Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Vật lí Lớp 10 - Chương trình học kì 1 (Có đáp án)

Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Vật lí Lớp 10 - Chương trình học kì 1 (Có đáp án)

Câu 34: Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 4 giờ và đến Vinh lúc 10 giờ cùng ngày. Nếu chọn gốc thời gian lúc 2 giờ thì thời điểm khởi hành của ô tô t1 và thời điểm ô tô đến Vinh t2 là

 A. t1 = 2h, t2 = 8h. B. t1 = 4h, t2 = 10h. C. t1 = 2h, t2 = 10h. D. t1 = 4h, t2 = 8h.

Câu 35: Một người chỉ đường đi đến một nhà ga: “Anh hãy đi thẳng theo đường này, đến ngã tư thì rẽ trái; đi khoảng 300m, nhìn bên tay phải sẽ thấy nhà ga.” Người chỉ đường này đã dùng bao nhiêu vật làm mốc?

 A. một B. hai C. ba D. bốn

Câu 36: Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động cơ học?

 A. Sự di chuyển của máy bay trên bầu trời B. Sự rơi của viên bi

 C. Sự chuyền của ánh sáng D. Sự chuyền đi chuyền lại của quả bóng bàn

Câu 37: Từ thực tế hãy xem trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng?

 A. Một hòn đá được ném theo phương nằm ngang.

 B. Một ô tô đang chạy theo hướng Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh.

 C. Một viên bi rơi tự do từ độ cao 2m xuống mặt đất.

 D. Một chiếc là rơi từ độ cao 3m xuống mặt đất.

Câu 38: Trường hợp nào sau đây có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm?

 A. Chiếc máy bay đang chạy trên đường băng.

 B. Chiếc máy đang bay từ Hà Nội – Tp Hồ Chí Minh.

 C. Chiếc máy bay đang đi vào nhà ga.

 D. Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay.

 

