Giáo án Vật lý 10 (Sách Cánh Diều) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Phí Huyền Linh - Trường THPT Tây Tiền Hải

Giáo án Vật lý 10 (Sách Cánh Diều) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Phí Huyền Linh - Trường THPT Tây Tiền Hải

BÀI MỞ ĐẦU. GIỚI THIỆU MỤC ĐÍCH HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được đối tượng nghiên cứu của vật lí học và mục tiêu của môn Vật lí.

- Phân tích được một số ảnh hưởng của vật li đối với cuộc sống, đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật.

- Nêu được ví dụ chứng tỏ kiến thức, kĩ năng vật lí được sử dụng trong một số lĩnh vực khác nhau. Nêu được một số ví dụ về phương pháp nghiên cứu vật lí (phương pháp thực nghiệm và phương pháp lý thuyết).

- Mô tả được các bước trong tiến trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí. Thảo luận để nêu được:

 

docx 346 trang Phan Thành 05/07/2023 1670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 10 (Sách Cánh Diều) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Phí Huyền Linh - Trường THPT Tây Tiền Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
File giáo án Vật lí 10 – sách Cánh diều đầy đủ cả năm
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI MỞ ĐẦU. GIỚI THIỆU MỤC ĐÍCH HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Nêu được đối tượng nghiên cứu của vật lí học và mục tiêu của môn Vật lí. 
- Phân tích được một số ảnh hưởng của vật li đối với cuộc sống, đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật. 
- Nêu được ví dụ chứng tỏ kiến thức, kĩ năng vật lí được sử dụng trong một số lĩnh vực khác nhau. Nêu được một số ví dụ về phương pháp nghiên cứu vật lí (phương pháp thực nghiệm và phương pháp lý thuyết). 
- Mô tả được các bước trong tiến trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí. Thảo luận để nêu được: 
Một số loại sai số đơn giản hay gặp khi đo các đại lượng vật lí và cách khắc phục chúng, 
Các quy tắc an toàn trong nghiên cứu và học tập môn Vật lí.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập qua việc tham gia góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các cầu thảo luận. 
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận, lập luận để giải quyết các vấn đề được đặt ra trong bài học.
- Năng lực môn vật lí: 
+ Nhận thức vật lí: Nêu được đối tượng nghiên cứu của Vật lí và mục tiêu của Vật lí; Nêu được một số ví dụ về phương pháp nghiên cứu vật lí; Nêu được ví dụ chứng tỏ kiến thức, kĩ năng vật lí được sử dụng trong một số lĩnh vực khác nhau
- Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí: Mô tả được các bước trong tiến trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí. 
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Phân tích được một số ảnh hưởng của Vật lí đối với cuộc sống và sự phát triển của khoa học công nghệ. 
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.. 
- Trung thực: Ghi chép lại số liệu báo cáo dự án một cách nghiêm túc, trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: 
- SGK, SGV, Giáo án.
- Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học. 
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh: 
- Sách giáo khoa
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học mới.
b. Nội dung: GV giới thiệu khái quát về môn vật lí, đặt câu hỏi gợi mở, HS suy nghĩ đưa ra câu trả lời
c. Sản phẩm học tập: Ý kiến cá nhân của HS về câu hỏi GV đưa ra 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu khái quát về môn vật lí: Từ bây giờ, bạn sẽ bắt đầu quá trình tìm hiểu và khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, học cách suy nghĩ như một nhà vật lí. Bạn sẽ khám phá được nhiều vấn đề lí thú bằng cách hình thành giả thuyết, tìm bằng chứng kiểm tra giả thuyết để xác nhận hoặc giải thích những phát hiện của mình. Tri thức vật lí có liên quan đến nhiều ngành nghề. Các nhà vật lý nghiên cứu nhiều hiện tượng tự nhiên khác nhau, từ thế giới của các hạt bé hơn nguyên tử nhiều lần cho đến những thiên hà cách chúng ta hàng tỉ tỉ kilômét.
