Giáo án Tin học Lớp 10 - Tiết 11: Ngôn ngữ lập trình

Giáo án Tin học Lớp 10 - Tiết 11: Ngôn ngữ lập trình

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 -Biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao

2. Kỹ năng:

- Ghi nhớ việc cần dịch từ ngôn ngữ bậc cao, hợp ngữ sang ngôn ngữ máy.

3. Thái độ:

 - Có thái độ học tập nghiêm túc.

 - Giáo dục, tạo lập thói quen làm việc, học tập có tổ chức, khoa học.

4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh

– Năng lực chung: Hợp tác làm việc nhóm, biết tự giải quyết vấn đề, tự học.

– Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, máy chiếu (nếu có).

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, sách bài tập, vở ghi.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp : (1’) Kiểm tra sĩ số

2.Kiểm tra bài cũ: Lồng trong hoạt động khởi động.

3.Bài mới:

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

(1) Mục tiêu: Biết khái niệm chương trình, ngôn ngữ lập trình.

(2) Phương pháp/Kỹ thuật: Vấn đáp gợi mở.

(3) Hình thức tổ chức: Hỏi đáp, cá nhân làm việc

(4) Phương tiện dạy học: SGK, bảng đen, máy chiếu

(5) Sản phẩm: Hs biết khái niệm chương trình, Ngôn ngữ lập trình.

 

