Giáo án Vật lý Lớp 10 (Ban cơ bản) - Tiết 1 đến 5 - Năm học 2020-2021 - Võ Thị Minh Phương

Giáo án Vật lý Lớp 10 (Ban cơ bản) - Tiết 1 đến 5 - Năm học 2020-2021 - Võ Thị Minh Phương

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nhận biết được đặc điểm về vận tốc của chuyển động thẳng đều.

- Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng đều.

- Nêu được công thức tính quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều.

- Viết được dạng phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều.

2. Về kĩ năng

- Vận dụng được công thức tính quãng đường đi và phương trình chuyển động để giải các bài tập về chuyển động thẳng đều.

- Vẽ được đồ thị toạ độ - thời gian của chuyển động thẳng đều.

- Thu thập thông tin từ đồ thị như: xác định vị trí và thời điểm xuất phát, vị trí và thời điểm gặp nhau, thời gian chuyển động.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Sách giáo khoa, máy chiếu.

2. Học sinh

- Ôn lại kiến thức về chuyển động ở lớp 8.

- Ôn lại kiến thức về hệ tọa độ, hệ quy chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp (1 phút): Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ (6 phút):

Câu hỏi: Trình bày các khái niệm sau: Chuyển động cơ, chất điểm, quỹ đạo chuyển động, hệ quy chiếu.

 

