Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước - Năm học 2021-2022

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước - Năm học 2021-2022

Phẩm chất Năng lực MỤC TIÊU STT

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

Nhận thức Sinh học - Liệt kê được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào (1)

 - Liệt kê được vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với tế bào (2)

 - Phân biệt được nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng (3)

Tìm hiểu thế giới sống - Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định các đặc tính lý hoá của nước. (1)

 - Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào. (2)

 - Giải thích mối tương qua thống nhất giữa cấu tạo và chức năng sống (3)

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học - Tính phân cực của nước có ý nghĩa gì . (1)

 - Giải thích vận dụng thực tiễn:

+ Động vật: Xây dựng khẩu phần ăn.

+ Thực vật: Phân tổng hợp, phân vi sinh, phân vi lượng. (2)

 - Giải thích vai trò, ý nghĩa của nước với sự sống. (3)

NĂNG LỰC CHUNG

Tự chủ

và tự học - Năng lực trình bày suy nghĩ,ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm. Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. (1)

 - Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá. Tự chủ tự giác tìm hiểu kiến thức cấu tạo và chức năng. (2)

Giải quyết vấn đề sáng tạo - Liên hệ vận dụng, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

- Vấn đề sử dụng thuốc trong y tế, vấn đề chữa bị béo phì, huyết áp, tim mạch. (1)

Thể chất - Kỹ năng thu thập phân tích dữ liệu phục vụ cho quá trình học tập (2)

CÁC PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Trách nhiệm - Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô (1)

 - Nhận thức Sinh giới thống nhất từ một nguồn gốc chung.

- Xây dựng ý thức bảo tồn sự đa dạng sinh học, bảo (2)

 - Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập. (3)

Chăm chỉ - Nghiêm túc thực hiện các yêu cầu của thầy cô hướng dẫn (1)

Trung thực - Từ những thành tựu khoa học xây xựng niềm tin, thế giới quan khoa học (1)

 

