Giáo án Vật lý Lớp 10 - Bài 3: Chuyển động biến đổi

Giáo án Vật lý Lớp 10 - Bài 3: Chuyển động biến đổi

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động 1. Gia tốc

1. Mục tiêu :

- Nêu được đơn vị gia tốc

- Tính được độ dịch chuyển trong một số chuyển động đơn giản

- Tính được gia tốc của một số chuyển động đơn giản

2. Sản phẩm học tập

- Bảng giá trị vận tốc – thời gian.

- Đồ thị vận tốc – thời gian.

3. Tổ chức hoạt động

Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.

 - Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm được nhận 1 bảng số liệu vận tốc theo thời gian trong chuyển động thẳng.

 

docx 10 trang yunqn234 13671
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 10 - Bài 3: Chuyển động biến đổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phụ lục KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ: CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI – VẬT LÝ 10
Thời lượng: 4 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC	
Phẩm chất, năng lực
Mục tiêu
STT
NĂNG LỰC VẬT LÝ
 Nhận thức vật lí
Nêu được ý nghĩa của gia tốc.
1
 Nêu được đơn vị của gia tốc.
2
Vẽ được đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng.
3
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
Dựa vào bảng số liệu lập luận dựa vào sự biến đổi vận tốc trong chuyển động thẳng,
4
Lập luận dựa vào sự biến đổi vận tốc trong chuyển động thẳng rút ra được công thức tính gia tốc
5
Rút ra được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều
6
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
Vận dụng đồ thị vận tốc – thời gian tính được độ dịch chuyển trong một số trường hợp đơn giản.
7
Vận dụng đồ thị vận tốc – thời gian tính được gia tốc trong một số trường hợp đơn giản.
8
 Vận dụng được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều.
9
NĂNG LỰC CHUNG 
Tự chủ và tự học
Đọc và nghiên cứu tài liệu, vận dụng giải bài tập
10
Giao tiếp và hợp tác
 Trao đổi thảo luận, trình bày sản phẩm nhóm. 
11
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Chăm chỉ
Vận dụng các công thức
12
Tự tin
Thảo luận phiếu học tập, thiết kế phương án
13
Trung thực
Xử lý số liệu
14
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Bộ thí nghiệm vận tốc phụ thuộc vào thời gian
Phiếu học tập
Các rubic đánh giá
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
TIẾN TRÌNH 
Hoạt động học
(Thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH
Phương án đánh giá
Hoạt động [1].
Gia tốc (90 phút)
1, 2, 3, 6, 7, 9, 10, 14, 16, 17
Khái niệm, công thức, đơn vị của gia tốc.
Dạy học giải quyết vấn đề
Minh chứng đánh giá:
- Đồ thị 
- Lập luận của hs khi đưa ra công thức định nghĩa, đơn vị của gia tốc.
- Vận dụng công thức tính gia tốc cho một số chuyển động đơn giản.
Hoạt động [2]. Các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều (45phút)
5, 6
Định nghĩa chuyển động biến đổi đều
Các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều
PP thuyết trình, PP dạy học hợp tác nhóm – KTDH khăn trải bàn
Dựa trên bảng nhóm để đánh giá mỗi HS có hoàn thành nhiệm vụ của mình hay không?
Hoạt động [3]. Vận dụng các công thức chuyển động thẳng biến đổi đều (45 phút)
9
Vận dụng các công thức chuyển động thẳng biến đổi đều để giải bài tập.
- Phương pháp: Hoạt động nhóm
- Kỹ thuât: Sơ đồ tư duy, khăn trải bàn
- GV đánh giá
Minh chứng đánh: sơ đồ tư duy, phiếu học tập và phần trình bày bằng lời của HS.
-Phương pháp đánh giá: quan sát, nghe
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
Hoạt động 1. Gia tốc
1. Mục tiêu : 
- Nêu được đơn vị gia tốc
- Tính được độ dịch chuyển trong một số chuyển động đơn giản
- Tính được gia tốc của một số chuyển động đơn giản
2. Sản phẩm học tập