docx 19 trang yunqn234 8570
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 10 (Ban cơ bản) - Tiết 1 đến 5 - Năm học 2020-2021 - Võ Thị Minh Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
CHƯƠNG I: CHUYỂN ĐỘNG CƠ - CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
TIẾT 1 – Bài 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ
Lớp
10A5
10A6
10A8
Ngày dạy
17/9/2020
17/9/2020
17/9/2020
Sĩ số
41/43
43/43
35/38
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được các khái niệm: chuyển động, chuyển động cơ, chất điểm, quỹ đạo của chuyển động.
- Nêu được ví dụ cụ thể về: chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian.
- Phân biệt được hệ tọa độ, hệ quy chiếu; thời điểm và thời gian (khoảng thời gian).
2. Về kĩ năng
- Biết cách xác định được tọa độ ứng với vị trí của vật trong không gian (vật làm mốc và hệ trục tọa độ).
- Biết cách xác định được thời điểm và thời gian ứng với các vị trí đã xác định.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Sách giáo viên, sách giáo khoa, sách bài tập Vật lí 10.
- Một số ví dụ thực tế về sự chuyển động và xác định vị trí của một điểm để học sinh thảo luận.
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, sách bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (5 phút)
- Giáo viên giới thiệu về chương trình Vật lí 10.
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
- Giới thiệu tổng quan về nội dung của chương I: Động học chất điểm là một phần của Cơ học, cho phép chúng ta nghiên cứu tính chất chuyển động của các vật xét theo phương diện toán học và vật lí học nhưng chưa xét đến nguyên nhân chuyển động. 
- Học sinh lắng nghe
PHẦN MỘT – CƠ HỌC
CHƯƠNG I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Hoạt động 1: Tình huống mở đầu (5 phút)
- Giáo viên đặt một quyển sách trên bàn và di chuyển ra xa quyển sách, hỏi: Cô có đang chuyển động không? Quyển sách có đang chuyển động không? Làm thế nào để biết được điều đó?
- Yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ minh họa chứng tỏ vật đang chuyển động.
- Giáo viên nêu: Những ví dụ trên đây chúng ta đều thấy có một điểm chung là vật ta xét đang thay đổi vị trí của nó so với vật khác theo thời gian. Đó gọi là chuyển động cơ, gọi tắt là chuyển động 
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Học sinh nêu ví dụ
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chuyển động và chất điểm (10 phút)
- Giáo viên yêu cầu một số học sinh nhắc lại khái niệm về chuyển động cơ và lấy thêm ví dụ.
- Chú ý: Chuyển động có tính tương đối phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc.
- Giáo viên nêu: Khi cần theo dõi vị trí của một vật nào đó trên bản đồ (ví dụ xác định vị trí của một chiếc ô tô dài 3m trên đường từ HN về TPHCM dài 1500km) thì ta không thể vẽ cả chiếc ô tô lên bản đồ mà có thể biểu thị bằng chấm nhỏ. Ta có thể thấy chiều dài của ô tô rất nhỏ so với quãng đường đi, vậy trong trường hợp này ta nói ô tô là chất điểm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ tương tự, từ đó nêu khái niệm.
- Giáo viên nêu: Trong quá trình chuyển động, mỗi thời điểm nhất định thì chất điểm ở một vị trí xác định. Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó gọi là quỹ đạo của chuyển động
- Giáo viên yêu cầu HS lấy thêm các ví dụ về quỹ đạo chuyển động của vật (thẳng, cong, gấp khúc,...) từ đó yêu cầu học sinh đưa ra khái niệm về quỹ đạo
- Học sinh nêu
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh nêu ví dụ
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh phát biểu
I. Chuyển động cơ. Chất điểm
1. Chuyển động cơ
- Là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian
2. Chất điểm
- Là vật chuyển động có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách mà ta xét.
3. Quỹ đạo
Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm chuyển động vạch ra trong không gian.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách xác định vị trí của vật trong không gian (10 phút)
- Cho học sinh xem hình ảnh của cột mốc trên đường quốc lộ, hỏi ý nghĩa của cột mốc này?
- Hỏi: Vậy khi đi trên đường nếu các em thấy cột mốc này thì ta nên đi lùi hay đi tiến lên để đến được vị trí ghi trên cột mốc? Dùng dụng cụ gì để biết được ta đã đi được bao nhiêu km kể từ cột mốc đó?
- Nếu cô chọn chiều ta đi là chiều dương (giả sử từ O đến M) và chọn một thước đo để đo quãng đường đi được thì có thể xác định được chính xác vị trí của chúng ta. 
