Giáo án Sinh học 10 - Bài 1 và 2
PHẦN MỘT
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
Bài 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
I/MỤC TIÊU:
1-Kiến thức:
- Học sinh phải giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống.
- Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.
- Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
2-Kỹ năng:
- Kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng phân loại, nhận dạng.
- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
3-Thái độ:
-Chỉ ra được mặc dù thế giới sống rất đa dạng nhưng lại thống nhất.
-Có ý thức bảo tồn sự đa dạng sinh học.
-Liên hệ sử dụng tiết kiệm năng lượng để bảo vệ môi trường
4. Phát triển năng lực
a/ Năng lực kiến thức:
- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
b/ Năng lực sống:
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô
- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề.
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1.Phương pháp dạy học
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng
PHẦN MỘT GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG Bài 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG I/MỤC TIÊU: 1-Kiến thức: - Học sinh phải giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống. - Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống. - Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống. 2-Kỹ năng: - Kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng phân loại, nhận dạng. - Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học. 3-Thái độ: -Chỉ ra được mặc dù thế giới sống rất đa dạng nhưng lại thống nhất. -Có ý thức bảo tồn sự đa dạng sinh học. -Liên hệ sử dụng tiết kiệm năng lượng để bảo vệ môi trường 4. Phát triển năng lực a/ Năng lực kiến thức: - HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì - Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá. - HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập b/ Năng lực sống: - Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm. - Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. - Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô - Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề... - Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập... II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1.Phương pháp dạy học - Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề - Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng 2.Kĩ thuật dạy học -Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não. III. CHUẨN BỊ -Tranh vẽ Hình 1- SGK và những hình ảnh liên quan đến bài học mà HS và GV sưu tầm: Tế bào, cấu tạo lông ruột, cấu tạo tim, hệ sinh thái... -Phiếu học tập số 1: Đặc điểm các cấp tổ chức sống -Phiếu học tập số 2 : Bảng ghép các cấp tổ chức sống với đặc điểm. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC KHỞI ĐỘNG (5 phút) GV khái quát nội dung môn học sinh học cấp THPT và nội dung, cách học môn sinh học lớp 10. GV cho HS quan sát tranh tế bào, cấu tạo lông ruột, cấu tạo tim, hệ sinh thái và hỏi: - Các bức tranh gợi cho em suy nghĩ gì? - Các sinh vật khác nhau trên trái đất nhưng có đặc điểm nào chung nhất? Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung A. KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu : - Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Phương pháp: trò chơi * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức GV khái quát nội dung môn học sinh học cấp THPT và nội dung, cách học môn sinh học lớp 10. GV cho HS quan sát tranh tế bào, cấu tạo lông ruột, cấu tạo tim, hệ sinh thái và hỏi: - Các bức tranh gợi cho em suy nghĩ gì? - Các sinh vật khác nhau trên trái đất nhưng có đặc điểm nào chung nhất? ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động: Học sinh tập trung chú ý; Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra; Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động, Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức. GV giới thiệu sơ lược chương trình sinh 12. Vật chất sống bắt đầu từ các phân tử, trong đó đặc biệt quan trọng là axit nucleic, axit amin, nhưng sự sống của cơ thể chỉ bắt đầu từ khi có tế bào, do đó thế giới sống được tổ chức theo các cấp từ đơn giản đến phức tạp B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Mục tiêu : - Học sinh phải giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống. - Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống. - Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống. * Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức Hoạt động 1: GV chia nhóm HS, yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhanh trả lời. Câu hỏi: Quan sát hình 1, cho biết thế giới sống được tổ chức theo những cấp tổ chức cơ bản nào? GV yêu cầu các HS khác bổ sung. GV đánh giá, kết luận. HS tách nhóm theo yêu cầu của GV, nghe câu hỏi và tiến hành thảo luận theo sự phân công của GV. Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận. Các thành viên còn lại nhận xét, bổ sung. I. Các cấp tổ chức của thế giới sống: Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc rất chặc chẽ gồm các cấp tổ chức cơ bản: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái. Trong đó, tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Hoạt động 1: GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi được phân công. + Nhóm 1 và nhóm 2: Câu hỏi: Cho ví dụ về tổ chức thứ bậc và đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống. GV nhận xét, kết luận. + Nhóm 3 và nhóm 4: Câu hỏi: Thế nào là hệ thống mở và tự điều chỉnh? Cho ví dụ. GV điều chỉnh, kết luận. GV yêu cầu nhóm 5, 6 trình bày kết quả. + Nhóm 5 và 6: Câu hỏi: Cho ví dụ chứng minh thế giới sống đa dạng nhưng thống nhất. GV tổng hợp, kết luận. Nhóm 1 và 2 tiến hành thảo luận theo yêu cầu của GV, cử đại diện trình bày. Các nhóm còn lại bổ sung. Nhóm 3, 4 cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung. Nhóm 5, 6 trình bày kết quả, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống: 1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: Nguyên tắc thứ bậc: Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng xây dựng nên tổ chức sống cấp trên. Ngoài đặc điểm của tổ sống cấp thấp, tổ chức cấp cao còn có những đặc tính riêng gọi là đặc tính nổi trội. 2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh: - Khái niệm hệ thống mở. - Khái niệm hệ tự điều chỉnh. 3. Thế giới sống liên tục tiến hóa: - Nhờ sự thừa kế thông tin di truyền nên các sinh vật đều có đặc điểm chung. - Điều kiện ngoại cảnh luôn thay đổi, biến dị không ngừng phát sinh, quá trình chọn lọc luôn tác động lên sinh vật, nên thế giới sống phát triển vô cùng đa dạng và phong phú. C: LUYỆN TẬP Mục tiêu: - Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết về pháp luật và các đặc trưng của pháp luật; biết ứng xử phù hợp trong tình huống giả định. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Phương pháp dạy học: Giao bài tập Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức. Câu 1: Cho các ý sau: (1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. (2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định. (3) Liên tục tiến hóa. (4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh. (5) Có khả năng cảm ứng và vân động. (6) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường. Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản? A. 5 B. 3 C. 4 D. 2 Hiển thị đáp án Đáp án: A Câu 2: Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là: A. Trao đổi chất và năng lượng B. Sinh sản C. Sinh trưởng và phát triển D. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi Đáp án: D Câu 3: Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống là (1) Cơ thể. (2) tế bào (3) quần thể (4) quần xã (5) hệ sinh thái Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5 B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5 C. 5 → 4 → 3 → 2 → 1 D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1 Hiển thị đáp án Đáp án: A Câu 4: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống? A. Nguyên tắc thứ bậc. B. Nguyên tắc mở. C. Nguyên tắc tự điều chỉnh. D. Nguyên tắc bổ sung Hiển thị đáp án Đáp án: A D: VẬN DỤNG (8’) Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. -Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người. Lời giải: Một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người: - Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ cao, hệ mạch dưới da sẽ dãn ra, lỗ chân lông giãn mở, mồ hôi tiết ra làm mát cơ thể. - Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ thấp, các mạch máu dưới da co lại, xuất hiện hiện tượng run để làm ấm cơ thể. - Mắt người khi nhìn không rõ có xu hướng khép nhỏ lại, làm thay đổi cầu mắt, giúp ảnh hiện chính xác ở khoảng tiêu cự để nhìn rõ vật. - Khi có một tác động quá lớn đến tâm lí con người, não có xu hướng xóa bỏ đoạn kí ức đó. - Ở hoạt động bài tiết bình thường, cơ thể sẽ thu lại đường- chất có lợi cho cơ thể và bài thải nitrat – chất gây độc cho cơ thể. E: MỞ RỘNG (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề Vẽ sơ đồ tư duy cho bài 4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút) - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Ôn tập về các ngành động vật, thực vật đã học. . Bài 2. CÁC GIỚI SINH VẬT I/MỤC TIÊU: 1-Kiến thức: - Học sinh phải nêu được khái niệm giới. - Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới (hệ thống 5 giới). - Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật (giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật). 