Giáo án Tin học Lớp 10 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tin học Lớp 10 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021

1. Xác định vấn đề cần giải quyết của chủ đề:

 Biết tin học là 1 ngành khoa học.

 Biết sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của ngành khoa học tin học là do nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin.

 Biết tin học được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực của xã hội.

 Biết những đặc tính ưu việt của máy tính.

 Biết khái niệm thông tin và dữ liệu.

 Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.

 Biết khái niệm mã hóa thông tin.

 Thực hiện được mã hóa số nguyên, xâu kí tự đơn giản.

 Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động.

2. Nội dung kiến thức cần xây dựng trong chủ đề :

 Nội dung 1: Tin học là một ngành khoa học. Do nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin dẫn đến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của Tin học. Tin học được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực của xã hội. Đặc tính ưu việt của máy tính.

 Nội dung 2: Khái niệm thông tin và dữ liệu. Các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính. Khái niệm mã hóa thông tin. Thực hiện được mã hóa số nguyên và xâu kí tự đơn giản. Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động.

3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số năng lực có thể được phát triển :

3.1. Kiến thức

 Biết tin học là 1 ngành khoa học.

 Biết sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của ngành khoa học tin học là do nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin.

 Biết tin học được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực của xã hội.

 Biết những đặc tính ưu việt của máy tính.

 Biết khái niệm thông tin và dữ liệu.

 Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.

 Biết khái niệm mã hóa thông tin.

 