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách xác định vị trí của một chất điểm trên quỹ đạo chuyển động
- Giới thiệu hệ toạ độ 1 trục (gắn với một ví dụ thực tế).
- Yêu cầu xác định dấu của x.
- Giới thiệu hệ toạ độ 2 trục trong SGK (gắn với ví dụ thực tế).
- Học sinh quan sát và nêu: Cho ta biết khoảng cách từ vị trí của cột mốc đến địa điểm ghi trên cột mốc.
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời: Để xác định vị trí của chất điểm trên quỹ đạo của nó ta cần có vật mốc, chọn chiều dương rồi dùng thước đo khoảng cách từ vật đó đến vật mốc.
- Học sinh lắng nghe ghi nhận hệ toạ độ 1 trục.
- Học sinh lắng nghe ghi nhận hệ toạ độ 2 trục.
II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian
1. Vật làm mốc và thước đo
- Để xác định vị trí của một vật khi biết quỹ đạo ta cần:
+ Chọn vật làm mốc
+ Thước đo chiều dài quãng đường từ vật làm mốc đến vật
2. Hệ tọa độ
- Là hệ trục tọa độ vuông góc Oxy , điểm O là gốc tọa độ
a) Hệ toạ độ 1 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng)
 Toạ độ của vật ở vị trí M:
 x = 
b) Hệ toạ độ 2 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường cong trong một mặt phẳng) 
Toạ độ của vật ở vị trí M: 
 x = , y = 
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách xác định thời gian trong chuyển động và hệ quy chiếu (10 phút)
- Giáo viên vẽ trục Ox và kí hiệu các điểm M và N trên đó, giả sử lúc 2h xe ở M, lúc 5h xe đi đến N, như vậy xe đi từ M đến N hết 3h, hãy cho biết sự khác nhau của 2h và 3h?
- Giáo viên chốt: 
+ 2h và 5h ta gọi là thời điểm, 3h gọi là khoảng thời gian.
+ Chúng ta thường nói: chuyến xe khởi hành lúc 2h, bây giờ đã đi được 20 phút. Như vậy 2h là mốc thời gian (hay gốc thời gian) để xác định thời điểm xe bắt đầu chuyển động và dựa vào mốc đó xác định được thời gian xe đã đi. 
- Giáo viên yêu cầu HS lấy ví dụ để hiểu thêm về mốc thời gian
- Hỏi: Tại sao phải chỉ rõ mốc thời gian và dùng dụng cụ gì để đo khoảng thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian?
- Chú ý: Mốc thời gian không phải luôn luôn là thời điểm vật bắt đầu chuyển động. Nếu mốc thời gian là thời điểm vật bắt đầu chuyển động thì số chỉ của thời điểm sẽ trùng với số đo khoảng thời gian đã trôi qua kể từ mốc thời gian.
- Hỏi: + Một bạn nào đó có thể mô tả vị trí của nhà mình nếu đi từ trường chúng ta?
+ Muốn mô tả được ta cần những gì? (cần vật làm mốc đó là trường HS đang học, cần hệ trục tọa độ để xác định vị trí của nhà so với trường, cần đồng hồ để đo thời gian đi từ trường về nhà, cần mốc thời gian để bắt đầu đo thời gian)
- Tất cả những yếu tố trên chúng ta gọi chung là hệ quy chiếu, như vậy một hệ quy chiếu gồm những gì? Hệ quy chiếu có phải hệ tọa độ không?
- Nhận xét và kết luận.
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Học sinh trả lời: Chỉ rõ mốc thời gian để mô tả chuyển động của vật ở các thời điểm khác nhau. Dùng đồng hồ để đo thời gian.
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
III. Cách xác định thời gian trong chuyển động
- Mốc thời gian là thời điểm mà ta bắt đầu đo thời gian
- Đo khoảng thời gian bằng đồng hồ
IV. Hệ quy chiếu
Một hệ quy chiếu gồm:
+ Vật là mốc, hệ tọa độ gắn với vật làm mốc
+ Mốc thời gian và đồng hồ đo thời gian
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò (5 phút)
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức chính của bài.
- Làm bài tập SGK Vật lý 10 CB.
- Chuẩn bị bài mới “Bài 2. Chuyển động thẳng đều”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 2 – BÀI 2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
Lớp
10A6
10A9
10A7
10A5
10A8
Ngày dạy
18/09/2020
18/09/2020
19/09/2020
19/09/2020
19/09/2020
Sĩ số
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nhận biết được đặc điểm về vận tốc của chuyển động thẳng đều.
- Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng đều.
- Nêu được công thức tính quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều.
- Viết được dạng phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều.
2. Về kĩ năng
- Vận dụng được công thức tính quãng đường đi và phương trình chuyển động để giải các bài tập về chuyển động thẳng đều.
- Vẽ được đồ thị toạ độ - thời gian của chuyển động thẳng đều.
- Thu thập thông tin từ đồ thị như: xác định vị trí và thời điểm xuất phát, vị trí và thời điểm gặp nhau, thời gian chuyển động...
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Sách giáo khoa, máy chiếu.
