Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chuyên đề: Virus và các ứng dụng
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, Kỹ năng, thái độ
a. Kiến thức.
- Nêu được khái niệm và các đặc điểm của virus. Trình bày được cấu tạo của virus.
- Trình bày được các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ. Từ đó giải thích được cơ chế gây bệnh do virus.
- Kể tên được một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học; trong y học và nông nghiệp; sản xuất thuốc trừ sâu từ virus.
- Trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, thực vật và động vật (HIV, cúm, sởi,.) và cách phòng chống. Giải thích được các bệnh do virus thường lây lan nhanh, rộng và có nhiều biến thể.
- Thực hiện được dự án hoặc đề tài điều tra một số bệnh do virus gây ra và tuyên truyền phòng chống bệnh.
b. Phẩm chất và năng lực có thể phát triển
* Phẩm chất
- Yêu nước: Hiểu và thực hiện tốt các chính cải thiện phòng chống các bệnh truyền nhiễm và từ đó tham gia bảo vệ môi trường sống trong sạch.
- Nhân ái: Trân trọng và yêu thương người, giúp đỡ những người bị bệnh truyền nhiễm, không xa lánh, kỳ thị.
- Chăm chỉ: Ham học hỏi, thường xuyên vận động rèn luyện bản thân và tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Trung thực: Khách quan trong nhận xét, đánh giá quá trình học tập của bản thân và bạn bè, từ đó hoàn thiện bản thân.
- Trách nhiệm:
+ Với bản thân và các bạn trong nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. (Chuẩn bị nội dung báo cáo, thu hoạch.).
+ Có sự hiểu biết đúng đắn về các hiện tượng tự nhiên, yêu thiên nhiên, yêu thực vật, động vật.
CHUYÊN ĐỀ: VIRUS VÀ CÁC ỨNG DỤNG Môn: Sinh học, lớp 10 (Thời lượng: 04 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, Kỹ năng, thái độ a. Kiến thức. Nêu được khái niệm và các đặc điểm của virus. Trình bày được cấu tạo của virus. Trình bày được các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ. Từ đó giải thích được cơ chế gây bệnh do virus. Kể tên được một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học; trong y học và nông nghiệp; sản xuất thuốc trừ sâu từ virus. Trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, thực vật và động vật (HIV, cúm, sởi,...) và cách phòng chống. Giải thích được các bệnh do virus thường lây lan nhanh, rộng và có nhiều biến thể. Thực hiện được dự án hoặc đề tài điều tra một số bệnh do virus gây ra và tuyên truyền phòng chống bệnh. b. Phẩm chất và năng lực có thể phát triển * Phẩm chất - Yêu nước: Hiểu và thực hiện tốt các chính cải thiện phòng chống các bệnh truyền nhiễm và từ đó tham gia bảo vệ môi trường sống trong sạch. - Nhân ái: Trân trọng và yêu thương người, giúp đỡ những người bị bệnh truyền nhiễm, không xa lánh, kỳ thị. - Chăm chỉ: Ham học hỏi, thường xuyên vận động rèn luyện bản thân và tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. - Trung thực: Khách quan trong nhận xét, đánh giá quá trình học tập của bản thân và bạn bè, từ đó hoàn thiện bản thân. - Trách nhiệm: + Với bản thân và các bạn trong nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. (Chuẩn bị nội dung báo cáo, thu hoạch...). + Có sự hiểu biết đúng đắn về các hiện tượng tự nhiên, yêu thiên nhiên, yêu thực vật, động vật. * Năng lực cần hướng tới * Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học + HS tự rút ra được khái niệm, cấu tạo, hình thái Virut từ hoạt động giao nhiệm vụ về nhà cho các nhóm tìm hiểu: Nhóm 1: Thí nghiệm phát hiện virus, Nhóm 2: Đặc điểm cấu tạo có virus, Nhóm 3: Phân loại virus, hình thái của virus, Nhóm 4: Tìm hiểu về thí nghiệm về Franken và Corat. Học sinh trình bày được các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ thông qua hoạt động xem video “chu trình nhân lên của Virut”. Từ đó giải thích được cơ chế gây bệnh do virus. Học sinh có thể kể tên được một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học; trong y học và nông nghiệp; sản xuất thuốc trừ sâu từ virus. Trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, thực vật và động vật (HIV, cúm, sởi,...) và cách