GV đặt câu hỏi: Bạn thích nghiên cứu hiện tượng tự nhiên nào?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gọi 2 – 3 HS đưa ra những hiện tượng tự nhiên muốn nghiên cứu. 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới : Bài mở đầu. Giới thiệu mục đích học tập môn vật lí. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Nêu đối tượng và mục tiêu nghiên cứu của vật lí. 
a. Mục tiêu: HS nêu được đối tượng và mục tiêu nghiên cứu của Vật lí học. 
b. Nội dung: GV tổ chức cho thảo luận, trả lời câu hỏi để tìm hiểu về đối tượng và mục tiêu nghiên cứu của môn vật lí
c. Sản phẩm học tập: Nội dung HS thảo luận, ví dụ về đối tượng, mục tiêu nghiên cứu Vật lí học 
d. Tổ chức thực hiện :
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân nghiên cứu thông tin mục I trong SGK. 
- GV chia lớp thành các nhóm gồm 4 HS, hướng dẫn HS vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn (Mỗi thành viên sẽ ghi ý kiến của mình vào một góc của tờ A1, sau đó cả nhóm thống nhất, tổng hợp các ý kiến và ghi vào phần trung tâm tờ giấy), thảo luận, lần lượt trả lời các câu hỏi
+ Vật lí học là gì? Kể tên các đối tượng nghiên cứu của môn Vật Lí
+ Hãy nêu mục tiêu của môn vật lí 
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân suy nghĩ và trả lời câu hỏi 1, 2 trong SGK. 
+ Hãy mô tả sơ lược nội dung nghiên cứu của một nhà vật lí mà bạn biết. 
+ Học tốt môn Vật lí sẽ giúp ích gì cho bạn?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS các nhóm trao đổi với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm dán kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng.
- GV cho các nhóm nhận xét lẫn nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét sản phẩm học tập của HS và chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.
I. Đối tượng nghiên cứu của vật lí học và mục tiêu của môn vật lí. 
- Vật lí học là ngành khoa học nghiên cứu về chất, năng lượng và mối quan hệ giữa chúng. 
- Đối tượng nghiên cứu: Các hiện tượng tự nhiên khác nhau. Các nhà vật lí xây dụng các mô hình và lí thuyết với mục đích giải thích, dự đoán tương tác giữa chất và năng lượng. 
- Mục tiêu: mô tả được quy luật vận động của thế giới vật chất quanh ta. 
C1. Isaac Newton là một nhà khoa học, nhà vật lý nổi với nhiều công trình nghiên cứu lớn. Nội dung nghiên cứu của ông rất đa dạng từ Cơ học cho đến Quang học và rất nhiều đề tài khác nữa.
Định luật vạn vật hấp dẫn 
Định luật vạn vật hấp dẫn được phát biểu: “Mọi hạt đều hút mọi hạt khác trong vũ trụ với một lực tỉ lệ thuận với tích khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa các tâm của chúng”. Việc công bố lý thuyết này được gọi là “sự thống nhất vĩ đại đầu tiên”, vì nó đánh dấu sự hợp nhất của các hiện tượng hấp dẫn được mô tả trước đây trên Trái Đất với các hành vi thiên văn đã biết.
Sự tán sắc ánh sáng.
Dùng chùm ánh sáng Mặt Trời chiếu qua lăng kính kết quả thu được một dải nhiều màu, từ trên xuống dưới lần lượt là: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
Từ đó ông đưa ra lập luận, chùm sáng trắng bị tán sắc khi đi qua lăng kính và kết quả là thu được dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
C2. 
Học tốt môn Vật lí sẽ giúp bạn rèn luyện, phát triển nhân cách của mình. Đồng thời bạn sẽ có được những kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi về: mô hình vật lí; năng lượng và sóng; lực và trường.
Bạn sẽ có thể vận dụng được một số kĩ năng mà các nhà khoa học thường dùng trong nghiên cứu khoa học để khám phá, giải quyết vấn đề dưới góc độ vật lí.
Giúp bạn nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp.