docx 402 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 12125
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Vật lí Lớp 10 - Chương trình học kì 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
VẬT LÝ 10 HỌC KỲ I
N
	N
MỤC LỤC
Chương I: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Bài 1: Chuyển động cơ
I. Lý thuyết cơ bản
	▪ Chuyển động là sự thay đổi vị trí của vật đó so với vật khác theo thời gian.
	▪ Chất điểm: Vật được xem là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với khoảng cách đang xét.
	▪ Quỹ đạo: là một đường mà vật chuyển động vạch ra được.
	▪ Cách xác định vị trí của vật trong không gian: Ta chọn: ▪ Vật làm mốc ▪ Hệ tọa độ (có chiều dương)
	▪ Cách xác định thời gian trong chuyển động: Ta chọn: ▪ Mốc thời gian ▪ Đồng hồ đo 
	▪ Phân biệt thời điểm và thời gian: ▪ Thời điểm là một điểm mốc của thời gian ▪ Thời gian là "khoảng cách" giữa hai thời điểm 
	▪ Hệ quy chiếu: gồm : ▪ Vật làm mốc ▪ Hệ tọa độ có chiều dương▪ Mốc thời gian ▪ Đồng hồ đo 
	▪ Độ dời của vật = (tọa độ lúc sau) – (tọa độ lúc đầu); hay chính là khoảng cách giữa hai điểm đầu và cuối.
	▪ Quãng đường là độ dài quỹ đạo của vật.
II. Trắc nghiệm
Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về chất điểm?
	A. Chất điểm là những vật có kích thước nhỏ.
	B. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ.
	C. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so với chiều dài của quỹ đạo của vật.
	D. Chất điểm là một điểm.
Câu 2: Chuyển động cơ là: 
	A. sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian.
	B. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian.
	C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
	D. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian.
Câu 3: Hệ tọa độ bao gồm:
	A. Vật làm mốc, chiều chuyển động.	B. Vật làm mốc, đồng hồ đo thời gian.
	C. Thước đo, đồng hồ đo thời gian.	D. Mốc thời gian, chiều chuyển động.
Câu 4: Mốc thời gian là:
	A. khoảng thời gian khảo sát hiện tượng 
	B. thời điểm ban đầu chọn trước để đối chiếu thời gian trong khi khảo sát một hiện tượng
 	C. thời điểm bất kì trong quá trình khảo sát một hiện tượng
 	D. thời điểm kết thúc một hiện tượng
Câu 5: Một hệ tọa độ cố định gắn với vật làm mốc và một đồng hồ đo thời gian gọi là
 	A. Mốc thời gian.	B. Sự chuyển động của vật đó.
 	C. Hệ quy chiếu.	D. Quỹ đạo của chuyển động.
Câu 6: Hệ qui chiếu khác hệ toạ độ ở chỗ có thêm:
 	A. Vật làm mốc 	B. Mốc thời gian và đồng hồ
 	C. Đồng hồ 	D. Mốc thời gian
Câu 7: Trường hợp nào sau đây có thể coi vật là chất điểm?
	A. Trái đất trong chuyển động tự quay quanh mình nó.
	B. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau.
	C. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước.
	D. Giọt nước mưa lúc đang rơi. 
Câu 8: Có thể xác định chính xác vị trí của vật khi có:
	A. Thước đo và đường đi. 	B. Thước đo và vật mốc. 
	C. Đường đi, hướng chuyển động. 	D. Thước đo, đường đi, hướng chuyển động, vật mốc. 
Câu 9: Người nào sau đây có thể coi là một chất điểm?
	A. Một hành khách trong máy bay.
	B. Người phi công đang lái máy bay đó.
	C. Người đứng dưới đất quan sát máy bay đang bay trên trời.
	D. Người lái ô tô dẫn đường máy bay vào chỗ đỗ.
Câu 10: Trong trường hợp nào dưới đây không thể coi vật chuyển động như một chất điểm?
	A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.
	B. Trái đất trong chuyển động quanh Mặt Trời.
	C. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất.
	D. Trái đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.
Câu 11: Từ thực tế, hãy xem trong trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng?
	A. Một hòn đá được ném theo phương ngang.
	B. Một ô tô đang chạy trên quốc lộ 1 theo hướng Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh.
	C. Một viên bỉ rơi từ độ cao 2 m.
	D. Một tờ giấy rơi từ độ cao 3 m.
Câu 12: Một người đứng chỉ đường cho một khách du lịch như sau: “Ông hãy đi dọc theo phố này đến bờ một hồ lớn. Đứng tại đó, nhìn sang bên kia hồ theo hướng Tây Bắc, ông sẽ thấy tòa nhà của khách sạn S”. Người chỉ đường đã xác định vị trí của khách sạn S theo cách nào?
	A. Cách dùng đường đi và vật làm mốc.	B. Cách dùng các trục tọa độ.
	C. Dùng cả hai cách A và B. 	D. Không dùng cả hai cách A và B. 