docx 54 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 4630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 10 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1-2- 3
Ngày soạn: 10/08/2020
CHỦ ĐỀ 1: TIN HỌC LÀ MỘT NGÀY KHOA HỌC- THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU.
1. Xác định vấn đề cần giải quyết của chủ đề:
Biết tin học là 1 ngành khoa học.
Biết sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của ngành khoa học tin học là do nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin.
Biết tin học được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực của xã hội.
Biết những đặc tính ưu việt của máy tính.
Biết khái niệm thông tin và dữ liệu.
Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.
Biết khái niệm mã hóa thông tin.
Thực hiện được mã hóa số nguyên, xâu kí tự đơn giản.
Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động.
2. Nội dung kiến thức cần xây dựng trong chủ đề :
Nội dung 1: Tin học là một ngành khoa học. Do nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin dẫn đến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của Tin học. Tin học được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực của xã hội. Đặc tính ưu việt của máy tính.
Nội dung 2: Khái niệm thông tin và dữ liệu. Các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính. Khái niệm mã hóa thông tin. Thực hiện được mã hóa số nguyên và xâu kí tự đơn giản. Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động.
3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số năng lực có thể được phát triển :
3.1. Kiến thức
Biết tin học là 1 ngành khoa học.
Biết sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của ngành khoa học tin học là do nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin.
Biết tin học được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực của xã hội.
Biết những đặc tính ưu việt của máy tính.
Biết khái niệm thông tin và dữ liệu.
Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.
Biết khái niệm mã hóa thông tin.
3.2. Kĩ năng
Thực hiện được mã hóa số nguyên, xâu kí tự đơn giản.
Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động.
3.3. Thái độ:
Có thái độ nghiêm túc trong việc học tập và nghiên cứu về máy tính cũng như ngành khoa học Tin học.
3.4. Phát triển năng lực:
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề: biết nghiên cứu những tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề và tìm hướng giải quyết vấn đề.
Năng lực làm việc nhóm: Tạo thói quen làm việc, trao đổi, học tập với các bạn cùng nhóm.
3.5. Kiến thức liên môn:
4. Bảng mô tả yêu cầu cần đạt.
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Thông tin và dữ liệu.
Biết tin học là 1 ngành khoa học.
Biết sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của ngành khoa học tin học là do nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin.
Biết tin học được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực của xã hội.
Biết những đặc tính ưu việt của máy tính.
Biết khái niệm thông tin và dữ liệu.
Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.
Biết khái niệm mã hóa thông tin.
Thực hiện được mã hóa số nguyên, xâu kí tự đơn giản.
Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động.
5. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 
Khởi động
Có người anh đang làm việc cho công ty thuộc lĩnh vực Tin học sau này em muốn làm việc giống như anh của mình. Hãy cùng với bạn tìm hiểu về Tin học xem nó là ngành như thế nào, có những ứng dụng gì giúp ích cho cuộc sống. Nó sử dụng và giải quyết những vấn đề gì?
Hình thành kiến thức
a) Tin học có phải là một ngành khoa học?
à Tin học là một ngành khoa học mới hình thành nhưng có tốc độ phát triển mạnh mẽ.
b) Động lực nào cho Tin học phát triển? Ví dụ?
à Nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin của con người. Ví dụ: 
Quản lí học sinh: họ tên, ngày sinh, nơi sinh, địa chỉ, cha, mẹ, dân tộc, tôn giáo, điểm toán, điểm tin, điểm lý... thực hiện các truy vấn như: tìm học sinh dân tộc, học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém... trong thời gian ngắn và chính xác.
c) Kể tên các phần mềm và chức năng của nó mà em biết? Các lĩnh vực có ứng dụng của Tin học? 
Giáo dục: bài giảng điện tử, học tập online.
Y tế: mô phỏng đồ họa và tự động điều khiển giúp ích trong việc theo dõi và phẩu thuật.
