Giáo án Sinh học 10 - Chuyên đề 1: Công nghệ tế bào và một số thành tựu - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Tây Tiền Hải

Giáo án Sinh học 10 - Chuyên đề 1: Công nghệ tế bào và một số thành tựu - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Tây Tiền Hải

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Kể được tên một số thành tựu hiện đại của công nghệ tế bào.

- Phân tích được triển vọng của công nghệ tế bào trong tương lai.

2. Về năng lực

- Năng lực sinh học:

● Nhận thức sinh học:

+ Trình bày được các giai đoạn chung của công nghệ tế bào.

+ Lấy được ví dụ về công nghệ tế bào.

+ Kể tên được một số thành tựu hiện đại của công nghệ tế bào.

+ Trình bày được các giai đoạn chung, một số quy trình công nghệ tế bào thực vật bằng ngôn ngữ khoa học.

● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được tại sao công nghệ tế bào có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đánh giá được tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ tế bào.

 

docx 23 trang Phan Thành 05/07/2023 1160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Chuyên đề 1: Công nghệ tế bào và một số thành tựu - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Tây Tiền Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Sinh 10 cd
Ngày soạn:.../..../....	Ngày dạy:.../..../....
CHUYÊN ĐỀ 1: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO VÀ MỘT SỐ THÀNH TỰU
BÀI 1: THÀNH TỰU HIỆN ĐẠI CỦA CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Kể được tên một số thành tựu hiện đại của công nghệ tế bào.
Phân tích được triển vọng của công nghệ tế bào trong tương lai.
2. Về năng lực
Năng lực sinh học: 
Nhận thức sinh học:
+ Trình bày được các giai đoạn chung của công nghệ tế bào.
+ Lấy được ví dụ về công nghệ tế bào.
+ Kể tên được một số thành tựu hiện đại của công nghệ tế bào.
+ Trình bày được các giai đoạn chung, một số quy trình công nghệ tế bào thực vật bằng ngôn ngữ khoa học.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được tại sao công nghệ tế bào có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đánh giá được tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ tế bào.
Năng lực chung: 
Năng lực tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập và nghiên cứu công nghệ tế bào.
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến công nghệ tế bào; ý tưởng và thảo luận các vấn đề về công nghệ tế bào; ý tưởng và thảo luận các vấn đề về công nghệ tế bào phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Giải quyết vấn đề sáng tạo: Xác định được ý tưởng mới trong việc ứng dụng công nghệ tế bào từ các nội dung đã học.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, sách chuyên đề Sinh học 10.
- Hình ảnh về sự biệt hóa tế bào.
- Các câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Vở ghi, vở BT.
- Các đồ dùng học tập, tư liệu, hình ảnh,... liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.
IIIII. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và tò mò cho HS trước khi bắt đầu bài học mới.
b. Nội dung: GV cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Đối với những loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng và khả năng tái sinh trong tự nhiên rất thấp, làm thế nào để duy trì và nhân nhanh số lượng cá thể của loài?
+ Bằng cách nào có thể tạo được các mô da lành dùng cho điều trị các trường hợp bị bỏng và phải cấy ghép da?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS dựa vào hiểu biết cá nhân và nền tảng kiến thức đã học, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong chia sẻ ý kiến cá nhân (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến xây dựng bài.