Câu 13: Trong các cách chọn hệ trục tọa độ và mốc thời gian dưới đây, cách nào thích hợp nhất để xác định vị trí của một máy bay đang bay trên đường dài?
	A. Khoảng cách đến ga sân bay lớn; t = 0 là lúc máy bay cất cánh.
	B. Khoảng cách đến ga sân bay lớn; t = 0 là 0 giờ quốc tế.
	C. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là lúc máy bay cất cánh.
	D. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là 0 giờ quốc tế.
Câu 14: “Lúc 15 giờ 30 phút hôm qua, xe chúng tôi đang chạy trên quốc lộ, cách trung tâm Hà Nội 10 km”. Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố gì?
	A. Vật làm mốc	B. Mốc thời gian.
	C. Thước đo và đồng hồ.	D. Chiều dương trên đường đi.
Câu 15: Để xác định hành trình của một con tàu biển, người ta không dùng đến thông tin nào dưới đây?
	A. Kinh độ của con tàu tại mỗi điểm.	B. Vĩ độ của con tàu tại điểm đó.
	C. Ngày, giờ con tàu đến điểm đó.	D. Hướng đi của con tàu tại điểm đó.
Câu 16: Trong trường hợp nào dưới đây số chỉ thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi?
	A. Một trận bóng đá diễn ra từ 15 giờ đến 16 giờ 45 phút.
	B. Lúc 8 giờ một xe ô tô khởi hành từ thành phố Hồ Chí Minh, sau 3 giờ chạy thì xe đến Vũng Tàu.
	C. Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 giờ, đến 8 giờ 05 phút thì đoàn tàu đến Huế. 
	D. Tiết học 1 buổi sáng thường diễn ra từ 7h đến 7h45’.
Câu 17: Dựa vào bảng giờ tàu Thống nhất Bắc Nam S1, hãy xác định khoảng thời gian tàu chạy từ ga Hà Nội đến ga Nha Trang.
Ga
Giờ đến
Giờ rời gas
Hà Nội
19 h 00 min
Vinh
0 h 34 min
0 h 42 min
Huế
7 h 50 min
7 h 58 min
Đà Nẵng
10 h 32 min
10 h 47 min
Nha Trang
19 h 55 min
20 h 03 min
Sài Gòn
4 h 00 min
	A. 33 h.	B. 24h55min.	C. 25h08min.	D. 30 h.
Hướng giải 
	Thời gian: 24h + 55 min = 24h55min ► C. 
Câu 18: Dựa vào bảng giờ tàu Thống nhất Bắc Nam S1, hãy xác định khoảng thời gian tàu chạy từ ga Hà Nội đến ga Đà Nẵng.
Ga
Giờ đến
Giờ rời gas
Hà Nội
19 h 00 min
Huế
7 h 50 min
7 h 58 min
Đà Nẵng
10 h 32 min
10 h 47 min
Sài Gòn
4 h 00 min
	A. 15h32.	B. 15h47.	C. 20h32.	D. 20h23.
Hướng giải 
	Thời gian: (24-19)+10h32=15h32 ► A. 
Câu 19: Chuyến bay của hãng hàng không Việt Nam từ Hà Nội đi Wasaw (Cộng hòa Balan) khởi hành vào lúc 18h giờ Hà Nội ngày hôm trước, đến Wasaw lúc 5h sáng hôm sau theo giwof Wasaw. Biết giờ Wasaw chậm hơn giờ Hà Nội 5 giờ. Thời gian bay là:
	A. 16 h.	B. 17 h.	C. 12 h.	D. 18 h.
Hướng giải 
	Giờ Hà Nội: Khởi hành: 18h ngày hôm trước; Đến: 5h + 5h = 10h ngày hôm sau.
	Thời gian bay: (24h-18h)=10h=16h. ► A
Câu 20: Hệ quy chiếu bao gồm 
	A. vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian. 	B. hệ toạ độ, mốc thời gian, đồng hồ. 
	C. vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ.	D. vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
Câu 21: "Lúc 10 giờ sáng nay, đoàn tàu đang chạy trờn tuyến đường sắt Bắc - Nam, cách ga Đồng Hới 7 km". Việc xác định vị trí của đoàn tàu như trên còn thiếu yếu tố nào ? 
	A. Mốc thời gian. 	B. Vật làm mốc. 
	C. Thước đo và đồng hồ.	 	D. Chiều dương trên đường đi.
Câu 22: Trong chuyển động nào sau đây không thể coi vật như là một chất điểm
	A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
	B. Viên bi rơi từ tầng 6 xuống đất.
	C. Chuyển động của ô tô trên đường từ Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh.
	D. Trái Đất quay quanh trục của nó.
Câu 23: Có một vật coi như chất điểm chuyển động trên đường thẳng (D). Vật mốc (vật làm mốc) có thể chọn để khảo sát chuyển động này là vật như thế nào ?
	A. Vật nằm yên.	B. Vật nằm trên đường thẳng (D).
	C. Vật bất kỳ.	D. Vật có tính chất A và B. 
Câu 24: Có hai vật: (1) là vật mốc; (2) là vật chuyển động tròn đối với (1). Nếu thay đổi và chọn (2) làm vật mốc thì có thể phát biểu như thế nào sau đây về quỹ đạo của (1)
	A. Là đường tròn cùng bán kính.	B. Là đường tròn khác bán kính.
	C. Là đường cong (không còn là đường tròn).	D. Không có quỹ đạo vì 1nằm yên.
Câu 25: Trong các cách chọn hệ trục tọa độ và mốc thời gian dưới đây, cách nào thích hợp nhất để xác định vị trí của một máy bay đang bay trên đường dài
	A. Khoảng cách đến sân bay lớn, t=0 là lúc máy bay cất cánh.
	B. Khoảng cách đến sân bay lớn, t = 0 là 0 giờ quốc tế.
	C. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay, t=0 là lúc máy bay cất cánh.