Công việc văn phòng: soạn thảo văn bản, in ấn và lưu trữ được dễ dàng và tốt hơn.
Khí tượng thủy văn, địa chất và các ngành khoa học tự nhiên: dựa trên kết quả tính toán của máy tính mà ngành khí tượng có thể dự báo thời tiết chính xác, tìm hiểu cấu trúc địa tầng hay tìm dầu mỏ đều phải nhờ vào máy tính, nghiên cứu gen của Sinh học nhằm cải tiến giống lúa đều nhờ vào máy tính.
Thiết kế máy móc và các công trình kiến trúc.
Điều khiển tự động.
Tài chính và thương mại.
Lĩnh vực giải trí.
d) Hãy thực hiện nhanh phép tính sau đây: 15x3+7/8x19+25-16/7x40 sau đó thực hiện bằng máy tính bỏ túi và so sánh tốc độ làm việc? Những đặc tính ưu việt của máy tính?
Làm tính nhanh và chính xác.
Làm việc không mệt mỏi.
Lưu trữ một lượng lớn thông tin trong một không gian rất hạn chế.
Giá thành ngày càng hạ.
Ngày càng gọn nhẹ và tiện dụng.
Liên kết với nhau tạo thành mạng máy tính để truyền thông và xử lí thông tin tốt hơn.
e) Khái niệm Tin học ngắn gọn?: Là ngành khoa học nghiên cứu phương pháp nhập / xuất, lưu trữ, truyền và xử lí thông tin một cách tự động bằng máy tính.
f) Một người chuẩn bị đi du lịch xem dự báo thời tiết để lên kế hoạch cụ thể cho chuyến đi. Học sinh đọc các thông báo của BGH... đó là các thông tin có giá trị đối với người được tiếp nhận?. Hãy cho biết thông tin là gì? 
à Thông tin là tất cả những gì đem lại hiểu biết về con người và thế giới xung quanh ta.
g) Tin học (“tin” là thông tin, “học” là khoa học): ngành khoa học nghiên cứu thông tin. Vậy làm sao máy tính có thể xử lí các thông tin được?
à Cần phải biểu diễn thông tin thành các dãy bit để máy tính có thể hiểu và xử lí được thao tác này gọi là mã hóa thông tin. Thông tin đưa vào máy tính gọi là dữ liệu.
h) Đơn vị đo trọng lượng và độ dài phổ biến ta thường sử dụng là gì? Ngoài ra còn có các đơn vị đo nào khác? Đơn vị đo thông tin cơ bản là gì và các bội số của nó?
à Đơn vị đo thông tin cơ bản là bit. Các bội số của bit: byte, kb, mb, gb, tb, pb.
i) Thông tin cuộc sống xung quanh chúng ta gồm có những loại nào? Trong đó gồm những dạng nào?
 -> Có thể chia làm 2 loại: số (số nguyên, số thực), phi số (văn bản, âm thanh, hình ảnh, video, mùi vị, nhiệt độ...
j) Các hệ đếm thường dùng trong tin học?
Hệ thập phân: hệ đếm cơ số 10 sử dụng 10 kí hiệu từ 0 đến 9 để biểu diễn. Ví dụ: 536,4 = 5x102+3x101+6x100+4x10-1 =536,410
Hệ nhị phân: hệ cơ số 2 sử dụng 2 kí hiệu 0 và 1 để biểu diễn. Ví dụ: 1012=1x22+0x21+1x20=510
Hệ cơ số 16: sử dụng 16 kí hiệu 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,A,B,C,D,E,F. Trong đó từ A đến F tương ứng giá trị từ 10 đến 15 trong hệ thập phân. Ví dụ: 1BE16 = 1x162+11x161+14x160 = 44610
k) Biểu diễn số nguyên trong máy tính: có thể dùng 1 byte, 2 byte, 4 byte để biểu diễn.
Xét việc biểu diễn số nguyên bằng 1 byte.
bit 7
bit 6
bit 5
bit 4
bit 3
bit 2
bit 1
bit 0
Đối với số nguyên có dấu ta sử dụng bit 7 biểu diễn dấu với quy ước 1 là dấu âm, 0 là dấu dương. Bảy bit còn lại biểu diễn giá trị vậy là ta có thể biểu diễn được từ -127 đến +127.
Đối với số nguyên dương ta sử dụng cả 8 bit để biểu diễn giá trị vậy ta có thể biểu diễn được từ 0 đến 255.
l) Biểu diễn số thực trong máy tính: mọi số thực đều có thể biểu diễn được ở dạng dấu phẩy động.
±Mx10±K trong đó 0,1<=M<1 là phần định trị và k là một số nguyên không âm gọi là phần bậc. Ví dụ: 13456,25 được biểu diễn ở dạng 0.1345625x105. Máy tính sẽ lưu trữ thông tin gồm dấu của số, phần định trị, dấu của phần bậc và phần bậc.
m) Biểu diễn văn bản: có thể dùng một dãy bit để biểu diễn một kí tự chẳng hạn bảng mã ASCII. Ví dụ: 01010100 01001001 01001110 để biểu diễn xâu kí tự “TIN”.
Hoạt động luyện tập
a) Hãy suy nghĩ xem trong các trường hợp sau đây vật mang thông tin là gì? Sau đó điền vào các ô trống?
Trường hợp
Văn bản
Hình ảnh
Âm thanh
Bài học hằng ngày ở lớp
Chữ trong sách
Hình vẽ trong sách
Lời nói của gv, hs
Một trận đấu bóng đá trên tivi.
Tên đội, tỉ số, thời gian
Hình ảnh về trận đấu.
Âm thanh bình luận viên, khán giả, trọng tài.
Cuốn truyện tranh Deremon.
Lời thoại của nhân vật
Hình vẽ.
Không có.
Đèn tín hiệu giao thông.
Thời gian
Xanh, đỏ, vàng
Không có.
b) Giả sử mỗi kí tự được biểu diễn bằng 16 bit, mỗi dòng trung bình 80 kí tự, mỗi trang sách in có 30 dòng, một quyển sách dày trung bình 200 trang. Hãy tính xem với USB dung lượng 16GB có thể chứa được dung lượng tương đương với bao nhiêu cuốn sách?