* Gợi ý: Sử dụng công nghệ tế bào.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tinh thần đóng góp xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài mới: Công nghệ tế bào là một bước tiến quan trọng đối với ngành Sinh học nói riêng và nền khoa học hiện đại nói chung. Công nghệ này được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống ngày nay, đặc biệt là đối với việc nhân giống vật nuôi, cây trồng, mang lại lợi ích kinh tế cao. Để tìm hiểu thêm về công nghệ tế bào cũng như những thành tựu mà nó đem lại, chúng ta hãy cùng đi vào bài học hôm nay – Bài 1: Thành tựu hiện đại của công nghệ tế bào.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm công nghệ tế bào và các nguyên lí sinh học làm cơ sở cho công nghệ tế bào.
a. Mục tiêu: 
- Nêu được khái niệm công nghệ tế bào.
- Nêu được các nguyên lí sinh học làm cơ sở cho sự phát triển công nghệ tế bào.
b. Nội dung: 
- GV sử dụng kĩ thuật think – pair – share, yêu cầu HS đọc Chuyên đề học tập Sinh học 10, thảo luận và trả lời các câu hỏi.
- HS đọc thông tin SGK tr.6, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV sử dụng kĩ thuật think – pair – share, yêu cầu HS đọc Chuyên đề học tập Sinh học 10 (SGK Chuyên đề tr.6) và trả lời các câu hỏi:
+ Công nghệ tế bào là gì?
+ Công nghệ tế bào được phát triển dựa trên những nguyên lí sinh học nào?
+ Công nghệ tế bào có vai trò gì trong hoá học và đời sống con người?
+ Nêu các hướng phát triển chính của công nghệ tế bào.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu thông tin SGK, suy nghĩ câu trả lời cho các câu hỏi, sau đó trao đổi theo cặp để thống nhất đáp án, chuẩn bị chia sẻ trước lớp.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trả lời lần lượt từng câu hỏi.
- Các nhóm còn lại nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có). GV khuyến khích HS đưa ra những câu hỏi làm rõ vấn đề, ý kiến đóng góp để khắc sâu kiến thức.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.
 Công nghệ tế bào là một lĩnh vực thuộc công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào ở môi trường nuôi cấy trong ống nghiệm (in vitro) nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô; từ đó sản xuất được sản phẩm theo yêu cầu của nhà sản xuất.
- Công nghệ tế bào được phát triển dựa trên các nguyên lí của sinh học tế bào, di truyền học phân tử, kĩ thuật DNA và protein tái tổ hợp.
- Nền tảng của công nghệ tế bào là các kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào, kĩ thuật thao tác trên tế bào nuôi cấy như chuyển gene, chuyển nhân, gây đột biến, lai tế bào và tối ưu điều kiện nuôi cấy để sản xuất các sản phẩm mong muốn.
- Công nghệ tế bào có vai trò không chỉ là công cụ trong nghiên cứu khoa học mà còn là công nghệ ứng dụng sản xuất nhiều sản phẩm quan trọng phục vụ đời sống con người.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về thành tựu hiện đại và triển vọng của công nghệ tế bào thực vật và động vật
a. Mục tiêu: 
- Kể được tên một số thành tựu hiện đại của công nghệ tế bào.
- Phân tích được triển vọng của công nghệ tế bào trong tương lai.
b. Nội dung:
- GV chia lớp thành 2 nhóm lớn:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu thành tựu hiện đại và triển vọng của công nghệ tế bào thực vật.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu thành tựu hiện đại và triển vọng của công nghệ tế bào động vật.
- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn các nhóm thảo luận về nội dung SGK và hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời và phiếu học tập của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – 
HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 2 nhóm lớn và giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu thành tựu hiện đại và triển vọng của công nghệ tế bào thực vật.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu thành tựu hiện đại và triển vọng của công nghệ tế bào động vật.
- Với mỗi nhóm lớn, GV chia thành các nhóm nhỏ hơn (4 - 5 HS/nhóm), thảo luận về cùng một chủ đề.
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
- Các nhóm thảo luận về nội dung GV đã phân công:
* Nhóm 1: Đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục I (SGK tr. 6 – 7) để tìm hiểu về những thành tựu hiện đại và triển vọng của công nghệ tế bào thực vật.
* Nhóm 2: Đọc thông tin mục và quan sát các hình ảnh mục II (SGK tr. 8 – 10) để tìm hiểu về những thành tựu hiện đại và triển vọng của công nghệ tế bào động vật.
- Các nhóm tìm hiểu mỗi phần theo 2 nội dung chính:
+ Một số thành tựu hiện đại của công nghệ tế bào.
+ Triển vọng của công nghệ tế bào.
- Thời gian thảo luận của nhóm chuyên gia là 7 phút. Kết thúc phần thảo luận, mỗi thành viên nhóm phải trình bày lại những nội dung vừa nghiên cứu cho cả nhóm.
- GV lưu ý các nhóm đọc tất cả các thành tựu và lựa chọn những ví dụ tiêu biểu.
Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép
- HS ở các nhóm chuyên gia tách ra và lập thành các nhóm mảnh ghép. Mỗi nhóm mảnh ghép (4 – 6 HS), trong đó có 2 – 3 HS từ mỗi nhóm lớn.
- Thành viên các nhóm mảnh ghép thảo luận để hoàn thành Phiếu học tập. 
(Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm tích cực tham gia hoạt động, nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận để trả lời các câu hỏi của GV và chuẩn bị báo cáo.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV thu lại phiếu học tập của các nhóm, trình chiếu bài của một số nhóm lên bảng. Nhóm có bài tập được trình chiếu trước lớp cử đại diện báo cáo về bài làm của nhóm mình.
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). GV khuyến khích HS tranh luận, đặt câu hỏi, đóng góp ý kiến để làm rõ vấn đề cần tìm hiểu.
- GV cho HS xem thêm video về ứng dụng công nghệ tế bào động vật:
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét bài làm của các nhóm, chuẩn kiến thức.
- GV hướng dẫn HS đọc phần Ghi nhớ (SGK tr.10) và chuyển sang hoạt động Luyện tập.
- Một số thành tựu của công nghệ tế bào nổi bật là sự phát triển công nghệ nuôi cấy mô tế bào, sản xuất các sản phẩm nhờ quá trình nuôi cấy, đóng góp trong bảo tồn nguồn gene, vi nhân giống cây trồng và sự phát triển công nghệ tế bào gốc. 
- Trong tương lai, công nghệ tế bào là lĩnh vực đầy triển vọng khi kết hợp giữa phát triển các kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào, tái tạo mô và cơ quan, công nghệ tế bào gốc kết hợp với các kĩ thuật di truyền, tạo ra nhiều sản phẩm mang lại giá trị kinh tế và phục vụ đời sống của con người.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Luyện tập các kiến thức đã học trong bài về công nghệ tế bào.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu các cặp đôi thảo luận thực hiện nhiệm vụ sau:
Tìm hiểu và viết một bài ngắn (khoảng 300 – 500 từ) về một số thành tựu hiện đại nổi bật của công nghệ tế bào thực vật và động vật.
c. Sản phẩm học tập: Bài viết của HS về công nghệ tế bào.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, trao đổi và hoàn thành bài tập sau: Tìm hiểu và viết một bài ngắn (khoảng 300 – 500 từ) về một số thành tựu hiện đại nổi bật của công nghệ tế bào thực vật và động vật.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào các kiến thức đã biết, trao đổi, hoàn thành bài học tại lớp.
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày bài làm của nhóm mình.
- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đưa ra nhận xét chung và chuyển sang hoạt động tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học giải thích một số vấn đề thực tiễn; Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS chọn một trong các nhiệm vụ sau để thực hiện ngoài giờ học: 
+ Hãy đánh giá những tác động tích cực của công nghệ tế bào đối với khoa học và đời sống.
+ Theo em, công nghệ tế bào có tác động tiêu cực đối với thế giới tự nhiên và con người không? Hãy nêu những dẫn chứng minh họa cho nhận định của em.
+ Hãy tìm hiểu về sự phát triển của công nghệ tế bào ở Việt Nam. Kể một số ứng dụng công nghệ tế bào và vai trò của chúng đối với đời sống của con người tại địa phương nơi em sống.
