Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chương 2: Cấu trúc tế bào

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chương 2: Cấu trúc tế bào

I. CẤU TRÚC TẾ BÀO SINH VẬT NHÂN SƠ

1. Đặc điểm chung của tế bào sinh vật nhân sơ

- Chưa có nhân hoàn chỉnh

- Tế bào chất không có hệ thống nội màng, không có màng bao bọc, độ lớn tế bào chỉ dao động khoảng

2. Cấu tạo của tế bào vi khuẩn

- Các sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân sơ gồm có vi khuẩn và vi khuẩn cổ

- Đi từ ngoài vào trong, tế bào vi khuẩn gồm các thành phần sau lông và roi màng nhầy (lớp vỏ) thành tế bào (vách tế bào) màng sinh chất tế bào chất vùng nhân

a. Roi

Cấu tạo: Điểm xuất phát của lông từ màng sinh chất vượt qua màng nguyên sinh và thò ra ngoài, dài khoảng 6-12 nm, đường kính 10-30 nm. Thành phần hoá học của roi là các protein có khối lượng phân tử từ 30000 đến 40000

Chức năng: Roi có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển

b. Lông

Cấu tạo: Lông cũng có hình dáng như roi song ngắn hơn

- Có hai loại lông: lông thường và lông giới tính

- Lông thường có cấu tạo hoá học là một loại protein

- Lông giới tính dài 20 micromet, đường kính 8,5 nm. Số lượng ở trên mỗi tế bào không nhiều, từ 1 đến 4 chiếc

Chức năng:

- Qua lông, các plasmid được bơm đẩy qua

- Lúc giao phối xảy ra thì một đầu của lông cá thể đực này cố định ở cá thể cái

- Ớ một số vi khuẩn gây bệnh ở người, lông giúp chúng bám vào được bề mặt tế bào người

c. Thành tế bào (vách tế bào)

Cấu tạo: Thành phần hoá học cấu tạo nên thành tế bào là peptiđôglican (cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipêptit ngắn)

Dựa vào thành phần cấu tạo của thành tế bào vi khuẩn được chia làm 2 nhóm:

- VK Gram dương: có màu tím (nhuộm Gram), thành dày

- VK Gram âm: có màu đỏ (nhuộm Gram), thành mỏng

 Sử dụng thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Chức năng: Thành của vi khuẩn như một cái khung bên ngoài có tác dụng giữ hình dáng nhất định của tế bào vi khuẩn, bảo vệ cơ thể vi khuẩn chống lại áp suất thẩm thấu nội bào lớn

 