-> 16 bit =2 byte. Mỗi quyển sách chứa lượng thông tin là 2x80x30x200 gần bằng 1MB. Với 16GB chứa khoảng 16000 quyển sách với giả thuyết là sách không có hình ảnh.
c) Chuyển đổi các số sau đây?
C1) 1110001112 = ?10
C2) AF16C16 = ?10
d) Số -55 và 55,5 (dấu phẩy động) được biểu diễn như thế nào?
e) Dãy kí tự “THPT” được biểu diễn thành các dãy bit theo bảng mã ASCII như thế nào?
Hoạt động vận dụng
a) Một kỹ sư muốn chế tạo robot để trò chuyện và phục vụ con người. Ông đã trang bị cho robot trí thông minh nhưng sau đó không còn đủ kinh phí nên chỉ có thể trang bị cho robot 2 trong số 5 giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, xúc giác ở làn da. Theo em thì kỹ sư nên chọn giác quan nào? Tại sao?
-> Chọn tai và mắt để nghe được lệnh và thực hiện lệnh.
b) Một số người cho rằng sau này chỉ có những người làm trong Tin học mới sử dụng máy tính còn những lĩnh vực khác thì không cần. Trình bày suy nghĩ của em?.
-> Hầu hết các ngành nghề cơ bản trong xã hội đều cần phải biết sử dụng máy tính cơ bản (trình độ A tin học).
Hoạt động Tìm tòi mở rộng
a) Bảng mã ASCII có thể biểu diễn được tiếng Việt hay không? Nếu không thì sử dụng bảng mã nào?
b) Theo em hiện nay máy tính vẫn kém con người trong những công việc nào: sáng tác bài hát, điều khiển dây chuyền sản xuất với nhiều chi tiết phức tạp, làm thơ, sáng tác bức tranh trừu tượng, trò chuyện với con người, thực hiện các phép tính.
Củng cố.
Qua bài chúng ta đã biết được sự hình thành và phát triển cua tin học
Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử
Khái niệm tin học là gì?
Cần hiểu tin học theo nghĩa vừa sử dụng máy tính vừa phát triển máy tính chứ không phải đơn thuần xem máy tính chỉ là công cụ.
Qua bài ta biết đượcthông tin đưa vào máy để máyhiểu được thì phải đưa dữ liệu vào máy.
Biết các hệ đếm thường dùng trong tin học và cách qui đổi.
7. Rút kinh nghiệm:
Tiết 4
Ngày soạn:10/08/2020
Bài thực hành số 1:
Làm Quen Với Thông Tin Và Mã Hoá Thông Tin
I/Mục đích, yêu cầu:
Cũng cố hiểu biết ban đầu về tin học, máy tính
Sử dụng bộ mã ASCII để mã hoá xâu ký tự, số nguyên
Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động
II/Phương tiện dạy học:
	- Sách giáo khoa
	-Bảng, phấn
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài củ:
Thế nào là mã hoá thông tin?
Thế nào là mã ASCII thập phân ký tự?
Thế nào là mã ASCII nhị phân ký tự?
Trình bày việc biểu diễn thông tin trong máy tính dạng phi số?
Trình bày việc biểu diễn thông tin trong máy tính dạng loại số?
3.Nội dung:
Hoạt động khởi động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
Nhắc lại các loại hệ đếm
Hệ la mã
Hệ thập phân
Hệ nhị phân
Hệ 16
nghe
N=an*10n +an-1*10n-1 + + a1*101 + a0*100 +a1*10-1 + + a-m*10-m.
N=an*2n +an-1*2n-1 + + a1*21 + a0*20 +a1*2-1 + + a-m*2-m.
Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
Dựa vào kiến thức đã học các nhóm thảo luận đưa ra phương án đúng và trình bày?
+ Các em nhắc lại đơn vị bội của byte?
+ Gợi ý: ta sử dụng bao nhiêu bit? Quy ước: nam là bit 0, nữ bit 1 hoặc ngược lại. Gọi các nhóm lên trình bày?
+ Hs thảo luận và trình bày.
+ Hs thảo luận và trình bày.
a) Tin học, máy tính
a1) Chọn khẳng định đúng.
(A) S (B) S (C) Đ (D) Đ
a2) Chọn các khẳng định đúng?
(A) S (B) Đ (C) S
A3) Dùng 10 bit để biễu diễn 10 hs chụp ảnh.
Quy ước : Nam là 1, nữ là 0
 Biễu diễn: 10101010
b) Sử dụng bảng má ASCII để mã hóa và giải mã:
b1) Chuyển xâu ký tự thành mã nhị phân “VN”, “Tin”
Hoạt động luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
Chuyển đổi từ hệ đếm 10 qua hệ đếm 16
Các nhóm thảo luận
Hoạt động vận dụng
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
Các bài tập trong SGK trang số 16
Dự kiến câu trả lời:
Câu a1: phương án (C), (D)
Câu a2:
Câu b1:
VN: 01010110 01001110
Tin: 01010100 01101001 01101110
Câu b2: Hoa
Câu c1: 1 Byte
Các nhóm thảo luận rồi cử đại diên trình bày
Gọi hs nhắc lại bài 
Gợi ý để HS biết một cách mã hoá, chẳng hạn tương ứng HS nữ là bit 1, HS nam là bit 0
Gợi ý cho hs sử dụng Phụ lục 1
Sử dụng phụ lục 1, trang 169
Hoạt động tìm tòi, mở rộng
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
11005 được biểu diễn dưới dạng 0.11005 x105
25,879 được biểu diễn dưới dạng 0.25879x102
0,000984 được biểu diễn dưới dạng
Các câu hỏi và bài tập trong SGK, trang 17
Các nhóm thảo luận rồi cử đại diên trình bày
Nhắc lại 1 byte biểu diễn số nguyên âm có dấu trong phạm vi từ -127 đến 127
N=an*2n +an-1*2n-1 + + a1*21 + a0*20 +a1*2-1
Vd: 1112= 1*22 +1*21 + 1*20 =710