- Bảng giá trị vận tốc – thời gian.
- Đồ thị vận tốc – thời gian.
3. Tổ chức hoạt động
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.
 - Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm được nhận 1 bảng số liệu vận tốc theo thời gian trong chuyển động thẳng.
Thời điểm
Vận tốc(m/s)
Thời gian( giây)
1
1,235
0,126
2
1,450
0,148
3
2,803
0,295
4
4,008
0,409
- Yêu cầu các nhóm vẽ đồ thị (v – t).
- Dựa vào đồ thị v- t, tìm hệ số góc a của đường thẳng (v, t)
- Học sinh lập luận để đưa ra công thức tính gia tốc, nêu được ý nghĩa, đơn vị của gia tốc.
- Học sinh tính độ dịch chuyển.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Học sinh làm việc theo nhóm:
	+ Phân tích số liệu vận tốc – thời gian
+ Yêu cầu các nhóm vẽ đồ thị (v – t).
+ Dựa vào đồ thị v- t, tìm hệ số góc a của đường thẳng (v, t)
+ Học sinh lập luận để đưa ra công thức tính gia tốc, nêu được ý nghĩa, đơn vị của gia tốc.
+ Học sinh tính độ dịch chuyển.
- Giáo viên theo dõi để phát hiện các nhóm gặp khó khăn, định hướng hỗ trợ phù hợp.
 Học sinh báo cáo kết quả làm việc nhóm
- GV: yêu cầu đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả phân tích số liệu, đồ thị (v – t) trước lớp.
- HS: tìm hệ số góc a của đường thẳng (v, t), lập luận để đưa ra công thức tính gia tốc, nêu được ý nghĩa, đơn vị của gia tốc, tính độ dịch chuyển.
- GV : chỉnh lý, hợp thức hoá kiến thức về gia tốc
- HS: ghi chép kiến thức về gia tốc
4. Phương án đánh giá
- Dựa vào bảng báo cáo thí nghiệm, đồ thị v – t.
- Dựa vào phần lập luận của hs khi đưa ra công thức định nghĩa, đơn vị của gia tốc.
- Dựa vào phần vận dụng công thức tính gia tốc cho một số chuyển động đơn giản.
Hoạt động 2. Các công thức chuyển động biến đổi đều] 
1. Mục tiêu: 
- Lập luận dựa vào sự biến đổi vận tốc trong chuyển động thẳng rút ra được công thức tính gia tốc
- Rút ra được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều
2. Sản phẩm học tập
- Bảng báo cáo nhóm xây dựng các công thức trong chuyển động thẳng biến đổi đều của HS.
3. Tổ chức hoạt động 
 *GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- Từ đồ thị vận tốc theo thời gian rút ra được định nghĩa chuyển động thẳng biến đổi đều; cụ thể chuyển động thẳng nhanh dần đều và chuyển động thẳng chậm dần đều?
- GV lập luận chứng minh cho HS công thức đại số của gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều và chậm dần đều dựa vào công thức vectơ gia tốc: . Từ đó rút ra lưu ý về dấu của a và v trong từng loại chuyển động.
- Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 HS. Giao cho mỗi nhóm 1 giấy khổ A0, bút dạ màu.
- Mỗi HS trong nhóm đều phải nghiên cứu phiếu học tập và hoàn thành các câu hỏi và nhiệm vụ trong phiếu học tập. Mỗi cá nhân trình bày trên giấy A4, dán lên bảng nhóm. Sau đó nhóm trưởng sẽ thảo luận, tổng hợp ý kiến của mỗi thành viên và rút ra các công thức chung của nhóm.
- Nội dung của phiếu học tập: trong hồ sơ khác B
 *HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS dựa vào đồ thị vận tốc theo thời gian rút ra được định nghĩa chuyển động thẳng biến đổi đều; cụ thể chuyển động thẳng nhanh dần đều và chuyển động thẳng chậm dần đều.
- HS quan sát GV lập luận rút ra trong chuyển động thẳng nhanh dần đều và trong chuyển động thẳng chậm dần đều.
- HS hoạt động cá nhân hoàn thành nhiệm vụ xây dựng 4 công thức trong phiếu học tập.
- HS hoạt động thảo luận nhóm để rút ra kết quả của nhóm.
- GV theo dõi để phát hiện những HS gặp khó khăn trong việc xây dựng các công thức. Từ đó đưa ra hỗ trợ phù hợp.
 *HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
- Dựa vào bảng nhóm, GV chọn 2 nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ cử nhóm trưởng lên báo cáo. Các nhóm khác chuẩn bị câu hỏi phản biện.