2. Học sinh
- Ôn lại kiến thức về chuyển động ở lớp 8.
- Ôn lại kiến thức về hệ tọa độ, hệ quy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ (6 phút):
Câu hỏi: Trình bày các khái niệm sau: Chuyển động cơ, chất điểm, quỹ đạo chuyển động, hệ quy chiếu.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
- Cho HS quan sát một vài chuyển động thẳng đều và nêu đặc điểm của chuyển động này.
- GV chốt: Những chuyển động này đều có đặc điểm là vận tốc không đổi theo thời gian, và chúng được gọi là chuyển động thẳng đều. Để hiểu rõ hơn về loại chuyển động này, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay, Bài 2: Chuyển động thẳng đều.
- Học sinh quan sát và phát biểu ý kiến.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khi niệm tốc độ trung bình, chuyển động thẳng đều và công thức tính đường đi của chuyển động thẳng đều (10 phút)
- Biểu diễn chuyển động của chất điểm trên hệ trục toạ độ.
- Yêu cầu HS xác định s, t và tính vtb.
- Giới thiệu khái niệm chuyển động thẳng đều.
- Yêu cầu học sinh xác định đường đi trong chuyển động thẳng đều khi biết vận tốc.
- Học sinh trả lời
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh trả lời
I. Chuyển động thẳng đều
 1. Tốc độ trung bình
vtb = s/t
Với : s = x2 – x1 ; t = t2 – t1
(Đơn vị: m/s, km/h,...)
 - vtb cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
 2. Chuyển động thẳng đều
 - Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
 3. Quãng đường đi trong chuyển động thẳng đều.
s = vtb.t = v.t
 s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phương trình chuyển động thằng đều (8 phút)
- Đưa ra bài toán để tìm phương trình chuyển động thẳng đều.
- Học sinh lắng nghe.
II. Phương trình chuyển động và đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều
 1. Phương trình chuyển động thẳng đều
x = x0 + s = x0 + vt
Đơn vị: x, x0 : m
 v: m/s
 t: s
 - Nếu x0 trùng gốc tọa độ thì tọa độ của vật tại thời điểm t trùng với quãng đường vật đi được.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều (8 phút)
- Giới thiệu bài toán.
- Yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức về đồ thị toán học, vẽ đồ thị tọa độ phụ thuộc vào thời gian của chuyển động thẳng đều dựa trên bảng số liệu trên ví dụ và nêu nhận xét.
=> Đồ thị tọa độ - thời gian là một đường thẳng
- Giới thiệu thêm: Nếu điểm xuất phát trùng gốc tọa độ thì đồ thị là 1 đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
- Học sinh vẽ đồ thị dựa trên kiến thức toán đã học, nhận xét dạng đồ thị của chuyển động thẳng đều.
 2. Đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều
a) Bảng
t (h)
0 1 2 3 4 5 6
x (km)
5 15 25 35 45 55 65
b) Đồ thị
Nhận xét:
- Là một đường thẳng
- Nếu điểm xuất phát trùng gốc tọa độ thì đồ thị là 1 đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
Hoạt động 4: Vận dụng (9 phút)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm của chuyển động thẳng đều, đường đi, đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều.
- Bài tập: bài 1-5 SGK Vật lý 10.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò (1 phút)
- BTVN: Làm các bài tập trong SGK
- Xem trước bài “Chuyển động thẳng biến đổi đều”
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 ...
TUẦN 2
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
TIẾT 3 – BÀI 3. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU 
Lớp
10A 
10A 
10A 
10A 
10A 
Ngày dạy
 / / 
 / /
 / /
 / /
 / /
Sĩ số
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm vận tốc tức thời.
- Nêu được khái niệm của chuyển động thẳng biến đổi đều, chuyển động thẳng nhanh dần đều và chậm dần đều.
- Viết được phương trình vận tốc, vẽ được đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng nhanh dần đều 
- Viết được công thức tính quãng đường đi trong chuyển động thẳng nhanh dần đều; mối quan hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được; phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều 
- Nắm được đặc điểm của chuyển động thẳng chậm dần đều về gia tốc, vận tốc, quãng đường đi được và phương trình chuyển động. Nêu được ý nghĩa vật lí của các đại lượng trong công thức đó.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng giải một số bài tập đơn giản về chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Bước đầu giải được bài toán đơn giản về chuyển động thẳng nhanh dần đều . Biết cách viết biểu thức vận tốc từ đồ thị vận tốc – thời gian và ngược lại .