Hoạt động 2: Phân tích ảnh hưởng của vật lí đối với cuộc sống, đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật 
a. Mục tiêu: HS rút ra được ảnh hưởng của vật lí đối với cuộc sống, sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật. 
b. Nội dung: GV yêu cầu các nhóm HS đọc thông tin phần mục 1 phần II (SGK tr.6,7) để trả lời các câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời và phiếu học tập KWL của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Phân tích ảnh hưởng của vật lí đối với cuộc sống
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn thiện cột K và cột L trong phiếu học tập số 1 (phụ lục), sau đó đại diện HS trình bày kết quả trước lớp.
- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 1 phần II (SGK tr.6 – 7) phân tích ví dụ trong SGK và chỉ ra các tri thức vật lí được ứng dụng trong cuộc sống 
- GV hướng dẫn HS rút ra ảnh hưởng cảu vật lí đối với cuộc sống. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 để thấy rõ hơn ảnh hưởng của vật lí đối với cuộc sống 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu thông tin trong SGK, thảo luận và lần lượt thực hiện các yêu cầu của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm mình.
- GV liệt kê những phương án trả lời của các nhóm về những vai trò của vật lí trong cuộc sống. 
- GV mời các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2. Phân tích ảnh hưởng của vật lí đối với cuộc sống, đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt: Vật lí học là một ngành khoa học có quan hệ mật thiết và là nền tảng cho nhiều ngành khoa học, kĩ thuật, công nghệ. Nhiều thành tựu của Vật lí học đã được ứng dụng rộng rãi, làm tiền đề cho các cuộc cách mạng công nghiệp. Ngược lại kĩ thuật và công nghệ cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của vật lí.
- GV chia lớp thành 8 nhóm, tổ chức cho HS nghiên cứu thông tin trong SGK, thảo luận các nội dung sau:
+ Nhóm 1+2: Tìm hiểu vai trò của vật lí với sự phát triển công nghệ nano
+ Nhóm 3+4: Tìm hiểu vai trò của vật lí với sự phát triển laser và y học 
+ Nhóm 5+6: Tìm hiểu vai trò của vật lí với sự phát triển giao thông 
+ Nhóm 7 + 8: Tìm hiểu vật lí với sự phát triển bền vững
à HS ghi lại kết quả thảo luận vào giấy A1 (có thể trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu thông tin trong SGK, thảo luận và lần lượt thực hiện các yêu cầu của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời các nhóm dán kết quả thảo luận lên bảng, đại diện 4 nhóm ứng với 4 nội dung thảo luận lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp. 
- GV mời HS các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
II. Vật lí với cuộc sống, khoa học, kĩ thuật và công nghệ
1. Vật lí với cuộc sống 
- Tri thức vật lí ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống và là cơ sở cho nhiều ngành nghề 
+ Tri thức vật lí giúp mô tả cách dòng điện chạy qua các thiết bị điện 
+ Tri thức vật lí giúp ta hiểu được hoạt động của các loại thiết bị, máy móc, 
+ 
C3. 
Tri thức vật lí là cơ sở giúp bạn hiểu cách hoạt động của lò vi sóng, giúp bạn biết vì sao không được cho vậ kim loại vào lò và tại sao hoạt động của lò vi sóng có thể ảnh hưởng đến máy điều hòa nhịp tim.
Tri thức vật lí giúp mô tả cách dòng điện chạy qua các mạch điện trong gia đình, tránh được các vụ cháy nổ, 
2. Vật lí với khoa học, kĩ thuật và công nghệ 
Tri thức vật lí có ảnh hưởng và được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau
+ Sự phát triển công nghệ nano: ống nano carbon 
+ sự phát triển laser và y học: ứng dụng laser trong mổ mắt 
+ Sự phát triển giao thông: ô tô điện thân thiện với môi trường hơn các loại động cơ đốt trong hiện nay 
+ Sự phát triển bền vững: Nhà có sử dụng pin mặt trời. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
a. Mục tiêu: HS mô tả được các bước trong tiến trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS đọc thông tin mục III (SGK – tr8), thảo luận trả lời câu hỏi để tìm hiểu về các bước trong tiến trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các bước trong tiến trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chuẩn bị các tấm thẻ ghi các bước thực hiện của phương pháp nghiên cứu khoa học (quan sát, suy luận; đề xuất vấn đề; hình thành giả thuyết; kiểm tra giả thuyết; rút ra kết luận; điều chỉnh hoặc bác bỏ giả thuyết), sau đó mỗi tổ gọi đại diện 2 bạn, yêu cầu trong thời gian 2 phút sắp xếp các bước thực hiện của phương pháp nghiên cứu khoa học thành một tiến trình hợp lí (có vẽ mũi tên thể hiện quan hệ giữa các bước)
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về tiến trình thực hiện của phương pháp nghiên cứu khoa học 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi 4, 5, 6 trong SGK để hiểu rõ hơn về phương pháp nghiên cứu vật lí. 