- GV chỉnh lí và hệ thống lại kiến thức.
4. Phương án đánh giá
- Hình thức đánh giá: đánh giá cá nhân và nhóm. 
- Minh chứng đánh giá: sản phẩm của HS (bảng nhóm).
- Phương pháp đánh giá: barem điểm.
Hoạt động 3. Vận dụng các công thức chuyển động thẳng biến đổi đều 
1. Mục tiêu: 9
- Hệ thống các công thức chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Vận dụng các công thức chuyển động thẳng biến đổi đều để giải một số bài tập.
2. Sản phẩm học tập
- Câu trả lời cụ thể của học sinh.
- Kết quả thực hiện bài tập.
- Bài thuyết trình do học sinh trình bày.
3. Tổ chức hoạt động 
 Hoạt động 3.a: Hệ thống kiến thức cũ
*GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV chia nhóm HS trong lớp (4 nhóm hoặc 6 nhóm tùy số lượng HS trong lớp)
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm hệ thống lại các công thức chuyển động thẳng biến đổi đều bằng sơ đồ tư duy trên giấy A4.
*HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 
- HS làm việc nhóm, tiến hành vẽ sơ đồ tư duy.
- GV quan sát HS để phát hiện sai sót và định hướng, hỗ trợ phù hợp.
 *HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
- Đại diện 2 nhóm lên dán sản phẩm trên bảng và báo cáo.
- HS thảo luận, trao đổi, góp ý toàn lớp.
- Các nhóm HS tiếp thu ý kiến và hoàn thiện sản phẩm của nhóm.
- GV chỉnh lí, hợp thức hóa kiến thức.
4. Phương án đánh giá
- GV dựa trên sản phẩm và phần trình bày của HS để đánh giá kết quả hoạt động của HS.
Hoạt động 3b: Vận dụng giải một số bài tập liên quan
*GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV chia nhóm HS trong lớp (4 nhóm hoặc 6 nhóm tùy số lượng HS trong lớp)
- GV giao cho các nhóm HS giải bài tập trong phiếu học tập
*HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 
- HS làm việc nhóm theo kỹ thuật khăn trải bàn, đề xuất phương án giải bài tập ra giấy nháp, sau đó nhóm tổng hợp ý kiến chung và ghi vào phiếu học tập.
- GV quan sát HS, lắng nghe các nhóm thảo luận từ đó phát hiện những khó khăn và đưa ra định hướng, hỗ trợ phù hợp, kịp thời.
 *HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
- Đại diện mỗi nhóm trình bày một bài tập trên bảng
- HS thảo luận, trao đổi, góp ý toàn lớp.
- Các nhóm HS tiếp thu ý kiến và hoàn thiện bài tập của nhóm.
- GV nhận xét, hợp thức hóa kiến thức.
4. Phương án đánh giá
- GV dựa trên phiếu học tập và phần trình bày của nhóm để đánh giá kết quả hoạt động của HS.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
A. NỘI DUNG DẠY HỌC
*Đồ thị v – t từ bảng số liệu
1. Gia tốc: Gia tốc của chuyển động là đại lượng xác định bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc và khoảng thời gian mà vận tốc biến thiên .	
	 vo : vận tốc lúc đầu.
	 v : vận tốc lúc sau (hay vận tốc tại thời điểm t)
- Đơn vị : 	Trong hệ SI, gia tốc có đơn vị là : m/s2
	Các đơn vị khác : cm/s2, km/h2, 
- Ý nghĩa của gia tốc : gia tốc của chuyển động cho biết vận tốc biến thiên nhanh hay chậm theo thời gian.
2. Định nghĩa chuyển động biến đổi đều:
Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có độ lớn của vận tốc tức thời tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian.
+ Chuyển động thẳng có độ lớn vận tốc tức thời tăng đều theo thời gian là chuyển động nhanh dần đều.
+ Chuyển động thẳng có độ lớn vận tốc tức thời giảm đều theo thời gian là chuyển động giảm dần đều.
3. Các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều:
3.1. Công thức gia tốc:
3.2. Công thức vận tốc
v = v0 + at
3.3. Công thức quãng đường đi được trong chuyển động biến đổi đều:
3.4. Phương trình chuyển động biến đổi đều:
3.5. Công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường:
B. CÁC HỒ SƠ KHÁC
PHIẾU HỌC TẬP 1