doc 7 trang yunqn234 10500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 10 - Tiết 11: Ngôn ngữ lập trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 5: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
Tiết PPCT: 17
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 -Biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao 
2. Kỹ năng:
- Ghi nhớ việc cần dịch từ ngôn ngữ bậc cao, hợp ngữ sang ngôn ngữ máy. 
3. Thái độ:
 - Có thái độ học tập nghiêm túc. 
 - Giáo dục, tạo lập thói quen làm việc, học tập có tổ chức, khoa học.
4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
Năng lực chung: Hợp tác làm việc nhóm, biết tự giải quyết vấn đề, tự học.
Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, máy chiếu (nếu có).
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, sách bài tập, vở ghi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp : (1’) Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ: Lồng trong hoạt động khởi động.
3.Bài mới:
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
(1) Mục tiêu: Biết khái niệm chương trình, ngôn ngữ lập trình.
(2) Phương pháp/Kỹ thuật: Vấn đáp gợi mở.
(3) Hình thức tổ chức: Hỏi đáp, cá nhân làm việc
(4) Phương tiện dạy học: SGK, bảng đen, máy chiếu
(5) Sản phẩm: Hs biết khái niệm chương trình, Ngôn ngữ lập trình.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv: Đặt câu hỏi
Cho thuật toán sau:Tính diện tich mảnh vườn bên trong có cái giếng
Thuật toán: B1: Nhập a, b, R
 B2: S := ab – 3. 14R2
 B3: Thông báo kết quả S và kết thúc. 
 Với thuật toán trên khi đưa vào máy tính có thể hiểu và thực hiện được chưa?
 -Ta cần diễn tả thuật toán bằng Ngôn ngữ sao cho máy tính có thể thực hiện được. Kết quả diễn tả thuật toán như vậy cho ta một chương trình.
- Ngôn ngữ để viết chương trình gọi là ngôn ngữ lập trình.
Gv: Nhận xét =>Minh họa trên máy chiếu bằng ngôn ngữ lập trình Pascal về ví dụ trên.
Gv: Máy tính có những ngôn ngữ lập trình nào ?
Gv: Nhận xét rồi chốt vấn đề để hiểu rõ hơn chúng ta đi tìm hiểu bài mới.
* Khái niệm ngôn ngữ lập trình: 
- Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính.
- Ngôn ngữ lập trình được chia thành: Ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao.
HS: nghe giảng,quan sát.
HS:Trả lời chưa thực hiện được 
Hs:Dựa SGK trả lời
B. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu về ngôn ngữ máy (8 phút)
(1) Mục tiêu: Biết khái niệm ngôn ngữ máy.
(2) Phương pháp/Kỹ thuật: Vấn đáp gợi mở.
(3) Hình thức tổ chức: Hỏi đáp, cá nhân làm việc
(4) Phương tiện: SGK, Bảng, máy chiếu (nếu có).
(5) Sản phẩm: Học sinh biết khái niệm ngôn ngữ máy.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Theo em hiểu thế nào là ngôn ngữ máy?
1. Ngôn ngữ máy:
 - Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể hiểu được và thực hiện.
GV: Vd: 10000001 10000010 => A B
GV: Cho biết những dãy số này sẽ phụ thuộc hệ nào trong cách biểu diễn thông tin trong máy tính?
GV: 10000001 10000010(ngôn ngữ máy)
 =>A B (ngôn ngữ bậc cao).
GV: Từ ví dụ trên các lệnh viết bằng ngôn ngữ máy có thể viết ở dạng nào?
- Các lệnh viết bằng ngôn ngữ máy ở dạng mã nhị phân hoặc mã hexa.
GV: Mỗi chương trình viết bằng ngôn ngữ khác muốn thực hiện trên máy tính thì phải làm gì?
GV: cho thêm ví dụ.
- Một chương trình viết bằng ngôn ngữ khác muốn thực hiện trên máy tính phải được dịch ra ngôn ngữ máy thông qua chương trình dịch.
GV: Nói thêm ưu, nhược điểm của ngôn ngữ máy tính.
Ưu điểm: Là ngôn ngữ duy nhất máy tính có thể hiểu trực tiếp và thực hiện, cho phép khai thác triệt để và tối ưu hoá khả năng của máy
Nhược điểm: Ngôn ngữ phức tạp, phụ thuộc nhiều vào phần cứng, chương trình viết mất nhiều công sức, cồng kềnh và khó hiệu chỉnh.