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Chuẩn các kiến thức liên quan tới bài học.
- Chuẩn bị một số ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều.
2. Học sinh
- Ôn lại kiến thưc bài chuyển động thẳng đều và đọc bài trước khi tới lớp.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 
- Nêu định nghĩa chuyển động thẳng đều.
- Viết công thức tính vận tốc, quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều?
- Viết phương trình của chuyển động thẳng đều.
3. Bài mới:
Hoạt động 1 (15 phút): Tìm hiểu khái niệm vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
GV: Đưa ra tình huống giống SGK-16.
HS: Lắng nghe ghi nhận vấn đề.
GV: Nếu HS không trả lời được cho HS đọc SGK.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét và đưa ra công thức:
v=∆s∆t
HS: Lắng nghe ghi nhận.
GV: Yêu cầu HS trả lời C1.
HS: Trả lời câu C1.
GV: Tại sao nói vectơ vận tốc là một đại lượng vectơ?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét: Vì tại mỗi điểm trên quỹ đạo vận tốc tức thời của vật những có độ lớn nhất định mà còn có phương và chiều xác định.
HS: Dựa vào phân tích của GV ghi nhận định nghĩa về vectơ vận tốc.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK nhận xét đặc điểm của vectơ vận tốc tức thời.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
HS: Lắng nghe ghi nhận.
GV: Yêu cầu HS làm câu C2.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét:
Vận tốc xe con>vận tốc xe tải
Xe tải đi theo hương Tây-Đông.
HS: Lắng nghe ghi nhận.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết “Thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều? Thế nào là chuyển động nhanh dần đều? Thế nào là chuyển động chậm dần đều?”.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
I. Vận tốc tức thời. Chuyển động thẳng biến đổi đều.
 1. Độ lớn của vận tốc tức thời
 Vận tốc tức thời: 
v=∆s∆t
cho biết một vật đang chuyển động nhanh hay chậm.
Đơn vị vận tốc là m/s.
C1. Đổi: 36km/h=10m/s 
Quãng đường xe đi được là:
v=∆s∆t
=> ∆s=v.∆t=10.0,01=0,1(m)
 2. Vectơ vận tốc tức thời
- Vectơ vận tốc tức thời đặc trưng cho chuyển động về sự nhanh, chậm và về phương, chiều.
- Vectơ vận tốc tức thời của một vật tại một điểm là một vectơ có gốc tại vật chuyển động, có hướng của chuyển động và có độ dài tỉ lệ với độ lớn của vận tốc tức thời theo một tỉ xích nào đó.
 3. Chuyển động thẳng biến đổi đều
 - Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng trong đó vận tốc tức thời hoặc tăng dần đều hoặc giảm dần đều theo thời gian.
 - Vận tốc tức thời tăng dần đều theo thời gian gọi là chuyển động nhanh dần đều.
 - Vận tốc tức thời giảm dần đều theo thời gian gọi là chuyển động chậm dần đều.
Hoạt động 2 (23 phút): Nghiên cứu chuyển động thẳng nhanh dần đều.
GV: Dựa vào khái niệm chuyển động thẳng biến đổi đều đưa ra khái niệm về gia tốc: vì vận tốc tức thời biến đổi đều theo thời gian 
→∆v tỉ lệ thuận với ∆t 
→ ∆v = a.∆t → a = ∆v/∆t
HS: Lắng nghe ghi nhận.
GV: Dựa vào công thức yêu cầu HS nêu khái niệm về gia tốc của chuyển động.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
HS: Lắng nghe ghi nhận.
GV: Phân tích cho HS hiểu vì vận tốc là đại lượng vectơ nên gia tốc cũng là đại lượng vectơ. 
GV: Giới thiệu véc tơ gia tốc.
HS: Lắng nghe ghi nhận.
GV: Yêu cầu HS dựa vào định nghĩa của vectơ vận tốc hãy nêu định nghĩa về vectơ gia tốc.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
HS: Lắng nghe ghi nhận.
GV: Dựa vào công thức tính gia tốc GV hướng dẫn HS suy ra công thức tính vận tốc.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Từ biểu thức của vận tốc phụ thuộc vào thời gian GV yêu cầu HS suy đoán dạng đồ thị của vận tốc theo thời gian.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét và kết luận.
HS: Lắng nghe ghi nhận.
GV: Giới thiệu cách xây dựng công thức tính đường đi.
HS: Ghi nhận công thức đường đi.
II. Chuyển động thẳng nhanh dần đều
 1. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều
a) Khái niệm gia tốc.
 Với : Dv = v – vo ; Dt = t – to
 Gia tốc của chuyển động là đại lượng xác định bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc Dv và khoảng thời gian vận tốc biến thiên Dt.
 Đơn vị gia tốc là m/s2.
b) Véc tơ gia tốc.
 Vì vận tốc là đại lượng véc tơ nên gia tốc cũng là đại lượng vectơ:
 Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, vectơ gia tốc có gốc tại vật chuyển động, có phương và chiều trùng với phương và chiều của vecto vận tốc, có độ dài tỉ lệ với độ lớn của gia tốc theo một tỉ lệ xích nào đó.