phòng chống. Giải thích được các bệnh do virus thường lây lan nhanh, rộng và có nhiều biến thể. Thông qua hoạt động xem các hình ảnh về triệu chứng, quá trình gây bệnh của một số bệnh trên các đối tượng khác nhau. Năng lực giao tiếp và hợp tác - Khả năng phân công, xác định nhiệm vụ bản thân và các thành viên trong nhóm khi thực hiện phiếu học tập, trò chơi, các hoạt động nhóm khi tìm hiểu các nội dung theo yêu cầu. - Khả năng trình bày, thuyết phục đối với các thành viên trong nhóm khi thảo luận và trình bày kết quả phiếu học tập trước tập thể lớp. - Có thái độ đúng đắn khi trao đổi, thảo luận nhóm và góp ý, đánh giá sản phẩm của bạn học. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Nhận ra các bệnh truyền nhiễm thường gặp do Virut - Vận dụng những hiểu biết về virus để giải thích một số hiện tượng, vấn đề trong cuộc sống. - Đề xuất một số biện pháp ngăn chặn bệnh truyền nhiễm, bệnh do các vi sinh vật gây hại để ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh. Năng lực tìm hiểu tự nhiên - Xác định được các bệnh truyền nhiễm, không truyền nhiễm trong thực tiễn - Hiểu được các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến bệnh truyền nhiễm. Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng chính xác các thuật ngữ Virut, vi khuẩn, bệnh truyền nhiễm, miễn dịch trong quá trình học tập và trong đời sống Năng lực tìm hiểu xã hội - Hiểu được cơ sở khoa học, mục đích và ý nghĩa của các chiến dịch bảo vệ, làm sạch môi trường sống, phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng. - Tìm hiểu và tuyên tuyền về các chính sách, biện pháp về cải thiện, nâng cao chất lượng dân số trong cộng đồng. - Học sinh có thể thực hiện được dự án hoặc đề tài điều tra một số bệnh do virus gây ra và tuyên truyền phòng chống bệnh. Năng lực tin học Biết tìm kiếm thông tin, thiết kế báo cáo về các giải pháp để con người phòng tránh được bệnh truyền nhiễm, đảm bảo cho sự sinh trưởng – phát triển khỏe mạnh của con người. Năng lực thẩm mỹ - Biết cách điều chỉnh cách sống như thế nào là hợp lý để có cơ thể phòng tránh được bệnh tật. - Có khả năng thiết kế và trình bày bài báo cáo hoàn hảo. Năng lực thể chất Biết cách giử gìn sức khỏe qua việc trách tiếp xúc với mầm bệnh truyền nhiễm, tạo môi trường sống sạch sẽ, luyện tập thể dục thể thao. * Năng lực đặc thù Năng lực nhận thức sinh học - Trình bày được khái niệm cấu tạo và hình thái của virut - Nêu được đặc điểm cơ bản của virut - Giải thích được vai trò: capsit, capsome, nucleocapsit, vỏ ngoài. - So sánh được sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn - Trình bày tóm tắt được chu kì nhân lên của virut trong tế bào chủ. - Giải thích vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào 1 vật chủ xác định. - Phân tích được mối liên quan giữa chu trình sinh tan và chu trình tiềm tan. - Nêu được tác hại của virut - Nêu một số ứng dụng của virut trong thực tiễn - Nêu được khái niệm bệnh truyền nhiễm. - Nêu được các phương thức lây truyền. - Nêu được các khái niệm về HIV/AIDS, - Nêu được các con đường lây truyền bệnh... - Nêu được khái niệm miễn dịch: miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu. Lấy được ví dụ minh họa. - Phân biệt được các hình thức lây truyền bệnh truyền nhiễm. - Phân biệt được miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống dưới góc độ sinh học: - Giải thích tại sao VR được xem là trung gian giữa thể sống và thể vô sinh - Tại sao các bệnh do vi rút gây nên thường không có thuốc đặc trị. - Nhận thức được thế nào là vi rút gây bệnh cho VSV, TV và côn trùng để thấy được tác hại của virut đối với sức khỏe, đời sống, nền kinh tế của con người. - Giải thích được nguyên lí của kỹ thuật di truyền có sử dụng phagơ, từ đó hiểu được nguyên tắc sản xuất một số sản phẩm thế hệ mới dùng trong y học và nông nghiệp. - Phân tích được một số bệnh do VR trên thực vật, côn trùng. - Phân tích cơ sở khoa học của việc ứng dụng VR trong thực tiễn. - Phân tích được những ưu thế của thuốc trừ sâu sinh học so với thuốc trừ sâu hóa học? - Phân biệt được các giai đoạn phát triển của bệnh. - Giải thích được việc cần thiết phải tiêm vacxin đầy đủ để phòng bệnh. Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: - Vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu một số dịch bệnh do virus gây ra: ( nguyên nhân gây nên dịch bệnh, tác hại..) từ đó đề xuất các biện pháp liên quan để phòng tránh dịch bệnh (HIV/AIDS, sởi, ebola...) và tuyên truyền cách phòng tránh cho cộng đồng - Vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu một số ứng dụng thực tiễn của virus trong đời sống, từ đó đề xuất các ý tưởng để phát huy vai trò và ứng dụng của virus trong thực tiễn. - Phân tích được vai trò quan trọng của đấu tranh sinh học trong việc xây dựng một nền nông nghiệp an toàn và bền vững. - Giải thích được cơ sở khoa học của việc sản xuất vacxin thế hệ mới, Ứng dụng của vacxin để phòng tránh dịch bệnh: + Trong Y học + Trong chăn nuôi công nghiệp, II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Các hình ảnh, video minh họa về cấu trúc các loại virut, hình thái virut, các giai đoạn nhân lên của virut, 1 số hình ảnh tuyên truyền về bệnh HIV/AIDS, hình ảnh 1 số các bệnh truyền nhiễm khác... - Máy tính, máy chiếu v.v... - Phiếu học tập - Các phiếu đánh giá 2. Học sinh: - Vở ghi chép - Hoàn thành các nhiệm vụ được giao: Hoàn thành tài liệu tự học, phiếu học tập, phiếu điều tra, phiếu đánh giá. (Tìm kiếm các thông tin và hình ảnh liên quan đến chuyên đề). III. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ 1. Mach kiến thức của chủ đề Chủ đề này gồm các nội dung: - Khái niệm và đặc điểm virus - Quá trình nhân lên của virus trong tế bào chủ - Một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất - Virus gây bệnh 2. Thời lượng dự kiến - Số tiết học trên lớp: 4 tiết - Số tiết học ở nhà: 1 tuần IV. HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ CHO CHỦ ĐỀ Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Khái niệm, cấu trúc, hình thái các loại VR - Virus là gì? Nêu cấu tạo chức năng thành phần của virus - Kể tên hình thái của VR - Tại sao nói “VR chưa có cấu tạo tế bào”. - Tại sao VR có đời sống kí sinh bắt buộc. - Phân tích sự khác nhau giữa VR và vi khuẩn. - Phân loại các loại VR dựa vào cấu tạo (acid nucleic và vỏ). - Kể tên một số bệnh truyền nhiễm do VR gây ra trong thực tiễn thông qua các triệu chứng thường gặp - Tại sao có thể dễ dàng tiêu diệt VR trong điều kiện nhiệt độ cao. - Tại sao những bệnh do VR gây nên rất dễ biến thể. II. Sự nhân lên của VR trong tế bào vật chủ - Nêu các giai đoạn trong chu trình nhân lên của VR. - Trình bày diễn biến của các giai đoạn nhân lên của VR - Tại sao gọi là sự nhân lên của VR mà không gọi là sinh sản. - Tại sao VR chỉ có thể nhân lên được trong tế bào chủ. mỗi loại VR chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định. - Tại sao người nhiễm HIV có thể sống trong thời gian từ 10 – 15 năm. - Giải thích cơ sở khoa học của việc sử dụng các chất ức chế sự nhân lên của VR. III. Vai trò và tác hại của VR - Nêu một số tác hại của VR đối với vi sinh vật, thực vật côn trùng, động vật và con người. - Nêu một số vai trò của VR trong thực tiễn. - Phân tích một số bệnh do VR trên thực vật, côn trùng. - Phân tích cơ sở khoa học của việc ứng dụng VR trong thực tiễn. - Giải thích nguyên lí và ứng dụng thực tiễn của kĩ thuật di truyền có sử dụng phagơ. - Giải thích cơ sở khoa học của thuốc trừ sâu sinh học có chứa VR. - Phân tích những ưu thế của thuốc trừ sâu sinh học so với thuốc trừ sâu hóa học? -Giải thích nguyên tắc sản xuất một số chế phẩm thế hệ mới dùng trong y học và nông nghiệp. - Giải thích cơ sở khoa học của việc sản xuất vacxin thế hệ mới - Phân tích vai trò quan trọng của đấu tranh sinh học trong việc xây dựng một nền nông nghiệp an toàn và bền vững. IV. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch - Bệnh truyền nhiễm là gì? Lây truyền qua những con đường nào? - Kể tên các con đường lây truyền HIV, Sởi, Ebola... - Nêu khái niệm miễn dịch: miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu. Lấy được ví dụ minh họa. - Phân biệt các giai đoạn phát triển của bệnh. -Phân biệt các hình thức lây truyền bệnh truyền nhiễm. - Phân biệt miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. - Giải thích thời gian ủ bệnh cúm/bệnh Ebola -Giải thích cơ chế phòng bệnh của cơ thể dựa vào các hình thức miễn dịch. - Giải thích việc cần thiết phải tiêm vacxin đầy đủ để phòng bệnh. - Đề xuất một số biện pháp phòng và điều trị một số bệnh truyền nhiễm. - Thực hiện các biện pháp phòng ngừa HIV/AIDS, sởi, ebola... và tuyên truyền cách phòng tránh cho cộng đồng. sát VI. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp: - Vấn đáp - tìm tòi - Trực quan - tìm tòi - Dạy học giải quyết vấn đề. - Dạy học dự án. - Dạy học theo nhóm. 2. Phương tiện dạy học: - Hình ảnh các bệnh truyền nhiễm thường gặp - Hình ảnh cấu trúc, hình thái virut - Video về sự nhân lên của virus trong tế bào chủ - Hình ảnh 1 số triệu chứng nhiễm virut trên đối tượng cây trồng, côn trùng - PHT số 1: Tìm hiểu về cấu tạo và đặc điểm của 1 số virut - Giấy A0 VII. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Hoạt động khởi động: chơi trò chơi (10 phút) 1. Mục tiêu của hoạt động: - Kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của HS về kiến thức virus. - Nắm bắt được mức độ hiểu biết của HS về những kiến thức trong nội dung virus và ứng dụng. 2. Nội dung Cho HS có những hiểu biết cơ bản về kiến thức virut thông qua hoạt động trò chơi tiếp sức. 3. Tổ chức hoạt động: - GV chia lớp thành 4 – 6 nhóm - GV chiếu 1 loạt ảnh về 1 danh sách các bệnh truyền nhiễm thường gặp (khoảng 10 – 15 bệnh tại Việt Nam hoặc trên thế giới; mỗi bệnh có kèm hình ảnh về bệnh nhân và virus gây ra bệnh đó và yêu cầu HS theo dõi - GV tổ chức trò chơi “tiếp sức”: Hãy viết tên các bệnh truyền nhiễm mà em biết. Lần lượt thành viên của các nhóm sẽ lên bảng viết 1 bệnh, thành viên sau không được viết lặp lại của thành viên trước. Sau thời gian 90s nhóm nào viết được nhiều nhất sẽ thắng. - Sau đó GV dẫn vào chủ đề: Các bệnh trên đều do Virus gây ra và chúng được gọi là bệnh truyền nhiễm. Chúng ta không thể nhìn thấy virus bằng mắt thường, nhưng chúng lây lan rất nhanh và phát triển thành các đại dịch kinh hoàng, gây nguy hiểm cho loài người như đại dịch Ebola, AIDS, không có phương pháp chữa? Vậy tại sao virus lại có khả năng này. à Vậy Virus là gì? Virus có cấu trúc như thế nào? Bệnh truyền nhiễm là gì? Tại sao chúng lại nguy hiểm như vậy? Và chúng ta phải làm thế nào để phòng tránh bệnh truyền nhiễm? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong chủ đề ngày hôm nay. 4. Dự kiến sản phẩm học tập của HS: Học sinh nêu được một số bệnh truyền nhiễm thường gặp. 5. Phương án đánh giá hoạt động: * Thông qua quan sát hoạt động của HS để đánh giá: Mức 3: HS chú tâm thực hiện nhiệm vụ, nhớ chính xác tên các bênh truyền nhiễm Mức 2: HS chú tâm thực hiện nhiệm vụ, nhớ chính xác hầu hết tên các bênh truyền nhiễm Mức 1: Chỉ nhớ đươc 1 vài tên các bênh truyền nhiễm Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức 2.1. Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo và hình thái của Virus (15 phút) 1. Mục tiêu của hoạt động: - Nêu được khái niệm, cấu tạo và hình thái của virut - Đặc điểm của virut - Giải thích vai trò: capsit, capsome, nucleocapsit, vỏ ngoài. - So sánh sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn - Giải thích tại sao VR được xem là trung gian giữa thể sống và thể vô sinh 2. Nội dung - Sử dụng các hình ảnh cấu tạo và hình thái của virut và nội dung chuẩn bị của HS ở nhà HS có thể nêu được khái niệm của virut. Từ đó có thể trình bày được cấu tạo và hình thái của virut. - Thông qua báo cáo sản phẩm của các nhóm, HS có thể nêu được đặc điểm của virut cũng như trình bày được vai trò của các thành phần cấu tạo nên virut. - HS có thể phân loại được virut, so sánh virut với vi khuẩn - Thông qua phiếu học tập HS có thể giải thích được virut là vật trung giang truyền bệnh. 3. Tổ chức hoạt động: - GV: buổi trước GV đã giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu về Nhóm 1: Thí nghiệm phát hiện virus Nhóm 2: Đặc điểm cấu tạo có virus Nhóm 3: Phân loại virus, hình thái của virus Nhóm 4: Tìm hiểu về thí nghiệm của Franken và Corat Yêu cầu thiết kế báo tường - Các nhóm cử đại diện lên trình bày sản phẩm của nhóm - GV nhận xét, chốt lại kiến thức: + Virut là một thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ, có cấu tạo vô cùng đơn giản và kí sinh nội bào bắt buộc. + Căn cứ vào lõi axit nucleic người ta chia virut thành 2 nhóm: Virut ADN Virut ARN + Virut có 3 loại cấu trúc: xoắn, khối, hỗn hợp. - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 – 6 người yêu cầu hoàn thành PHT: Số TT Virut Loại axit nucleic Vỏ capsit có đối xứng Có vỏ bọc ngoài vỏ capsit Vật chủ Phương thức lan truyền 1 HIV 2 Virut khảm thuốc lá 3 Phago T2 4 Virut cúm 4. Dự kiến sản phẩm của học sinh: - HS có thể trình bày khái niệm cấu tạo và hình thái của virut - HS có thể nêu được đặc điểm cơ bản của virut - HS có thể giải thích vai trò: capsit, capsome, nucleocapsit, vỏ ngoài. - HS có thể so sánh được sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn - HS có thể hoàn thành phiếu học tập Số TT Virut Loại axit nucleic Vỏ capsit có đối xứng Có vỏ bọc ngoài vỏ capsit Vật chủ Phương thức lan truyền 1 HIV ARN Khối Có Người + Qua máu + Từ mẹ sang con +Quan hệ tình dục không an toàn 2 Virut khảm thuốc lá ARN Xoắn Không Cây thuốc lá Động vật chích, đốt 3 Phago T2 ADN Hỗn hợp Không Ecoli Qua dịch nhiễm phage 4 Virut cúm Xoắn Có Người Chủ yếu quá sol khí (hắt hơi, hít thở) 5. Phương án đánh giá hoạt động: * Thông qua sản phẩm là câu trả lời của HS trên PHT để đánh giá: Mức 3: Hoàn thành nhanh, trả lời chính xác các câu hỏi và hình thành được các khái niệm, đặc điểm của virus. Mức 2: Chỉ trả lời được các câu hỏi nhưng chưa khái quát được khái niệm. Mức 1: Hoàn thành câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên. 2.2. Tìm hiểu sự nhân lên của Virus trong tế bào chủ (30 phút) 1. Mục tiêu của hoạt động: - Trình bày tóm tắt được chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ. - Giải thích vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào 1 vật chủ xác định. - Phân tích được mối liên quan giữa chu trình sinh tan và chu trình tiềm tan. 2. Nội dung - HS có thể tóm tắt được chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ thông qua hoạt động xem video. - HS có thể giải thích được vì sao mỗi lời virut chỉ có thể xâm nhập vào 1 vật chủ xác định thông qua hoạt động khắc sâu kiến thức bằng cách hỏi nhanh – đáp nhanh. 3. Tổ chức hoạt động: - GV chiếu một đoạn video về sự nhân lên của virus trong tế bào chủ, yêu cầu HS hoạt động nhóm dựa vào nội dung video hãy sơ đồ hóa chu trình nhân lên của virus - Sau 5 phút gọi các nhóm mang dán sơ đồ của nhóm lên bảng. - Chọn 1 – 4 nhóm trình bày ý tưởng của nhóm mình, yêu cầu các nhóm khác nhận xét cho quy tắc 3 2 1 và nhóm sau không trùng nhận xét trước - Đánh giá sản phẩm các nhóm. Chiếu nội dung chính xác của chu trình. Yêu cầu học sinh sơ đồ hóa nội dung đó vào vở. - GV sử dụng các câu hỏi để khắc sâu kiến thức như: Câu 1: Tại sao mỗi loại virus lại chỉ tấn công vào một loại tế bào nhất định? Câu 2: Hãy giải thích tại sao virus chỉ có thể nhân lên trong tế bào chủ Câu 3: Vì sao nói đặc tính xâm nhập và lây lan của virut vào côn trùng là cơ sở để sản suất thuốc trừ sâu sinh học? Câu 4: Hãy giải thích tại sao gọi là sự nhân lên của virus mà không gọi là sinh sản? - GV yêu cầu học sinh tìm hiểu quá trình nhân lên của virus HIV trong tế bào người bệnh và nộp sản phẩm cho GV vào buổi sau. 4. Dự kiến sản phẩm của HS - HS có thể trình bày tóm tắt được chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ. - HS có thể giải thích vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào 1 vật chủ xác định. - HS có thể phân tích được mối liên quan giữa chu trình sinh tan và chu trình tiềm tan. 5. Đánh giá kết quả hoạt động: * Dựa vào sản phẩm là sơ đồ để đánh giá: Mức 3: Hoàn thành nhanh và chính xác sơ đồ các giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ Mức 2: Hoàn thành chưa đầy đủ còn thiếu 1 số nội dung Mức 1: Hoàn thành khi có sự hướng dẫn của giáo viên. 2.3. Tìm hiểu vai trò và tác hại của Virus (20 phút) 1. Mục tiêu của hoạt động: - Nêu được tác hại của virut - Nêu một số ứng dụng của virut trong thực tiễn - Nhận thức được thế nào là vi rút gây bệnh cho VSV, TV và côn trùng để thấy được tác hại của virut đối với sức khỏe, đời sống, nền kinh tế của con người. - Giải thích được nguyên lí của kỹ thuật di truyền có sử dụng phagơ, từ đó hiểu được nguyên tắc sản xuất một số sản phẩm thế hệ mới dùng trong y học và nông nghiệp. - Phân tích được một số bệnh do VR trên thực vật, côn trùng. - Phân tích cơ sở khoa học của việc ứng dụng VR trong thực tiễn. - Phân tích được những ưu thế của thuốc trừ sâu sinh học so với thuốc trừ sâu hóa học? 2. Nội dung - HS có thể nêu được tác hại của virut cũng như một số ứng dụng của virut trong thực tiễn thông qua hoạt động thảo luận nhóm. - HS có thể nhận thức được thế nào là vi rút gây bệnh cho VSV, TV và côn trùng để thấy được tác hại của virut đối với sức khỏe, đời sống, nền kinh tế của con người. - HS có thể giải thích được nguyên lí của kỹ thuật di truyền có sử dụng phagơ, từ đó hiểu được nguyên tắc sản xuất một số sản phẩm thế hệ mới dùng trong y học và nông nghiệp. 3. Tổ chức hoạt động: - Giáo viên yêu cầu thảo luận nhóm và trình bày ý kiến của nhóm thông qua các câu hỏi sau: + Sau khi đã đủ số lượng và các điều kiện thì chúng sẽ bắt đầu gây bệnh. Vậy chúng sẽ gây bệnh ở những đối tượng nào? Đặc điểm gây bệnh của chúng là như thế nào? + Cách sử dụng thuốc trừ sâu trong đời sống? Thế nào là thực phẩm sạch? (không phải không sử dụng thuốc trừ sâu là rau sạch, mà sử dụng đúng cách đúng liều lượng) - GV gọi các nhóm trình bày ý tưởng của nhóm - GV cùng HS đánh giá kết quả thảo luận và thống nhất lại nội dung ghi vở - GV chiếu các hình ảnh về triệu chứng, quá trình gây bệnh của một số bệnh trên các đối tượng khác nhau. Yêu cầu HS rút ra những nhận xét về các Virus gây bệnh trên các đối tượng trên và đưa ra các ý tưởng về việc ứng dụng điều đó vào thực tế phòng chống (trong 10 phút) - GV nhận xét bài làm của các nhóm 4. Dự kiến sản phẩm của HS: thông qua câu trả lời của học sinh - HS có thể nêu được tác hại của virut cũng như một số ứng dụng của virut trong thực tiễn. - HS có thể nhận thức được cách sử dụng thuốc trừ sâu trong đời sống. Nhận thức đúng về thực phẩm sạch - HS có thể giải thích được nguyên lí của kỹ thuật di truyền có sử dụng phagơ, từ đó hiểu được nguyên tắc sản xuất một số sản phẩm thế hệ mới dùng trong y học và nông nghiệp. 5. Đánh giá kết quả hoạt động: * Dựa trên quan sát để đánh giá: Mức 3: HS trả lời nhanh, đúng các câu hỏi. Mức 2: HS trả lời đúng các câu hỏi. Mức 1: HS cần sự hướng dẫn của giáo viên. 2.4. Tìm hiểu bệnh truyền nhiễm và hệ miễn dịch (45 phút) 1. Mục tiêu của hoạt động: - Nêu được khái niệm bệnh truyền nhiễm. - Nêu được các phương thức lây truyền. - Nêu được các khái niệm về HIV/AIDS, - Nêu được các con đường lây truyền bệnh... - Nêu được khái niệm miễn dịch: miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu. Lấy được ví dụ minh họa. - Phân biệt được các hình thức lây truyền bệnh truyền nhiễm. - Phân biệt được miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. 2. Nội dung - HS có thể nêu được khái niệm bệnh truyền nhiễm, các phương thức lây truyền, các khái niệm về HIV/AIDS, các con đường lây truyền bệnh... thông qua hoạt động dự án của nhóm. - HS có thể nêu được khái niệm miễn dịch: miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu. Lấy được ví dụ minh họa. - HS có thể phân biệt được các hình thức lây truyền bệnh truyền nhiễm của một số bệnh. - HS có thể phân biệt được miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào. 3. Tổ chức hoạt động: GV tổ chức dạy học dự án: GV chia lớp thành 4 nhóm để giao dự án + Tên dự án: Bệnh truyền nhiễm (giáo viên giao nhiệm vụ trước khi học chủ đề này trước ki học 1 tuần) GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu về các vấn đề sau: + Bệnh Ebola + HIV/AIDS + Bệnh cúm + SARS + Bệnh Sởi . - GV gợi mở bằng các câu hỏi về nội dung cần thực hiện. + Nguyên nhân gây bệnh là gì? + Tình hình bệnh hiện nay như thế nào? + Triệu chứng bệnh + Các con đường lây truyền + Các biện pháp phòng và điều trị + Miễn dịch là gì? + Các loại miễn dịch - Từ đó gợi ý cho HS các nhiệm vụ cần thực hiện HS: lập dự án, lên kế hoạch phân công. Thời gian thực hiện 1 tuần - GV cung cấp cho các nhóm thang tiêu chí chấm điểm, - GV tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả Hình thức trình bày sản phẩm: thuyết trình. Các nhóm tham gia phản hồi về phần trình bày của nhóm bạn. 4. Dự kiến sản phẩm của HS - HS có thể làm được dự án nghiên cứu, lập dự án, lên kế hoạch phân công 5. Đánh giá kết quả hoạt động: - Giáo viên đánh giá sản phẩm học tập của HS: + Bảng điều tra các loại bệnh thường gặp về hô hấp : ngắn gọn, súc tích. Mô tả rõ nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng biểu hiện, cách phòng tránh và chữa bệnh (ghi được loại thuốc chữa và liều dùng) + Áp phích: Thể hiện sự bố trí lôgic của tài liệu; sự rõ ràng của các đồ thị và chú thích; sự hỗ trợ của các hình ảnh, sơ đồ, đồ thị, bảng biểu... + Hình thức trình bày sản phẩm: thuyết trình. + Các nhóm tham gia phản hồi về phần trình bày của nhóm bạn. * Thông qua sản phẩm báo cáo, thảo luận của các nhóm để đánh giá: Mức 3: Hoàn thành nhanh, chính xác và đầy đủ các yêu cầu GV đưa ra. Mức 2: Chỉ hoàn thành được những nội dung có trong SGK. Mức 1: Hoàn thành câu trả lời theo hướng dẫn của giáo viên. * Thông qua việc quan sát hoạt động nhóm của HS để đánh giá: Mức 3: Cá nhân học sinh tập hợp nhóm nhanh, trật tự và tiến hành thảo luận theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. Mức 2: Cá nhân học sinh tập hợp nhóm theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. Mức 1: Cá nhân học sinh tập hợp nhóm cần sự hướng dẫn của giáo viên. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập 1. Mục tiêu - Trình bày được cấu tạo của virus. - Trình bày được các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ. Từ đó giải thích được cơ chế gây bệnh do virus. - Biết được những đặc điểm của virut - Trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, thực vật và động vật và cách phòng chống. Giải thích được các bệnh do virus thường lây lan nhanh, rộng và có nhiều biến thể thông qua trả lời các câu hỏi trong các tình huống. - Biết được các con đường của bệnh truyền nhiễm do virut - Có những hiểu biết cơ bản về bệnh HIV/AIDS. 2. Nội dung - HS trình bày được cấu tạo của virus thông qua bài tập điền chú thích vào hình vẽ. - HS trình bày được các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ. Từ đó giải thích được cơ chế gây bệnh do virus thông qua hoạt động ghép cột. - HS biết được những đặc điểm của virut thông qua trả lời câu hỏi. - HS trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, thực vật và động vật và cách phòng chống. Giải thích được các bệnh do virus thường lây lan nhanh, rộng và có nhiều biến thể. - HS biết được các con đường của bệnh truyền nhiễm do virut thông qua trả lời các câu hỏi tình huống. - HS có những hiểu biết cơ bản về bệnh HIV/AIDS thông qua trả lời câu hỏi dựa vào thông tin mà GV cung cấp trước. 3. Tổ chức hoạt động - GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau bằng cách điền từ chú thích vào hình vẽ sau: Câu 1. Em hãy chú thích vào hình vẽ sau các thành phần cấu tạo của virut ? 1 2 3 4 - HS hoạt động cá nhân trả lời - GV nhận xét, ghi nhận kết quả Câu 2: Hãy ghép các nội dung ở cột A và cột B để có được đáp án đúng với các giai đoạn của chu trình nhân lên của VR: Giai đoạn Diễnbiến Trả lời Hấp phụ Xâm nhập Sinh tổng hợp Lắp ráp Phóng thích VR phá vỡ tế bào để chui ra ngoài Lắp acid nucleic vào protein vỏ VR gắn acid nucleic vào hệ gen của tế bào chủ Gai glycoprotein hoặc protein bề mặt gắn đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào chủ VR đưa nucleocapsit hoặc acid nucleic vào tế bào chất Tổng hợp acid nucleic và protein của VR Tổng hợp vỏ ngoài - HS hoạt động cá nhân trả lời - GV nhận xét, ghi nhận kết quả Câu 3: Vì sao con người sống trong môi trường có nhiều virus gây bệnh nhưng hầy hết chúng ta đều vẫn khỏe mạnh? - HS hoạt động cá nhân trả lời - GV nhận xét, ghi nhận kết quả Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống 1) Virut là thực thể .. , có kích thước siêu nhỏ. 2) Hệ gen của virut có thể là .., .. 