doc 23 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 6440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chương 2: Cấu trúc tế bào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II: CẤU TRÚC TẾ BÀO
PHẦN 1: CẤU TRÚC TẾ BÀO SINH VẬT NHÂN SƠ
Nội dung chính:
1. Đặc điểm chung của tế bào sinh vật nhân sơ
2. Cấu tạo của tế bào vi khuẩn
PHẦN 2: CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THỰC
Nội dung chính:
1. Đặc điểm chung của tế bào sinh vật nhân thực
2. Cấu trúc tế bào nhân thực
3. Một số bào quan khác
4. Khung xương tế bào
5. Trung thể
6. Màng sinh chất
7. Các cấu trức bên ngoài màng sinh chất
PHẦN 3: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
Nội dung chính:
1. Vận chuyển thụ động
2. Vận chuyển chủ động (vận chuyển tích cực)
3. Nhập bào và xuất bào
PHẦN 4: THÍ NGHIỆM CO NGUYÊN SINH, PHẢN CO NGUYÊN SINH Ở TẾ BÀO THỰC VẬT
Nội dung chính:
1. Mục đích thí nghiệm
2. Phương tiện
3. Nguyên tắc
4. Cách tiến hành và kết quả
5. Kết luận
I. CẤU TRÚC TẾ BÀO SINH VẬT NHÂN SƠ 
1. Đặc điểm chung của tế bào sinh vật nhân sơ
- Chưa có nhân hoàn chỉnh
- Tế bào chất không có hệ thống nội màng, không có màng bao bọc, độ lớn tế bào chỉ dao động khoảng 
STUDY TIP
Kích thước nhỏ (1/10 kích thước tế bào nhân thực). Kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V lớn thì tốc độ trao đổi chất với môi trường diễn ra nhanh, quá trình khuyếch tán các chất diễn ra nhanh. Tế bào sinh trưởng nhanh, khả năng phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng nhanh
2. Cấu tạo của tế bào vi khuẩn
- Các sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân sơ gồm có vi khuẩn và vi khuẩn cổ
- Đi từ ngoài vào trong, tế bào vi khuẩn gồm các thành phần sau lông và roi màng nhầy (lớp vỏ) thành tế bào (vách tế bào) màng sinh chất tế bào chất vùng nhân
a. Roi
Cấu tạo: Điểm xuất phát của lông từ màng sinh chất vượt qua màng nguyên sinh và thò ra ngoài, dài khoảng 6-12 nm, đường kính 10-30 nm. Thành phần hoá học của roi là các protein có khối lượng phân tử từ 30000 đến 40000
Chức năng: Roi có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển
b. Lông
Cấu tạo: Lông cũng có hình dáng như roi song ngắn hơn
- Có hai loại lông: lông thường và lông giới tính
- Lông thường có cấu tạo hoá học là một loại protein
- Lông giới tính dài 20 micromet, đường kính 8,5 nm. Số lượng ở trên mỗi tế bào không nhiều, từ 1 đến 4 chiếc
Chức năng:
- Qua lông, các plasmid được bơm đẩy qua
- Lúc giao phối xảy ra thì một đầu của lông cá thể đực này cố định ở cá thể cái
- Ớ một số vi khuẩn gây bệnh ở người, lông giúp chúng bám vào được bề mặt tế bào người
c. Thành tế bào (vách tế bào)
Cấu tạo: Thành phần hoá học cấu tạo nên thành tế bào là peptiđôglican (cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipêptit ngắn)
Dựa vào thành phần cấu tạo của thành tế bào vi khuẩn được chia làm 2 nhóm:
- VK Gram dương: có màu tím (nhuộm Gram), thành dày
- VK Gram âm: có màu đỏ (nhuộm Gram), thành mỏng
 Sử dụng thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Chức năng: Thành của vi khuẩn như một cái khung bên ngoài có tác dụng giữ hình dáng nhất định của tế bào vi khuẩn, bảo vệ cơ thể vi khuẩn chống lại áp suất thẩm thấu nội bào lớn
d. Màng nhầy
Màng nhầy (lớp vỏ) là sản phẩm tiết ra từ vách 
Cấu tạo: Vỏ có thành phần hoá sinh học là các protein giàu liên kết disunfua như xystin, các canxi và các axit dipicolinic, nằm ngoài tế bào
Chức năng: vỏ xuất hiện trong điều kiện không thuận lợi cho đời sống của chúng như nhiệt độ cao, pH thay đổi Bảo vệ tế bào có vai trò như kháng nguyên
e. Màng sinh chất
Cấu tạo: Cấu trúc tương tự màng tế bào của sinh vật nhân thực, màng tế bào được cấu tạo bởi hai thành phần chủ yếu là lớp phospholipit và protein
Chức năng:
- Thấm có chọn lọc: màng tế bào cho phép một số chất hoà tan cần thiết đi vào được trong tế bào, đồng thời nó cũng cho phép một số chất hoà tan khác có hại cho tế bào đi ra khỏi tế bào (các độc tố đối với tế bào vi khuẩn )
- Tham gia quá trình phân chia tế bào bằng cách hình thành nếp gấp của màng tế bào (mêxôsôme) để ADN nhân bám vào trong quá trình nhân đôi
STUDY TIP
Thực hiện quá trình trao đổi chất của tế bào: Trên màng sinh chất phân bố nhiều các loại enzym chuyển hoá các chất và trao đổi năng lượng như các enzym thuộc nhóm xitôcrôm, các enzym hoạt động trong chu kỳ Krebs
f. Tế bào chất