+ Mô tả các bước trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên mà bạn đã học 
+ Lấy ví dụ về một vấn đề được hình thành từ quan sát thực nghiệm (khuyến khích HS lấy các ví dụ khác nhau)
+ Lấy ví dụ về một vấn đề được hình thành từ suy luận dựa trên lí thuyết đã biết.(Khuyến khích HS lấy các ví dụ khác nhau). 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận trả lời câu hỏi theo các yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện HS trả lời câu hỏi GV đưa ra 
- GV mời HS các nhóm khác nhận xét, hoàn thiện câu trả lời của nhóm trước đó.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo.
III. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí 
Tiến trình thực hiện phương pháp tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
+ Bước 1. Quan sát, suy luận 
+ Bước 2. Đề xuất vấn đề
+ Bước 3. Hình thành giả thuyết 
+ Bước 4. Kiểm tra giả thuyết 
+ Bước 5. Rút ra kết luận 
C4. 
Tiến trình tìm hiểu tự nhiên trải qua 4 bước:
- Bước 1: Quan sát, đặt câu hỏi
Quan sát là bước đầu tiên để nhận ra tình huống có vấn đề. Qua đó, em đặt được câu hỏi về vấn đề cần tìm hiểu.
- Bước 2: Xây dựng giả thuyết
Dựa trên hiểu biết của mình và qua phân tích kết quả quan sát, em đưa ra dự đoán, tức là giả thuyết để trả lời cho câu hỏi ở bước 1.
- Bước 3: Kiểm tra giả thuyết
Kiểm tra giả thuyết là làm thí nghiệm để chứng minh dự đoán ở bước 2 đúng hay sai.
Ở bước này, em phải:
+ Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm.
+ Lập phương án thí nghiệm.
+ Tiến hành thí nghiệm theo phương án đã lập.
- Bước 4: Phân tích kết quả
+ Thực hiện các phép tính cần thiết, lập bảng, xây dựng biểu đồ, 
+ Từ việc phân tích kết quả, rút ra kết luận: Giả thuyết được chấp nhận hay bị bác bỏ.
C5. Ví dụ về một vấn đề được hình thành từ quan sát thực nghiệm
Bước 1: Từ quan sát thu được: vật chắn ánh sáng nên tạo ra bóng.
Bước 2: Vậy ánh sáng truyền theo đường cong hay đường thẳng?
Bước 3: Có thể dưa ra giả thuyết: Ánh sáng truyền theo đường thẳng.
Bước 4: Để kiểm tra giả thuyết này, ta tiến hành thí nghiệm như mô tả trên hình 7:
Bước 5: Kết quả thí nghiệm đã ủng hộ giả thuyết: Ánh sáng truyền theo đường thẳng.
C6. Ví dụ về một vấn đề được hình thành từ suy luận dựa trên lí thuyết đã biết
Ta thấy, khi thả hòn bi gỗ và hòn bi sắt vào nước thì hòn bi gỗ nổi còn hòn bi sắt chìm. Tại sao lại có hiện tượng đó? Ta đã biết rằng, vật ở trong chất lỏng chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét và trọng lực P. Hai lực này cùng phương thẳng đứng nhưng ngược chiều. Như vậy, hòn bi gỗ nổi là do độ lớn lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn trọng lượng P, còn hòn bi sắt chìm xuống là do độ lớn lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng P. Từ đây, ta có thể suy ra điều kiện để vật nổi, vật chìm.