	D. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay, t=0 là 0 giờ quốc tế.
Câu 26. Tìm phát biểu sai khi nói về thời gian
	A. Mốc thời gian (t= 0) luôn được chọn lúc vật bắt đầu chuyển động.
	B. Một thời điểm có thể có giá trị dương (t > 0) hay âm (t < 0).
	C. Khoảng thời gian trôi qua luôn là số dương (∆t > 0).
	D. Đơn vị thời gian của hệ SI là giây (s).
Câu 27: Trong đội hình đi đều bước của các anh bộ đội. Một người sau cùng sẽ
	A. Chuyển động chậm hơn người đi phía trước 	
	B. Chuyển động nhanh hơn người đi phía trước 
	C. Đứng yên so với người phía trước cùng hàng	
	D. Có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn người đi trước tùy việc chọn vật làm mốc
Câu 28: Trường hợp nào sau đây quỹ đạo của vật là đường thẳng ?
	A. Viên phấn được ném theo phương ngang.
	B. Một ô tô chuyển động trên quốc lộ 1 A. 
	C. Một máy bay bay thẳng từ Tân Sơn Nhất đến sân bay Nội Bày.
	D. Một viên bi sắt rơi tự do.
Câu 29: Theo dương lịch, một năm được tính bằng thời gian chuyển động của Trái Đất quay một vòng quanh vật làm mốc là
	A. Mặt Trời.	B. Mặt Trăng.
	C. Trục Trái Đất.	D. Mặt Trời và trục Trái đất.
Câu 30: Nếu chọn 7giờ 30 phút làm gốc thời gian thì thời điểm 8 giờ 15 phút có giá trị (t0 =......?)
	A. 8,25giờ.	B. 1,25giờ.	C. 0,75giờ.	D. -0,75giờ.
Câu 31: Trong trường hợp nào dưới đây số chỉ thời điểm trùng với số đo khoảng thời gian trôi ?
	A. Một bộ phim được chiếu từ 19giờ đến 21giờ 30phút.
	B. Máy bay xuất phát từ Tp. Hồ Chí Minh lúc 0 giờ ngày 1/8 đến Mỹ lúc 5 giờ ngày 1/8 (giờ địa phương).
	C. Một đoàn tàu rời ga Hà Nội lúc 0giờ đến ga Huế lúc 13giờ 05phút.
	D. Không có trường hợp nào phù hợp với yêu cầu nêu ra.
Câu 32: Một ô tô khởi hành lúc 7 giờ. Nếu chọn mốc thời gian là lúc 5 giờ thì thời điểm ban đầu là:
	A. t0 = 7 giờ 	B. t0 = 12 giờ 	C. t0 = 2 giờ 	D. t0 = 5 giờ
Câu 33: Một người đứng trên đường quan sát chiếc ô tô chạy qua trước mặt. Dấu hiệu nào cho biết ô tô đang chuyển động
 	A. Khói phụt ra từ ống thoát khí đặt dưới gầm xe. 	B. Khoảng cách giữa xe và người đó thay đổi.
 	C. Bánh xe quay tròn.	 	D. Tiếng nổ của động cơ vang lên
Câu 34: Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 4 giờ và đến Vinh lúc 10 giờ cùng ngày. Nếu chọn gốc thời gian lúc 2 giờ thì thời điểm khởi hành của ô tô t1 và thời điểm ô tô đến Vinh t2 là 
	A. t1 = 2h, t2 = 8h. 	B. t1 = 4h, t2 = 10h. 	C. t1 = 2h, t2 = 10h. 	D. t1 = 4h, t2 = 8h. 
Câu 35: Một người chỉ đường đi đến một nhà ga: “Anh hãy đi thẳng theo đường này, đến ngã tư thì rẽ trái; đi khoảng 300m, nhìn bên tay phải sẽ thấy nhà ga.” Người chỉ đường này đã dùng bao nhiêu vật làm mốc?
 	A. một 	B. hai 	C. ba 	D. bốn 
Câu 36: Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động cơ học?
	A. Sự di chuyển của máy bay trên bầu trời	B. Sự rơi của viên bi 
	C. Sự chuyền của ánh sáng	D. Sự chuyền đi chuyền lại của quả bóng bàn
Câu 37: Từ thực tế hãy xem trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng?
 	A. Một hòn đá được ném theo phương nằm ngang.
 	B. Một ô tô đang chạy theo hướng Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh.
 	C. Một viên bi rơi tự do từ độ cao 2m xuống mặt đất.
 	D. Một chiếc là rơi từ độ cao 3m xuống mặt đất.
Câu 38: Trường hợp nào sau đây có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm?
 	A. Chiếc máy bay đang chạy trên đường băng.	
 	B. Chiếc máy đang bay từ Hà Nội – Tp Hồ Chí Minh.
 	C. Chiếc máy bay đang đi vào nhà ga.	
 	D. Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay.
Câu 39: Gọi ∆x1; ∆x2; ∆x3 lần lượt là độ dời của chất điểm khi chất điểm chuyển động từ A đến B theo các quỹ đạo (1); (2) và (3) (hình bên). Kết luận nào sau đây đúng
 	A. ∆x1 = ∆x2 = ∆x3.	B. ∆x1 > ∆x2 > ∆x3.
 	C. ∆x2 > ∆x1 > ∆x3.	D. ∆x1 = ∆x2 > ∆x3.
Câu 40: Gọi S1; S2; S3 lần lượt là quãng đường di chuyển của chất điểm đi từ A đến B theo các quỹ đạo (1); (2) và (3) (hình bên). Kết luận nào sau đây đúng? 
 	A. S1: S2: S3 = 1: 1: 1	B. S1: S2: S3 = π: 22: 2.
	C. S1: S2: S3 = π: 2: 1	D. S1: S2: S3 = 2π: 2: 2
III. Đáp án
1.C
2.C
3.A
4.B
5.C
6.B
7.D
8.D
9.B
10.D
11.D
12.C
13.D
14.D
15.D
16.C
17.B
18.A
19.A
20.D
21.D
22.D
23.D
24.A
25.D
26.A
27.C
28.D
29.A
30.C
31.C
32.C
33.B
34.A
35.B
36.C
37.C
38.B
39.A
40.B
Câu 40: 
	▪ S1 = πR
	▪ S2 = 2.AC = 2.2R
	▪ S3 = 2R
	Þ S1: S2: S3 = π: 22: 2 ► B