Cấu tạo: Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân
Gồm 2 thành phần chính là bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau), các ribôxôm và các hạt dự trữ
- Riboxom là bào quan được cấu tạo từ protein và rARN, không có màng bao bọc. Riboxom có chức năng chính là tổng hợp nên các loại protein của tế bào
- Tế bào chất của vi khuẩn không có hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung tế bào
Chức năng: Nơi diễn ra các phản ứng hoá sinh của tế bào
STUDY TIP
Riboxom của vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn riboxom của tế bào nhân thực
g. Vùng nhân
Cấu tạo: Không có màng của nhân bao bọc, vùng nhân thường chỉ chứa một phân tử ADN mạch vòng duy nhất (đóng vai trò là nhiễm sắc thể của vi khuẩn) 
Chức năng: Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền, điều khiển các hoạt động sống của tế bào
STUDY TIP
Tế bào sinh vật nhân sơ còn chứa những cấu trúc ADN ngoài ADN của vùng nhân là plasmid, nó cũng có dạng vòng nhưng nhỏ hơn ADN vùng nhân. Trên các plasmid thường chứa các gene có chức năng bổ sung, ví dụ gen kháng kháng sinh
PHẦN 2: CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THỰC
1. Đặc điểm chung của tế bào sinh vật nhân thực
- Tế bào động vật, thực vật, nấm... là tế bào nhân thực
- Tế bào sinh vật nhân thực có đặc điểm chung là có màng nhân, có nhiều bào quan thực hiện các chức năng khác nhau
- Mỗi bào quan đều có cấu trúc phù hợp với chức năng chuyên hoá của mình, tế bào chất được chia thành nhiều ô nhỏ nhờ hệ thống màng
2. Cấu trúc tế bào nhân thực
a. Nhân tế bào
Cấu trúc: Nhân tế bào dễ nhìn thấy nhất trong tế bào nhân thực. Đa số tế bào có một nhân (cá biệt có tế bào không có nhân như tế bào hồng cầu ở người). Trong tế bào động vật, nhân thường được định vị ở vùng trung tâm còn tế bào thực vật có không bào phát triển thì nhân có thể phân bố ở vùng ngoại biên
Lưu ý:
- Nhân tế bào phần lớn có hình bầu dục hay hình cầu với đường kính khoảng 
- Phía ngoài nhân được bao bọc bởi màng kép (hai màng), mỗi màng có cấu trúc giống màng sinh chất, bên trong chứa khối sinh chất gọi là dịch nhân, trong đó có một vài nhân con (giàu chất ARN) và các sợi chất nhiễm sắc
Chức năng: Nhân tế bào là một trong những thành phần quan trọng bậc nhất của tế bào. Nhân tế bào là nơi lưu giữ thông tin di truyền, là trung tâm điều hành, định hướng và giám sát mọi hoạt động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng, phát triển của tế bào
b. Riboxom
Cấu trúc: Ribôxôm là bào quan nhỏ không có màng bao bọc. Ribôxôm có kích thước từ 15 - 25nm. Mỗi tế bào có từ hàng vạn đến hàng triệu ribôxôm. Thành phần hoá học chủ yếu là rARN và prôtêin. Mỗi ribôxôm gồm một hạt lớn và một hạt bé 
Lưu ý: Riboxom của vi khuẩn nhỏ hơn riboxom của tế bào nhân thực. Ở một số vi khuẩn, trong tế bào chất còn có các hạt dữ trữ
Chức năng: ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào	
c. Lưới nội chất 
- Lưới nội chất là một hệ thống màng bên trong tế bào nhân thực, tạo thành hệ thống các xoang dẹp và ống thông với nhau, ngăn cách với phần còn lại của tế bào chất
- Lưới nội chất hạt (trên màng có nhiều ribôxôm gắn vào), có chức năng tổng hợp prôtêin để đưa ra ngoài tế bào và các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào
- Lưới nội chất trơn không có gắn các riboxom có rất nhiều loại enzim, thực hiện chức năng tổng hợp lipit, chuyển hoá đường, phân huỷ chất độc hại đối với tế bào.
- Lưới nội chất trong tế bào nhân thực tạo nên các xoang ngăn cách với phần còn lại của tế bào chất, sản xuất ra các sản phẩm nhất định đưa tới những nơi cần thiết trong tế bào hay xuất bào. Perôxixôm được hình thành từ lưới nội chất trơn, có chức năng chuyển hoá lipit hoặc khử độc cho tế bào
STUDY TIP
Perôxixôm được hình thành từ lưới nội chất trơn, có chứa các enzim đặc hiệu, tham gia vào quá trình lipit hoặc khử độc cho tế bào
d. Bộ máy Gongi
Cấu trúc:
- Bộ máy Gôngi gồm hệ thống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau (nhưng tách biệt nhau) theo hình vòng cung
- Chức năng của bộ máy Gôngi là gắn nhóm cacbohiđrat vào prôtêin được tổng hợp ở lưới nội chất hạt; tổng hợp một số hoocmôn, từ nó cũng tạo ra các túi có màng bao bọc (như túi tiết, lizôxôm)
- Bộ máy Gôngi có chức năng thu gom, bao gói, biến đổi và phân phối các sản phẩm đã được tổng hợp ở một vị trí này đến sử dụng ở một vị trí khác trong tế bào
LƯU Ý