Hoạt động 4: Xác định sai số khi đo các đại lượng vật lí 
a. Mục tiêu: HS xác định được sai số khi đo các đại lượng vật lí; nêu được các quy ước về chữ số có nghĩa, viết kết quả đo, 
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện các phép đo đơn giản, thảo luận để rút ra và phân loại sai số (ngẫu nhiên, hệ thống, tương đối)
c. Sản phẩm học tập: HS rút ra được các loại sai số khi đo các đại lượng vật lí 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV thực hiện thí nghiệm đẩy 1 chiếc xe mô hình từ vị trí A đến vị trí B, yêu cầu các nhóm sử dụng đồng hồ bấm giây để đo thời gian chuyển động của chiếc xe giữa hai vị trí A và B. 
à GV hướng dẫn HS so sánh kết quả đo, từ đó rút ra kết luận về sai số ngẫu nhiên 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết thế nào là sai số hệ thống, lấy ví dụ minh họa và nêu cách khắc phục sai số hệ thống. 
- GV yêu cầu HS nêu cách khắc phục sai số ngẫu nhiên từ đó rút ra cách tính giá trị trung bình 
- GV giới thiệu, hướng dẫn HS lần lượt tìm hiểu các kiến thức về sai số của phép đo, viết kết quả đo, sai số tỉ đối. 
- GV chú ý với HS một số lưu ý về quy ước về chữ số có nghĩa, viết kết quả đo,.. 
- HS vận dụng quy ước về chữ số có nghĩa để hoàn thiện câu hỏi C7 trong SGK. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, lắng nghe trình bày của GV, thảo luận và trả lời các câu hỏi 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm thi đua trả lời các câu hỏi của GV.
- Nhóm nào có câu trả lời nhanh và đúng nhất sẽ được cộng điểm trong các bài kiểm tra miệng.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo.
IV. Sai số khi đo các đại lượng vật lí 
1. Sai số ngẫu nhiên 
Sai số ngẫu nhiên là kết quả của những thay đỏi trong lần đo do các điều kiện thay đổi ngẫu nhiên (thời tiết, độ ẩm, thiết bị, ) gây ra. Sai số ngẫu nhiên có giá trị khác nhau trong các lần đo. 
2. Sai số hệ thống 
Sai số hệ thống là sai số có giá trị không đổi trong các lần đo, được tiến hành bằng cùng dụng cụ và phương pháp đo. 
3. Giá trị trung bình 
- Khi đo n lần cùng một đại lượng A, ta được các giá trị A1, A2, , An
- Giá trị trung bình được tính là
A=A1+A2+ +Ann
4. Sai số của phép đo 
Giá trị tuyệt đối của hiệu số giữa giá trị trung bình và giá trị của mỗi lần đo được gọi là sai số tuyệt đối ứng với lần đo đó.
ΔA1=A-A1
ΔA2=A-A2
ΔA3=A-A3 
Sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo được tính bằng
ΔA=ΔA1+ΔA2+ +ΔAnn
Sai số tuyệt đối của phép đo là
ΔA=ΔA+ΔA'
Với ΔA' là sai số hệ thống.
5. Viết kết quả phép đo 
Kết quả đo một đại lượng A nào đó được biểu diễn dưới dạng một khoảng giá trị có chứa giá trị thực của đại lượng A.
(A-ΔA)≤A≤(A+ΔA)
Kết quả trên có thể viết dưới dạng
A=A±ΔA
Chú y
+ Các chữ số có nghĩa:
Các chữ số khác 0 (159 có ba chữ số có nghĩa)
Các chữ số 0 giữa hai chữ số khác 0 (105 có ba chữ số có nghĩa)
Chữ số 0 ở bên phải của dấu thập phân và một chữ số khác 0 ( 1,80 có ba chữ số có nghĩa).
+ Sai số tuyệt đối ΔA thường được viết đến một hoặc hai chữ số có nghĩa. Còn giá trị trung bình A được viết đến bậc thập phân tương ứng.