Bài 2: Chuyển động thẳng đều
I. Lý thuyết cơ bản
	▪ Tốc độ trung bình: vtb = Tổng quãng đường điThời gian chuyển động → Cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
	▪ Đơn vị của tốc độ: đơn vị chuẩn là m/s; các đơn vị khác: km/h; km/s 
	▪ Chuyển động thẳng đều: ▪ Quỹ đạo thẳng▪ vtb không đổi.
	▪ Quãng đường trong chuyển động thẳng đều: s = vtb.t = v.t.
	▪ Phương trình của chuyển động thẳng đều: x = x0 + v.t▪ x0:tọa độ ban đầu của vật ▪ Vận tốc v và thời gian t tương đồng đơn vị ▪ v>0:Vật chuyển động theo chiều dương ▪ v<0:vật chuyển động ngược chiều dương
	▪ Đồ thị của chuyển động thẳng đều:
v = const
t
x
t
v
v > 0
x
v < 0
t
	▪ Trong chuyển động thẳng: Độ dời = quãng đường.
II. Trắc nghiệm 1
Câu 1: Phương trình vận tốc của chuyển động thẳng đều:
	A. v = at.	B. v = vo + at.	C. v = vo.	D. v = vo – at.
Câu 2: Đồ thị tọa độ – thời gian của chất điểm chuyển động thẳng đều là đường thẳng
	A. song song với trục tọa độ.	B. vuông góc với trục tọa độ.
	C. luôn đi qua gốc tọa độ.	D. có thể không đi qua gốc tọa độ.
Câu 3: Trong chuyển động thẳng đều
	A. Quãng đường đi được s tỉ lệ nghịch với tốc độ v.
	B. Tọa độ x tỉ lệ thuận với tốc độ v.
	C. Tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
	D. Quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
Câu 4: Tọa độ một chất điểm chuyển động thẳng đều có dạng
	A. x + x0 = vt 	B. x = v + x0t 	C. x – x0 = vt 	D. x = (x0 +v)t
Câu 5: Đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động thẳng đều là:
	A. Một đường thẳng 	B. Một đường thẳng xiên góc 
	C. Một đường thẳng song song trục hoành Ot 	D. Một đường thẳng song song trục tung Ov
Câu 6: Điều nào sau đây là đúng khi nói về đơn vị của vận tốc?
	A. Đơn vị của vận tốc cho biết tốc độ chuyển động của vật 
	B. Đơn vị của vận tốc luôn luôn là m/s 
	C. Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào cách chọn đơn vị của độ dài đường đi và đơn vị của thời gian 
	D. Trong hệ SI, đơn vị của vận tốc là cm/s
Câu 7: Một vật chuyển động biến đổi trên quãng đường s, gọi vmax, vmin và vtb lần lượt là vận tốc lớn nhất, nhỏ nhất và vận tốc trung bình của vật. So sánh nào sau đây là đúng
	A. vtb ≥ vmin 	B. vtb ≤ vmax 	C. vmax > vtb > vmin 	D. vmax ≥ vtb ≥ vmin 
Câu 8: Chuyển động thẳng đều không có đặc điểm nào sau đây?
	A. Quỹ đạo là một đường thẳng.
	B. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.
	C. Tốc độ trung bình trên mỗi quãng đường là như nhau.
	D. Tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại.
Câu 9: Một vật chuyển động dọc theo chiều (+) trục Ox với vận tốc không đổi, thì
 	A. Tọa độ của vật luôn có giá trị (+). 	B. Vận tốc của vật luôn có giá tri (+).
 	C. Tọa độ và vận tốc của vật luôn có giá trị (+). 	D. Tọa độ luôn trùng với quãng đường.
Câu 10: Phương trình nào sau đây mô tả chuyển động thẳng đều
	A. x = -2t + 6	B. x = 2.sint	C. x = 5	D. x = 2 + 3t2
Câu 11: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo theo trục Ox có dạng x = 5 + 60t (x đo bằng km, t đo bằng h). Chất điểm đó xuất phát 
	A. từ điểm cách O là 5km, với vận tốc 60 km/h.	B. từ điểm cách O là 5km, với vận tốc 12 km/h.
	C. từ điểm O, với vận tốc 60 km/h.	D. từ điểm O, với vận tốc 12 km/h.
Câu 12: Vật ở gốc toạ độ lúc t = 0, chuyển động với tốc độ trung bình 2 m/s theo chiều dương thì
	A. Toạ độ lúc t = 2s là 3m 	B. Toạ độ lúc t = 10s là 18m 
	C. Toạ độ sau khi đi được 5s là 10m 	D. Tọa độ lúc t = 10 s là 10 m.
Câu 13: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = –50 + 20t (x đo bằng km, t đo bằng h). Quãng đường chuyển động sau 2h là
	A. 10km.	B. 40km.	C. 20km.	D. –10km.
Câu 14: Lúc 8h sáng, một ô tô khởi hành từ A, chuyển động thẳng đều với vận tốc 54 km/h. Nếu chọn chiều dương ngược chiều chuyển động, gốc thời gian lúc 8h, gốc tọa độ ở A, thì phương trình chuyển động của ô tô là
	A. x = 54t (km).	B. x = –54(t – 8) (km).	C. x = 54(t – 8) (km).	D. x = –54t (km).
Câu 15: Phương trình nào dưới đây biểu diễn quy luật của chuyển động thẳng đều với vận tốc 2 m/s.
	A. x = 5 + 2(t - t0) 	B. x = (t -5)/2 	C. s = 2/t 	D. v = 5 -2(t - t0)
x (m)
0
1
t (s)
1
2
Câu 16: Đồ thị tọa độ theo thời gian của một chất điểm chuyển động thẳng đểu có dạng như hình vẽ. Phương trình chuyển động của chất điểm là
	A. x = 1 + t.	B. x = 2t.
	C. x = 2 + t.	D. x = t.