3) Virut không có vỏ ngoài gọi là . 4) Vỏ .được cấu tạo từ các đơn vị protein gọi là - HS hoạt động cá nhân trả lời - GV nhận xét, ghi nhận kết quả Câu 5: Câu hỏi tình huống “Ebola là bệnh sốt xuất huyết đã giết chết gần 1000 người trên Thế giới, là một đại dịch bùng phát trở lại vào năm 2014. Bệnh do virut Ebola Bờ Biển Ngà gây nên. Đối với những ai nhiễm virut Ebola, thời gian ủ bệnh thường từ 2-21 ngày. Các triệu chứng như sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau họng kéo dài, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, suy thận, suy gan, chảy máu nội tạng và chảy máu ngoài.....Virut Ebola lây từ người sang người thông qua tiếp xúc máu, chất tiết, bộ phận cơ thể, dịch thể của động vật hay người nhiễm bệnh”. v Câu hỏi: (HS thảo luận và trả lời câu hỏi) 1) Ăn động vật nhiễm virut Ebola đã được làm chín có nguy cơ bị lây nhiễm hay không? 2) Qua những kênh thông tin khác nhau và thông tin được cung cấp, theo em người nhiễm virut Ebola chết do vi khuẩn hay chết do những bệnh triệu chứng? - HS thảo luận nhóm để trả lời - GV nhận xét, ghi nhận kết quả Câu 6: Điền vào chỗ chấm ........ thuật ngữ (tập hợp từ) phù hợp nhất trong các câu sau: + Bệnh viêm gan B là do một loại virut được truyền chủ yếu qua đường...... + So với các loại sữa bột hay sữa đặc có đường thi sữa mẹ có rất nhiều ưu điểm. Một lợi thế rõ rệt là sữa mẹ có khả năng giúp trẻ chống nhiễm trùng vì trong sữa mẹ có nhiều loại ....... và các ........ + Trẻ nhỏ và người cao tuổi dễ mẫn cảm với các bệnh nhiễm trùng vì hệ thống miễn dịch của họ hoặc ....... hay ...... hoặc....... nữa. - HS hoạt động cá nhân trả lời - GV nhận xét, ghi nhận kết quả Câu 7: Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên phát hiện ở Việt nam vào cuối tháng 12/1990, cho đến ngày 31/03/2013, số trường hợp nhiễm HIV hiện đang còn sống trên toàn quốc là 211.685 người, số bệnh nhân AIDS hiện đang còn sống là 62.875 người và 64.852 bệnh nhân tử vong do AIDS. Trước năm 2012, hình thái lây truyền HIV chủ yếu ở nhóm người nghiện chích ma tuý (NCMT) chiếm tỷ lệ 51,7% các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện. Nam giới chiếm 84,6%. Nhóm tuổi dưới 30, chiếm 62 %. Trên 78% số xã/phường và 98 % số quận/huyện trong toàn quốc đã có người nhiễm HIV/AIDS. Phần lớn các trường hợp nhiễm HIV ở Việt Nam là người NCMT hoặc có liên quan đến ma túy chiếm khoảng 44,4%. Dùng chung bơm kim tiêm trong tiêm chích ma túy là yếu tố nguy cơ chính làm lây nhiễm HIV, ngoài ra việc sử dụng chung dụng cụ tiêm chích và quan hệ tình dục không an toàn cũng là các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Theo Chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học, khoảng 1/3 trong số những người NCMT có hành vi sử dụng chung BKT và trên 50% có hành vi tình dục không an toàn với phụ nữ mại dâm. Theo báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS của Bộ Y tế, đường lây truyền qua quan hệ tình dục trong 6 tháng đầu năm 2012 chiếm tỷ lệ cao nhất là 45%, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2011. Đây là lần đầu tiên các trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện lây qua đường tình dục, nhiều hơn lây qua đường máu. Cảnh báo này sẽ là có thể trở thành yếu tố chính làm lây truyền HIV ở Việt Nam trong những năm tiếp theo và khả năng khống chế lây nhiễm HIV qua đường tình dục sẽ khó khăn hơn nhiều lần so với việc khống chế lây nhiễm HIV qua đường tiêm chích ma túy. (Nguồn: Đọc đoạn thông tin trên và trả lời các câu hỏi sau: 1. Hãy cho biết những nhóm người nào có nguy cơ lây nhiễ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_10_chuyen_de_virus_va_cac_ung_dung.docx