6. Sai số tỉ đối 
Sai số tỉ đối là tỉ số (tính ra phầm trăm) giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.
δA=ΔAA×100%
Sai số tỉ đối càng nhỏ, phép đo càng chính xác.
Chú ý
Sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu bằng tổng sai số tuyệt đối của các số hạng.
Ví dụ, nếu H=X+Y-Z thì ΔH=ΔX+ΔY+ΔZ
Sai số tỉ đối của một tích hay thương bằng tổng sai số tỉ đối của các thừa số.
Ví dụ, nếu H=XYZ thì δH=δX+δY+δZ
Khi thực hiện các phép tính, phải đảm bảo rằng kết quả cuối cùng có cùng số chữ số có nghĩa với số có ít chữ số có nghĩa nhất được sử dụng trong các phép tính.
Ví dụ: Hiệu của 127,560C và 17,30C là 110,20C
Kết quả cuối cùng của các phép nhân (chia) có cùng số chữ số có nghĩa với số hạng có ít chữ số có nghĩa nhất được sử dụng trong các phép tính 
Ví dụ: tích của các độ dài: 12,5 m;16 m và 15,88 m phải được viết là 3,2.103 m3 vì số chữ số có nghĩa của 16 là hai chữ số có nghĩa.
C7. 
+ 215: có 3 chữ số có nghĩa: 2,1,5
+ 0,56: có 2 chữ số có nghĩa: 5, 6
+ 0,002: có 1 chữ số có nghĩa: 2
+ 3,8.104: có 2 chữ số có nghĩa:3,8
Hoạt động 5: Tìm hiểu một số quy định về an toàn 
a. Mục tiêu: HS nhận biết và hiểu được ý nghĩa của một số biển cảnh báo an toàn khi làm việc ở phòng thực hành. 
b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh, thảo luận trả lời câu hỏi để tìm hiểu về một số quy định về an toàn 
c. Sản phẩm học tập: ý kiến phát biểu của HS về các quy định và các biển cảnh báo an trong phòng thực hành. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm từ 3 – 4 HS trả lời câu hỏi 8: Bạn đã học những quy định an toàn nào trong phòng thực hành?
Nêu một số biển cảnh báo có trong phòng thực hành ở môn Khoa học tự nhiên.
- GV tổng kết và bổ sung các biển cảnh báo ở hình 9
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhớ lại các kiến thức đã học ở THCS, thảo luận để trả lời các câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện 2 – 3 nhóm trả lời câu hỏi trước lớp
- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS
- GV chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo.
V. Một số quy định về an toàn 
C8. 
Những quy định an toàn trong phòng thực hành đã học là:
+ Mặc trang phục gọn gàng, nữ buộc tóc cao, đeo găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và thiết bị bảo vệ khác (nếu cần thiết).
+ Chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn.
+ Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm; không nếm hoặc ngửi hóa chất.
+ Nhận biết các vật liệu nguy hiểm trước khi làm thí nghiệm.
+ Sau khi làm xong thí nghiệm, thu gom chất thải để đúng nơi quy định, lau dọn sạch sẽ chỗ làm việc, sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ; rửa sạch tay bằng xà phòng.
- Một số biển cảnh báo có trong phòng thực hành ở môn Khoa học tự nhiên:
+ Chất dễ cháy
+ Chất độc
+ Nguồn điện nguy hiểm
+ Dụng cụ sắc nhọn
+ Thủy tinh dễ vỡ
+ Nhiệt độ cao
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức, rèn luyện, phát triển kĩ năng bài học.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận hoàn thành các bài tập luyện tập SGK.
c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra câu trả lời cho các bài luyện tập trong SGK
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS làm việc theo nhóm, giải quyết các bài tập sau:
Luyện tập 3. Lấy ví dụ về các yếu tố có thể gây sai số ngẫu nhiên khi bạn đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và thước đo chiều dài.