c. Sản phẩm học tập: Phần trình bày của HS về công nghệ tế bào.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS tự chọn nhóm (mỗi nhóm không quá 5 HS), chọn một trong các nhiệm vụ sau để thực hiện ngoài giờ học: 
+ Hãy đánh giá những tác động tích cực của công nghệ tế bào đối với khoa học và đời sống.
+ Theo em, công nghệ tế bào có tác động tiêu cực đối với thế giới tự nhiên và con người không? Hãy nêu những dẫn chứng minh họa cho nhận định của em.
+ Hãy tìm hiểu về sự phát triển của công nghệ tế bào ở Việt Nam. Kể một số ứng dụng công nghệ tế bào và vai trò của chúng đối với đời sống của con người tại địa phương nơi em sống.
- GV gợi ý cho HS các hình thức trình bày như báo cáo dạng Word, PowerPoint, tập san,...
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.
- GV theo sát quá trình thực hiện bài tập của HS, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày phần tìm hiểu của nhóm mình.
- Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi, tranh luận,... để làm rõ vấn đề.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành các bài tập phần Vận dụng.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 2: Cơ sở tế bào thực vật và ứng dụng.
IV. HỒ SƠ HỌC TẬP
Trường:..................
Lớp:........................
PHIẾU HỌC TẬP
1. Hoàn thành bảng sau:
Công nghệ tế bào thực vật
Công nghệ tế bào động vật
Một số thành tựu hiện đại của công nghệ tế bào
Triển vọng của công nghệ tế bào
2. Hãy kể tên những cây trồng được cải tiến bằng kĩ thuật chuyển gene và nhân giống in vitro bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật mà em biết. Hãy tìm hiểu về vai trò kinh tế của các cây trồng đó.
3. Các thành tựu của công nghệ tế bào động vật có đóng góp cho các lĩnh vực nào trong đời sống của con người?
Trả lời
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................. ..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI 2: CƠ SỞ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO THỰC VẬT VÀ ỨNG DỤNG
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Trình bày được tính toàn năng của tế bào.
Kể được các ví dụ về ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Phát huy cao độ năng lực tự học: thông qua các hoạt động tự đọc sách, tóm tắt nội dung, tự trả lời câu hỏi và đặt ra các câu hỏi tìm hiểu kiến thức của bài.
Năng lực diễn đạt bằng văn bản và giao tiếp: thông qua các hoạt động viết tóm tắt nội dung kiến thức đọc được và thuyết trình trước tổ, nhóm hay trước lớp.
Năng lực giao tiếp, hợp tác, lãnh đạo: thông qua thảo luận nhóm, rèn kĩ năng lắng nghe, chia sẻ, điều hành nhóm.
Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học: HS đóng vai trò như nhà nghiên cứu khoa học, tự tìm kiếm các biện pháp quy trình công nghệ ứng dụng khoa học vào đời sống.
Năng lực riêng: 
Nhận thức sinh học: trình bày được tính toàn năng của tế bào và quy trình công nghệ tế bào thực vật, nêu được một số thành tựu và triển vọng của công nghệ tế bào thực vật.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được tại sao công nghệ tế bào thực vật có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đánh giá được tính hiệu quả của việc sử dụng công nghệ tế bào thực vật. 
3. Phẩm chất
HS thấy yêu thích môn học hơn, đam mê hơn với khoa học và công nghệ 
HS thay đổi được thái độ học tập từ cố gắng ghi nhớ kiến thức sang tìm cách vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề của đời sống. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, Sách chuyên đề học tập Sinh học 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
Tranh, ảnh liên quan đến nội dung chuyên đề.
Phiếu học tập: Tìm hiểu ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
Sách chuyên đề học tập Sinh học 10.
Hình ảnh, tranh vẽ liên quan đến nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, ôn tập kiến thức đã học và gắn kết kiến thức mới.
