Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 2: Các giới sinh vật - Năm học 2020-2021
I. MỤC TIÊU
1 Kiến thức:
- Nắm được khái niệm giới.
- Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới (hệ thống 5 giới).
- Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật (giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật).
2 Kĩ năng:
- Sưu tầm tài liệu trình bày về đa dạng sinh học.
- Vẽ được sơ đồ phát sinh giới Thực vật, giới Động vật
- Nêu được sự đa dạng của thế giới sinh vật.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ
- Rèn luyện kĩ năng khái quát hóa kiến thức
3 Thái độ:
- Có ý thức bảo tồn sự đa dạng sinh học.
- Giáo dục ĐĐ: Tôn trọng mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong tự nhiên; có trách nhiệm, đoàn kết, hợp tác trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, các loài động thực vật hoang dã.
- GD MT: Có ý thức và thái độ đúng trong việc BV rừng, ĐV hợp lí => Lên án những hành vi săn bắn, giết hại ĐV quý hiếm.
- STEM: Làm mô hình sản phẩm về đặc điểm các giới sinh vật.
Ngày soạn: 12/09/2020 Tiết 2 Bài 2: CÁC GIỚI SINH VẬT I. MỤC TIÊU 1 Kiến thức: - Nắm được khái niệm giới. - Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới (hệ thống 5 giới). - Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật (giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật). 2 Kĩ năng: - Sưu tầm tài liệu trình bày về đa dạng sinh học. - Vẽ được sơ đồ phát sinh giới Thực vật, giới Động vật - Nêu được sự đa dạng của thế giới sinh vật. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ - Rèn luyện kĩ năng khái quát hóa kiến thức 3 Thái độ: - Có ý thức bảo tồn sự đa dạng sinh học. - Giáo dục ĐĐ: Tôn trọng mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong tự nhiên; có trách nhiệm, đoàn kết, hợp tác trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, các loài động thực vật hoang dã. - GD MT: Có ý thức và thái độ đúng trong việc BV rừng, ĐV hợp lí => Lên án những hành vi săn bắn, giết hại ĐV quý hiếm. - STEM: Làm mô hình sản phẩm về đặc điểm các giới sinh vật. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung Nhóm năng lực Năng lực thành phần Năng lực tự học - HS biết xác định mục tiêu học tập của chuyên đề. Tự nghiên cứu thông tin về các giới sinh vật. - HS biết lập kế hoạch học tập. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề Phân loại được các sinh vật theo hệ thống phân loại năm giới, sưu tầm tranh ảnh minh họa. Năng lực giao tiếp hợp tác HS phát triển ngôn ngữ nói viết khi tham gia tranh luận trong nhóm về các vấn đề: nguyên tề: nguyên tăc thứ bậc, hệ thống mở, tự điều chỉnh... Năng lực sử dụng CNTT HS biết sử dụng phần mềm word, thu thập thông tin tranh ảnh qua mạng internet. - Năng lực chuyên biệt + Hình thành năng lực nhóm và nghiên cứu liên quan đến hệ thống phân loại 5 giới + Năng lực cá thể: tự đưa ra những hành động thiết thực nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: - tranh ảnh đại diện của sinh giới. - Đĩa hoặc băng hình có nội dung về các cấp tổ chức của thế giới sống. - Phân nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm - Phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu tài liệu. - Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm. - Chuẩn bị các mẫu vật sưu tầm. - SGK, đọc trước bài ở nhà III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC – GIÁO DỤC 1. Ổn định tổ chức lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. Lớp Ngày giảng HS vắng 10A3 10A4 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày đặc điểm các cấp tổ chức của thế giới sống? 3. Hoạt động dạy học A. KHỞI ĐỘNG: Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh về các nhóm sinh vật khác nhau trên trái đất. Gợi ý sự giống và khác nhau giữa các nhóm sv này. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. GIỚI VÀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI 5 GIỚI (10 phút) Mục tiêu : Nắm được khái niệm giới. - Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới (hệ thống 5 giới). - Nêu được sự đa dạng của thế giới sinh vật. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ - Rèn luyện kĩ năng khái quát hóa kiến thức - Có ý thức bảo tồn sự đa dạng sinh học. Phương pháp - Vấn đáp, trực quan Phương tiện - Máy chiếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung KL GV khái quát các đơn vị phân loại theo trình tự nhỏ dần (viết sơ đồ lên bảng) Giới – Ngành – Lớp - Bộ – Họ - Chi - Loài GV yêu cầu HS trả lời được + Giới là gì? Cho ví dụ? GV: cho HS quan sát tranh sơ đồ hệ thống 5 giới SV (của Whitaker và Margulis) yêu cầu + Cho biết sinh vật được chia làm 5 giới đó là những giới nào? Tiêu chí để phân loại sinh vật thành 5 giới? Thế nào là nhân sơ, thế nào là nhân thực? GV nhận xét, hoàn thiện. Gv cho HS đọc mục “ Em có biết” về hệ thống phân loại 3 lãnh giới HS quan sát sơ đồ và kết hợp kiến thức sinh học ở các lớp dưới và nêu được: + Giới là đơn vị cao nhất + VD giới thực vật và giới động vật. - HS có thể trả lời bằng cách trình bày ở trên tranh hình 2 SGK. HS đọc và nêu được 3 lãnh giới: nhân thực, vi khuẩn, vi khuẩn cổ 1. Khái niệm giới - Giới là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. VD: Giới động vật bao gồm các nghành ruột khoang, giun dẹp, giun tròn - Thế giới sinh vật được phân loại thành các đv theo trình tự nhơ dần là: giới- ngành – lớp -bộ –họ – chi(giống) – loài 2. Hệ thống phân loại 5 giới sinh vật Thế giới SV được chia thành 5 giới: - Giới khởi sinh (Monera) - Giới nguyên sinh (protista) - Giới nấm (fungi) - Giới thực vật (ftance) - Động vật (Animelia) Hoạt động 2. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA MỖI GIỚI (20 phút) Mục tiêu : Nắm được khái niệm giới. - Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật (giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật). - Nêu được sự đa dạng của thế giới sinh vật. - Rèn luyện kĩ năng khái quát hóa kiến thức - Có ý thức bảo tồn sự đa dạng sinh học. - Giáo dục ĐĐ: Tôn trọng mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong tự nhiên; có trách nhiệm, đoàn kết, hợp tác trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, các loài động thực vật hoang dã. - GD MT: Có ý thức và thái độ đúng trong việc BV rừng, ĐV hợp lí => Lên án những hành vi săn bắn, giết hại ĐV quý hiếm. Phương pháp - Vấn đáp, trực quan Phương tiện - Máy chiếu, PHT Giới Nội dung Khởi sinh Nguyên sinh Nấm Thực vật Động vật 1. Đặc điểm - Loại tế bào - Mức độ tổ chức cơ thể. - Kiểu dinh dưỡng - Nhân sơ - Kích thứơc nhỏ 1-5 um. - Sống hoại sinh, kí sinh. - Có 1 số có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. - Nhân thực - Cơ thể đơn bào hay đa bào, có loài có diệp lục. - Sống dị dưỡng( hoại sinh). - Tự dưỡng. - Nhân thực - Cơ thể dơn bào hay đa bào . - Cấu trúc dạng sợi, thành tế bào chứa kitin - Không có lục lạp, lông, roi. - Dị dưỡng: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh. - Nhân thực - Sinh vật đa bào - Sống cố định. - Có khả năng cảm ứng chậm. - Tự dưỡng (quang hợp) - Nhân thực - Sinh vật đa bào. - Có khả năng di chuyển. - Có khả năng phản ứng nhanh. - Sống dị dưỡng 2. Đại diện - Vi khuẩn -VSVcổ (sống ở 0-100 độC, độ muối 25%) - Tảo đơn bào, đa bào. - Nấm nhầy. - ĐVNS: Trùng giày, trùng biến hình. - Nấm men, nấm sợi. - Địa y (nấm+ tảo) + Rêu, quyết, hạt trần, hạt kín. Ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp, ĐVCXS. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung KL Cho HS quan sát tranh đại diện của 5 giới để HS nhớ lại kiến thức cũ và nhận biết. - GV đưa phiếu học tập lên bảng. Yêu cầu: HS hoàn thành nội dung phiếu học tập GV nhận xét, hoàn thiện kiến thức cho HS Lưu ý HS : từ kiến thức trong phiếu học tập thì HS có thể thấy được đặc điểm của giới thể hiện ở mức độ tổ chức cơ thể. - GV yêu cầu liên hệ vai trò của các giới sinh vật (Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật và giới động vật). GV hoàn chỉnh kiến thức. Biết rõ sự đa dạng và đặc điểm mỗi giới có ý nghĩa ntn? - HS quan sát tranh hình. - Nghiên cứu thông tin SGK trang 10, 11, 12 kết hợp với kiến thức ở lớp dưới - Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập Hs thảo luận trả lời. - ĐĐ: Tôn trọng mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong tự nhiên; có trách nhiệm, đoàn kết, hợp tác trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, các loài động thực vật hoang dã. - MT: Có ý thức và thái độ đúng trong việc BV rừng, ĐV hợp lí => Lên án những hành vi săn bắn, giết hại ĐV quý hiếm. PHT - Đa dạng sinh vật thể hiện rõ nhất là đa dạng loài. Đa dạng loài là mức độ phong phú về số lượng, thành phần loài. Đa dạng sinh vật còn thể hiện ở đa dạng quần xã và đa dạng hệ sinh thái. C. LUYỆN TẬP Luyện tập – Vận dụng: (4p) Câu 1. Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là (MĐ1) A. các đại phân tử . B. tế bào. C. mô. D. cơ quan. Câu 2. Căn cứ chủ yếu để coi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là (MĐ1) A. chúng có cấu tạo phức tạp. B. chúng được cấu tạo bởi nhiều bào quan. C. ở tế bào có các đặc điểm chủ yếu của sự sống. D. cả A, B, C. Câu 3. Tác giả của hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện nay vẫn được sử dụng là (MĐ1) A. Linnê. B. Lơvenhuc. C. Hacken. D. Uytakơ. Câu 4. Các tiêu chí cơ bản của hệ thống 5 giới bao gồm (MĐ1) khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng . loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng. cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể. trình tự các nuclêotít, mức độ tổ chức cơ thể. Câu 5. Giới nguyên sinh bao gồm (MĐ1) vi sinh vật, động vật nguyên sinh. vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh . tảo, nấm, động vật nguyên sinh. tảo, nấm nhày, động vật nguyên sinh. Câu 6. Ngành thực vật đa dạng và tiến hoá nhất là ngành (MĐ3) A. Rêu. B. Quyết. C. Hạt trần. D. Hạt kín. Câu 7. Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm (MĐ1) 1. quần xã; 2. quần thể; 3. cơ thể; 4. hệ sinh thái; 5. tế bào Các cấp tổ chức đó theo trình tự từ nhỏ đến lớn là A. 5->3->2->1->4. B. 5->3->2->1->4. C. 5->2->3->1->4. D. 5->2->3->4->1. Câu 8. Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì (MĐ3) A. có khả năng thích nghi với môi trường. B. thường xuyên trao đổi chất với môi trường. C. có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống. D. phát triển và tiến hoá không ngừng. Câu 9. Sự sống được tiếp diễn liên tục là nhờ MĐ3 A. khả năng cảm ứng đặc biệt của sinh vật. B. khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi. C. khả năng tiến hoá thích nghi với môi trường sống. D. sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Câu 10. Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là (MĐ4) A. quần thể sinh vật. B. cá thể sinh vật. C. cá thể và quần thể. D. quần xã sinh vật . Câu 11. Những con rùa ở hồ Hoàn Kiếm là (MĐ4) A. quần thể sinh vật. B. cá thể snh vật. C. cá thể và quần thể. D. quần xã và hệ sinh thái. Câu 12 Thế giới sinh vật được phân loại thành các nhóm theo trình tự lớn dần là (MĐ1) A. giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài. B. loài - bộ - họ - chi - lớp - ngành - giới. C. loài - chi- họ - bộ - lớp - ngành - giới. D. loài - chi - bộ - họ - lớp - ngành - giới. Câu 13. Giới khởi sinh gồm (MĐ2) A. virut và vi khuẩn lam. B. nấm và vi khuẩn. C. vi khuẩn và vi khuẩn lam. D. tảo và vi khuẩn lam. Câu 14. Những giới sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân thực là (MĐ2) A. Giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật. B. Giới nguyên sinh, giới thực vật , giới nấm, giới động vật. C. giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm. D. giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật. Câu 15. Nấm men thuộc giới (MĐ2) A. khởi sinh. B. nguyên sinh. C. nấm. D. thực vật. Câu 16. Địa y là sinh vật thuộc giới (MĐ2) A. khởi sinh. B. nấm. C. nguyên sinh. D. thực vật. Câu 17. Nguồn gốc chung của giới động vật là (MĐ2) A. tảo lục đơn bào nguyên thuỷ. B. động vật đơn bào nguyên thuỷ. C. động vật nguyên sinh. D. động vật nguyên sinh nguyên thuỷ. Câu 18. Thực vật có nguồn gốc từ (MĐ2) A. vi khuẩn. B.nấm. C. tảo lục đơn bào nguyên thuỷ. D. virut. Câu 19. Vi sinh vật bao gồm các dạng (MĐ2) A. vi khuẩn, vi sinh vật cổ, vi trùng, vi rút. vi khuẩn cổ, vi rút,vi tảo, vi nấm,động vật nguyên sinh . vi khuẩn, vi sinh vật cổ, vi rút, nấm . vi khuẩn, vi sinh vật cổ, vi nấm, vi tảo, động vật nguyên sinh . Câu 20. Ngành thực vật có thể giao tử chiếm ưu thế so với thể bào tử là ngành (MĐ2) A. Rêu. B. Quyết. C. Hạt trần D. Hạt kín. D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG Câu 21: Tại sao xem tế bào là cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống? (MĐ3) Câu 22: Phân biệt các cấp tổ chức của thế giới sống? (MĐ3) Câu 23: Cho các nhóm sinh vật sau: Nấm hương, trùng roi, chuột, rêu, san hô, vi khuẩn lao, nấm rơm, nấm men rượu, thông, trùng amip, gà, cá voi, địa y. Phân nhóm sinh vật.( MĐ3) Câu 24: Trước đây người ta xếp ĐVNS vào giới ĐV, ngày nay không xếp nó vào giới ĐV nữa, tại sao? (MĐ4) Câu 25: Giải thích vì sao địa y không thuộc giới tv mà xếp vào giới nấm cũng không hoàn toàn chính xác (MĐ4) E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ - Học bài và làm bài tập SGK, sách bài tập. - Đọc trước bài 3,4 sgk F. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_10_bai_2_cac_gioi_sinh_vat_nam_hoc_2020.docx