Luyện tập 4. Đo chiều dày của một cuốn sách, được kết quả: 2,3 cm; 2,4 cm; 2,5 cm; 2,4 cm. Tính giá trị trung bình chiều dày cuốn sách. Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo này là bao nhiêu?
Luyện tập 5. Thực hiện phép tính và viết kết quả đúng số chữ số có nghĩa:
a) 127 + 1,60 + 3,1 
b) (224,612 x 0,31) : 25,116
Luyện tập 6. Thảo luận để nêu được tác dụng của việc tuân thủ các biển báo an toàn trong phòng thực hành.	
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm lần lượt nêu lên quan điểm của nhóm mình.
- GV khuyến khích HS bổ sung ý kiến, tranh luận để tìm ra câu trả lời đầy đủ nhất.
Luyện tập 3. 
Ví dụ sử dụng đồng hồ bấm giây để đo thời gian chạy từ vị trí A đến vị trí B của học sinh và dùng thước đo chiều dài đoạn đường AB. Các yếu tố có thể dẫn đến sai số ngẫu nhiên:
- bấm, ngắt đồng hồ không đúng lúc.
- thước có GHĐ không phù hợp với quãng đường chạy (ngắn hơn quãng đường chạy dẫn đến phải đo nhiều lần).
- cách đặt thước, đọc và ghi kết quả chưa chuẩn.
Luyện tập 4. 
Giá trị trung bình chiều dày cuốn sách:
d=d1+d2+d3+d44=2,3+2,4+2,5+2,44=2,40 cm
Sai số tuyệt đối ứng với các lần đo:
Δd1=d-d1=|2,4-2,3|=0,1 
Δd2=d-d2=|2,4-2,4|=0 
Δd3=d-d3=|2,4-2,5|=0,1 
Δd4=d-d4=|2,4-2,4|=0 
Sai số tuyệt đối trung bình của 4 lần đo:
Δd=Δd1+Δd2+Δd3+Δd44=0,1+0+0,1+04=0,05
Luyện tập 5. 
Nguyên tắc: khi thực hiện phép tính, phải đảm bảo rằng kết quả cuối cùng có cùng số chữ số có nghĩa với số có ít chữ số có nghĩa nhất được sử dụng trong các phép tính.
a) 127 + 1,60 + 3,1 = 1,3.102. Vì trong phép tính số 3,1 có ít chữ số có nghĩa nhất và nó có 2 chữ số có nghĩa.
b) (224,612 x 0,31) : 25,116 = 2,8. Vì trong phép tính số 0,31 có ít chữ số có nghĩa nhất và nó có 2 chữ số có nghĩa.
Luyện tập 6. 
Chúng ta cần tuân thủ những nội quy, quy định trong phòng thực hành để:
- Hoàn thành tốt bài học giáo viên yêu cầu.
- Tránh những rủi ro có thể xảy ra với bản thân và người khác.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Đưa bài học vào cuộc sống. Mỗi HS biết vận dụng bài học vào trong thực tiễn học tập môn Vật lí 
b. Nội dung: GV chiếu câu hỏi vận dụng, HS thảo luận đưa ra câu trả lời 
c. Sản phẩm học tập: Bài báo cáo của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
GV chiếu câu hỏi vận dụng trong SGK, HS suy nghĩ trả lời câu hỏi 
Vận dụng: Bảng sau ghi thời gian một vật rơi giữa hai điểm cố định
Thời gian rơi (s)
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 4
Lần 5
0,2027
0,2024
0,2023
0,2023
0,2022
a) Tính giá trị trung bình của thời gian rơi.
b) Tìm sai số tuyệt đối trung bình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ trả lời câu hỏi 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện 2 – 3 HS trình bày câu trả lời trước lớp 
a) Giá trị trung bình của thời gian rơi:
t=t1+t2+t3+t4+t55
t=0,2027+0,2024+0,2023+0,2023+0,20225≈0,2024
b) Sai số tuyệt đối ứng với các lần đo:
Δt1=t-t1=0,2024-0,2027=0,3000.10-3 s 
Δt2=t-t2=0,2024-0,2024=0s 
Δt3=t-t3=0,2024-0,2023=0,1000.10-3 s 
Δt4=t-t4=0,2024-0,2023=0,1000.10-3 s 
Δt5=t-t5=0,2024-0,2022=0,2000.10-3s 
Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo: 
Δt=Δt1+Δt2+Δt3+Δt4+Δt55
=0,3000.10-3+0+0,1000.10-3+0,1000.10-3+0,2000.10-35=0,1400.10-3
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học. 
