Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật - Phạm Thị Ngọc Sương

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật - Phạm Thị Ngọc Sương

I. MỤC TIÊU YÊU CẦU

 1. Về kiến thức:

- Phát biểu được khái niệm và bản chất của sinh sản vô tính ở động vật.

- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.

- Nêu được các ứng dụng và ý nghĩa của SSVT ở động vật trong nuôi cấy mô và nhân bản vô tính ở người và ĐV.

 2. Về kỹ năng:

- Rèn kỹ năng tự học trên sách vở, qua mạng Internet mọi nơi, mọi thời điểm.

- Rèn luyện cho HS tính tích cực, có khả năng làm việc độc lập, phát huy khả năng tìm tòi, phát hiện kiến thức mới .

- Cung cấp các hình ảnh, tư liệu sinh động liên quan đến hoạt động của tim và hê mạch → tăng cường kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp và vận dụng kiến thức→tiếp thu kiến thức chắc chắn và hiệu quả.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, mô tả, phân tích, khái quát và tổng hợp .

- Rèn kỹ năng tự đọc, hiểu để vận dụng.

 3. Về thái độ:

- Thấy được khả năng của con người trong việc nuôi cấy mô, tạo được ngân hàng TB gốc để cung cấp các mô gốc, nhân bản vô tính động vật.

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế biến đổi khí hậu để bảo vệ động vật

 

doc 6 trang Hồng Thoan 24/10/2024 780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật - Phạm Thị Ngọc Sương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LAWRENCE S.TING 
Cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e – Learning lần thứ 4
GIÁO ÁN
BÀI 44
 SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
Môn Sinh học/ Lớp 11
GIÁO VIÊN: PHẠM THỊ NGỌC SƯƠNG
Email: suongdakto@gmail.com
SĐT: 01674956476
Trường THPT Trường Chinh – KonTum
01 – Nơ Trang Long – Phường Trường Chinh
Thành phố Kon Tum – Tỉnh Kon Tum.
Giấy phép bài dự thi: CC - BY
Tháng 11 năm 2016
BÀI 44. 
SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU YÊU CẦU 
	1. Về kiến thức:
- Phát biểu được khái niệm và bản chất của sinh sản vô tính ở động vật.. 
- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
- Nêu được các ứng dụng và ý nghĩa của SSVT ở động vật trong nuôi cấy mô và nhân bản vô tính ở người và ĐV.
	2. Về kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng tự học trên sách vở, qua mạng Internet mọi nơi, mọi thời điểm.
- Rèn luyện cho HS tính tích cực, có khả năng làm việc độc lập, phát huy khả năng tìm tòi, phát hiện kiến thức mới .
- Cung cấp các hình ảnh, tư liệu sinh động liên quan đến hoạt động của tim và hê mạch → tăng cường kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp và vận dụng kiến thức→tiếp thu kiến thức chắc chắn và hiệu quả. 
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, mô tả, phân tích, khái quát và tổng hợp .
- Rèn kỹ năng tự đọc, hiểu để vận dụng.
	3. Về thái độ: 
- Thấy được khả năng của con người trong việc nuôi cấy mô, tạo được ngân hàng TB gốc để cung cấp các mô gốc, nhân bản vô tính động vật. 
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế biến đổi khí hậu để bảo vệ động vật
II. CHUẨN BỊ CỦA GV -HS : 
- GV : 	
+ Sơ đồ sinh sản phân đôi của trùng giày, trùng roi, phân mảnh ở sao biển, nảy chồi ở thủy tức, trinh sinh ở ong, quá trình nhân bản vô tính cừu Dolly
	+ Phim về sinh sản vô tính ở trùng giày, thủy tức, sao biển. Sơ đồ động sinh sản ở ong.
	+ Phim về quá trình nuôi mô da.
+ Phim về sự biến đổi khí hậu dẫn đến san hô chết hàng loạt
+ Phim về sinh đôi cùng trứng ở người.
HS:
+ Kiến thức Sinh học và kinh nghiệm sống có được ở chương trình THCS.
 + Sách giáo khoa Sinh học 11 chuẩn 
III. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Mở bài : GV giới thiệu chung về nội dung bài học và cấu trúc bài học.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Yêu cầu học sinh phải vượt qua hệ thống bài tập trắc nghiệm
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1. HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh về sinh sản vô tính ở trùng roi, sao biển, rút ra điểm chung → Từ đó nhận biết khái niệm về sinh sản vô tính ở động vật thông qua bài tập tương tác.
- GV giảng giải về cơ sở TBH của sinh sản vô tính, đối tượng ĐV có hình thức sinh sản vô tính
- GV cho HS xem thêm hình ảnh các ĐV có hình thức sinh sản vô tính
- HS quan sát hình ảnh sinh sản vô tính ở trùng roi, sao biển, rút ra điểm chung: Đều bắt đầu từ 1 cá thể, tạo ra nhiều cá thể, các cá thể tạo ra có đặc điểm giống nhau hoàn toàn-> rút ra khái niệm
Là hình thức sinh sản trong đó từ một cá thể gốc tạo ra một hoặc nhiều cơ thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
- Bản chất ( cơ sở TBH ) : dựa trên quá trình phân bào nguyên nhiễm-> bộ NST của cá thể con giống hệt cơ thể gốc
- Đối tượng : thường gặp ở ĐV đơn bào hoặc đa bào bậc thấp. 

HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV sử dụng sơ đồ sinh sản phân đôi của trùng giày, trùng roi, phân mảnh ở sao biển, nảy chồi ở thủy tức, trinh sinh ở ong để giới thiệu các hình thức sinh sản .
- GV cho HS quan sát các đoạn phim về các hình thức sinh sản phân đôi trùng giày, nảy chồi ở thủy tức, phân mảnh ở sao biển, sơ đồ động sinh sản ở ong và hoàn thành các bài tập về đặc điểm các hình thức sinh sản
 → GV tổng kết và khắc sâu kiến thức về các hình thức sinh sản vô tính. 
- Yêu cầu hoàn thành bài tập tương tác tìm các ý nói về ưu nhược điểm của sinh sản vô tính.
- Chốt kiến thức về ưu và nhược điểm của sinh sản vôt ính ở động vật.
- Cho HS quan sát thông tin về hiện tượng san hô bị tiêu diệt và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II/ Các hình thức sinh sản vô tính : 
- HS dựa vào quan sát các đoạn phim để làm các BT trắc nghiệm dạng điền khuyết và trả lời ngắn, trắc nghiệm nhiều lựa chọn do GV giao cho, học sinh có thể làm lại, tìm phương án đúng.
- HS có thể vào phần kiến thức cần ghi nhớ về các hình thức sinh sản vô tính để tìm kiến thức đúng.
- Nhớ kiến thức cũ, hoàn thành bài tập
- Có ý thức bảo vệ môi trường
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hình thức sinh sản
Đặc điểm
Đại diện
Phân đôi
- Cơ thể mẹ tự co thắt tạo thành 2 phần giống nhau, mỗi phần phát triển thành một cá thể mới
- Sự phân đôi có thể theo chiều dọc, chiều ngang hoặc nhiều chiều.
Trùng roi, trùng giày 

Nảy chồi
- Một phần của cơ thể mẹ phát triển hơn các vùng lân cận, tạo thành cơ thể mới . Cơ thể con có thể sống bám trên cơ thể mẹ hoặc sống độc lập
Thủy tức, bọt biển...

Phân mảnh
- Cơ thể mẹ tách thành nhiều phần nhỏ, mỗi phần phát triển thành một cơ thể mới.
Sao biển , Giun dẹp...
Trinh sinh
- Là hiện tượng giao tử cái không qua thụ tinh phát triển thành cơ thể đơn bội.
 -Thường xen kẽ với sinh sản hữu tính
Ong, rệp , kiến...

Trùng roi, trùng giày 
Thủy tức, bọt biển...
Sao biển , Giun dẹp...
Ong, rệp , kiến...
HOẠT ĐỘNG 3. TÌM HIỂU ỨNG DỤNG CỦA SINH SẢN VÔ TÍNH
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho HS quan sát đoạn phim về quá trình nuôi mô da. Hoàn thành bài tập về nuôi mô.
- GV chốt kiến thức cơ bản
- GV giới thiệu sơ đồ nhân bản vô tính tạo cừu Dolly -> cho HS làm bài tập về nhân bản vô tính -> hình thành khái niệm nhân bản vô tính
- GV chốt kiến thức cơ bản
- HS làm theo sự hướng dẫn của GV, quan sát phim và sơ đồ để hoàn thành BT trắc nghiệm nhiều lựa chọn .
- HS quan sát và lắng nghe
HOẠT ĐỘNG 4: CỦNG CỐ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV củng cố kiến thức bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để củng cố kiến thức về sinh sản vô tính, các hình thức sinh sản vô tính.
 - HS nhớ lại các kiến thức vừa học để hoàn thành bài tập.

	HOẠT ĐỘNG 5: EM CÓ BIẾT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - GV chỉ cung cấp các thông tin bổ sung có tính chất mở rộng, nâng cao về các phần :
 + Sinh sản vô tính ở ĐV bậc cao .
 + Các hình thức sinh sản vô tính 
 - HS tham khảo các thông tin 

IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI MỚI
	Yêu cầu HS đọc trước bài học "sinh sản hữu tính ở ĐV" 
	1. Khái niệm sinh sản hữu tính ở ĐV. So sánh với SSHT ở TV .
	2. Quá trình SSHT ở ĐV chia làm những giai đoạn nào ? 
	3. Phân biệt thụ tinh trong và thụ tinh ngoài . Cho VD
	4. Để trứng và đẻ con , hình thức nào tiến hóa hơn ? Tại sao ?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_10_bai_44_sinh_san_vo_tinh_o_dong_vat_p.doc
  • docTHUYET MINH.DOC.doc