Giáo án Tin học Lớp 10 - Bài 14: Khái niệm về soạn thảo văn bản - Năm học 2020-2021 - Hà Hải Nhân

Giáo án Tin học Lớp 10 - Bài 14: Khái niệm về soạn thảo văn bản - Năm học 2020-2021 - Hà Hải Nhân

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 – Nắm được các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản, các khái niệm liên quan đến việc trình bày văn bản.

 – Có khái niệm về các vấn đề liên quan đến xử lí chữ Việt trong soạn thảo văn bản.

 – Hiểu một số qui ước trong soạn thảo văn bản.

 – Biết cách gõ văn bản chữ Việt, bộ mã chữ Việt, bộ phông chữ Việt,

 2. Năng lực

 – Làm việc nhóm, sáng tạo, tự chủ và hợp tác

 3. Phẩm chất

 – Rèn các đức tính: cẩn thận, ham học hỏi, có tinh thần tương trợ bạn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 Giáo viên: – Giáo án, tranh ảnh minh hoạ.

 – Tổ chức hoạt động theo nhóm.

 Học sinh: – Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước.

 

docx 4 trang yunqn234 10330
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 10 - Bài 14: Khái niệm về soạn thảo văn bản - Năm học 2020-2021 - Hà Hải Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:PT DTNT SA THẦY
Tổ: Công nghệ- Tin- TD- GDQP
Họ và tên giáo viên: Hà Hải Nhân
Tuần 19	Ngày soạn: 09/01/2021
Tiết 37, 38	
Bài 14. KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức	
	– Nắm được các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản, các khái niệm liên quan đến 	việc trình bày văn bản.
	– Có khái niệm về các vấn đề liên quan đến xử lí chữ Việt trong soạn thảo văn bản.
	– Hiểu một số qui ước trong soạn thảo văn bản.
	– Biết cách gõ văn bản chữ Việt, bộ mã chữ Việt, bộ phông chữ Việt, 
	2. Năng lực
	– Làm việc nhóm, sáng tạo, tự chủ và hợp tác
	3. Phẩm chất
	– Rèn các đức tính: cẩn thận, ham học hỏi, có tinh thần tương trợ bạn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
	Giáo viên: 	– Giáo án, tranh ảnh minh hoạ.
	– Tổ chức hoạt động theo nhóm.
	Học sinh: 	– Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	Hoạt động 1. Giới thiệu các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản
a. Mục tiêu: HS biết khái niệm hệ soạn thảo văn bản, các chức năng: Nhập và lưu trữ, sửa đổi, trình bày văn bản và một số chức năng khác .
b. Nội dung: HS năm được Hệ soạn thảo văn bản là một phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện các thao tác liên quan đến công việc soạn thảo văn bản: gõ văn bản, sửa đổi, trình bày, lưu trữ và in văn bản.
c. Sản phẩm: Các báo cáo của các nhóm HS
d. Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Chia học sinh thành 4 nhóm
Mỗi nhóm 01 phiếu học tập và bút dạ, giấy A4 (GV chiếu nhiệm vụ lên slide cho học sinh)
Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn hoạt động nhóm 6 – 10 người
+ Hướng dẫn:
- Làm việc theo nhóm, ghi câu trả lời vào phiếu học tập, mỗi câu đúng được 1 bông hoa
- Thời gian thực hiện mỗi nhóm 10p
- HS: Quan sát, trả lời câu hỏi
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung ý kiến
- GV quan sát, nhận xét, chiếu đáp án (Có thể tuyên dương nhóm làm tốt)
Đánh giá hoạt động của học sinh
- GV nhận xét đánh giá, tuyên dương
Hoạt động 2. Tìm hiểu các đơn vị xử lý trong văn bản
a. Mục tiêu: 
Mục tiêu: HS biết các đơn vị xử lý trong văn bản.
b. Nội dung: HS quan biết các đơn vị xử lý trong văn bản. 
HS nêu được khái niệm về Từ? Dòng văn bản? Câu? Đoạn văn? Trang?
c. Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập số 02
d. Nội dung hoạt động.
Giao nhiệm vụ học tập: 
Yêu cầu học sinh đọc tài liệu và thảo luận theo cặp đôi 
Xác định nội dung câu hỏi trong phiếu học tập 02
Thực hiện nhiệm vụ học tập 
Học sinh hoạt động trả lời câu hỏi trong phiếu học tập 02
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
Đại diện nhóm báo cáo
Nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV hướng dẫn lắng nghe và phản hồi
Đánh giá hoạt động của học sinh
GV nhận xét đánh giá, tuyên dương
Hoạt động 3:. Tìm hiểu chữ Việt trong soạn thảo văn bản
a. Mục tiêu: 
Mục tiêu: HS biết nhu cầu phải có phần mềm gõ chữ Việt.
b. Nội dung: HS quan biết các kiểu gõ chữ Việt trong văn bản. 
HS nêu các qui ước trong việc gõ văn bản 
c. Sản phẩm: Phân biệt được các kiểu gõ chữ Việt trong văn bản.
d. Nội dung hoạt động.
