Giáo án Tin học Lớp 10 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thìn

Giáo án Tin học Lớp 10 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thìn

I/ MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nêu được khái niệm bài toán và thuật toán, các tính chất của thuật toán.

- Phân tích cách biễu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và bằng liệt kê các bước.

- Trình bày được một số thuật toán thông dụng.

2. Về năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp:

- Năng lực chuyên biệt: Xây dựng được các thuật toán phục vụ cho việc lập trình ra các chương trình phục vụ trong học tập và đời sống.

3. Về phẩm chất

- Luyện khả năng tư duy lôgic khi giải quyết một vấn đề nào đó.

II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Giáo án, tranh ảnh

- Phòng tin học

2. Học sinh

- Sách giáo khoa, vở ghi.

- Đọc bài trước.

 

docx 6 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 3330
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 10 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thìn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 05
Tiết PPCT: 9
Ngày soạn: 16/ 09/ 2021
Bài 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (5 tiết)
I/ MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm bài toán và thuật toán, các tính chất của thuật toán.
- Phân tích cách biễu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và bằng liệt kê các bước.
- Trình bày được một số thuật toán thông dụng. 
2. Về năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp:
- Năng lực chuyên biệt: Xây dựng được các thuật toán phục vụ cho việc lập trình ra các chương trình phục vụ trong học tập và đời sống.
3. Về phẩm chất
- Luyện khả năng tư duy lôgic khi giải quyết một vấn đề nào đó.
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên
Giáo án, tranh ảnh
Phòng tin học
Học sinh
Sách giáo khoa, vở ghi.
Đọc bài trước.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
	- Nêu nguyên lý mã hoá nhị phân?
3. Đặt vấn đề
4. Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm bài toán
· GV đưa ra một số bài toán, cho các nhóm thảo luận 
đưa ra kết luận bài toán nào thuộc toán học, bài toán nào thuộc tin học. (Có thể cho HS tự đưa ra ví dụ)
1) Tìm UCLN của 2 số nguyên dương.
2) Tìm nghiệm của ptb2 (a≠0).
3) Kiểm tra tính nguyên tố của 1 số nguyên dương.
4) Xếp loại học tập của HS.
· Các nhóm thảo luận và đưa ra kết quả:
+ bài toán toán học: 1, 2, 3
+ bài toán tin học: tất cả
· Tương tự BT toán học, đối với BT tin học, trước tiên ta cần quan tâm đến các yếu tố nào?
· Các nhóm thảo luận, trả lời:
+ Cách giải
+ Dữ liệu vào, ra
· Cho các nhóm tìm Input, Output của các bài toán.
· Các nhóm thảo luận, trả lời.
1. Khái niệm bài toán
· Trong tin học, bài toán là một việc mà ta muốn máy tính thực hiện.
· Các yếu tố xác định một bài toán:
 + Input (thông tin đưa vào máy): dữ liệu vào
 + Output (thông tin muốn lấy ra từ máy): dữ liệu ra
Input
Bài toán
Output
2 số nguyên dương M, N.
Các số thực a, b, c (a≠0).
Số nguyên dương n.
Bảng điểm của HS trong lớp.
VD 1: Tìm UCLN của 2 số M, N.
VD 2: Tìm nghiệm của pt
 ax2 + bx + c = 0 ( a ≠ 0) 
VD3: Kiểm tra số nguyên dương n có phải là một số nguyên tố không?
VD 4: Xếp lạo học tập của một lớp.
Ước chung lớn nhất của M, N.
Các nghiệm của pt (có thể không có)
"n là số nguyên tố" hoặc "n không là số nguyên tố"
Bảng xếp loại học lực.
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm thuật toán
GV: Trong tin học, để giải một bài toán, ta phải chỉ ra một dãy các thao tác nào đó để từ Input tìm ra được Output. Dãy thao tác đó gọi là thuật toán. 
GV: Cho các nhóm thảo luận tìm hiểu khái niệm 
thuật toán là gì?
HS: Các nhóm thảo luận và đưa ra câu trả lời.
– Là một dãy thao tác
– Sau khi thực hiện dãy thao tác với bộ Input thì cho ra Output.
GV: cho biết để thể hiện một thuật toán thường có mấy cách?