Ngôn ngữ này không thích hợp với số đông người lập trình.
HS: Mỗi loại máy tính đều có ngôn ngữ máy của nó. Đó là ngôn ngữ duy nhất để viết chương trình mà máy tính trực tiếp hiểu và thực hiện được.
HS: Dãy số trên thuộc hệ nhị phân (dãy bit).
HS: Các lệnh viết bằng ngôn ngữ máy ở dạng mã nhị phân hoặc mã hexa.
 HS: Phải được dịch ra ngôn ngữ máy bằng một chương trình dịch.
Hs: Nghe giảng, quan sát, ghi bài
Hoạt động 2: Giới thiệu về ngôn ngữ hợp ngữ. (7 phút)
(1) Mục tiêu: Biết khái niệm ngôn ngữ hợp ngữ.
(2) Phương pháp/Kỹ thuật: Vấn đáp gợi mở
(3) Hình thức tổ chức: Hỏi đáp, cá nhân làm việc 
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Bảng, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: Học sinh biết khái niệm ngôn ngữ Hợp ngữ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Với ngôn ngữ máy, thì máy có thể trực tiếp hiểu được nhưng nó khá phức tạp và khó nhớ. Chính vì thế đã có rất nhiều loại ngôn ngữ xuất hiện để thuận tiện hơn cho việc viết chương trình. 
GV: Giới thiệu hợp ngữ.
2. Hợp ngữ
GV: Hợp ngữ là tên lệnh và các quy tắc viết câu lệnh nhằm giúp cho máy tính có thể hiểu được yêu cầu của người sử dụng. Hîp ng÷ lµ tªn lÖnh vµ c¸c quy t¾c viÕt c©u lÖnh nh»m gióp cho m¸y tÝnh cã thÓ hiÓu ®­îc yªu cÇu cña ng­êi sö dông.
Gåm 2 phÇn: 
 Tªn m· lÖnh §Þa chØ
vd: INPUT a
 ADD b
 LOAD c
GV: Cho biết hợp ngữ thuận lợi hơn ngôn ngữ máy ở điểm nào?
GV: Ví dụ: Để cộng giá trị chứa trong hai thanh ghi có tên là AX và BX, có thể dùng một lệnh của hợp ngữ như sau: ADD, AX, BX
Trong đó: ADD: phép cộng
 AX, BX: các thanh ghi
GV: Máy tính có thể thực hiện trực tiếp chương trình viết bằng hợp ngữ hay không?
GV: Mét ch­¬ng tr×nh viÕt b»ng hîp ng÷ cÇn ph¶i ®­îc dÞch ra ng«n ng÷ m¸y nhê ch­¬ng tr×nh hîp dÞch tr­íc khi cã thÓ thùc hiÖn ®­îc trªn m¸y tÝnh.
GV: Nói thêm ưu , nhược điểm của hợp ngữ.
Ưu điểm: là ngôn ngữ kết hợp ngôn ngữ máy với ngôn ngữ tự nhiên (thường là từ viết tắt của tiếng Anh) để thực hiện các lệnh.
Nhược điểm: vẫn còn phức tạp.
Ngôn ngữ này chỉ thích hợp với những nhà lập trình chuyên nghiệp.
Hs: Nghe giảng, quan sát, ghi bài
HS: Là ngôn ngữ kết hợp ngôn ngữ máy với ngôn ngữ tự nhiên (thường là từ viết tắt của tiếng Anh) để thực hiện các lệnh.
HS: Không, phải cần chuyển sang ngôn ngữ máy.
Hs: Nghe giảng, quan sát, ghi bài
Hoạt động 3 : Giới thiệu về ngôn ngữ bậc cao, chương trình dịch. (10 phút)
(1) Mục tiêu: Biết khái niệm ngôn ngữ lập trình bậc cao, chương trình dịch.
(2) Phương pháp/Kỹ thuật: Vấn đáp gợi mở
(3) Hình thức tổ chức: Hỏi đáp, cá nhân làm việc
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Bảng, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: Học sinh biết khái niệm ngôn ngữ lập trình bậc cao, chương trình dịch.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Hợp ngữ là một ngôn ngữ đã thuận lợi hơn cho các nhà lập trình chuyên nghiệp nhưng vẫn chưa thật thích hợp với đông đảo người lập trình.
GV: Các em biết được các loại ngôn ngữ nào mà người lập trình thường hay sử dụng?
3. Ngôn ngữ bậc cao
- Các câu lệnh của chương trình gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên
- Một số ngôn ngữ bậc cao: Pascal, C, C++, Visual Basic,...
GV: Nói thêm ưu điểm của ngôn ngữ bậc cao.
- Là ngôn ngữ ít phụ thuộc vào loại máy, chương trình viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ hiệu chỉnh, nâng cấp.
Ngôn ngữ này thích hợp với phần đông người lập trình
GV: Máy tính có thể thực hiện trực tiếp chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao hay không?
GV: Mỗi ngôn ngữ lập trình bậc cao đều cần có một chương trình dịch để dịch những chương trình viết bằng ngôn ngữ này sang ngôn ngữ máy.
VD: Write(‘ Nhập vào 2 số a và b’);
 Read(a); Read(b);
 x≔ - b/a;