Trong các tế bào thực vật, bộ máy Gongi còn là nơi tổng hợp nên các phần tử phôlisaccarit cấu trúc nên thành tế bào
e. Ti thể
Cấu trúc:
- Ti thể là bào quan ở tế bào nhân thực, thường có dạng hình cầu hoặc thể sợi ngắn. Hình dạng, số lượng, kích thước, vị trí sắp xếp của ti thể biến thiên tuỳ thuộc các điều kiện môi trường và trạng thái sinh lí của tế bào. Ti thể chứa nhiều prôtêin và lipit, ngoài ra còn chứa axit nuclêic (ADN vòng, ARN) và ribôxôm (giống với ribôxôm của vi khuẩn)
- Đây là bào quan được bao bọc bởi hai màng, bên trong chất nền có chứa ADN và các hạt ribôxôm. Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong ăn sâu vào khoang ti thể tạo thành các mào. Chức năng của ti thể là cung cấp năng lượng dưới dạng dễ sử dụng (ATP) cho mọi hoạt động của tế bào
- Số lượng ti thể ở các loại tế bào khác nhau thì không như nhau, có tế bào có thể có tới hàng nghìn ti thể
Chức năng: Ti thể là nơi cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng các phân tử ATP. Ngoài ra, ti thể còn tạo ra nhiều sản phẩm trung gian có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá vật chất
STUDY TIP
Dưới kính hiển vi điện tử ta thấy ti thể có cấu trúc màng kép (hai màng bao bọc), màng ngoài trơn nhẵn còn màng trong ăn sâu vào khoang ti thể, hướng vào phía trong chất nền tạo ra các mào. Trên mào có nhiều loại enzim hô hấp
f. Lục lạp
Cấu trúc:
- Lục lạp là một trong ba dạng lạp thể (vô sắc lạp, sắc lạp, lục lạp) chỉ có trong các tế bào thực hiện chức năng quang hợp ở thực vật
- Lục lạp thường có hình bầu dục. Mỗi lục lạp được bao bọc bởi màng kép (hai màng), bên trong là khối cơ chất không màu - gọi là chất nền (strôma) và các hạt nhỏ (grana). Số lượng lục lạp trong mỗi tế bào không giống nhau, phụ thuộc vào điều kiện chiếu sáng của môi trường sống và loài
STUDY TIP
Dưới kính hiển vi điện tử ta thấy mỗi hạt nhỏ có dạng như một chồng tiền xu gồm các túi dẹp (gọi là tilacôit). Trên bề mặt của màng tilacôit có hệ sắc tố (chất diệp lục và sắc tố vàng) và các hệ enzim sắp xếp một cách trật tự, tạo thành vô số các đơn vị cơ sở dạng hạt hình cầu, kích thước từ 10 - 20nm gọi là đơn vị quang hợp. Trong lục lạp có chứa ADN và ribôxôm nên nó có khả năng tự tổng hợp lượng prôtêin cần thiết cho mình 
Chức năng:
- Lục lạp là nơi thực hiện chức năng quang hợp của tế bào thực vật
- Lục lạp là bào quan chỉ có trong các tế bào có chức năng quang hợp ở thực vật. Nó cũng được bao bọc bởi hai màng, bên trong chất nền có chứa ADN và các hạt ribôxôm. Các hạt grana được tạo ra bởi hệ thống màng tilacôit với các đơn vị quang hợp. Chức năng của lục lạp là quang hợp, tổng hợp nên các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể thực vật
Chú ý: Điểm giống nhau trong cấu tạo và hoạt động ti thể và lục lạp:
- Có màng kép bao bọc, bên trong có cấu trục màng và các gen riêng
- Có ADN và ribosome riêng, có thể tự tổng hợp được protein
- Tự sinh sản bằng cách phân chia
- Có thể tạo ra ATP, tuy từ các nguồn năng lượng khác nhau
- Có hệ thống các chất vận chuyển điện tử hoạt động
LƯU Ý
Yếu tố cấu tạo chính đảm bảo hoạt động đặc trưng của hai loại bào quan là cấu trúc màng ở hạt của lục lạp và màng trong của ti thể cùng với các chất vận chuyển điện tử và các enzym
3. Một số bào quan khác
a. Không bào
- Là bào quan dễ nhận thấy trong tế bào thực vật. Khi tế bào thực vật còn non thì có nhiều không bào nhỏ. Ở tế bào thực vật trưởng thành các không bào nhỏ có thể sáp nhập với nhau tạo ra một không bào lớn. Mỗi không bào ở tế bào thực vật được bao bọc bởi một lớp màng, bên trong là dịch không bào chứa các chất hữu cơ và các ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu của tế bào
Chú ý: Một số tế bào cánh hoa của thực vật có không bào chứa các sắc tố làm nhiệm vụ thu hút côn trùng đến thụ phấn. Một số không bào lại chứa các chất phế thải, thậm chí rất độc đối với các loài ăn thực vật. Một số loài thực vật lại có không bào để dự trữ chất dinh dưỡng. Một số tế bào động vật có không bào bé, các nguyên sinh động vật thì có không bào tiêu hoá phát triển. Không bào được tạo ra từ hệ thống lưới nội chất và bộ máy Gôngi
- Không bào là bào quan được bao bọc bởi một lớp màng có các chức năng: chứa các chất dự trữ, bảo vệ, chứa các sắc tố 
b. Lizoxom