Câu 17: Hai ô tô xuất phát cùng lúc tại hai điểm A và B cách nhau 15 km trên cùng một đường thẳng qua A và B, chuyển động cùng chiều từ A đến B. Tốc độ của ô tô xuất phát tại A là 20 km/h, của ô tô xuất phát tại B là 12 km/h. Chọn gốc tọa độ tại A, gốc thời gian lúc xuất phát, phương trình chuyển động của hai xe là
	A. xA = 20t; xB = 12t.	B. xA = 15 + 20t; xB = 12t.
	C. xA = 20t; xB = 15 + 12t.	D. xA = 15 + 20t; xB = 15 + 12t.
Câu 18: Lúc 6h sáng, xe thứ nhất khởi hành từ A về B với vận tốc không đổi là 36 km/h. Cùng lúc đó, xe thứ hai đi từ B về A với vận tốc không đổi là 12 km/h, biết AB = 36 km. Hai xe gặp nhau lúc
	A. 6h30m.	B. 6h45m.	C. 7h00m.	D. 7h15m.
Câu 19: Đồ thị tọa độ - thời gian trong chuyển động thẳng của một chiếc xe có dạng như hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào xe chuyển động thẳng đều?	
	A. Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1. 
	B. Chỉ trong khoảng thời gian từ t1 đến t2. 
	C. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2.
	D. Không có lúc nào xe chuyển động thẳng đều.
Câu 20: Trong đồ thị vận tốc của một chuyển động thẳng của một vật như hình bên. Xét quãng đường từ O đến C, đoạn nào ứng với chuyển động thẳng đều?
	A. OA.	B. AB. 
	C. BC.	D. OA và BC. 
Câu 21: Trong đồ thị vận tốc của một chuyển động thẳng của một vật như hình bên. Xét quãng đường từ O đến C, đoạn nào ứng với chuyển động thẳng đều?
	A. OA.	B. AB. 
	C. BC.	D. OA và BC. 
Câu 22: Một máy bay phản lực có tốc độ 700 km/h. Nếu muốn bay liên tục trên khoảng cách 1750 km thì máy bay này phải bay trong thời gian
	A. 1 h.	B. 2 h.	C. 1,5 h.	D. 2,5 h.
Câu 23: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox theo chiều dương có dạng: x = 5 + 5t (x đo bằng kilômét và t đo bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với tốc độ bằng bao nhiêu?
	A. Từ điểm O, với tốc độ 5 km/h.	B. Từ điểm O, với tốc độ 60 km/h.
	C. Từ điểm M, cách O là 5 km, với tốc độ 5 km/h.	D. Từ điểm M, cách O là 5 km, với tốc độ 60 km/h.
Câu 24: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 4t – 10 (x đo bằng kilômét và t đo bằng giờ). Quãng đường đi được của chất điểm sau 3 h chuyển động là bao nhiêu?
	A. – 12 km.	B. 12 km.	C. -8 km.	D. 8 km.
Câu 25: Một xe ô tô xuất phát từ một điểm cách bến xe 5 km trên một đường thẳng qua bến xe, và chuyển động với tốc độ 80 km/h ra xa bến. Chọn bến xe làm vật mốc, chọn thời điểm ô tô xuất phát phải làm mốc thời gian và chọn nhiều chuyển động của ô tô làm chiều dương. Phương trình chuyển động của ô tô trên là:
	A. x=5+80t.	B. x=(80-3)t.	C. x=3-80t.	D. x=80t. 
Câu 26. Một chiếc ô tô xuất phát từ A lúc 6 giờ sáng, chuyển động thẳng đều tới B, cách A 90km. Tốc độ của xe, biết rằng xe tới B lúc 8 giờ 30 phút.
	A. 48 km/h.	B. 24 km/h.	C. 36 km/h.	D. 60 km/h.
Câu 27: Một chiến sĩ bắn thẳng một viên đạn B40 vào một xe tăng của địch đang đỗ cách đó 210 m. Khoảng thời gian từ lúc bắn đến lúc nghe thấy tiếng đạn nổ khi trúng xe tăng là 1s. Coi chuyển động của viên đạn là thẳng đều. Tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Tốc độ của viên đạn B40 gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 588 m/s.	B. 623 m/s.	C. 550 m/s.	D. 651 m/s.
Câu 28: Một chiếc ô tô xuất phát từ A lúc 6 giờ sáng, chuyển động thẳng đều tới B, cách A 180 km. Xe tới B lúc 8 giờ 30 phút. Sau 30 phút đỗ tại B, xe chạy ngược về A với tốc độ 60 km/h. Hỏi vào lúc mấy giờ ô tô sẽ về tới A?
	A. 10 h.	B. 12 h.	C. 11 h.	D. 10,5 h.
Câu 29: Một người bơi dọc theo chiều dài 50 m của bể bơi hết 40 s, rồi quay lại về chỗ xuất phát trong 42 s. Gọi v1, v2 và v3 lần lượt là tốc độ trung bình: trong lần bơi đầu tiên theo chiều dài của bể bơi; trong lần bơi về và trong suốt quãng đường đi và về. Tổng (v1 + v2 + 2v3) gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 7,2 m/s.	B. 5 m/s.	C. 3 m/s.	D. 3,5 m/s.
Câu 30: Hình vẽ bên là đồ thị tọa độ - thời gian của một chiếc ô tô chạy từ A đến B trên một đường thẳng. Chiều dài quãng đường AB và tốc độ của xe lần lượt là:
	A. 150 km và 30 km/h.	B. 150 km và 37,5 km/h.
	C. 120 km và 30 km/h.	D. 90 km và 18 km/h.
Câu 31: Một ô tô chạy trên một đường thẳng từ địa điểm A đến địa điểm B phải mất một khoảng thời gian t. Tốc độ của ô tô trong nửa đầu của khoảng thời gian này là 60 km/h và trong nửa cuối là 12 km/h. Tính tốc độ trung bình của ô tô trên cả đoạn đường AB. 
