượng cĩ giá trị bằng khối lượng m (tính ra gam) chứa trong 1 m3 khơng khí. Đơn vị đo của a là g/m3
Em hãy định nghĩa độ ẩm cực đại A (g/m3)?
Độ ẩm cực đại (A) của khơng khí ở một nhiệt độ nào đĩ cĩ giá trị bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa (tính ra gam) của hơi nước bão hịa tính theo đơn vị g/m3.
Giá trị A tăng theo nhiệt đợ.
Em hãy định nghĩa độ ẩm tỉ đối?
Đợ ẩm tỉ đới f của khơng khí là đại lượng đo bằng tỉ sớ % giữa đợ ẩm tuyệt đới a và đợ ẩm cực đại A của khơng khí ở cùng nhiệt đợ.
Hoặc tính gần đúng bằng tỉ sớ % giữa áp suất riêng phần p của hơi nước và áp suất pbh của hơi nước bão hòa trong khơng khí ở cùng mợt nhiệt đợ.
The end!
Sau những ngày chăm chỉ thầy cũng đã hoàn thành phần câu hỏi tóm tắt lý thuyết vật lý 10 ban cơ bản ( học kỳ 2) để tặng cho các em. 
Các em hãy cớ gắng học thật tớt nha!

Tài liệu đính kèm:

  • docxtom_tat_ly_thuyet_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_10_co_ban_nam_hoc.docx