Giáo án môn Tin học Lớp 10 - Bài 7: Phần mềm máy tính

Giáo án môn Tin học Lớp 10 - Bài 7: Phần mềm máy tính

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 Biết khái niệm phần mềm máy tính.

 Phân biệt được phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.

2.Năng lực:

 Phân biệt được phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.

 Nhận biết được một số phần mềm phục vụ cho việc học tập, ví dụ: Windows, Word, Internet Explore

3. Phẩm chất:Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Giáo án, SGK, Sách giáo viên, giáo án, máy tính và các video minh họa.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh

b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Từ yêu cầuHS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài:

Gv:Đặt câu hỏi

 ?1 Theo em một máy tính chưa có phần mềm có hoạt động được không ? Vì sao?

Hs: Trả lời

Một máy tính chưa có phần mềm không thể hoạt động được bởi vì phần mềm gồm các chương trình, mà chương trình là một dãy lệnh chỉ cho máy biết điều cần làm tại mỗi thời điểm. Cho nên không có phần mềm trong máy tính thì máy không thể hoạt động được. Chảng hạn, khi không có hệ điều hành (là một phẩn mém) thì máy tính sẽ không hoạt động được.

 

docx 3 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 4890
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học Lớp 10 - Bài 7: Phần mềm máy tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: 
Tổ: .
Họ và tên giáo viên
 ..
Tên bài dạy
PHẦN MỀM MÁY TÍNH
Môn học: Tin Học; Lớp: 10
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Biết khái niệm phần mềm máy tính.
Phân biệt được phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.	
2.Năng lực:
Phân biệt được phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
Nhận biết được một số phần mềm phục vụ cho việc học tập, ví dụ: Windows, Word, Internet Explore 
3. Phẩm chất:Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo án, SGK, Sách giáo viên, giáo án, máy tính và các video minh họa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ yêu cầuHS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài:
Gv:Đặt câu hỏi
 ?1 Theo em một máy tính chưa có phần mềm có hoạt động được không ? Vì sao?
Hs: Trả lời
Một máy tính chưa có phần mềm không thể hoạt động được bởi vì phần mềm gồm các chương trình, mà chương trình là một dãy lệnh chỉ cho máy biết điều cần làm tại mỗi thời điểm. Cho nên không có phần mềm trong máy tính thì máy không thể hoạt động được. Chảng hạn, khi không có hệ điều hành (là một phẩn mém) thì máy tính sẽ không hoạt động được.
2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu Khái niệm khái niệm phần mềm
a) Mục tiêu: 
- Biết khái niệm phần mềm máy tính.
- Phân biệt được phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
GV: Cho HS thảo luận về một số phần mềm hay dùng như: Chat, nghe nhạc, duyệt web rồi từ đó dẫn dắt vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌
Gv: Đặt vấn đề: Phần mềm là gì?
Để trả lời câu hỏi này GV đặt một số câu hỏi để HS phát biểu được khái niệm phần mềm.
 ?1 Nêu khái niệm bài toán? Để giải bài toán trên máy tính ta thực hiện các bước nào?
?2 Sản phẩm chính sau khi giải bài toán trên máy tính là gì?
Minh họa phần mềm giải PTB2
*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌
 ‌+‌ ‌HS:‌ ‌Suy‌ ‌nghĩ,‌ ‌tham‌ ‌khảo‌ ‌sgk‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌
+‌ ‌GV:‌ ‌quan‌ ‌sát‌ ‌và‌ ‌trợ‌ ‌giúp‌ ‌các‌ ‌cặp.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌
+‌ ‌HS:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe,‌ ‌ghi‌ ‌chú,‌ ‌một‌ ‌HS‌ ‌phát‌ ‌
biểu‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌tính‌ ‌chất.‌ ‌ ‌
+‌ ‌Các‌ ‌nhóm‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌cho‌ ‌
nhau.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌GV‌ ‌
chính‌ ‌xác‌ ‌hóa‌ ‌và‌ ‌gọi‌ ‌1‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌nhắc‌ ‌lại‌ ‌kiến‌ ‌thức
1. Khái niệm phần mềm
a. Khái niệm: 
- Phần mềm máy tính là một chương trình nhằm thực hiện một nhiệm vụ hoặc giải quyết một bài toán nào đó.
- Phần mềm máy tính là sản phẩm thu được sau khi thực hiện giải bài toán trên máy tính.
- Chương trình đó có thể giải bài toán với nhiều bộ dữ liệu (Input) khác nhau.
Hoạt động 2: Nhận biết và phân loại phần mềm.
a) Mục tiêu:Nhận biết và phân loại phần mềm
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌
Đặt vấn đề: Bạn Minh có một máy tính nhưng chưa cài đặt bất cứ phần mềm nào. Em hãy đề xuất các phần mềm thông dụng để cài đặt cho máy bạn? Biết rằng bạn sử dụng máy tính để soạn thảo, nghe nhạc, tìm kiếm thông tin trên mạng internet, chơi game, 
HS: Đề xuất những phần mềm cài đặt cho máy bạn Minh.
GV: Chốt lại bằng một video để HS đánh giá kết quả.
