Kiểm tra 1 tiết Hóa học 10 - Chương 2: Bảng tuần hoàn - ĐLTH

Kiểm tra 1 tiết Hóa học 10 - Chương 2: Bảng tuần hoàn - ĐLTH

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Bảng trả lời trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Đáp án

Phần câu hỏi

.Câu 1: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:

 A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

 B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào một hàng.

 C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một cột

 D. Cả A, B, C

Câu 2: Các nguyên tố ở chu kì 5 có số lớp electron trong nguyên tử là

 A. 7. B. 6. C. 5. D. 4.

Câu 3: Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là

 A. 18 và 18. B. 18 và 8. C. 8 và 18. D. 8 và 8.

Câu 4: Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có

 A. Cùng số electron lớp ngoài cùng B. Số lớp electron như nhau.

 C. Cùng số electron s hay p. D. Số electron như nhau.

Câu 5: Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Cấu hình electron trong nguyên tử X là

 A. 1s22s22p63s23p4. B. 1s22s22p63s23p3.

 C. 1s22s22p63s23p5. D. 1s22s22p63s23p2

 

docx 6 trang ngocvu90 6190
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết Hóa học 10 - Chương 2: Bảng tuần hoàn - ĐLTH", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Ngô Sỹ Liên
Họ và tên:..............................................
Điểm
Lớp :10A...
KIỂM TRA 1 TIẾT
HÓA HỌC 10
CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN - ĐLTH
Thời gian làm bài: 45 phút
MÃ ĐỀ
607
TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Bảng trả lời trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đáp án
Phần câu hỏi
.Câu 1: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là: 
	A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
	B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào một hàng.	
	C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một cột
	D. Cả A, B, C
Câu 2: Các nguyên tố ở chu kì 5 có số lớp electron trong nguyên tử là
	A. 7.	B. 6.	C. 5.	D. 4.	
Câu 3: Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là
	A. 18 và 18.	B. 18 và 8.	C. 8 và 18.	D. 8 và 8.
Câu 4: Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có
	A. Cùng số electron lớp ngoài cùng	B. Số lớp electron như nhau.	
	C. Cùng số electron s hay p.	D. Số electron như nhau.
Câu 5: Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Cấu hình electron trong nguyên tử X là
	A. 1s22s22p63s23p4.	B. 1s22s22p63s23p3.	
	C. 1s22s22p63s23p5.	D. 1s22s22p63s23p2	
Câu 6: Dãy các nguyên tố nhóm IIA gồm: Mg (Z=12), Ca (Z=20), Sr (Z=38), Ba (Z=56). Từ Mg đến Ba, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại thay đổi theo chiều
	A. giảm dần.	 B. giảm rồi tăng.	C. tăng rồi giảm.	D. tăng dần
Câu 7: Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn là
	A. Na.	B. Cl.	C. F.	D. Cs.	
Câu 8: Trong cùng một chu kỳ, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì
	A. Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng.	
	B. Tính kim loại tăng, tính phi kim tăng.	
	C. Tính kim loại giảm, tính phi kim giảm.	
	D. Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm.
Câu 9: Đại lượng không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử là
	A. Bán kính nguyên tử.	B. Nguyên tử khối
	C. Tính kim loại, tính phi kim.	D. Hóa trị cao nhất với oxi.	
Câu 10: Nguyên tố R có công thức cao nhất trong hợp chất với oxi là R2O7. Công thức hợp chất khí với hiđro là
	A. HR.	B. RH4.	C. H2R.	D. RH3.	
Câu 11: Theo định luật tuần hoàn, tính chất hóa học của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của
	A. nguyên tử khối.	B. điện tích ion.	
	C. số oxi hóa.	D. điện tích hạt nhân nguyên tử.
Câu 12: Các phát biểu về các nguyên tố nhóm VIIA như sau: 
1/ Gọi là nhóm halogen. 2/ Có 1 electron hóa trị. 3/ Dễ nhận 1 electron.
Những phát biểu đúng là
	A. 1 và 2.	B. 1 và 3.	C. 1,2 và 3.	D. 2 và 3.	
Câu 13: Trong bảng tuần hoàn nguyên tố X có số thứ tự 11. X thuộc
	A. chu kì 3, nhóm IIA.	B. chu kì 2, nhóm IVA.	
	C. chu kì 2, nhóm IIIA.	D. chu kì 3, nhóm IA.
Câu 14: Cho : . Thứ tự tính kim loại tăng dần là:
A. P, Al, Mg, Si, Ca	B. P, Si, Al, Ca, Mg	
C. P, Si, Al, Mg, Ca	D. P, Si, Mg, Al, Ca
Câu 15: Nguyên tố X thuộc nhóm VA. Công thức oxit cao nhất của X là