b. Nội dung: GV đưa ra tình huống nêu vấn đề, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về nhân giống vô tính ở thực vật.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh SGK tr.11 và đặt câu hỏi: Hãy quan sát hình 2.1 và cho biết người ta có thể nhân giống vô tính để tạo cây con từ cây trưởng thành bằng những cách nào. Công nghệ nào có thể cho phép nhân nhanh hàng loạt cây trồng mới từ một phần của lá cây hoặc chồi cây?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, thảo luận với bạn để trả lời câu hỏi mở đầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra dự đoán cá nhân về tình huống mở đầu. 
- HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Dựa trên cơ sở câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học: Để biết các cách nhân giống vô tính, tạo cây con từ cây trưởng thành cũng như công nghệ nhân nhanh hàng loạt cây trồng mới từ một phần của lá cây hoặc chồi cây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 2: Cơ sở công nghệ tế bào thực vật và ứng dụng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tính toàn năng của tế bào 
a. Mục tiêu: 
- HS trình bày được thế nào là tính toàn năng của tế bào 
- HS nêu được ưu thế thích nghi tính toàn năng của tế bào thực vật 
b. Nội dung: 
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục I (SGK tr.11 - 12) để tìm hiểu về tính toàn năng của tế bào.
- HS thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về tính toàn năng của tế bào. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung phần I (SCĐ tr.11-12) để tìm hiểu về tính toàn năng của tế bào.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau : 
+ Thế nào là tính toàn năng của tế bào?
+ Lược sử phát hiện ra tính toàn năng của tế bào được thể hiện thông qua khả năng tái sinh mô, cơ quan và cơ thể như thế nào? Nêu ví dụ minh họa.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin mục I trong SCĐ tr.11-12 thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
I. TÍNH TOÀN NĂNG CỦA TẾ BÀO
- Là khả năng tế bào có thể trải qua các giai đoạn phát triển, tái tạo thành các mô, cơ quan hoặc tạo nên một cơ thể hoàn chỉnh trong môi trường thích hợp.
- Ở thực vật, tế bào phôi là những tế bào có tính toàn năng ở mức cao nhất và được gọi là các tế bào gốc thực vật.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái quát về công nghệ tế bào thực vật
a. Mục tiêu: Trình bày được khái quát về công nghệ tế bào thực vật.
b. Nội dung: 
- GV giới thiệu cho HS video đơn giản về công nghệ nuôi cấy mô (đã học ở lớp 7), yêu cầu HS mô tả các bước nuôi cấy mô. 
- GV sử dụng kĩ thuật think – pair – share, yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về công nghệ tế bào thực vật.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II (SGK tr.12) để tìm hiểu khái quát về công nghệ tế bào thực vật.
- GV cung cấp cho HS một đoạn video đơn giản hướng dẫn cách nhân giống cây hoa lan bằng nuôi cấy mô: 
- GV nhấn mạnh: Nuôi cấy mô là kĩ thuật cốt lõi của công nghệ tế bào thực vật.
- GV sử dụng kĩ thuật Think – Pair – Share, yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận cặp đôi để trả lời các câu hỏi:
+ Công nghệ tế bào thực vật là gì?
+ Hãy kể tên một số sản phẩm của công nghệ tế bào thực vật.
+ Nêu mục đích và ý nghĩa của công nghệ tế bào thực vật trong sản xuất và đời sống.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, xem video, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm đôi trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
II. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO THỰC VẬT
- Công nghệ tế bào thực vật bao gồm các quy trình kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật và các kĩ thuật thao tác trên tế bào, mô nuôi cấy trong điều kiện in vitro để sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống.
- Sản phẩm của công nghệ tế bào thực vật đa dạng, đáp ứng được nhiều mục tiêu khác nhau như: nhân giống vô tính bằng nuôi cấy mô tế bào trong điều kiện in vitro (vi nhân giống); sản xuất các sản phẩm trao đổi chất từ nuôi cấy mô, tế bào;...