- Lizôxôm là một loại bào quan dạng túi có kích thước trung bình từ có một màng bao bọc chứa nhiều enzim thuỷ phân làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào. Các enzim này phân cắt nhanh chóng các đại phân tử như prôtêin, axit nuclêic, cacbohiđrat, lipit. Lizôxôm tham gia vào quá hình phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương cũng như các bào quan đã hết thời hạn sử dụng
- Lizôxôm là một loại túi màng có nhiều enzim thuỷ phân có chức năng phân huỷ các bào quan già hay các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi cũng như kết hợp với không bào tiêu hoá để phân huỷ thức ăn
STUDY TIP
Lizôxôm được hình thành từ bộ máy Gôngi theo cách giống như túi tiết nhưng không bài xuất ra bên ngoài
4. Khung xương tế bào
- Tế bào chất của tế bào nhân thực có hệ thống mạng sợi và ống prôtêin (vi ống, vi sợi, sợi trung gian) đan chéo nhau, gọi là khung xương nâng đỡ tế bào. Khung xương tế bào có tác dụng duy trì hình dạng và neo giữ các bào quan như: ti thể, ribôxôm, nhân vào các vị trí cố định
- Các vi ống có chức năng tạo nên bộ thoi vô sắc. Các vi ống và vi sợi cũng là thành phần cấu tạo nên roi của tế bào. Các sợi trung gian là thành phần bền nhất của khung xương tế bào, gồm một hệ thống các sợi prôtêin bền
5. Trung thể
Trung thể là nơi lắp ráp và tổ chức của các vi ống trong tế bào động vật. Mỗi trung thể gồm hai trung tử xếp thẳng góc với nhau theo trục dọc. Trung tử là ống hình trụ, rỗng, dài, có đường kính vào khoảng gồm nhiều bộ ba vi ống xếp thành vòng
- Trung tử có vai trò quan trọng, là bào quan hình thành nên thoi vô sắc trong quá trình phân chia tế bào
- Tế bào nhân thực có cấu trúc phức tạp nhân tế bào được bao bọc bởi hai lớp màng, chứa vật chất di truyền là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
- Ribôxôm được cấu tạo từ các phân tử rARN và prôtêin là nơi tổng hợp prôtêin
- Khung xương tế bào là nơi neo giữ các bào quan và giữ cho tế bào động vật có hình dạng xác định
LƯU Ý
Trung thể là bào quan có ở tế bào động vật. Đây là bào quan hình thành nên thoi vô sắc trong quá trình phân chia tế bào
6. Màng sinh chất
a. Cấu trúc của màng sinh chất
- Năm 1972, hai nhà khoa học là Singơ (Singer) và Nicônsơn (Nicolson) đã đưa ra mô hình cấu trúc màng sinh chất gọi là mô hình khảm - động
- Cấu trúc khảm của màng sinh chất được thể hiện ở chỗ: Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp photpholipit kép, trên đó có điểm thêm các phân tử prôtêin và các phân tử khác. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài
- Cấu trúc động của màng sinh chất là do lực liên kết yếu giữa các phân tử phôtpholipit, phân tử photpholipit có thể chuyển động trong màng với tốc độ trung bình 2mm/giây, các prôtêin cũng có thể chuyển động những chậm hơn nhiều so với phôtpholipit. Chính điều này làm tăng tính linh động của màng
STUDY TIP
Ở các tế bào động vật và người còn có nhiều phân tử cholestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất
b. Chức năng màng sinh chất
- Màng sinh chất có tính bán thấm: Trao đổi chất với môi trường có tính chọn lọc. Lớp photpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra vào được tế bào
- Thu nhận các thông tin lí hoá học từ bên ngoài (nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời
STUDY TIP
Nhờ có các "dấu chuẩn" glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào mà các tế bào cùng 1 của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào "lạ" (tế bào của cơ thể khác)
7. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất
a. Thành tế bào
Tế bào thực vật còn có thành xenlulôzơ bao bọc ngoài cùng, có tác dụng bảo vệ tế bào, đồng thời xác định hình dạng, kích thước của tế bào. Trên thành tế bào thực vật có các cầu sinh chất đảm bảo cho các tế bào ghép nối và có thể liên lạc với nhau một cách dễ dàng
STUDY TIP
Phần lớn tế bào nấm có thành kitin vững chắc. Ở nhóm tế bào động vật không có thành tế bào
b. Chất nền ngoại bào
Bên ngoài màng sinh chất của tế bào người cũng như tế bào động vật còn có cấu trúc được gọi là chất nền ngoại bào. Chất nền ngoại bào được cấu tạo chủ yếu từ các loại sợi glicôprôtêin (prôtêin liên kết với cacbohiđrat) kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau. Chất nền ngoại bào giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin
PHẦN 3: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
1. Vận chuyển thụ động
Là phương thức vận chuyển các chất mà không tiêu tốn năng lượng
a. Cơ sở khoa học
Dựa theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ nồng độ thấp