2-Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng thu thập và xử lí thông tin từ SGK ( qua kênh chữ và kênh hình ), bước đầu rèn luyện năng lực tự học. - Rèn luyện kỹ năng khái quát hoá kiến thức. - Vẽ được sơ đồ phát sinh giới thực vật ,giới động vật 3-Thái độ: - Sinh giới thống nhất từ một nguồn gốc chung. - Thấy được trách nhiệm phải bảo tồn sự đa dạng sinh học. 4. Phát triển năng lực a/ Năng lực kiến thức: - HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì - Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá. - HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập b/ Năng lực sống: - Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm. - Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. - Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô - Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề... - Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập... II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1.Phương pháp dạy học - Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề - Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng 2.Kĩ thuật dạy học -Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não. III. CHUẨN BỊ Tranh phóng to hình 2/ SGK Tranh ảnh đại diện của sinh giới. V/TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC : 1.ổn định lớp,KTSS 2. Kiểm tra bi cũ: (?) Đặc điểm nổi trội v khả năng tự điều chỉnh của cơ thể như thế no ? Bi giải Ngồi đặc điểm của tổ sống cấp thấp, tổ chức cấp cao cịn cĩ những đặc tính ring gọi l đặc tính nổi trội. - Khi niệm hệ thống mở. - Khi niệm hệ tự điều chỉnh. 3.Bài mới Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung A. KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu : - Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Phương pháp: trò chơi * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức GV:VD. Một cây đậu, một con bò, một con trùng đế giày, một con chó, rêu, vi khuẩn, nấm đảm, nấm nhầy.. Các loại này thuộc này thuộc giới sinh vật nào? HS : trả lời-> GV dẫn dắt vào bài mới ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động: Học sinh tập trung chú ý; Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra; Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động, Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức. B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Mục tiêu : - Học sinh phải nêu được khái niệm giới. - Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới (hệ thống 5 giới). - Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật (giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật). * Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức HOẠT ĐỘNG 1 GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời. ? Giới là gì? GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhanh trả lời. ? Sinh giới được chia thành mấy giới? Do ai đề nghị ? Hoạt động 2 GV yêu cầu HS tách nhóm, nêu câu hỏi, phân công HS thảo luận theo nhóm. +Nhóm 1: Câu hỏi : Trình bày đặc điểm của các sinh vật thuộc giới Khởi sinh. GV nhận xét, kết luận. +Nhóm 2: Câu hỏi : Trình bày đặc điểm của các sinh vật thuộc giới Nguyên sinh và giới Nấm. GV yêu cầu nhóm 2 trình bày kết quả. GV đánh giá, tổng kết. +Nhóm 3: Câu hỏi : Trình bày đặc điểm của các sinh vật thuộc giới Thực vật? GV yêu cầu nhóm 3 trình bày kết quả. GV đánh giá, nhận xét, kết luận. +Nhóm 4: Câu hỏi : Trình bày đặc điểm của các sinh vật thuộc giới Động vật? GV yêu cầu nhóm 4 trình bày kết quả. GV đánh giá, nhận xét, kết luận. HS lắng nghe câu hỏi, tự tham khảo SGK trả lời. Học sinh nghe câu hỏi nghiên cứu SGK, thảo luận nhanh và trả lời HS tách nhóm theo yêu cầu của GV, nhận câu hỏi của nhóm và tiến hành thảo luận, ghi nhận kết quả, sau đó cử đại diện lên trình bày. Nhóm 1 tiến hành thảo luận. Nhóm 1 trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung. Nhóm 2 tiến hành thảo luận. Nhóm 2 trình bày kết quả lên thảo luận. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. Nhóm 3 tiến hành thảo luận. Nhóm 3 trình bày kết quả lên thảo luận. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. Nhóm 4 tiến hành thảo luận. Nhóm 4 trình bày kết quả lên thảo luận. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới: 1. Khái niệm giới: Giới là đơn vị phân loại lớn nhất, gồm các ngành sinh vật có đặc điểm chung. 2. Hệ thống phân loại 5 giới: Oaitâykơ và Magulis chia thế giới sinh vật thành 5 giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật. II. Đặc điểm chính của mỗi giới: 1. Giới Khởi sinh: (Monera) - Tế bào nhân sơ, kích thước rất nhỏ (1-5 µm) - Hình thức sống: tự dưỡng, dị dưỡng hoại sinh, kí sinh. 2. Giới Nguyên sinh: (Protista) - Gồm: nhóm Tảo, nhóm Nấm nhầy, nhóm Động vật nguyên sinh. - Hình thức sống: tự dưỡng, dị dưỡng hoại sinh. 3. Giới Nấm: (Fungi) - Tế bào nhân thực, đơn bào và đa bào sợi, thành tế bào có chứa kitin, - Hình thức sống: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh. 4. Giới Thực vật: (Plantae) - Cơ thể đa bào, nhân thực, tế bào có thành Xenlulôzơ. - Là sinh vật tự dưỡng sống cố định, phản ứng chậm . - Vai trò : cung cấp nguồn thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu, điều hòa khí hậu, giữ nguồn nước ngầm, cho con người. 5. Giới Động vật: (Amialia) - Cơ thể đa bào, nhân thực. - Sống dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh. - Vai trò góp phần làm cân bằng hệ sinh thái, cung cấp nguyên liệu và thức ăn cho con người. C: LUYỆN TẬP Mục tiêu: - Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết về pháp luật và các đặc trưng của pháp luật; biết ứng xử phù hợp trong tình huống giả định. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Phương pháp dạy học: Giao bài tập Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức. Câu 1: Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi khuẩn thuộc A. giới Khởi sinh. B. giới Nấm. C. giới Nguyên sinh. D. giới Động vật. Đáp án: A Câu 2: Các nghành chính trong giới thực vật là A. Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín. B. Rêu, Hạt trần, Hạt kín. C. Tảo lục đa bào, Quyết, Hạt trần, Hạt kín. D. Quyết, Hạt trần, Hạt kín. Hiển thị đáp án Đáp án: A Câu 3: Cho các ý sau: (1) Hầu hết đơn bào. (2) Sinh trưởng, sinh sản nhanh. (3) Phân bố rộng. (4) Thích ứng cao với điều kiện sống. (5) Có khả năng chịu nhiệt và chịu lạnh tốt. (6) Quan sát được bằng mắt thường. Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của vi sinh vật nói chung? A. 2 B. 4 C. 3 D. 5. Đáp án: B Câu 4: Trong một cánh rừng gồm các cấp tổ chức sống cơ bản là A. Cá thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái. B. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã. C. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển. D. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái. Hiển thị đáp án Đáp án: D Câu 5: Thế giới sinh vật được phân thành các nhóm theo trình tự là A. Loài → chi → họ →bộ→lớp→ngành → giới. B. chi → họ → bộ→lớp→ngành → giới→ loài C. Loài → chi → bộ → họ →lớp→ngành → giới. D. Loài → chi →lớp → họ →bộ →ngành → giới. Hiển thị đáp án Đáp án: A D: VẬN DỤNG (8’) Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. -Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. H.Hệ thống mở và tự điều chỉnh là gì? H.Tại sao các sinh vật trên trái đất đều có chung nguồn gốc tổ tiên nhưng ngày nay lại đa dạng phong phú như vậy? Đáp án: a)Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi cấp tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. Sinh vật không chỉ chịu sự tác động của MT mà còn góp phần làm biến đổi môi trường. - Khả năng tự điều chỉnh hệ thống sống nhằm đảm bảo duy trì và điều hoà cân bằng động trong hệ thống để tồn tại và phát triển. b)Sinh vật có cơ chế phát sinh biến dị, di truyền được chọn lọc tự nhiên chọn lọc nên thích nghi với môi trường và tạo nên một thế giới sống đa dạng và phong phú. - Sinh vật không ngừng tiến hoá. E: MỞ RỘNG (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề Đọc mục : “Em có biết” Hệ thống 3 lãnh giới. 4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút) - Xem lại cấu tạo các nguyên tố trong bảng TH các nguyên tố hoá học của Menđêlêep. - Khái niệm về liên kết cộng hoá trị, các điện tử vòng ngoài của các nguyên tố C, H, O, N.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_10_bai_1_va_2.doc