HS: Thường có 2 cách: liệt kê và dùng sơ đồ khối.
GV: Qui ước các khối trong sơ đồ thuật toán.
GV: Lưu ý hs tính dừng, tính xác định và tính đúng đắn của thuật toán
2. Khái niệm thuật toán
Thuật toán để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được 
sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác ấy, từ Input của bài toán, ta nhận được Output cần tìm.
5. Củng cố
 - Thế nào là bài toán trong tin học?
 - Việc xác định bài toán trong tin học?
 - Đọc tiếp bài "bài toán và thuật toán"
 - BTVN:Bài 1 SGK.
Tuần: 05
Tiết PPCT: 10
Ngày soạn: 18/ 09/ 2021
Bài 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (tiếp)
I/ MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm bài toán và thuật toán, các tính chất của thuật toán.
- Phân tích cách biễu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và bằng liệt kê các bước.
- Trình bày được một số thuật toán thông dụng. 
2. Về năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp:
- Năng lực chuyên biệt: Xây dựng được các thuật toán phục vụ cho việc lập trình ra các chương trình phục vụ trong học tập và đời sống.
3. Về phẩm chất
- Luyện khả năng tư duy lôgic khi giải quyết một vấn đề nào đó.
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên
Giáo án, tranh ảnh
Tổ chức hoạt động theo nhóm.
Học sinh
Sách giáo khoa, vở ghi.
Đọc bài trước.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
- Đổi sang hệ nhị phân: 20; 25; 30.
- Đổi sang hệ thập phân: 110011; 101001; 10101 
3. Đặt vấn đề
4. Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm thuật toán giải bài toán: "Tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên"
GV: Tổ chức các nhóm thảo luận
GV: Hãy xác định Input và Output của bài toán?
HS:
Input: – số nguyên dương N.
	– N số a1, a2, , aN.
Output: giá trị Max.
GV: Hướng dẫn HS tìm thuật toán (có thể lấy VD thực tế để minh hoạ: tìm quả cam lớn nhất trong N quả cam)
HS: Các nhóm thảo luận và trình bày ý tưởng.
· Ý tưởng: 
– Khởi tạo giá trị Max = a1.
– Lần lượt với i từ 2 đến N, so sánh giá trị số hạng ai với giá trị Max, nếu ai> Max thì Max nhận giá trị mới là ai.
GV giải thích các kí hiệu
.
2. Khái niệm thuật toán:
Ví dụ: Tìm giá trị lớn nhất của một 
dãy số nguyên cho trước.
· Xác định bài toán:
+ Input: 
	– số nguyên dương N.
	– N số a1, a2, , aN.
+ Output: giá trị Max.
· Thuật toán: (Liệt kê)
B1: Nhập N và dãy a1, , 	aN
B2: Max ¬ a1; i ¬2
B3: Nếu i > N thì đưa ra giá trị Max và kết thúc.
B4: Nếu ai> max thì Max ¬ ai
B5: i ¬ i+1, quay lại B3.
Hoạt động 2: Hướng dẫn diễn tả thuật toán bằng sơ đồ khối
· Sơ đồ khối:
thể hiện thao tác so sánh.
thể hiện các phép tính toán.
thể hiện thao tác nhập, xuất dữ liệu.
qui định trình tự thực hiện các thao tác.
 Hoạt động 3: Mô phỏng việc thực hiện thuật toán
· GV minh hoạ việc thực hiện thuật toán với một dãy số cụ thể.
· HS theo dõi, tham gia nhận xét kết quả.
Dãy số
5
1
4
7
6
3
15
8
4
9
12
i
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Max
5
5
5
7
7
7
15
15
15
15
15
Mô phỏng các bước thực hiện thuật toán trên với 
N = 11 và dãy A: 5, 1, 4, 7, 6, 3, 15, 8, 4, 9, 12
 Hoạt động 4: Ôn lại các kiến thức đã học
GV: Hướng dẫn HS nhận xét các tính chất của thuật toán.
HS nhận xét qua VD trên
GV: Cho HS nêu lại các cách diễn tả thuật toán
HS nhắc lại
· Tính chất thuật toán: 
– Tính dừng: thuật toán phải kết thúc sau 1 số hữu hạn lần thực hiện các thao tác.
– Tính xác định: sau khi thực hiện 1 thao tác thì hoặc là kết thúc hoặc thực hiện 1 thao tác kế tiếp.
– Tính đúng đắn: sau khi kết thúc phải nhận được Output.
5. Củng cố
Những điểm cần lưu ý của bài:
Cấu trúc của máy tính. 
Các bộ phận của máy tính.
Bài 1 và 2 SGK
Đọc tiếp bài "Giới thiệu về máy tính"
Ký duyệt của nhóm trưởng
Đoàn Văn Nghị
Ngày .... tháng .... năm 2021
Giáo viên
Nguyễn Thị Thìn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_10_tuan_5_nam_hoc_2021_2022_nguyen_thi_t.docx