Có thể khuếch tán bằng 2 cách:
- Khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép
- Khuếch tán qua lớp prôtêin xuyên màng tế bào
- Chất được vận chuyển qua màng gồm có nước, chất không phân cực, ion và các chất phân cực
- Do đặc điểm tính chất hoá học và vật lí của các chất vận chuyển khác nhau nên nó được đưa vào tế bào thông qua các kênh vận chuyển khác nhau
+ Các chất không phân cực và có kích thước nhỏ như khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép
+ Các chất phân cực, ion hoặc các chất có kích thước lớn như glucôzơ khuếch tán qua màng nhờ các kênh prôtêin xuyên màng
+ Nước qua màng nhờ kênh aquaporin
STUDY TIP
Khuếch tán phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ giữa môi trường bên trong và bên ngoài tế bào và đặc tính lí hóa của chất khuếch tán
b. Các môi trường bên ngoài tế bào
Môi trường ưu trương: Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan cao hơn nồng độ của chất tan trong tế bào chất tan có thể di chuyển từ môi trường bên ngoài vào bên trong tế bào hoặc nước có thể di chuyển từ bên trong ra bên ngoài tế bào
Môi trường đẳng trương: Môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào
Môi trường nhược trương: Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan thấp hơn nồng độ của chất tan trong tế bào. Chất tan không thể di chuyển từ môi trường bên ngoài vào bên trong tế bào được hoặc nước có thể di chuyển từ bên ngoài vào trong tế bào
2. Vận chuyển chủ động (vận chuyển tích cực)
Là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược chiều građien nồng độ) và tiêu tốn năng lượng
Ví dụ:
Hoạt động của bơm natri-kali: 1 nhóm phôt phat của ATP được gắn vào bơm làm biến đổi cấu hình của prôtêin và làm cho phân tử prôtêin liên kết và đẩy ra ngoài và đưa vào trong tế bào
STUDY TIP
Trên màng tế bào có các bơm ứng với các chất cần vận chuyển, năng lượng được sử dụng là ATP
3. Nhập bào và xuất bào
a. Nhập bào
Là phương thức đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất
Nhập bào gồm 2 loại:
- Thực bào: là phương thức các tế bào động vật "ăn" các loại thức ăn có kích thước lớn như vi khuẩn, mảnh vỡ tế bào 
Diễn biến: Màng tế bào lõm vào bọc lấy thức ăn đưa thức ăn vào trong tế bào Lizôzim và enzim có tác dụng tiêu hóa thức ăn
- Ẩm bào: là phương thức vận chuyển các giọt dịch vào trong tế bào
STUDY TIP
- Thực bào: Nếu chất tan là các phân tử chất rắn (như vi khuẩn)
- Ẩm bào: Nếu chất tan là giọt chất lỏng
b. Xuất bào
Là phương thức đưa các chất ra bên ngoài tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất
PHẦN 4: THÍ NGHIỆM CO NGUYÊN SINH, PHẢN CO NGUYÊN SINH Ở TẾ BÀO THỰC VẬT
1. Mục đích thí nghiệm
Chứng minh tế bào thực vật có khả năng hút được nước bằng cơ chế thẩm thấu
2. Phương tiện
Củ hành đỏ hoặc lá thài lài tía; dung dịch đường saccaro 1M hoặc glixerin, nước, cốc mỏ, lam và lamen, lưỡi dao cạo, ống nhỏ giọt, kẹp, giấy thấm, kim mũi mác, kính hiển vi 
3. Nguyên tắc
Có thể xem tế bào thực vật là một hệ thẩm thấu. Trong đó, dịch tế bào chứa các chất tác động thẩm thấu còn màng tế bào có vai trò bán thấm, cho nước đi qua dễ dàng, chất hòa tan qua khó khăn. Do vậy:
- Ở môi trường nhược trương: Nước đi từ môi trường ngoài vào trong tế bào (hiện tượng phản co nguyên sinh)
- Ở môi trường ưu trương: Nước đi từ môi trường trong ra ngoài tế bào làm tế bào mất nước (hiện tượng co nguyên sinh) 
4. Cách tiến hành và kết quả
- Dùng lưỡi dao cho cắt một lớp biểu bì rất mỏng (khoảng vài lớp tế bào)
- Cho lên lam kính, nhỏ vào lát cắt một giọt đậy lamen, soi dưới kính hiển vi, tìm tế bào
- Thay dung dịch nước bằng dung dịch saccaro 1M, đầu kia dùng giấy thấm rút hết nước, làm vài ba lần sẽ thay hoàn toàn nước bằng saccaro 1M
- Sau vài phút, quan sát dưới kính hiển vi, sẽ thấy chất nguyên sinh tách ra khỏi vách tế bào (co nguyên sinh)
- Thay dung dịch saccaro 1M bằng nước: Dùng giấy thấm hút dung dịch saccaro 1M, bên kia nhỏ nước cho đến hết saccaro 1M
- Sau vài phút quan sát dưới kính hiên vi sẽ thấy hiện tượng phản co nguyên sinh
5. Kết luận
- Tế bào thực vật có thể hút được nước bằng hình thức thẩm thấu
- Trong môi trường nhược trương, nước đi từ môi trường ngoài vào trong tế bào
- Trong môi trường ưu trương, nước đi từ trong tế bào ra môi trường ngoài
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II
Câu 1. Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là