docx 6 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 6320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH 10
Thời lượng: 1 tiết (Tiết 3 - Bài 3)
Ngày soạn: 15/9/2021
Ngày dạy: Tuần 3
TÊN CHỦ ĐỀ 2: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC
 I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất Năng lực
MỤC TIÊU
STT
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Nhận thức Sinh học
- Liệt kê được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào
(1)
- Liệt kê được vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với tế bào
(2)
- Phân biệt được nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng
(3)
Tìm hiểu thế giới sống
- Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định các đặc tính lý hoá của nước.
(1)
- Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào.
(2)
- Giải thích mối tương qua thống nhất giữa cấu tạo và chức năng sống
(3)
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
- Tính phân cực của nước có ý nghĩa gì .
(1)
- Giải thích vận dụng thực tiễn:
+ Động vật: Xây dựng khẩu phần ăn.
+ Thực vật: Phân tổng hợp, phân vi sinh, phân vi lượng.
(2)
- Giải thích vai trò, ý nghĩa của nước với sự sống.
(3)
NĂNG LỰC CHUNG
Tự chủ 
và tự học
- Năng lực trình bày suy nghĩ,ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm. Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
(1)
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá. Tự chủ tự giác tìm hiểu kiến thức cấu tạo và chức năng.
(2)
Giải quyết vấn đề sáng tạo
- Liên hệ vận dụng, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
- Vấn đề sử dụng thuốc trong y tế, vấn đề chữa bị béo phì, huyết áp, tim mạch..
(1)
Thể chất
- Kỹ năng thu thập phân tích dữ liệu phục vụ cho quá trình học tập
(2)
CÁC PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trách nhiệm
- Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô 
(1)
- Nhận thức Sinh giới thống nhất từ một nguồn gốc chung.
- Xây dựng ý thức bảo tồn sự đa dạng sinh học, bảo 
(2)
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
(3)
Chăm chỉ
- Nghiêm túc thực hiện các yêu cầu của thầy cô hướng dẫn
(1)
Trung thực
- Từ những thành tựu khoa học xây xựng niềm tin, thế giới quan khoa học
(1)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1. Chuẩn bị của GV:
- Máy chiếu, máy tính và các tư liệu tranh ảnh, flash, video.
- Một số hình ảnh về các cấp tổ chức thế giới sống.
- Tranh vẽ hình SGK , Giấy A0 , bút dạ 
- SGK, Sách giáo viên và tài liệu tham khảo.
- Phiếu giao bài, phiếu học tập và đáp án
2. Chuẩn bị của HS:
- HS sưu tầm các tranh ảnh tiêu biểu để sử dụng trong tiết học
- Đọc sách giáo khoa và tài liệu tham khảo ở nhà.
- Phiếu giao bài, phiếu học tập đã trình bày các nội dung được yêu cầu chuẩn bị.
- SmartPhone hoặc Ipad có nối mạng. 	
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
STT
Câu hỏi
Đánh giá nôi dung trình bày
1
Thế nào là giới sinh vật ?
2
Mô tả hệ thống phân loại 5 giới
3
Liệt kê các đặc điểm cơ bản của các giới khởi sinh, nguyên sinh và giới nấm
4
Phân biệt giới động vật và thực vật.
3. Dạy học bài mới:
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung
A. KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu : 
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới
 - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
* Phương pháp: trò chơi, gợi mở..
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức
Cho HS	quan sát những hình ảnh về người bị bứu cổ, béo phì, người sinh trưởng bình thường , cây bị một số bệnh do thiếu các nguyên tố đa lượng hoặc vi lượng, học sinh so sánh và giải thích tại sao? -> vào bài
ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:
Học sinh tập trung chú ý;
Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;
Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,
Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.
B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục tiêu : 
- Học sinh phải nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào.
- Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với tế bào.
- Phân biệt được nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng.
- Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định các đặc tính lý hoá của nước.
- Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào.
* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức
Hoạt động 1GV treo hình, nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhanh trả lời.
? Dựa vào cơ sở nào để phân biệt nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng?
GV nêu câu hỏi
? Vì sao nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng không thể thiếu?
Hoạt động 2
GV chia nhóm học sinh
Nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh thực hiện.
Câu hỏi : Phân tích cấu trúc liên quan đến đặc tính hóa lí của nước?
GV gọi nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét, đánh giá kết quả của từng nhóm, kết luận.
GV dặn HS vẽ hình 3.1 vào tập.Nhóm 3 và 4 :
GV nhận xét, đánh giá, kết luận vấn đề.
HS nghe câu hỏi, nghiên cứu SGK trả lời.
HS sinh khác nhận xét, bổ sung.
HS nghiên cứu SGK, độc lập trả lời.
Các HS khác nhận xét, bổ sung.
HS thảo luận nhanh, trả lời.
HS tách nhóm theo hướng dẫn của GV.
Tiến hành thảo luận theo sự phân công.
Nhóm 1 và 2 thảo luận, ghi và dán kết quả lên bảng.
Các nhóm còn lại bổ sung theo yêu cầu của GV.
I. Các nguyên tố hóa học:
 + Nguyên tố đa lượng : chiếm tỉ lệ > 0,01% như C, H, O, N, P, S, 
+ Nguyên tố vi lượng : chiếm tỉ lệ < 0,01% như Fe, Zn, Cu, I, 
Nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng không thể thiếu.
II. Nước và vai trò của nước trong tế bào:
1. Cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước:
- Cấu tạo : gồm 1 nguyên tử Ôxi và 2 nguyên tử Hiđrô, liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.
- Do đôi điện tử chung bị kéo về phía Ôxi nên phân tử nước có tính phân cực, các phân tử nước này hút phân tử kia và hút các phân tử khác nên nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể sống.
2. Vai trò của nước đối với tế bào :
- Nước là thành phần cấu tạo tế bào.
- Nước là dung môi hòa tan các chất.
- Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa.
Nước chiếm tỉ lệ lớn trong tế bào, nếu không có nước tế bào sẽ không thể tiến hành chuyển hóa các chất để duy trì sự sống.
C: LUYỆN TẬP