	A. 48 km/h.	B. 50 km/h.	C. 36 km/h.	D. 60 km/h.
Câu 32: Một người đi xe đạp chuyển động trên một đoạn đường thẳng AB có độ dài là s. Tốc độ của xe đạp trong nửa đầu đoạn đường là 12 km/h và trong nửa cuối là 24 km/h. Tính tốc độ trung bình của xe đạp trên cả đoạn đường AB. 
	A. 16 km/h.	B. 50 km/h.	C. 14,4 km/h.	D. 60 km/h.
Câu 33: Một ô tô chạy trên một đoạn đường thẳng từ địa điểm A đến địa điểm B phải mất một khoảng thời gian t. Tốc độ của ô tô trong một phần ba đầu của khoảng thời gian này là 60 km/h, một phần tư tiếp theo của khoảng thời gian này là 50 km/h và trong phần còn lại là 81 km/h. Tốc độ trung bình của ô tô trên của đoạn đường AB gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 48 km/h.	B. 50 km/h.	C. 66 km/h.	D. 69 km/h.
Câu 34: Một người đi xe đạp chuyển động trên một đoạn thẳng AB có độ dài là s. Tốc độ của xe đạp trong một phần tư đầu của đoạn đường này là 12 km/h, trong một phần năm tiếp theo là 16 km/h và trong phần còn lại là 22 km/h. Tốc độ trung bình của xe đạp trên cả đoạn đường AB gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 19,1 km/h.	B. 11,5 km/h.	C. 14 km/h.	D. 17 km/h.
Câu 35: Hình vẽ bên là đồ thị tọa độ - thời gian của một chiếc ô tô chạy từ A đến B trên một đường thẳng. Điểm A cách gốc tọa độ bao nhiêu kilômét? Thời điểm xuất phát cách mốc thời gian mấy giờ?
	A. A trùng với gốc tọa độ O, xe xuất phát luc 0h, tính từ mốc thời gian.
	B. A trùng với gốc tọa độ O, xe xuất phát lúc 1h, tính từ mốc thời giạn.
	C. A cách gốc O là 30 km, xe xuất phát lúc 0h. 
	D. A cách gốc O là 60 km, xe xuất phát lúc 2h.
Câu 36: Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 12 km có hai ô tô xuất phát, chạy cùng chiều nhau trên đường thẳng AB, theo chiều từ A đến B. Tốc độ của ô tô chạy từ A là 54 km/h và của ô tô chạy từ B là 48 km/h. Chọn A làm gốc tọa độ và thời điểm xuất phát của hai xe làm mốc thời gian, chiều chuyển động của hai ô tô làm chiều dương. Sau khoảng thời gian Δt hai xe gặp nhau tại C. Khoảng cách AC và Δt lần lượt là:
	A. 90 km và 1h40phút.	B. 90 km và 1h30phút.	C. 80 km và 1h30phút.	D. 108 km và 2h.
Câu 37: Tại hai điểm A và B cách nhau 30 km có hai ô tô xuất phát, chạy cùng chiều nhau trên đường thẳng AB, theo chiều từ A đến B. Ôtô tại A xuất phát sớm hơn ô tô tại B là 30 phút. Tốc độ của ô tô chạy từ A là 54 km/h và của ô tô chạy từ B là 50 km/h. Hai xe gặp nhau ở điểm C. Khoảng cách AC là:
	A. 90 km.	B. 54 km.	C. 48 km.	D. 67,5 km.
Câu 38: Hình vẽ bên là đồ thị tọa độ - thời gian của một chiếc ô tô chạy từ A đến B trên một đường thẳng. Vận tốc của chất điểm bằng
	A. 30 km/h	B. 60 km/h
	C. 45 km/h	D. 75 km/h
Câu 39: Hình vẽ bên là đồ thị tọa độ - thời gian của một chiếc ô tô chạy từ A đến B trên một đường thẳng. Phương trình chuyển động của chất điểm có dạng
	A. x = 60 + 30t (h; km) 	B. x = 30 + 60t (h; km)
	C. x = 60 + 18t (h; km).	D. x = 18 + 60t (h; km)
Câu 40: Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 12 km có hai ô tô xuất phát, chạy cùng chiều nhau trên đường thẳng AB, theo chiều từ A đến B. Vận tốc của ô tô chạy từ A là 54 km/h và của ô tô chạy từ B là 48 km/h. Chọn A làm mốc, thời điểm xuất phát của hai xe ô tô làm mốc thời gian và chiều chuyển động của hai ô tô làm chiều dương. Phương trình chuyển động của ô tô chạy từ A và chạy từ B lần lượt là:
	A. xA=54t và xB=48t+12.	B. xA=54t và xB=48t.
	C. xA=54t và xB=48t-10.	D. xA=-54t và xB=48t.
III. Hướng giải và đáp án
1.C
2.D
3.D
4.C
5.C
6.C
7.C
8.D
9.B
10.A
11.A
12.C
13.B
14.D
15.A
16.A
17.C
18.B
19.A
20.B
21.D
22.D
23.C
24.A
25.A
26.C
27.C
28.B
29.B
30.D
31.C
32.A
33.D
34.D
35.D
36.D
37.D
38.A
39.C
40.A
Câu 11: 
	So sánh x=x0+v.tx=5+60t Þ x0=5 km v=60 km/h
Câu 12: 
	Tọa độ x = x0 + vt = 0 + 2t Þ t = 5 s thì x = 10 m
Câu 13: 
	▪ Tọa độ x = -50 + 20t Þ v = 20 km/h
	▪ Quãng đường s = v.t = 20.2 = 40 km
Câu 14: 
	Tọa độ x = x0 + vt = 0 – 54t (v < 0 vì vật chuyển động ngược chiều dương)
Câu 15: 
x (m)
0
1
t (s)
1
2
	Tọa độ x = x0 + v(t – t0) = x0 + 2(t – t0) ► A
Câu 16: 
	▪ Tọa độ x = x0 + vt
	▪ Từ đồ thị ta thấy tại t = 0 thì x = 1 ► A
Câu 17: 
	▪ Chọn chiều dương như hình vẽ	
	▪ Xe A x0A=0vA=20 Þ xA = 20t 
	▪ Xe B x0B=15vB=12 Þ xB = 15 + 12t
Câu 18: 
	▪ Chọn chiều dương như hình vẽ	