Hoạt động 3: Tìm hiểu về ứng dụng của nghệ tế bào thực vật 
a. Mục tiêu: HS kể được các ví dụ về ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, tìm hiểu về các ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật.
- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, hướng dẫn HS thảo luận nội dung SGK và hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, chia lớp thành 3 nhóm lớn, mỗi nhóm lớn chia thành các nhóm nhỏ 4 HS. Mỗi nhóm lớn là một nhóm chuyên gia tìm hiểu về một ứng dụng.
Nhóm chuyên gia 1: Tìm hiểu về ứng dụng công nghệ tế bào trong chọn tạo giống cây trồng
Đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục III.1 (SGK tr.12) và thực hiện các yêu cầu:
+ Trình bày mục đích, ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ tế bào trong chọn tạo giống cây trồng.
+ Nêu một ví dụ về ứng dụng công nghệ tế bào trong chọn tạo giống cây trồng. 
Nhóm chuyên gia 2: Tìm hiểu về ứng dụng công nghệ tế bào trong nghiên cứu sinh học
Đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục III.2 (SGK tr.13) và thực hiện các yêu cầu:
+ Trình bày mục đích, ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ tế bào trong nghiên cứu sinh học.
+ Nêu một số ví dụ về ứng dụng công nghệ tế bào trong nghiên cứu sinh học. 
Nhóm chuyên gia 3: Tìm hiểu về ứng dụng công nghệ tế bào trong sản xuất các sản phẩm chuyển hoá
Đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục III.2 (SGK tr.13 - 14) và thực hiện các yêu cầu:
+ Trình bày mục đích, ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ tế bào trong sản xuất các sản phẩm chuyển hoá.
+ Nêu một số ví dụ về ứng dụng công nghệ tế bào trong sản xuất các sản phẩm chuyển hoá.
- Nhóm mảnh ghép được tạo thành từ ba nhóm chuyên gia, mỗi nhóm mảnh ghép 6 HS. Các HS trong nhóm mảnh ghép trao đổi với nhau về các ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật và hoàn thành Phiếu học tập. (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh GV trình chiếu. 
- HS thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV hướng dẫn HS đọc phần Ghi nhớ (SGK tr.14) và chuyển sang hoạt động tiếp theo.
III. ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ TẾ BÀO THỰC VẬT
- Công nghệ tế bào thực vật được ứng dụng trong nhân nhanh giống cây trồng; tạo giống cây trồng mới; tổng hợp các chất chuyển hóa thứ cấp nhằm sản xuất dược phẩm, mĩ phẩm, thực phẩm.
- Công nghệ tế bào còn là công cụ hữu hiệu cho nghiên cứu các quá trình sinh học.
- Kết quả thực hiện phiếu học tập của HS.
* Gợi ý:
Câu 1: 
1. Ứng dụng trong chọn tạo giống cây trồng
- Mục đích, ý nghĩa: cải tiến giống cây trồng, tạo nên những giống cây trồng kháng côn trùng, kháng bệnh; áp dụng trong chọn giống cây trồng; nhân nhanh các giống cây quý hiếm;...
- Ví dụ: 
+ Công nghệ vi nhân giống in vitro được ứng dụng trong sản xuất cây sạch bệnh; nhân nhanh giống cây trồng; tạo giống mới; giúp bảo tồn nguồn gene.
+ Công nghệ bảo quản lạnh giúp dự trữ phôi mầm, phát triển công nghệ hạt nhân tạo.
2. Ứng dụng trong nghiên cứu sinh học
- Mục đích, ý nghĩa: là công cụ nghiên cứu các lĩnh vực cơ bản của sinh học như thực vật học, hóa sinh học, di truyền học phân tử, công nghệ sinh học trong nông nghiệp.
- Ví dụ:
+ Các nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chủ và các tác nhân gây bệnh được áp dụng trên mẫu mô tế bào nuôi cấy => làm sáng tỏ nhiều cơ chế ở mức độ phân tử về phát sinh hình thái, các con đường hóa sinh tổng hợp các chất, đặc tính di truyền.
+ Các kĩ thuật công nghệ tế bào thực vật như nuối cấy tế bào, mảnh mô, tái sinh cây được sử dụng trong nghiên cứu tạo cây chuyển gene ở cây thuốc lá, đậu tương,...
+ Nghiên cứu quá trình phát sinh cơ quan như chồi, rễ ở các cây dược liệu quý như sâm ngọc linh, cây long não,...
3. Ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm chuyển hóa