 2. Vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều
a) Công thức tính vận tốc.
v = vo + at
 Công thức trên cho biết vận tốc tại các thời điểm khác nhau.
b) Đồ thị vận tốc – thời gian.
- Đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian có dạng một đoạn thẳng.
 3. Đường đi của chuyển động thẳng nhanh dần đều.
s = vot + at2
Hoạt động 3 (1 phút): Củng cố, dặn dò
- GV giao bài tập về nhà cho HS làm: từ bài 9, 10 SGK.
- Chuẩn bị kiến thức bài mới.
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC
 ........
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
TIẾT 4 – BÀI 3. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU (Tiếp)
Lớp
10A 
10A 
10A 
10A 
10A 
Ngày dạy
 / / 
 / /
 / /
 / /
 / /
Sĩ số
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm vận tốc tức thời.
- Nêu được khái niệm của chuyển động thẳng biến đổi đều, chuyển động thẳng nhanh dần đều và chậm dần đều.
- Viết được phương trình vận tốc, vẽ được đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng nhanh dần đều 
- Viết được công thức tính quãng đường đi trong chuyển động thẳng nhanh dần đều; mối quan hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được; phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều 
- Nắm được đặc điểm của chuyển động thẳng chậm dần đều về gia tốc, vận tốc, quãng đường đi được và phương trình chuyển động. Nêu được ý nghĩa vật lí của các đại lượng trong công thức đó.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng giải một số bài tập đơn giản về chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Bước đầu giải được bài toán đơn giản về chuyển động thẳng nhanh dần đều . Biết cách viết biểu thức vận tốc từ đồ thị vận tốc – thời gian và ngược lại .
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Chuẩn các kiến thức liên quan tới bài học.
- Chuẩn bị một số ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều.
2. Học sinh
- Ôn lại kiến thưc bài chuyển động thẳng đều và đọc bài trước khi tới lớp.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 
- Thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều, nhanh dần đều? 
- Công thức tính gia tốc, vận tốc, quãng đường trong chuyển động thẳng nhanh dần đều?
3. Bài mới:
Hoạt động 1 (10 phút): Tìm mối liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường. Lập phương trình chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
GV: Dựa vào công thức tính vận tốc v = vo + at
và quãng đường s = vot + at2 trong chuyển động thẳng đều yêu cầu HS khử t để được công thức cần tìm.
 HS: Trả lời.
 GV: Hướng dẫn HS tìm phương trình chuyển động thẳng nhanh dần đều.
 HS: Lập phương trình chuyển động thẳng nhanh dần đều.
 4. Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều
v2 – vo2 = 2as
 5. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều.
x = xo + vot + at2
Hoạt động 2 (20 phút ): Nghiên cứu chuyển động thẳng chậm dần đều.
 GV: Hướng dẫn HS tự lập công thức tính gia tốc của chuyện động thẳng chậm dần đều tương tự như đối với trường hợp của chuyển động thẳng nhanh dần đều.
 HS: Lập công thức tính gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều.
 GV: Trong trường hợp chuyển động chậm dần đều thì gia tốc và vectơ gia tốc có đặc điểm gì?
 HS: Trả lời.
 GV: Nhận xét và kết luận.
 HS: Lắng nghe và ghi nhận.
 GV: Yêu cầu HS nhắc lại về công thức tính vận tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều sau đó suy ra công thức tính vận tốc trong chuyển động chậm dần đều.
 HS: Trả lời.
 GV: Giới thiệu đồ thị vận tốc.
 HS: Lắng nghe và ghi nhận.
 GV: Chứng minh hoàn toàn tương tụ như với chuyển động thẳng nhanh dần đều, GV cho HS tự biến đổi tìm ra công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động.
 HS: Trả lời.
III. Chuyển động thẳng chậm dần đều
 1. Gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều
a) Công thức tính gia tốc.
a == 
 Nếu chọn chiều của các vận tốc là chiều dương thì v < vo. Gia tốc a có giá trị âm, nghĩa là ngược dấu với vận tốc.
b) Vectơ gia tốc.
 Ta có : 
 Vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng chậm dần đều ngược chiều với vectơ vận tốc.
 2. Vận tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều
a) Công thức tính vận tốc.
v = vo + at
 Trong đó, a ngược dấu với v0.
b) Đồ thị vận tốc – thời gian.
 Đồ thị vận tốc cũng có dạng đường thẳng.