5. Củng cố: 
Hãy mã hoá dãy ký tự sau:
Bung Rieng
Xuyen Moc
Phuoc Buu
6. Rút kinh nhiệm:
Tiết 5- 6- 7	
Ngày soạn:18/08/2020
CHỦ ĐỀ 2: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH.
1. Xác định vấn đề cần giải quyết của chủ đề:
Biết chức năng của các thiết bị chính của máy tính.
Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính và một số thiết bị ngoại vi.
Thực hiện được bật / tắt máy tính, màn hình, máy in.
Làm quen với bàn phím, chuột.
2. Nội dung kiến thức cần xây dựng trong chủ đề :
Nội dung 1: Biết chức năng các thiết bị chính của máy tính. Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính và một số thiết bị ngoại vi.
Nội dung 2: Thực hiện được bật / tắt máy tính, màn hình, máy in. Làm quen với bàn phím, chuột.
3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số năng lực có thể được phát triển :
3.1. Kiến thức
Biết chức năng của các thiết bị chính của máy tính.
Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính và một số thiết bị ngoại vi.
3.2. Kĩ năng
Thực hiện được bật / tắt máy tính, màn hình, máy in.
Làm quen với bàn phím, chuột.
3.3. Thái độ:
Có thái độ nghiêm túc trong việc học tập và nghiên cứu về máy tính cũng như ngành khoa học Tin học.
3.4. Phát triển năng lực:
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề: biết nghiên cứu những tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề và tìm hướng giải quyết vấn đề.
Năng lực làm việc nhóm: Tạo thói quen làm việc, trao đổi, học tập với các bạn cùng nhóm.
3.5. Kiến thức liên môn:
4. Bảng mô tả yêu cầu cần đạt.
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cấu trúc máy tính.
Biết chức năng của các thiết bị chính của máy tính.
Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính và một số thiết bị ngoại vi.
Thực hiện được bật / tắt máy tính, màn hình, máy in.
Làm quen với bàn phím, chuột.
5. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 
Khởi động
Giáo viên chuẩn bị các linh kiện máy tính cũ: thùng máy, màn hình, máy in, chuột, bàn phím. Yêu cầu học sinh gọi tên và cho biết chức năng của từng thiết bị?
Hình thành kiến thức
a) Hệ thống tin học là gì? Gồm những thành phần nào? Thành phần nào quan trọng nhất? (nhóm 1)
à Hệ thống tin học dùng để nhập, xử lí, xuất, truyền và lưu trữ thông tin.
Gồm những thành phần:
Phần cứng gồm máy tính và một số thiết bị liên quan như: CPU, màn hình, bàn phím, chuột.....
Phần mềm: Các chương trình ứng dụng chạy trên máy như: soạn thảo văn bản, game...
Sự quản lý và điều khiển của con người.
Thành phần quan trọng nhất: sự quản lí và điều khiển của con người. Vì hệ thống tin học tạo ra để phục vụ cho công việc của con người.
b) Trình bày sơ đồ cấu trúc máy tính và chỉ ra thành phần nào trong sơ đồ tương ứng với các thiết bị giáo viên giới thiệu phần khởi động? (nhóm 2)
Thiết bị vào: chuột, bàn phím.
Thiết bị ra: màn hình, máy in.
Bộ nhớ ngoài, bộ nhớ trong, bộ xử lí trung tâm: tích hợp trong thùng máy.
c) Chức năng của bộ xử lí trung tâm CPU (Central Processing Unit)? Dựa vào các linh kiện giáo viên cung cấp hãy chỉ ra đâu là CPU? (nhóm 4)
Là thành phần quan trọng nhất của máy tính, là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình. CPU giống như bộ não của con người.
d) Chức năng của bộ nhớ trong (Main Memory)? Gồm mấy phần? Chức năng và đặc điểm chính của từng phần và nhận biết các linh kiện do giáo viên cung cấp? (nhóm 3)
Là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lí. Gồm 2 phần: ROM (Read only memory), RAM (Random access memory).
	ROM: bộ nhớ chỉ đọc, chứa chương trình hệ thống được hãng sản xuất nạp sẵn. Dữ liệu không bị mất khi tắt máy.
	RAM: bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, dùng đọc ghi dữ liệu trong quá trình làm việc. Dữ liệu sẽ mất đi khi tắt máy.
e) Chức năng của bộ nhớ ngoài (Secondary memory)? Gồm những linh kiện phổ biến nào? Nhận biết linh kiện do giáo viên cung cấp? (nhóm 4)
Dùng để lưu trữ dữ liệu lâu dài và hổ trợ bộ nhớ trong. Gồm: đĩa cứng, đĩa CD, USB, thẻ nhớ...
f) Chức năng của thiết bị vào? Kể tên các thiết bị tiêu biểu? Nhận biết linh kiện giáo viên cung cấp? (nhóm 4)
Đưa thông tin vào máy tính. Gồm: bàn phím, chuột, máy scan, webcam
g) Chức năng của thiết bị ra? Kể tên các thiết bị tiêu biểu? Nhận biết linh kiện do giáo viên cung cấp? (nhóm 4)
Dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính. Gồm: màn hình, máy in, loa, máy chiếu, modem (vừa là thiết bị vào/ra).