- Mục đích, ý nghĩa: Các dòng tế bào, mô nuôi cấy được sử dụng làm nguồn tế bào nhận gene ngoại lai; được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như y học, công nghệ thực phẩm.
- Ví dụ: Một số protein được sản xuất bằng kĩ thuật này như vaccine, cytokine, các protein trị liệu.
Câu 2: Không thể áp dụng công nghệ tế bào động vật hay công nghệ vi sinh vật để sản xuất một số chất chuyển hóa thứ cấp có hoạt tính sinh học nhất định vì sử dụng tế bào thực vật nuôi cấy để chuyển gene có ưu điểm vượt trội so với sử dụng tế bào động vật hoặc vi sinh vật. Sử dụng tế bào thực vật có thể tránh được sự lây nhiễm virus và các tác nhân gây bệnh khác.
Câu 3. Nuôi cấy tế bào gốc thực vật được ứng dụng trong sản xuất dược phẩm và mĩ phẩm do dịch chiết tế bào gốc thực vật dễ dàng được chuẩn hóa và đáp ứng các yêu cầu an toàn nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất dược, mĩ phẩm.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Luyện tập kiến thức về ứng dụng công nghệ tế bào thực vật.
b. Nội dung: GV đưa ra nhiệm vụ; HS sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Các câu trả lời của HS về ứng dụng công nghệ tế bào thực vật.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc theo bàn, trả lời các câu hỏi sau:
+ Vi nhân giống có lợi ích vượt trội như thế nào so với các phương pháp nhân giống cây trồng truyền thống (nhân giống và trồng cây ngoài đồng ruộng)?
+ Vì sao sử dụng kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào thuận lợi hơn so với sử dụng cơ thể sống trong nghiên cứu tạo đột biến, lai khác loài, đa bội hóa?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, thảo luận, đưa ra câu trả lời.
- GV quan sát quá trình HS thảo luận, hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trả lời lần lượt các câu hỏi.
- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức để giải thích một số vấn đề thực tiễn. Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng.
b. Nội dung: GV đưa ra nhiệm vụ, yêu cầu HS hoàn thành ngoài giờ học trên lớp.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về công nghệ tế bào trong thực tiễn.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi để trả lời các câu hỏi:
+ Vì những lí do nào mà việc sử dụng mô tế bào thực vật thuận lợi hơn so với sử dụng tế bào vi khuẩn và tế bào động vật trong công nghệ sản xuất các chất chuyển hóa thứ cấp và protein trị liệu?
+ Tại sao công nghệ tế bào thường được phối hợp với công nghệ gene trong quy trình nghiên cứu, sản xuất các dược phẩm có bản chất là protein?
+ Tìm hiểu một số sản phẩm sinh dược được sản xuất nhờ công nghệ tế bào thực vật.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, thảo luận, đưa ra câu trả lời.
- GV quan sát quá trình HS thảo luận, hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày bài làm của mình.
- GV khuyến khích các nhóm còn lại nhận xét, góp ý, đặt câu hỏi, đưa ra ý kiến phản biện, tranh luận,... để làm rõ vấn đề.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 
*Hướng dẫn về nhà:
- HS ôn lại kiến thức đã học 
- Đọc trước nội dung bài mới Bài 3: Các giai đoạn của công nghệ tế bào thực vật.
IV. HỒ SƠ HỌC TẬP
Trường:.........................
Lơp:...............................
PHIẾU HỌC TẬP
1. Hoàn thành bảng sau:
Một số ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật
Mục đích, ý nghĩa
Một số ví dụ về ứng dụng
Ứng dụng trong chọn tạo giống cây trồng
Ứng dụng trong nghiên cứu sinh học
Ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm chuyển hóa 
2. Vì sao không thể áp dụng công nghệ tế bào động vật hay công nghệ vi sinh vật để sản xuất một số chất chuyển hóa thứ cấp có hoạt tính sinh học nhất định?
3. Vì sao nuôi cấy tế bào gốc thực vật được ứng dụng trong sản xuất dược phẩm và mĩ phẩm.
Trả lời
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
...............................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_10_chuyen_de_1_cong_nghe_te_bao_va_mot_so_t.docx