	A. thành tế bào, màng sinh chất, nhân	B. thành tế bào, tế bào chất, nhân
	C. màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân	D. màng tế bào, chất tế bào, vùng nhân
Câu 2. Tế bào vi khuẩn có kích nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp chúng
	A. xâm nhập dễ dàng vào tế bào vật chủ
	B. có tỷ lệ S/V lớn, trao đổi chất với môi trường nhanh, tế bào sinh sản nhanh hơn tế bào có kích thước lớn
	C. tránh được sự tiêu diệt của kẻ thù vì khó phát hiện
	D. tiêu tốn ít thức ăn
Câu 3. Những đặc điểm nào sau đây có ở tất cả các loại vi khuẩn
1. có kích thước bé
2. sống kí sinh và gây bệnh
3. cơ thể chỉ có 1 tế bào
4. có nhân chính thức
5. sinh sản rất nhanh
Câu trả lời đúng là
	A. 1, 2, 3, 4	B. 1, 3, 4, 5	C. 1, 2, 3, 5	D. 1, 2, 4, 5
Câu 4. Yếu tố để phân chia vi khuẩn thành 2 loại Gram dương và Gram âm là cấu trúc và thành phần hoá học của
	A. thành tế bào	B. màng	C. vùng tế bào	D. vùng nhân
Câu 5. Các thành phần bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ
	A. thành tế bào, nhân, tế bào chất, vỏ nhầy
	B. màng sinh chất, tế bào chất vùng nhân
	C. màng sinh chất, vùng nhân, vỏ nhầy, tế bào chất
	D. thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân và roi
Câu 6. Các thành phần không bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ
	A. màng sinh chất, thành tế bào, vỏ nhày, vùng nhân
	B. vùng nhân, tế bào chất, roi, lông
	C. vỏ nhày, thành tế bào, roi, lông
	D. vùng nhân, tế bào chất, màng sinh chất, roi
Câu 7. Chất tế bào của vi khuẩn không có
	A. tương bào và các bào quan có màng bao bọc
	B. các bào quan không có màng bao bọc, tương bào
	C. hệ thống nội màng, tương bào, bào quan có màng bao bọc
	D. hệ thống nội màng, khung tế bào, bào quan có màng bao bọc
Câu 8. Plasmit không phải là vật chất di truyền tối cần thiết đối với tế bào nhân sơ vì
	A. chiếm tỷ lệ rất ít	B. thiếu nó tế bào vẫn phát triển bình thường
	C. số lượng Nuclêôtit rất ít	D. nó có dạng kép vòng
Câu 9. Vùng nhân của tế bào nhân sơ chứa 1 phân tử
	A. ADN dạng vòng	B. mARN dạng vòng
	C. tARN dạng vòng	D. rARN dạng vòng
Câu 10. Khi nhuộm bằng thuốc nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương có màu
	A. đỏ	B. xanh	C. tím	D. vàng
Câu 11. Thành tế bào vi khuẩn có vai trò
	A. trao đổi chất giữa tế bào với môi trường
	B. ngăn cách giữa bên trong và bên ngoài tế bào
	C. liên lạc với các tế bào lân cận
	D. Cố định hình dạng của tế bào
Câu 12. Một số loại vi khuẩn gây bệnh ở người, bên ngoài thành tế bào còn có lớp vỏ nhầy giúp nó
	A. dễ di chuyển	B. dễ thực hiện trao đổi chất
	C. ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt	D. không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh
Câu 13. Trong tế bào sống có
1. các ribôxôm	2. tổng hợp ATP	3. màng tế bào
4. màng nhân	5. các itron	6. ADN polymerase
7. sự quang hợp	8. ti thể
a) Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử của sinh vật nhân chuẩn là
	A. các phân tử axit nucleic	B. nuclêopotêin
	C. hệ gen	D. các phân tử axit đêôxiribônuclêic
b) Những thành phần có thể có trong cả tế bào sinh vật nhân chuẩn và nhân sơ là
	A. 1, 2, 3, 6, 7	B. 1, 2, 3, 5, 7, 8	C. 1, 2, 3, 4, 7	D. 1, 3, 5, 6
Câu 14. Vai trò cơ bản nhất của tế bào chất là
	A. nơi chứa đựng tất cả thông tin di truyền của tế bào
	B. bảo vệ nhân
	C. nơi thực hiện trao đổi chất trực tiếp của tế bào với môi trường
	D. nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào
Câu 15. Màng sinh chất là một cấu trúc khảm động là vì
	A. các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển trong phạm vi màng
	B. được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau
	C. phải bao bọc xung quanh tế bào
	D. gắn kết chặt chẽ với khung tế bào
Câu 16. Các loại màng ở các cấu trúc khác nhau của một tế bào nhân chuẩn khác nhau ở chỗ
	A. phốtpho lipít chi có ở một số loại màng
	B. chỉ có một số màng được cấu tạo từ phân tử lưỡng cực
	C. mỗi loại màng có những phân tử prôtêin đặc trưng
	D. chỉ có một số màng có tính bán thấm
Câu 17. Tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào "lạ" là nhờ
	A. màng sinh chất có "dấu chuẩn"
	B. màng sinh chất có prôtêin thụ thể
	C. màng sinh chất có khả năng trao đổi chất với môi trường
	D. cả A, B và C
Câu 18. Những thành phần không có ở tế bào động vật là
	A. không bào, diệp lục	B. màng xenlulözo, không bào
	C. màng xenlulôzo, diệp lục	D. diệp lục, không bào