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành luyện tập 5, 6 trong SGK. 
- Đọc và tìm hiểu trước Chủ đề 1.Bài 1. Tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc 
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
CHỦ ĐỀ 1. MÔ TẢ CHUYỂN ĐỘNG
BÀI 1. TỐC ĐỘ, ĐỘ DỊCH CHUYỂN VÀ VẬN TỐC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Lập luận để rút ra được công thức tính tốc độ trung bình, định nghĩa được tốc độ theo một phương.
- Từ hình ảnh hoặc ví dụ thực tiễn, định nghĩa được độ dịch chuyển
- So sánh được quãng đường đi và độ dịch chuyển
- Dựa vào định nghĩa tốc độ theo một phương và độ dịch chuyển, rút ra được công thức tính và định nghĩa được vận tốc.
- Vận dụng được công thức tính tốc độ, vận tốc
- Mô tả được một vài phương pháp hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, đo được tốc độ bằng dụng cụ thực hành.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Tự chủ và học tập: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.
+ Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Năng lực môn vật lí: 
+ Năng lực nhận thức vật lí: Nhận biết và nêu được các đối tượng, khái niệm, hiện tượng, quy luật, quá trình vật lí. Trình bày, giải thích được các hiện tượng, quá trình vật lí; đặc điểm, vai trò của các hiện tượng, quá trình vật lí bằng các hình thức biểu đạt 
+ Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Tìm hiểu được một số hiện tượng, quá trình vật lí đơn giản, gần gũi trong đời sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng cứ khoa học để kiểm tra các dự đoán, lí giải các chứng cứ, rút ra các kết luận 
3. Phẩm chất: trách nhiệm, chăm chỉ và trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: 
- SGK, SGV, Giáo án.
- Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học. 
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh: 
- Sách giáo khoa
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học mới.
b. Nội dung: HS xem video chạy điền kinh, đặt câu hỏi tình huống, HS trả lời
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu cho HS xem video màn chạy đua « hách não » của môn điền kinh Việt Nam tại SEA Games 30: 
 - GV đặt câu hỏi: Tại đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 30 được tổ chức ở Philippines (Phi-líp-pin), một vận động viên đã giành huy chương Vàng ở nội dung thi chạy 10 000m với thành tích 36 phút 23 giây 44. Cứ mỗi giây, vận động viên này chạy được một đoạn đường như nhau hay khác nhau?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm, trả lời câu hỏi
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời trước lớp: Mỗi giây, vận động viên chạy được một đoạn đường khác nhau.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời, dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới : Bài 1 – Tốc độ, độ dịch chuyển và tốc độ. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tốc độ
a. Mục tiêu: HS rút ra được công thức tính tốc độ trung bình, định nghĩa được tốc độ theo một phương.
b. Nội dung: GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu tốc độ trung bình
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giảng giải cho HS hiểu về khái niệm tốc độ trung bình thông qua ví dụ về cuộc thi chạy của các động viên ở phần khởi động.
 - GV yêu cầu HS quan sát hình 1.2 trả lời câu hỏi: Ở hình 1.2, kim của đồng hồ đo tốc độ trên ô tô chỉ vào con số ứng với vạch giữa 80 và 100; kim này đang chỉ tốc độ trung bình hay tốc độ tức thời của ô tô? (tốc độ tức thời)
- Sau khi HS trả lời, GV tiếp tục đặt câu hỏi:
+ Thế nào là tốc độ tức thời?
+ Thế nào là túc độ trung bình của một vật chuyển động?
+ Tốc độ trung bình được tính bằng công thức nào?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi. 
- GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Đại diện 2- 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời
- HS khác

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_10_sach_canh_dieu_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc.docx