Giao nhiệm vụ học tập: 
 - Chia học sinh thành 3 nhóm
- Yêu cầu học sinh đọc tài liệu và thảo luận theo nhóm 
- Xác định nội dung câu hỏi trong phiếu học tập 03
Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- Học sinh hoạt động trả lời câu hỏi trong phiếu học tập 03
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
- Đại diện nhóm báo cáo
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV hướng dẫn lắng nghe và phản hồi
Đánh giá hoạt động của học sinh
- GV nhận xét đánh giá, tuyên dương
Hoạt động 4. Luyện tập
a. Mục tiêu
 Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức khái niệm hệ STVB, các qui ước và cách thực hành gõ chữ Việt
b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập 
c. Sản phẩm: nội dung hoàn thành phiếu học tập số 4
d. Nội dung hoạt động.
Giao nhiệm vụ học tập: 
- Yêu cầu học sinh đọc tài liệu
- Chia nhóm cặp đôi hoạt động
- Xác định nội dung câu hỏi trong phiểu học tập số 4
Thực hiện nhiệm vụ học tập có sự hợp tác:
- Các nhóm hoạt động trả lời câu hỏi
- GV quan sát và hỗ trợ
Trình bày và đánh giá kết quả của hoạt động:
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung
- GV hướng dẫn lắng nghe và phản hồi
Đánh giá hoạt động của học sinh
- GV nhận xét đánh giá, tuyên dương
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
PHIÊU HỌC TẬP SỐ 01
Nhóm 1:
Yêu cầu: Tìm hiểu chức năng nhập và lưu trữ văn bản
Câu hỏi 1: Có nhất thiết phải vừa soạn thảo văn bản vừa trình bày văn bản hay không?
Câu hỏi 2: Hệ STVT cho phép nhập văn bản ntn?
Nhóm2:
Yêu cầu: Tìm hiểu chức năng sửa đổi văn bản?
Câu hỏi 1: Trong khi soạn thảo văn bản trên máy tính ta thường có các thao tác sửa đổi nào?
Câu hỏi 2: Trong khi soạn thảo văn bản trên giấy thì các chức năng này có thực hiện được k?
Nhóm 3: 
Yêu cầu: Tìm hiểu chức năng trình bày văn bản
Câu hỏi 1: So với cách soạn thảo truyền thống thì HSTVB có các khả năng ưu việt nào trong cách trình bày văn bản
Nhóm 4: 
Tìm hiểu các chức năng khác như: Tìm kiếm, gõ tắt, ..
Câu hỏi: Ngoài các chức năng chính thì HSTVB còn có các chức năng nào nữa?
PHIẾU BÀI TẬP SÔ 2
Quan sát đoạn văn bản để biết các đơn vị xử lý trong văn bản. 
Chỉ rõ từng thành phần, nêu ra khái niệm về Từ? Dòng văn bản? Câu? Đoạn văn? Trang, trang màn hình?
ĐỜI NGƯỜI ĐÂU MẤY LẦN VUI
Kiếp con người mỏng manh như là gió
Sống trên đời có được mấy lần vui
Sao phải đau mà không thể mỉm cười
Gắng buông nỗi ngậm ngùi nơi quá khứ
Nếu có thể sao ta không làm thử
Để tâm hồn khắc hai chữ bình an
Cho đôi chân bước thanh thản nhẹ nhàng
Dù hướng đời có muôn ngàn đá sỏi
Biết nhận sai khi trót gây lầm lỗi
Người ghét ta cũng chớ vội oán hờn
Đừng để mình xem nặng nhẹ thiệt hơn
Thì lệ sẽ chẳng ướt sờn vai áo
Phải mạnh mẽ đương đầu cùng giông bão
Sống chỉ cần chốn nương náu mà thôi
Được cơm no áo ấm cũng vui rồi
Bởi dòng đời còn lắm người cơ nhỡ
Chốn dương gian chẳng qua là tạm bợ
Tiệc tàn rồi cũng trở lại hư vô
Hãy giữ gìn trân trọng mến thương nhau
Vì thời gian chẳng thể nào quay lại
- Tùng Trần -
PHIÊU HỌC TẬP SỐ 03
Trả lời các câu hỏi sau
Nhóm 1: Xử lí chữ Việt trong môi trường máy tính bao gồm các việc chính nào?
Nhóm 2: Kiểu gõ chữ việt phổ biến hiện nay là những kiểu gõ nào?qui ước trong từng kiểu?
Nhóm 3: Để có thể soạn thảo văn bản chữ Việt, trên máy tính cần có những gì?
PHIÊU HỌC TẬP SỐ 04
Trả lời các câu hỏi sau
Câu 1: Trong các bộ mã dưới đây, bộ mã nào không hỗ trợ Tiếng Việt?
A. ASCII	B. UNICODE	C. TCVN3	D. VNI
Câu 2: Trong các phông chữ cho hệ điều hành WINDOWS dưới đây, phông chữ nào không dùng mã VNI WIN?
A. Time New Roman	B. VNI-Times	C. VNI-Top	D. Cả B và C đều đúng
Câu 3: Trong Microsoft Word, giả sử hộp thoại Font đang hiển thị là Time New Roman, để gõ được Tiếng Việt, trong Vietkey cần xác định bảng mã nào dưới đây:
A. VietWare_X	B. Unicode	C. TCVN3_ABC	D. VNI Win
Câu 4: Để gõ dấu huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng theo kiểu Telex tương ứng với những phím nào?
A. f, s, j, r, x	B. s, f, r, j, x	C. f, s, r, x, j	D. s, f, x, r, j
Câu 5: Trong các phông chữ dưới đây, phông chữ nào dùng mã Unicode?
A. VNI-Times	B. VnArial	C. VnTime	D. Time New Roman

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_10_bai_14_khai_niem_ve_soan_thao_van_ban.docx