Hoạt động luyện tập
Điền vào chỗ trống (nhóm 5)
a) Dữ liệu sau khi được nhập từ thiết bị vào hoặc bộ nhớ ngoài sẽ được xử lí bởi...
b) Trong quá trình xử lí dữ liệu trung gian sẽ lưu ở....
c) Sắp xếp dung lượng lưu trữ các thiết bị sau đây theo thứ tự từ lớn đến bé theo dung lượng lưu trữ thường gặp: USB, đĩa CD, đĩa DVD, đĩa cứng.
d) Đơn vị đo lượng thông tin cơ bản là... đơn vị đo thông tin phổ biến hiện nay là... và bội số của nó là...
Hoạt động vận dụng
a) Cầm đĩa CD như thế nào cho đúng cách? 
b) Khi cắm USB vào máy tính để chép dữ liệu sau khi thực hiện xong thì phải làm gì để tắt USB an toàn? (không làm gì hết rút trực tiếp ra / tắt trình quản lí USB trên máy sau đó mới rút ra).
c) Bảo quản như thế nào để máy tính hoạt động bền hơn? (nhóm 6)
Vệ sinh máy, không để nước rớt vào, không để nơi có độ ẩm cao, khi không sử dụng lâu ngày thì ít nhất 10 ngày phải khởi động các thiết bị 1 lần.
Hoạt động Tìm tòi mở rộng
a) So sánh điểm giống và khác nhau giữa Smartphone và máy tính để bàn? (chức năng gọi điện, chụp ảnh, quay phim, thực hiện các phần mềm office, kết nối internet, tính năng di động tiện lợi). (nhóm 6)
b) Đĩa CD có thể ghi và xóa dữ liệu như USB được hay không? (nhóm 6)
c) Nếu có điều kiện nên mua laptop hay máy tính để bàn? Giải thích.
d) Với 10 triệu em hãy vào trang web để xem bảng báo giá các linh kiện và lựa chọn để ráp thành một bộ máy bàn hoàn chỉnh với cấu hình tốt nhất.
6. Củng cố:
Khái niệm hệ thống tin học
Sơ đồ cấu trúc một máy tính
Chức năng của CPU
Chức năng của bộ nhớ trong
Chức năng của bộ nhớ ngoài
Chức năng của thiết bị vào
Chức năng của thiết bị ra
Hoạt động của máy tính
7. Rút kinh nghiệm: 
Tiết 8
Ngày soạn:18/8/2020
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Bài tập và thực hành 
Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Biết sử dụng máy tính.
	- Biết các thiết bị máy tính thực tế.
	2. Kĩ năng:
	- Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.
	- Bật tắt máy, biết sử dụng đĩa CD, usb, 
	- Thao tác với chuột, phím thành thạo, 
	3. Thái độ:
Phương tiện dạy học:
Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án,bảng viết, máy chiếu, thiết bị.
Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa.
Phương pháp day học: Thuyết trình + trực quan.
Hoạt động dạy học:
Ổn định tổ chức(5’): ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ: Nêu 4 nguyên lý hoạt động của máy tính ?, cho ví dụ từng nguyên lý .
Nội dung bài mới:
- Kiểm tra 15’
Đề chẵn:
Câu 1 (5đ): Vẽ sơ đồ cấu trúc máy tính
Câu 2 (3đ): Đổi sang hệ thập phân:
10012, 101112, 10A16
Câu 3 (2đ): Chức năng của thiết bị vào, kể tên các thiết bị vào?
Đề lẻ: 
Câu 1 (5đ): Vẽ sơ đồ cấu trúc máy tính.
Câu 2 (3đ) Đổi sang hệ thâp phân:
10102, 111102, A1016
Câu 3 (2đ): Chức năng của thiết bị ra, kể tên các thiết bị ra ?
Hoạt động khởi động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
Giới thiệu một số thiết bị liên quan đến máy tính và chức năng của các nút điều kiển các thiết bị.
Quan sát và đưa ra các thắc mắc trong nhón để thảo luận.
Sử dụng máy chiếu chiếu cho hs thấy
Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
- Chiếu hình nhiều thiết bị máy tính để hs quan sát.
- Cho hs phân biệt nút bấm trên thùng máy.
? Trình bày chức năng của mỗi nút
-
Gv nhận xét 
- Nêu chức năng của các nút chuột
Gv nhận xét
+ Hs thảo luận và trình bày.
Thao tác mở máy, tắt máy an toàn.
Phân biệt nút nguồn, reset.
Nút nguồn (Power) có tác dụng khởi động máy tính.
Nút Reset có tác dụng khởi động lại máy tính trong những trường hợp máy bị treo không thể tắt máy an toàn thì ta sd phương án này.
- Các nút điều khiển máy tính: thùng máy và màn hình loa 
- Thao tác sử dụng chuột. tác dụng của mỗi nút.
- thao tác tắt máy an toàn:
Hoạt động luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
Chỉ rõ phân biệt cổng cắm các thiết bị:
Đâu là cổng máy in, mạng, chuột, bàn phím, cổng màn hình (cái, đực), cổng video, 
Ngoài ra có thể hướng dẫn thêm các khe căm phía trong mainboard, và chức năng của từng khe cắm.
- ?Khi làm việc với máy tính cần thực hiện nhứng nguyên tắc gì để đảm bảo an toàn sức khỏe, con người và tuổi thọ của máy tính.
Các nhóm thảo luận
Start à Turn off chọn Turn off một lần nữa, hoặc Start à Shutdown chọn Shutdown à OK
- Các thiết bị ngoại vi:
Nhận biết các cổng cắm các thiết bị: mà hình, cắm chuột, bàn phím, cắm nguồn, máy in. cổng USB, 