GV: Qua ví dụ ở trên ta thấy máy tính dù đơn giản đến đâu cũng phải có CPU, bàn phím, con chuột, , màn hình và bộ chương trình. Vậy Chương trình (phần mềm) Có những loại nào? Đặc điểm của các loại?
GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm
THẢO LUẬN NHÓM
Hai bàn là một nhóm. Tiến hành thảo luận nội dung sau:
Hãy kể tên các loại phần mềm? Đặc điểm của các loại đó? Lấy ví dụ?
HS: Thảo luận và ghi ra giấy A0 trong vòng 6 phút.
GV: Lấy một nhóm báo cáo sản phẩm
HS: Báo cáo
GV: Nhận xét và chốt thông qua sơ đồ tư duy
 Khi sử dụng máy tính thì phần mềm đầu tiên mà máy tính nào cũng cần có đó là Hệ điều hành (HĐH). Không có HĐH thì các phần mềm ứng dụng không thể thực hiện được. Sau đó cài đặt phần mềm ứng dụng nào vào máy thì tùy thuộc vào công việc của mỗi người muốn máy tính thực hiện.
*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌
 ‌+‌ ‌HS:‌ ‌Suy‌ ‌nghĩ,‌ ‌tham‌ ‌khảo‌ ‌sgk‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌
+‌ ‌GV:‌ ‌quan‌ ‌sát‌ ‌và‌ ‌trợ‌ ‌giúp‌ ‌các‌ ‌cặp.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌
+‌ ‌HS:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe,‌ ‌ghi‌ ‌chú,‌ ‌một‌ ‌HS‌ ‌phát‌ ‌
biểu‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌tính‌ ‌chất.‌ ‌ ‌
+‌ ‌Các‌ ‌nhóm‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌cho‌ ‌
nhau.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌GV‌ ‌
chính‌ ‌xác‌ ‌hóa‌ ‌và‌ ‌gọi‌ ‌1‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌nhắc‌ ‌lại‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ ‌
2. Phân loại:
Phần mềm hệ thống 
Phần mềm ứng dụng
a, Phần mềm hệ thống: 
- Là những phần mềm có chức năng hổ trợ, tạo môi trường làm việc cho hoạt động của những phần mềm khác trong quá trình hoạt động của máy tính
 Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là hệ điều hành.
VD:Hệ điều hành WINDOWS(XP, 7, 8, 10); UNIX, LINUX,...
b. Phần mềm ứng dụng:
- Là các phần mềm dùng để giải quyết những công việc thường gặp và các hoạt động mang tính nghiệp vụ.
- Các loại phần mềm ứng dụng:
+ Phần mềm chung: Được thiết kế theo yêu cầu chung của nhiều người. 
Ví dụ: Microsoft Word, google Chrome, Windows Media player, Autocad, 
 + Phần mềm riêng: Được thiết kế riêng theo đơn đặt hàng của tổ chức hay cơ quan. 
Ví dụ: phần mềm quản lí tiền điện thoại, quản lí học sinh, phần mềm kế toán, 
+ Phần mềm công cụ: Là các phần mềm hỗ trợ cho việc làm ra các sản phẩm phần mềm khác.
VD: phần mềm Debugger, Turbo Pascal, Microsoft Access, 
+ Phần mềm tiện ích: Giúp người dùng làm việc với máy tính thuận lợi hơn. 
VD: PM sao chép dữ liệu (Tera Copy), diệt virus,dọn dẹp rác cho máy tính (ccleaner), 
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP	
a. Mục tiêu:Biết phân loại được phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, phần mềm công cụ, phần mềm tiện ích.
b. Nội dung:HS đọc SGK làm các bài tập.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: 
Củng cố bài học bằng trò chơi tiếp sức để phân loại phần mềm
Chia lớp ra làm hai đội. Đội 1 là dãy bàn bên tay trái của GV, đội 2 dãy bàn bên tay phải của GV
Luật chơi: Cử 2 thành viên đứng đầu dãy bàn. Lần lượt mỗi thành viên thực hiện
+ Bốc phần mềm yêu cầu phân loại của đội mình (nếu không biết dán vào đâu thì có thể hỏi ý kiến của cả đội), Dán phần mềm đó lên giấy A0 đúng vào phần phân loại đã ghi sẵn.
+ Về vị trí xuất phát để bạn thứ 2 thực hiện
 Đội nào hoàn thành trong thời gian sớm hơn được 8đ, mỗi phần mềm dán đúng vị trí được 2 điểm. Đội nào thắng cuộc sẽ có phần thưởng.
Đội 1 phân loại các phần mềm: HĐH windows 7; google chrome, word 2010, quản lí thư viện, ccleaner (phần mềm dọn dẹp rác cho máy tính)
Đội 2 phân loại các phần mềm: HĐH windows 10; windows media player, quản lí học sinh, turbo Pascal, BKAV, paint
Hs: Hoạt động
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Biết tầm quan trọng của phần mềm hệ thống chẳng hạn Hệ điều Hành
b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Gv: Đưa câu hỏi
Theo em, có thể thực hiện một phần mềm ứng dụng mà không cần hệ điều hành được không?
Hs:Trả lời
 Khi thực hiện một phần mềm ứng dụng mà không có hệ điều hành thì không thể thực hiện được bởi vì nhờ hệ điều hành ta mới có thể giao tiếp được với máy, mới viết được những phần mềm máy tính.
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC: 
1. Hướng dẫn học sinh học bài cũ:
- Nắm khái niệm phần mềm máy tính, phân loại phần mềm.
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Học thuộc bài cũ, chuẩn bị trước bài mới: 
	Bài 8: Những ứng dụng của tin học. 
	Tổ 1: soạn nội dung mục 1, 2 
	Tổ 2: soạn nội dung mục 3, 4 
	Tổ 3: soạn nội dung mục 5, 6 
	Tổ 4: soạn nội dung mục 7, 8

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tin_hoc_lop_10_bai_7_phan_mem_may_tinh.docx