	▪ Xe A x0A=0vA=36 Þ xA = 36t 
	▪ Xe B x0B=36vB=-12 Þ xB = 36 - 12t
	▪ Hai xe gặp nhau Þ xA = xB Þ 36t =36 – 12t 
	Þ t = 0,75h = 45 phút
	Þ Hai xe gặp nhau lúc 6h45m ► B
Câu 20: 
	Chuyển động thẳng đều có v = hằng số Þ đường thẳng song song với trục Ot ► B
Câu 21: 
	Chuyển động thẳng đều có x phụ thuộc bậc nhất vào t Þ đoạn thẳng không song song với các trục ► D
Câu 22: 
	Thời gian t = sv = 2,5 h ► D
Câu 23: 
	So sánh x=x0+v.tx=5+5t Þ x0=5 km v=5 km/h
Câu 24: 
	Quãng đường s = vt = 4t t=3h s = 12 km
Câu 25: 
	▪ Ta có x0=5v=80 Þ x = 5 + 80t ► A 
Câu 26. 
	▪ Thời gian chuyển động t = 8h30m – 6h = 2h30m = 2,5h
	▪ Tốc độ của xe: v = st = 902,5 = 36 km/h ► C
Câu 27: 
	▪ Theo bài ta có t = t1 + t2 = svđạn+svâm
	Þ 1 = 230vđạn + 230340 Þ vđạn = 549 m/s
Câu 28: 
	▪ Khi đến B đồng hồ chỉ 8h30m
	▪ Khi xuất phát tại B thì đồng hồ chỉ 9h
	▪ Thời gian đi từ B về A: tBA = sv=18060 = 3h
	Vậy khi về đến A đồng hồ chỉ 12 h ► B
Câu 29: 
	▪ v1 = st1 = 5040 = 1,25 m/s
	▪ v2 = st2 = 5042 = 1,19 m/s
	▪ v3 = s+st1+t2 = 10040+42 =1,22 m/s
	Vậy v1 + v2 + 2v3 = 4,88 m/s ► B 
Câu 30: 
	▪ Từ đồ thị ta được, mỗi ô trên trục Ox ứng với 30 km, mỗi ô trên trục Ot ứng với 1h.
	▪ Quãng đường AB, ứng với trục Ox 3ô → s = 90 km ► D
	{▪ Trên trục Ot ứng với 5 ô ð t = 5 h ð v = st = 18 km/h}
Câu 31: 
	▪ Ta có t1 = t2 = t2.
	▪ vtb = v1t2+v2t2t1+t2=v1+v2.t2t = v1+v22 = 36 km/h ► C.
Câu 32: 
	▪ Ta có s1 = s2 = s2; t1 = s1v1=s2v1; t2 = s2v2=s2v2
	▪ vtb = s1+s2t1+t2=ss2v1+s2v2 = 2v1v2v1+v2 = 16 km/h ► A
Câu 33: 
	▪ Theo đề ta có t1 = t3; t2 = 14.2t3 = t6; t3 = t – (t1 + t2) = t2
	▪ vtb = st=v1t1+v2t2+v3t3t1+t2+t3=v1.t3+v2.t6+v3.t2t = v13+v26+v32 = 68,8 km/h ► D
Câu 34: 
	▪ Ta có s1 = s4; s2 = 15.3s4 = 3s20; s3 = s – (s1 + s2) = 3s5.
	▪ vtb = st=st1+t2+t3=ss4v1+3s20v2+3s5v3=114v1+320v2+35v3 = 17,4 km/h ► D
Câu 35: 
	▪ Từ đồ thị ta được mỗi ô trên trục Ox ứng với 30 km và mỗi ô trên trục Ot ứng với 1h
	▪ Điểm A có tọa độ A(2; 60) → xuất phát lúc 2h, cách gốc tọa độ 60 km.
Câu 36: 
	▪ Chọn chiều dương như hình vẽ	
	▪ Xe A x0A=0vA=54 Þ xA = 54t 
	▪ Xe B x0B=12vB=48 Þ xB = 12 + 48t
	▪ Hai xe gặp nhau Þ xA = xB Þ 54t =12 + 48t 
	Þ t = 2h; xA = xB = 54.2 = 108 km ► D.
Câu 37: 
	▪ Chọn chiều dương như hình vẽ.
	▪ Chọn mốc thời gian lúc ôtô A xuất phát
	▪ Xe A x0A=0vA=54 Þ xA = 54t 
	▪ Xe B x0B=30vB=50t0=0,5h Þ xB = 30 + 50(t – 0,5)
	▪ Hai xe gặp nhau Þ xA = xB Þ 54t =30 + 50(t – 0,5) 
	Þ t = 1,25 h; xA = xB = 54.1,25 = 67,5 km ► D.
Câu 38: 
	v = st=3 ô trên Ox3 ô trên Ot=903 = 30 km/h ► A
Câu 39: 
	▪ Tại t = 0; x = 60 km
	▪ v = st=3 ô trên Ox3 ô trên Ot=905 = 18 km/h
	ð x = x0 + vt = 60 + 18t ► C
Câu 40: 
	▪ Chọn chiều dương như hình vẽ.
	▪ Xe A x0A=0vA=54 Þ xA = 54t 
	▪ Xe B x0B=12vB=48Þ xB = 12 + 48t ► A.
IV. Trắc nghiệm 2
Câu 1: Một chiếc xe ô tô xuất phát từ A lúc 6 giờ sáng, chuyển động thẳng đều với vận tốc 48 km/h tới B, cách A 120 km. Sau khi đến B, xe đỗ lại 30 phút rồi chạy ngược về A cũng trên đoạn đường đó với vận tốc 60 km/h. Xe tới A vào lúc
	A. 11 giờ.	B. 12 giờ.	C. 11 giờ 30 phút.	D. 12 giờ 30 phút.
Câu 2: Đồ thị tọa độ − thời gian của hai chiếc xe I và II được biểu diễn như hình vẽ bên. Phương trình chuyển động của xe I và II lần lượt là:
	A. x1 = 20t và x2 = 20 + 10t.	
	B. x1 = 10t và x2 = 20t. 
	C. x1 = 20 + 10t và x2 = 20t.	
	D. x1 = 20t và x2 = 10t
Câu 3: Đồ thị tọa độ − thời gian của hai chiếc xe (1) và (2) được biểu diễn như hình vẽ bên. Hai xe gặp nhau tại vị trí cách vị trí xuất phát của xe (1) một đoạn
	A. 40 km.	B. 30 km.
	C. 35 km.	D. 70 km.
Câu 4: Cho đồ thị tọa độ của hai ô tô chuyển động thẳng đều như hình bên. Vận tốc của 2 ô tô (1) và (2) lần lượt là:
	A. 40 km/h, 60 km/h	B. 60 km/h, 40 km/h
	C. −40 km/h, 40 km/h	D. 40 km/h,−60 km/h
Câu 5: Cho đồ thị tọa độ của hai ô tô chuyển động thẳng đều như hình vẽ bên. Phương trình tọa độ của 2 ô tô là:(x:km; t:h)
	A. x1=-40t; x2=60t	
	B. x1=-40t; x2=0,25+60t 
	C. x1=60-40t; x2=40(t - 0,5)
	D. x1=-40t; x2=60(t - 0,5) 
Câu 6: Một máy bay phản lực có vận tốc 700 km/h. Nếu bay liên tục trên khoảng cách 1600 km thì máy bay phải bay trong thời gian là 
	A. 2 giờ 17 phút.	B. 3 giờ.	C. 4 giờ 20 phút.	D. 2 giờ 50 phút.
Câu 7: Một

Tài liệu đính kèm:

  • docxngan_hang_cau_hoi_trac_nghiem_vat_li_lop_10_chuong_trinh_hoc.docx