- An toàn khi làm việc với máy tính.
* an toàn về điện, khi sửa chữa tháo lắp phải có bút thử điện hoặc nhờ nhân viên kĩ thuật
* tư thế ngồi khi làm việc với máy tính đảm bảo tránh các bệnh cột sống, thị lực. ánh sáng phù hợp, thời gian làm việc hợp lí tránh ngồi quá lâu trước màn hình 
Hoạt động vận dụng
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
Giới thiệu và hướng dẫn hs quan sát và nhận biết một số bộ phận: màn hình, chuột, bàn phím, cáp nối, nguồn điện, 
- Hướng dẫn các em làm 1 số thao tác bật/tắt một số thiết bị như máy tính, màn hình,..
Hs thao tác khởi động máy.
hướng dẫn hs cách sử dụng bàn phím.
- Yêu cầu hs liệt kê các nhóm phím trên bàn phím?
- Hướng dẫn hs phân biệt việc gõ một phím và gõ tổ hợp phím bằng cách nhấn giữ.
- Mở notepad.
- Cho hs gõ một dòng kí hướng dẫn học sinh các cách sử dụng chuột.
- Muốn di chuyển chuột từ vị trí đầu đoạn văn bản đến cuối đoạn em phải làm như thế nào?
- Nhận xét và hướng dẫn các em thực hiện.
- Yêu cầu các em nhấn nút trái chuột rồi thả ngón tay ra.
- Muốn mở một tập tin ta phải làm như thế nào?
- Phân tích và nhận xét: Nháy chuột nhanh 2 lần liên tiếp.(double click)
- Yêu cầu hs mở một tập tin bấtt kì trên màn hình.
- Hướng dẫn các em tô đen các kí tự đã gõ bằng cách nhấn và giữ nút trái chuột, di chuyển con trỏ chuột đến vị trí cần thiết thì thả ngón tay nhấn giữ chuột ra
Các nhóm thao tác trực tiếp trên máy tính.
Chú ý (ngón trỏ đặt vào chuột trái, ngón giữa đặt vào chuột phải)
+ Thực hiện di chuyển chuột và quan sát.
+ Các biểu tượng đổi thành màu khác.
+ Thấy có bảng thông báo xuất hiện với các thực đơn.
+ HS thực hiện, quan sát thấy các biểu tượng di chuyển đi đến vị trí thả chuột.
+ Học sinh thực hiện
1. Làm quen với máy tính.
- Các bộ phận của máy tính và một số thiết bị khác như: ổ đĩa, bàn phím, màn hình, nguồn điện, cáp nối, cổng USB, 
- Cách bật/tắt một số thiết bị như máy tính, màn hình, 
- Cách khởi động.
2. Sử dụng bàn phím.
- Phân biệt các nhóm phím.
- Phân biệt việc gõ một phím và tổ hợp phím bằng cách nhấn giữ.
- Gõ 1 dòng kí tự tuỳ chọn.
3. Sử dụng chuột:
- Di chuyển chuột: Thay đổi vị trí của chuột trên mặt phẳng.
- Nháy chuột: Nhấn nút trái chuột rồi thả ngón tay.
- Nháy đúp chuột.
- Kéo thả chuột
Hoạt động tìm tòi, mở rộng
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
Quan sát một số thiết bị gia dụng trong gia đình (Ti vi, nồi cơm điện ) và trình bày kí hiệu và chức năng của các nút.
Các nhóm thảo luận rồi cử đại diên trình bày
Tivi có nút nguồn, nút âm lượng, nút điều chỉnh chuyển kênh 
V. Củng cố, dặn dò (5’):
	1. Củng cố: 
	HTTH có mấy thành fần? Thành fần nào là quan trọng nhất?Vì sao?
	Gọi hs lên bảng vẽ tổng quát sơ đồ cấu trúc chung của htth.
	Cho HS kể tên một số CPU. Cho học sinh quan sát lịch sử phát triển Cpu
	Nắm vững các phần của bài thực hành 
Cho học sinh lên sử dụng máy tính thao tác với chuột phím 
	2. Dặn dò: Chuẩn bị bài số 4: Bài toán và Thuật toán..
VI. Rút kinh nghiệm:
Tiết 9-10- 11- 12
Ngày soạn: 20/09/2020	
CHỦ ĐỀ 3: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN.
1. Xác định vấn đề cần giải quyết của chủ đề:
Biết khái niệm bài toán và thuật toán, các đặc trưng chính của thuật toán.
Hiểu một số thuật toán thông dụng.
Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng ngôn ngữ liệt kê.
Mô tả được thuật toán giải một số bài toán đơn giản bằng ngôn ngữ liệt kê.
2. Nội dung kiến thức cần xây dựng trong chủ đề :
Nội dung 1: Biết khái niệm bài toán và thuật toán, các đặc trưng chính của thuật toán. Hiểu một số thuật toán thông dụng.
Nội dung 2: Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng ngôn ngữ liệt kê. Mô tả được thuật toán giải một số bài toán đơn giản bằng ngôn ngữ liệt kê.
3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số năng lực có thể được phát triển :
3.1. Kiến thức
Biết khái niệm bài toán và thuật toán, các đặc trưng chính của thuật toán.
Hiểu một số thuật toán thông dụng.
Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng ngôn ngữ liệt kê.
3.2. Kĩ năng
Mô tả được thuật toán giải một số bài toán đơn giản bằng ngôn ngữ liệt kê.
3.3. Thái độ:
Có thái độ nghiêm túc trong việc học tập và nghiên cứu về máy tính cũng như ngành khoa học Tin học.
3.4. Phát triển năng lực:
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề: biết nghiên cứu những tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề và tìm hướng giải quyết vấn đề.