Nhiệm vụ 1: Từ công thức (3.1) . HS rút ra công thức vận tốc v (3.2) trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
Nhiệm vụ 2: Từ công thức và kết hợp với công thức (3.2) vừa tìm được ở NV1 hãy xây dựng công thức quãng đường s theo thời gian t (3.3).
Nhiệm vụ 3: Theo chuyển động thẳng đều, phương trình chuyển động có dạng: x = x0 + s. Kết hợp công thức tính quãng đường (3.3) ở NV2 rút ra phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều. (3.4)
Nhiệm vụ 4: Từ công thức (3.2) và (3.3), HS loại thời gian (t) rút ra công thức liên hệ giữa gia tốc a, vận tốc v và v0, quãng đường s?
PHIẾU HỌC TẬP 2
Bài 1: Tính gia tốc của chuyển động sau:
a. Tàu hỏa xuất phát sau 1 phút đạt vận tốc 36 km/h. 
b. Tàu hỏa đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 54 km/h thì hãm phanh và dừng lại sau 10s.
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
Bài 2: Khi đang chạy với vận tốc 36 km/h thì ô tô bắt đầu chạy xuống dốc. Nhưng do bị mất phanh nên ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s2 xuống hết đoạn dốc có độ dài 960 m.
a. Tính khoảng thời gian ô tô chạy xuống hết đoạn dốc.
b. Vận tốc ô tô cuối đoạn dốc là bao nhiêu?
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
Bài 3: Một ôtô chuyển động với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều với gia tốc 2 m/s2. Tính quãng đường của xe sau khi hãm phanh 2 giây và quãng đường của xe cho đến khi dừng hẳn?
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
Bài 4: Phương trình cơ bản của 1 vật chuyển động: x = 6t2 – 18t + 12 cm/s. Hãy xác định:
a. Vận tốc của vật, gia tốc của chuyển động và cho biết tính chất của chuyển động.
b. Vận tốc của vật ở thời điểm t = 2s.
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 .
V. CÁC CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ
1. Câu hỏi
Câu 1: Từ công thức (3.1) . HS rút ra công thức vận tốc v (3.2) trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
Câu 2: Từ công thức và kết hợp với công thức (3.2) vừa tìm được ở NV1 hãy xây dựng công thức quãng đường s theo thời gian t (3.3).
Câu 3: Theo chuyển động thẳng đều, phương trình chuyển động có dạng: x = x0 + s. Kết hợp công thức tính quãng đường (3.3) ở NV2 rút ra phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều. (3.4)
Câu 4: Từ công thức (3.2) và (3.3), HS loại thời gian (t) rút ra công thức liên hệ giữa gia tốc a, vận tốc v và v0, quãng đường s?
2. Bài tập
Bài 1: Tính gia tốc của chuyển động sau:
a. Tàu hỏa xuất phát sau 1 phút đạt vận tốc 36 km/h. 
b. Tàu hỏa đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 54 km/h thì hãm phanh và dừng lại sau 10s.
Bài 2: Khi đang chạy với vận tốc 36 km/h thì ô tô bắt đầu chạy xuống dốc. Nhưng do bị mất phanh nên ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s2 xuống hết đoạn dốc có độ dài 960 m.
a. Tính khoảng thời gian ô tô chạy xuống hết đoạn dốc.
b. Vận tốc ô tô cuối đoạn dốc là bao nhiêu?
Bài 3: Một ôtô chuyển động với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều với gia tốc 2 m/s2. Tính quãng đường của xe sau khi hãm phanh 2 giây và quãng đường của xe cho đến khi dừng hẳn?
Bài 4: Phương trình cơ bản của 1 vật chuyển động: x = 6t2 – 18t + 12 cm/s. Hãy xác định:
a. Vận tốc của vật, gia tốc của chuyển động và cho biết tính chất của chuyển động.
b. Vận tốc của vật ở thời điểm t = 2s. 
3. Phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubric)
 MỨC
 ĐỘ
CÁC
TIÊU
CHÍ
MỨC ĐỘ 1
MỨC ĐỘ 2
MỨC ĐỘ 3
MỨC ĐỘ 4
MỨC ĐỘ 5
Sự nhiệt tình tham gia công việc
Đưa ra ý kiến và ý tưởng mới
Tạo môi trường hợp tác thân thiện
Tổ chức và hướng dẫn cả nhóm
Hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_10_bai_3_chuyen_dong_bien_doi.docx