GV: Làm cách nào để có thể chuyển đổi được các ngôn ngữ sang ngôn ngữ máy?
GV: Giới thiệu chương trình dịch và các kiểu chương trình dịch.
4. Chương trình dịch
- Là chương trình dịch từ các ngôn ngữ khác nhau ra ngôn ngữ máy.
- Các chương trình dịch làm việc theo 2 kiểu: thông dịch và biên dịch.
+ Thông dịch: Dịch từng lệnh và thực hiện ngay.
+ Biên dịch: Dịch toàn bộ chương trình rồi mới thực hiện
GV: Chạy một chương trình Pascal chuẩn bị sẵn.
HS: Pascal, Foxpro, C, 
HS: Không, phải cần chuyển sang ngôn ngữ máy.
Hs: Là chương trình dịch các chương trình viết từ các loại ngôn ngữ khác nhau sang ngôn ngữ máy.
Hs: Nghe giảng, quan sát, ghi bài
C.Hoạt động luyện tập: (5 phút)
(1) Mục tiêu: Nhằm cũng cố lại kiến thức đã học về NN máy, hợp ngữ, NNLT Bậc cao.
(2) Phương pháp/ Kỹ thuật dạy học: Vấn đáp gợi mở
(3) Hình thức tổ chức hoạt động : Cá nhân
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Máy chiếu
(5) Sản phẩm: Học sinh nắm được các kiến thức đã học thông qua bài tập trắc nghiệm.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Gv:-Chốt lại các ý chính của bài học
Thế nào là ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao. 
Chương trình dịch. 
- Y/c Hs làm bài tập luyện tập sau
Hs: Làm bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1:Ngôn ngữ nào sau đây máy có thể trực tiếp hiểu và thực hiện được?
A. Ngôn ngữ Pascal	 
B. Ngôn ngữ bậc cao.	
C. Hợp ngữ.	
D. Ngôn ngữ máy.
Câu 2: Ngôn ngữ máy là gì ?
A. là bất cứ ngôn ngữ lập trình nào mà có thể mô tả thuật toán để giao cho máy tính thực hiện
B. là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được
C. là ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao và không phụ thuộc vào các loại máy
D. Một phương án khác
Câu 3: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng nhất về ngôn ngữ bậc cao ?
A. là loại ngôn ngữ mô tả thuật toán dưới dạng văn bản theo những quy ước nào đó và hoàn toàn không phụ thuộc vào các máy tính cụ thể 
B. là loại ngôn ngữ mà máy tính không thực hiện trực tiếp được . Trước khi thực hiện phải dịch ra ngôn ngữ máy .
C. là ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao và không phụ thuộc vào các loại máy. 
D.là loại ngôn ngữ có thể mô tả được mọi thuật toán
Câu 4: Hợp ngữ là
A. Ngôn ngữ trong các lệnh sử dụng một số từ tiếng Anh
B.Ngôn ngữ máy tính có thể trực tiếp hiểu được
C. Ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào các loại máy cụ thể
D.Ngôn ngữ trong các lệnh sử dụng một số từ tiếng Việt
D. Hoạt động vận dụng/Mở rộng: (7 phút)
(1) Mục tiêu: Biết được vì sao NNLT bậc cao được sử dụng nhiều trong lập trình
(2) Phương pháp/ Kỹ thuật dạy học: Vấn đáp gợi mở, thảo luận nhóm.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động : làm việc nhóm
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Máy chiếu.
(5) Sản phẩm: Học sinh nắm được vì sao NNLT bậc cao được sử dụng nhiều trong lập trình
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv: Đưa ra câu hỏi thảo luận của 3 nhóm như sau
Vì sao phải phát triển các NNLT bậc cao?
Hs: các nhóm thảo luận và trình bày.
 Phải phát triển các ngôn ngữ bậc cao là vì để phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ sản xuất máy tính, để tạo ra môi trường làm việc dễ dàng cho các nhà lập trình và đông đảo người dùng. Cũng nhờ đó mới phát triển nhanh nguồn nhân lực lập trình nói riêng và ứng dụng tin học nói. chung.
IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI : (2 phút)
1. Củng cố kiến thức:
- Thế nào là chương trình, NNLT?
- Khái niệm NN máy, Hợp ngữ, NNLT bậc cao.
2. Bài tập về nhà:
 - Trả lời các câu hỏi: 1-2/46 (SGK)
- Đọc trước bài: Giải bài toán trên máy tính

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_10_tiet_11_ngon_ngu_lap_trinh.doc