	A. XO3.	B. X2O5.	C. XO2.	D. X2O3.
TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1 : Nguyên tố Magie (Z= 20)
Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Mg và ion Mg2+
Xác định vị trí của nguyên tố Magie trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Xác định tính chất của nguyên tố Magie (Tính kim loại, phi kim; Xu hướng nhường, nhận electron; Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi, công thức oxit - hidroxit và tính chất; Hóa trị trong hợp chất với hidro, công thức)
So sánh tính chất của Magie với Stronti (Z=38) và Bari (Z=56)
Câu 2: Nguyên tố M thuộc nhóm VIA. Trong oxit cao nhất M chiếm 40% khối lượng.. Xác định R
Trường THPT Ngô Sỹ Liên
Họ và tên:..............................................
Điểm
Lớp :10A...
KIỂM TRA 1 TIẾT
HÓA HỌC 10
CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN - ĐLTH
Thời gian làm bài: 45 phút
MÃ ĐỀ
258
TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Bảng trả lời trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đáp án
Phần câu hỏi
.Câu 1: Tìm câu sai trong các câu sau:
A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.
B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron.
C. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.
D. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.
Câu 2: Các nguyên tố ở nhóm IIIA có số lớp electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử là
	A. 6.	B. 5.	C. 4.	D. 3.	
Câu 3: Nguyên tố X có 8 electron lớp ngoài cùng. X là
	A. Kim loại.	B. Halogen.	C. Khí hiếm.	D. Phi kim.
Câu 4: Trong 1 chu kì, bán kính nguyên tử các nguyên tố:
A. Tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.	
B. Giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
C. Tăng theo chiều tăng của tính phi kim.	
D. Giảm theo chiều tăng của tính kim loại.
Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt mang điện trong hạt nhân là 13. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
	A. Chu kì 3, nhóm VIIA	B. Chu kì 3, nhóm IIIA. 
	C. Chu kì 3, nhóm IIA.	D. Chu kì 2, nhóm IIIA.
Câu 6: Cho các nguyên tố 9F, 16S, 17Cl, 14Si. Chiều giảm dần tính kim loại của chúng là:
A. Si > S > Cl > F	B. F > Cl > Si > S	C. Si >S >F >Cl	D. F > Cl > S > Si
Câu 7: Nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất trong bảng tuần hoàn là
	A. Na.	B. Cl.	C. F.	D. Cs.	
Câu 8: Số thứ tự ô nguyên tố không cho biết
 	A. số electron ở lớp vỏ. 	B. số proton trong hạt nhân. 
	C. số nơtron trong hạt nhân. 	D. số hiệu nguyên tử.
Câu 9: Cấu hình e của : 1s22s22p63s23p64s1. Vậy kết luận nào sau đây sai?
A. Có 20 proton trong hạt nhân	B. Là nguyên tố mở đầu chu kỳ 4
C. Nguyên tử có e ở lớp ngoài cùng	D. Thuộc chu kỳ 4,, nhóm IA
Câu 10: Nguyên tố R có công thức cao nhất trong hợp chất với oxi là R2O5. Công thức hợp chất khí với hiđro là
	A. HR.	B. RH4.	C. H2R.	D. RH3.	
Câu 11: Các nguyên tố nhóm IA có điểm chung là:
A. Dễ dàng nhường 1e	B. Dễ dàng nhận 1e	
C. Dễ dàng nhận 7e	D. Dễ dàng nhận 2e
Câu 12: Trong bảng tuần hoàn nguyên tố X có số thứ tự 35. X thuộc
	A. chu kì 3, nhóm VIA.	B. chu kì 4, nhóm VIIA.	
	C. chu kì 4, nhóm VIA.	D. chu kì 3, nhóm VIIA.
Câu 13: M là nguyên tố nhóm IIA, oxit của nó có công thức là:
	A. MO2	B. MO	C. M2O3	D. M2O.	
Câu 14: : Độ âm điện của dãy nguyên tố trong chu kì 3 : , biến đổi như sau:
A. Tăng	B. Vừa giảm vừa tăng	C. Không thay đổi	D. Giảm
Câu 15: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có số chu kì nhỏ là
A. 2	B. 1	C. 3	D. 4
TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1 : Nguyên tố Clo (Z= 17)
Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Clo và ion Cl-
Xác định vị trí của nguyên tố Clo trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Xác định tính chất của nguyên tố Clo (Tính kim loại, phi kim; Xu hướng nhường, nhận electron; Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi, công thức oxit - hidroxit và tính chất; Hóa trị trong hợp chất với hidro, công thức)
So sánh tính chất của Clo với Photpho (Z=15) và Lưu huỳnh (Z=16)
Câu 2: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO2. Hợp chất với hidro của R chứa 75% khối lượng R. Xác định R
Trường THPT Ngô Sỹ Liên
Họ và tên:..............................................
Điểm