 3. Công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều
a) Công thức tính đường đi
s = vot + at2
 Trong đó, a ngược dấu với vo.
b) Phương trình chuyển động 
x = xo + vot + at2
 Trong đó, a ngược dấu với vo.
Hoạt động 3 (8 phút): Củng cố, vận dụng
 GV cho HS làm một số bài tập trắc nghiệm:
 Câu 1. Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều thì:
A. v luôn âm.
B. a luôn âm.
C. a và v luôn cùng dấu với nhau.
D. a và v luôn trái dấu nhau.
 Câu 2. Trong các công thức sau công thức nào là công thức tính quãng đường trong chuyển động thẳng nhanh dần đều
A. 
B. 
C. 
D. Cả A, B, C đều sai.
D
B
Hoạt động 4 (1 phút): Hướng dẫn về nhà
 GV giao bài tập về nhà cho HS: Những bài còn lại trong SGK liên quan đến chuyển động chậm dần đều.
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC
TUẦN 3
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
TIẾT 5. BÀI TẬP
Lớp
10A 
10A 
10A 
10A 
10A 
Ngày dạy
 / / 
 / /
 / /
 / /
 / /
Sĩ số
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm vững các khái niệm chuyển động biến đổi, vận tốc tức thời, gia tốc.
- Nắm được các đặc điểm của véc tơ gia tốc trong chuyển động nhanh dần đều, chậm dần đều.
2. Kĩ năng
- Trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm khách quan liên quan đến chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Giải được các bài tập có liên quan đến chuyển động thẳng biến đổi đều.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Xem lại các bài tập phần chuyển động thẳng biến đổi đều trong SGK và SBT.
- Chuẩn bị thêm một số bài tập khác có liên quan.
2. Học sinh
- Xem lại những kiến thức đã học trong phần chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Giải các bài tập mà thầy cô đã cho về nhà.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút): Kiểm tra sĩ số
2. Hệ thống kiến thức kết hợp kiểm tra bài cũ (10 phút): 
- Nêu đặc điểm của vectơ vận tốc tức thời, vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều (gốc; phương chiều; độ lớn).
- Viết các công thức tính vận tốc, quãng đường đi được, phương trình chuyển động tròn chuyển động thẳng biến đổi đều.
3. Bài mới:
Hoạt động 1 (15 phút): Giải các câu hỏi trắc nghiệm
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
GV: Yêu cầu HS trả lời các câu trắc nghiệm từ bài 1 đến bài 3 và giải thích.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
HS: Lắng nghe và ghi bài.
Câu 5 (SGK-11): D
Câu 6 (SGK-11): C
Câu 7 (SGK-11): D
Câu 6 (SGK-15): D
Câu 7 (SGK-15): D
Câu 8 (SGK-15): A 
Câu 9 (SGK-15): D
Câu 10 (SGK-22): C
Câu 11 (SGK-22): D
Hoạt động 2 (18 phút): Giải các câu hỏi tự luận
GV: Yêu cầu HS lên bảng chữa câu 12, 13, 14, 15 trong SGK-22.
HS: Chữa bài.
GV: Nhận xét.
HS: Lắng nghe và ghi bài.
 GV: Lưu ý: Không áp dụng trực tiếp công thức tính gia tốc vì chưa biết thời gian từ lúc hãm cho đến lúc xe dừng lại hẳn.
Câu 12 (SGK-22).
 Chọn gốc tọa độ, gốc thời gian là lúc tàu bắt đầu rời ga, chiều dương là chiều chuyển động.
a) Ta có: v=40km/h=1009m/s
 v0=0;t=60s
Gia tốc của đoàn tàu:
a=v-v0t-t0=1009-060=0,185 (m/s2)
b) Quãng đường đoàn tàu đi được:
s = vot + at2 = .0,185.602 = 333 (m)
c) v’ = 60 km/h = 503 (m/s)
 Thời gian để tàu đạt vận tốc 60km/h:
∆t=v'-va=503-10090,185=30 (s)
Câu 13 (SGK-22).
 Chọn gốc tọa độ, gốc thời gian là lúc ô tô bắt đầu tăng ga, chiều dương là chiều chuyển động.
Đổi:
v0=40km/h=1009m/s
v=60km/h=503m/s
s = 1km =1000m
Áp dụng công thức v2-v02=2as, ta có:
a=v2-v022s=(503)2-(1009)22.1000=0,077 (m/s2)
Câu 14 (SGK-22).
 Chọn gốc tọa độ, gốc thời gian là lúc tàu bắt đầu hãm phanh, chiều dương là chiều chuyển động của đoàn tàu.
v0=40km/h=1009m/s
 Vận tốc lúc sau v = 0 vì sau 2 phút tàu dừng lại nên vận tốc lúc sau của tàu bằng 0.
 Thời gian từ lúc hãm phanh đến khi dừng lại t = 2 phút = 120s 
a) Gia tốc của đoàn tàu :
a=v-v0t-t0=0-1009120=-0,0925 (m/s2)
b) Quãng đường đoàn tàu đi được trong thời gian hãm:
s = vot + at2 
s= 1009.120 +.(-0,0925).1202 = 667,3 (m)
Câu 15 (SGK-22).
 Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.
v0 = 36km/h = 10m/s
v = 0 ; s = 20m
a) Gia tốc của xe :
a = = - 2,5 (m/s2)
b) Thời gian hãm phanh :
t = = 4 (s)
Hoạt động 3 (1 phút): Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS xem lại kiến thức và các bài tập đã chữa.
- Chuẩn bị kiến thức bài mới (Bài 4. Sự rơi tự do).
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_10_ban_co_ban_tiet_1_den_5_nam_hoc_2020_2.docx