Câu 19. Chức năng quan trọng nhất của nhân tế bào là
	A. chứa đựng thông tin di truyền
	B. tổng hợp nên ribôxôm
	C. trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
	D. cả A và C
Câu 20. Đặc điểm nào sau đây của nhân tế bào giúp nó giữ vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?
	A. Có cấu trúc màng kép	
	B. Có nhân con
	C. chứa vật chất di truyền	
	D. có khả năng trao đổi chất với môi trường tế bào chất
Câu 21. Các tế bào sau trong cơ thể người, tế bào có nhiều ti thể nhất là tế bào
	A. hồng cầu	B. cơ tim	C. biểu bì	D. xương
Câu 22. Bào quan chỉ có ở tế bào động vật không có ở tế bào thực vật là
	A. ti thể	B. lưới nội chất	C. bộ máy gongi	D. trung thể
Câu 23. Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật không có ở tế bào động vật là
	A. ti thể	B. trung thể	C. lục lạp	D. lưới nội chất hạt
Câu 24. Lưới nội chất trơn có nhiệm vụ
	A. tổng hợp prôtêin
	B. chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc hại đối với cơ thể
	C. cung cấp năng lượng
	D. cả A, B và C
Câu 25. Ở người, loại tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là
	A. hồng cầu	B. biểu bì da	C. bạch cầu	D. cơ
Câu 26. Tế bào thực vật không có trung tử nhưng vẫn tạo thành thoi vô sắc để các nhiễm sắc thể phân li về các cực của tế bào là nhờ
	A. các vi ống	B. ti thể	C. lạp thể	D. mạch dẫn
Câu 27. Sự khác biệt chủ yếu giữa không bào và túi tiết là
	A. không bào di chuyển tương đối chậm còn túi tiết di chuyển nhanh
	B. màng không bào dày, còn màng túi tiết mỏng
	C. màng không bào giàu cácbonhiđrat, còn màng túi tiết giàu prôtêin
	D. không bào nằm gần nhân, còn túi tiết nằm gần bộ máy Gôngi
Câu 28. Bộ máy Gôngi không có chức năng
	A. gắn thêm đường vào prôtêin	B. bao gói các sản phẩm tiết
	C. tổng hợp lipit	D. tạo ra glycôlipit
Câu 29. Nhiều tế bào động vật được ghép nối với nhau một cách chặt chẽ nhờ
	A. các bó vi ống	B. các bó vi sợi
	C. các bó sợi trung gian	D. chất nền ngoại bào
Câu 30. Trước khi chuyển thành ếch con, nòng nọc phải “cắt” chiếc đuôi của nó. Bào quan đã giúp nó thực hiện việc này là
	A. lưới nội chất	B. lizôxôm	C. ribôxôm	D. ty thể
Câu 31. Khung xương tế bào được tạo thành từ
	A. các vi ống theo công thức 	B. 9 bộ ba vì ông xếp thành vòng
	C. 9 bộ hai vi xếp thành vòng	D. vi ống, vi sợi, sợi trung gian
Câu 32. Những chất có thể đi qua lớp phôtpholipit kép của màng tế bào (màng sinh chất) nhờ sự khuyếch tán là
	A. những chất tan trong lipít
	B. chất có kích thước nhỏ không tích điện và không phân cực
	C. Các đại phân tử protein có kích thước lớn
	D. A và B
Câu 33. Các đại phân tử như prôtêin có thể qua màng tế bào bằng cách
	A. xuất bào, ẩm bào hay thực bào	B. xuất bào, ẩm bào, thực bào, khuếch tán
	C. xuất bào, ẩm bào, khuếch tán	D. ẩm bào, thực bào, khuếch tán
Câu 34. Các ion có thể qua màng tế bào bằng cách
	A. có thể khuyếch tán qua kênh Prôtein (theo chiều Gradien nồng độ)
	B. có thể vận chuyển (chủ động) qua kênh Prôtein ngược chiều Gradien nồng độ
	C. có thể nhờ sự khuyếch tán theo hiện tượng vật lý
	D. A và B
Câu 35. Các prôtêin được vận chuyển từ nơi tổng hợp tới màng tế bào bằng
	A. sự chuyển động của tế bào chất
	B. các túi tiết
	C. phức hợp prôtêin - cacbonhiđrat mang các tín hiệu dẫn đường trong cytosol
	D. các thành phần của bộ xương trong tế bào
Câu 36. Kiểu vận chuyển các chất ra vào tế bào bằng sự biến dạng của màng sinh chất là
	A. vận chuyển thụ động	B. vận chuyển chủ động
	C. xuất nhập bào	D. khuếch tán trực tiếp
Câu 37. Trong phương thức vận chuyển thụ động, các chất tan được khuếch tán qua màng tế bào phụ thuộc vào
	A. đặc điểm của chất tan
	B. sự chênh lệch nồng độ của các chất tan giữa trong và ngoài màng tế bào
	C. đặc điểm của màng tế bào và kích thước lỗ màng
	D. nguồn năng lượng được dự trữ trong tế bào
Câu 38. Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan lớn hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường
	A. ưu trương	B. đẳng trương	C. nhược trương	D. bão hoà
Câu 39. Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng Đường saccarôzơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch
	A. saccrôzơ ưu trương	B. saccrôzơ nhược trương
	C. urê ưu trương	D. urê nhược trương
Câu 40. Có bao nhiêu chức năng không thuộc màng sinh chất?
1. Nhận dạng tế bào
2. Bảo vệ tế bào
3. Bán thấm chọn lọc
4. Thu 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_10_chuong_2_cau_truc_te_bao.doc