Lớp :10A...
KIỂM TRA 1 TIẾT
HÓA HỌC 10
CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN - ĐLTH
Thời gian làm bài: 45 phút
MÃ ĐỀ
512
TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Bảng trả lời trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đáp án
Phần câu hỏi
Câu 1: Các nguyên tố được xếp vào bảng tuần hoàn không tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
 A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
 B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron được xếp vào một hàng.
 C. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị được xếp vào một cột.
 D. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.
Câu 2: Chu kì là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của nó có cùng:
 A. số e lớp ngoài cùng 	B. số lớp e	C. số e hoá trị 	D. số e	
Câu 3. Oxit cao nhất của một ntố R thuộc nhóm A có dạng R2O5. Từ đó suy ra
	A. R có hoá trị cao nhất với oxi là 5. 	B. R có công thức với H có dạng RH3. C. R là một phi kim. 	D.Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4. Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì
	A. Phi kim mạnh nhất là Hidro. 	B. Kim loại mạnh nhất là Li. 
	C. Phi kim mạnh nhất là Flo. 	D. Phi kim mạnh nhất là Cesi.
 Câu 5. Cation X3+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Vị trí nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là:
 A. Chu kì 3, nhóm IIIA, là kim loại.	B. Chu kì 4, nhóm IIIB, là kim loại.
 C. Chu kì 3, nhóm VIA, là phi kim.	D. Chu kì 4, nhóm IVB, là kim loại
Câu 6. Một nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3. Công thức hợp chất với hiđrô và công thức oxit cao nhất là:
	A. RH3, R2O3	B. RH4, RO2 	C. RH3, R2O5	D. RH2, RO3
Câu 7. Các nguyên tố Li (Z=3), Na (Z=11), K (Z=19), Be (Z=4) được sắp xếp theo chiều tính kim loại yếu dần theo dãy nào trong các dãy sau đây?
	A. Li>Be>Na>K.	B. K>Na>Li>Be.	C. Be> K>Na>Li.	D. Be>Na>Li>K.
Câu 8: Các nguyên tố ở chu kì 3 có số lớp electron trong nguyên tử là
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	 D. 6.	
Câu 9. .Đặc trưng nào sau đây của đơn chất, nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân 
	A. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi. 	B. Tỉ khối.	
	C. Số notron	. 	D. Số electron lớp ngoài cùng.
Câu 10. Tìm phát biểu sai:
	A. Nguyên tử các nguyên tố cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau
	B. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần
	C. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần
	D. Cả A và C sai
Câu 11. Nguyên tử của nguyên tố có khuynh hướng nhận thêm 2 electron trong các phản ứng hoá học là
A. Cl (Z = 17)	B. Na (Z = 11)	C. O (Z = 8)	D. N (Z = 7)
Câu 12. R+ và X- đều có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p6. Vậy R, X là:
	A. Ar, K	 B. K, Cl	C. P, K	D. Na, F
Câu 13. Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIA. Cấu hình e nguyên tử của nguyên tố X là:
	A. 1s22s22p63s23p54s2 	B. 1s22s22p63s23p64s2
	C. 1s22s22p63s23p63d54s2 	D. 1s22s22p63s23p63d104s2
Câu 14. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây luôn nhường 1e trong các phản ứng hoá học?
	A. Na ở ô 11 trong bảng tuần hoàn. B. Mg ở ô 12 trong bảng tuần hoàn.
	C. Al ở ô 13 trong bảng tuần hoàn. D. Si ở ô 14 trong bảng tuần hoàn.
Câu 15. Nguyên tử của nguyên tố nào trong nhóm VA có bán kính nguyên tử lớn nhất ?
	A. Nitơ (Z= 7) 	B. Photpho (Z = 15) 
	C. asen (Z = 33) 	D. Bitmut (Z = 83)
TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1 : Nguyên tố Lưu huỳnh (Z= 16)
Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố S và ion S2-
Xác định vị trí của nguyên tố Lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Xác định tính chất của nguyên tố Lưu huỳnh (Tính kim loại, phi kim; Xu hướng nhường, nhận electron; Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi, công thức oxit - hidroxit và tính chất; Hóa trị trong hợp chất với hidro, công thức)
So sánh tính chất của Lưu huỳnh với Oxi (Z=8) và Natri (Z=11)
Câu 2: Oxit cao nhất của một nguyên tố có công thức tổng quát là R2O5, hợp chất của nó với hiđro có thành phần khối lượng %R = 82,35%; %H = 17,65%.. Xác định R

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_1_tiet_hoa_hoc_10_chuong_2_bang_tuan_hoan_dlth.docx