Mục tiêu: - - Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết .
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
Phương pháp dạy học: Giao bài tập
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Câu 1: Cho các ý sau:
(1) Các nguyên tố trong tế bào tồn tại dưới 2 dạng: anion và cation.
(2) Cacbon là các nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ.
(3) Có 2 loại nguyên tố: nguyến tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
(4) Các nguyên tố chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học.
(5) Có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống.
Trong các ý trên, có mấy ý đúng về nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Câu 2: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?
A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sóng của cơ thể.
B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.
C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào.
D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Câu 3: Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng?
A. Bệnh bướu cổ B. Bệnh còi xương
C. Bệnh cận thị D. Bệnh tự kỉ
Đáp án: A
Câu 4: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là
A. Liên kết cộng hóa trị B. liên kết hidro
C. liên kết ion D. liên kết photphodieste
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 5: Nhận định nào sau đây không đúng về các nguyên tố chủ yếu của sự sống (C, H, O, N)?
A. Là các nguyên tố phổ biến trong tự nhiên.
B. Có tính chất lý, hóa phù hợp với các tổ chức sống.
C. Có khả năng liên kết với nhau và với các nguyên tố khác tạo nên đa dạng các loại phân tử và đại phân tử.
D. Hợp chất của các nguyên tố này luôn hòa tan trong nước.
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
D: VẬN DỤNG (8’)
Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
-Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết lại phải tìm xem ở đó có nước hay không?
Lời giải:
Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không vì:
 + Nước là thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống:
 - Nước chiếm từ 70-90% khối lượng cơ thể.
 - Nước là dung môi hòa tan các chất càn thiết của cơ thể.
 - Nước là môi trường cho các phản ứng trao đổi chất của cơ thể.
- Nước vận chuyển, chuyển hóa các chất giúp cơ thể duy trì sự sống.
 + Nước là môi trường sống ban đầu của mọi sự sống trên một hành tinh.
E: MỞ RỘNG (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
 -Tìm hiểu về hiện tượng mưa axit ,nguyên nhân ,.tác hại và giải pháp hạn chế viết báo cáo và nộp lại vào tuần sau
4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà
- Trả lời các câu hỏi bài 2:
- Đọc trước bài 4.
- Hoàn thành phiếu giao bài 4.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC ( PHỤ LỤC)
A. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI
B, PHIẾU GIAO BÀI
1. Đọc trước bài 3 : Các nguyên tố hóa học và nước.
2. Trả lời các câu hỏi.
(1) Phân biệt các nguyên tố đa lượng và vi lượng ?
(2) Dựa vào bảng 3, mô tả định lượng và định tính của một nguyên tố cơ bản ?
(3) Mô tả đặc tính lý hóa của nước ?
(4) Nêu vai trò của nước với tế bào, với sự sống ?
3. Làm bài tập trắc nghiệm sau :
1.	Có khoảng bao nhiêu nguyên tố hoá học cần thiết cấu thành các cơ thể sống ?
a. 25 	b. 35	 c. 45	 d. 55
2.	Nhóm các nguyên tố nào sau đây là nhóm nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống ?
a. C,Na,Mg,N	 c. H,Na,P,Cl
b. C,H,O,N	 d. C,H,Mg,Na
3.	Tỷ lệ của nguyên tố các bon (C) có trong cơ thể người là khoảng 
 a. 65%	 b.9,5%	 c.18,5%	 d.1,5%
4.	 Trong các nguyên tố hoá học sau đây, nguyên tố nào chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ thể người ?
a. Cacbon	 c. Nitơ
b.Hidrô	 d. Ô xi
5.	Các nguyên tố hoá học chiếm lượng lớn trong khối lượng khô của cơ thể được gọi là :
a.	 Các hợp chất vô cơ 
b.	 Các hợp chất hữu cơ 
c.	 Các nguyên tố đại lượng 
d.	 Các nguyên tố vi lượng 
6.	Nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố đại lượng ? 
a. Mangan	 c. Kẽm
b. Đồng 	 d. Photpho
7.	Nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố vi lượng ?
a. Canxi 	 c. Lưu huỳnh 
b. Sắt 	 d. Photpho
8. Nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ là :
a. Cacbon	 b.Ôxi c. Hidrô d. Nitơ 
9. Các nguyên tố tham gia cấu tạo các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất là: 
a. C,H,O,N	 c.Ca,Na,C,N
b.C,K,Na,P	 d .Cu,P,H,N
10. Những chất sống đầu tiên của trái đất nguyên thuỷ tập trung ở môi trường nào sau đây?
a. Không khí 	 c. Biển 
b. Trong đất 	 d. Không khí và đất
11. Trong các cơ thể sống , tỷ lệ khối lượng của các nguyên tố C, H,O,N chiếm vào khoảng 
 a. 65%	 b.70%	 c.85%	 d.96%
12.Nguyên tố Fe là thành phần của cấu trúc nào sau đây ?
a.	Hê môglôbin trong hồng cầu của động vật 
b.	Diệp lục tố trong lá cây 
c.	 Sắc tố mêlanin trong lớp da 
d.	 Săc tố của hoa , quả ở thực vật 
13.	Cấu trúc nào sau đây có thành phần bắt buộc là các nguyên tố vi lượng?
a. Lớp biếu bì của da động vật 
b. Enzim
c. Các dịch tiêu hoá thức ăn 
d. Cả a, b, c đều sai
14.	Trong các cơ thể sống , thành phần chủ yếu là :
a. Chất hữu cơ 	 c. Nước 
b. Chất vô cơ 	 d. Vitamin
15.	Trong tế bào , nước phân bố chủ yếu ở thành phần nào sau đây ?
a. Màng tế bào b. Chất nguyên sinh 
c. Nhân tế bào d. Nhiễm sắc thể 
16.	Nước có vai trò sau đây ?
a. Dung môi hoà tan của nhiều chất 
b. Thành phần cấu tạo bắt buộc của tế bào 
c. Là môi trường xảy ra các phản ứng sinh hoá của cơ thể 
d. Cả 3 vai trò nêu trên 
17. Để cho nước biến thành hơi, phải cần năng lượng:
a. Để bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa các phân tử 
b. Để bẻ gãy các liên kết cộng hoá trị của các phân tử nước .
c. Thấp hơn nhiệt dung riêng của nước 
d. Cao hơn nhiệt dung riêng của nước .
18. Nước có đặc tính nào sau đây ?
a. Dung môi hoà tan của nhiều chất 
b. Thành phần cấu tạo bắt buộc của tế bào 
c Là môi trường xảy ra các phản ứng sinh hoá của cơ thể 
d. Cả 3 vai trò nêu trên 
19. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao , có hiện tượng nước bốc hơi khỏi cơ thể. Điều này có ý nghĩa :
a. Làm tăng các phản ứng sinh hóa trong tế bào 
b. Tao ra sự cân bằng nhiệt cho tế bào và cơ thể 
c. Giảm bớt sự toả nhiệt từ cơ thể ra môi trường 
d. Tăng sự sinh nhiệt cho cơ thể 
C, CÁC HỒ SƠ KHÁC
V. PHÊ DUYỆT
VI. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_bai_3_cac_nguyen_to_hoa_hoc_va_nuoc.docx