Năng lực làm việc nhóm: Tạo thói quen làm việc, trao đổi, học tập với các bạn cùng nhóm.
3.5. Kiến thức liên môn:
4. Bảng mô tả yêu cầu cần đạt.
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Bài toán và thuật toán.
Biết khái niệm bài toán và thuật toán, các đặc trưng chính của thuật toán.
Hiểu một số thuật toán thông dụng.
Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng ngôn ngữ liệt kê.
Mô tả được thuật toán giải một số bài toán đơn giản bằng ngôn ngữ liệt kê.
5. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 
Khởi động
Yêu cầu học sinh tìm số lớn nhất trong 5 số ngẫu nhiên 7 27 5 39 18
Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày lại quá trình tìm ra được số 39 là số lớn nhất trong 5 số? -> so sánh lần lượt với các số còn lại tìm ra số lớn nhất.
Nếu dãy số khoảng 1 tỷ số thì chúng ta có thể thực hiện được không? -> không thể thực hiện phải sử dụng máy tính.
Máy tính có thể tự nó thực hiện được hay không? -> không thể thực hiện phải cần có sự hướng dẫn của con người, hướng dẫn như thế nào chúng ta cùng vào Chủ đề 3: Bài toán và thuật toán để tìm hiểu.
Hình thành kiến thức
a) Khái niệm bài toán? Các yếu tố cần quan tâm để xác định bài toán?
Bài toán là những việc mà con người muốn máy tính thực hiện. Hai yếu tố cần quan tâm để xác định bài toán: Input đưa vào thông tin gì, output lấy ra thông tin gì.
Ví dụ1: tính tổng s hai số a, b.
Input: hai số a, b.
Output: tổng s.
Ví dụ 2: tìm số lớn nhất (max) của ba số a, b, c.
Input: a, b, c.
Output: max.
b) Làm thế nào để từ input ta tìm được output? -> sử dụng thuật toán. Khái niệm thuật toán?
Là dãy hữu hạn các thao tác.
Được sắp xếp theo một trình tự xác định.
Sau khi thực hiện dãy thao tác ấy từ input ta tìm được output.
Vd1: tính tổng c của hai số nguyên a, b.
Input: a, b.
Output: c.
B1: nhập a, b.
B2: c=a+b.
B3: in ra c và kết thúc.
Vd2: tính diện tích s của hình chữ nhật với chiều dài a, chiều rộng b.
Input: a, b.
Output: s.
B1: nhập a, b.
B2: s=axb.
B3: in ra s và kết thúc.
Vd3: tìm số lớn nhất trong dãy số có N số nguyên a1, a2, a3, ..., aN
Input: N và dãy số nguyên a1, a2, a3, ..., aN
Output: giá trị lớn nhất max của dãy số.
B1: nhập N và dãy a1, a2, a3, ..., aN.
B2: max=a1. i=2.
B3: nếu i>N thì đưa ra max rồi kết thúc.
B4: nếu max>ai thì max=ai.
B5: i=i+1. Quay lại B3.
c) Dựa vào các ví dụ trên hãy nêu các tính chất của thuật toán?
- Tính dừng: thuật toán phải kết thúc sau một số hữu hạn các bước.
- Tính xác định: sau khi thực hiện thao tác hoặc thuật toán dừng hoặc là có đúng một thao tác xác định để thực hiện tiếp theo.
- Tính đúng đắn: sau khi thuật toán kết thúc, ta phải nhận được output cần tìm.
d) Thuật toán tìm kiếm tuần tự:
Cho dãy số có N số nguyên a1, a2, a3, ..., aN và số nguyên k. Hãy tìm trong dãy N số có giá trị bằng k và in ra vị trí i của số đó. Nếu không thì thông báo không tìm thấy.
Input: số nguyên k, N và dãy a1, a2, a3, ..., aN.
Output: chỉ số i (k=ai) hoặc không có chỉ số i.
B1: nhập k, N, dãy a1, a2, a3, ..., aN.
B2: i=1.
B3: nếu i>N thì thông báo không tìm thấy và kết thúc.
B4: nếu k=ai thì in ra giá trị i và kết thúc.
B5: i=i+1. Quay lại b3.
e) Thuật toán sắp xếp tráo đổi:
Cho dãy số có N số nguyên a1, a2, a3, ..., aN. Hãy sắp xếp dãy số thành dãy không giảm.
Input: số nguyên N và dãy a1, a2, a3, ..., aN.
Output: dãy a1, a2, a3, ..., aN đã sắp xếp thành dãy không giảm.
B1: nhập số nguyên N và dãy a1, a2, a3, ..., aN.
B2: M=N.
B3: nếu M<2 đưa ra dãy đã được sắp xếp và kết thúc.
B4: M=M-1, i=0.
B5: i=i+1.
B6: Nếu i>M thì quay lại B3.
B7: nếu ai>ai+1 thì tráo đổi ai và ai+1 cho nhau.
B8: quay lại B5.
Hoạt động luyện tập
Điền vào chỗ trống.
f) Các yếu tố cần quan tâm đến của bài toán là ...
g) Sử dụng .... để từ input ta sẽ tìm được output.
h) Dãy các thao tác sau có phải thuật toán hay không? Tại sao?
B1: xóa bảng.
B2: vẽ hình.
B3: quay lại B1.
Hoạt động vận dụng
i) Ba em đang xây dựng nhà cần mua một số viên gạch để lát nền (mỗi viên gạch là hình vuông có cạnh bằng 40cm) với mặt sàn cần lát gạch có chiều dài 12m, chiều rộng 6m. Em hãy xây dựng thuật toán tìm ra số lượng viên gạch ít nhất có thể để giúp ba em tiết kiệm chi phí xây nhà.
j) Cuối năm học lớp 10 các bạn trong lớp đều có điểm trung bình môn. Ví dụ bạn A: 8.5, B:9.4, C: 7.8 ..., em hãy xây dựng thuật toán t

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_10_chuong_trinh_hoc_ki_1_nam_hoc_2020_20.docx