Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tuần 1-30 - Năm học 2017-2018

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tuần 1-30 - Năm học 2017-2018

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được các cấp tổ chức của thế giới sống từ thấp đến cao.

- Hiểu được hai nội dung của học thuyết tế bào.

- Hiểu được khái niệm mô; cơ quan; hệ cơ quan; cơ thể; quần thể; quần xã mỗi khái niệm cho được ví dụ minh họa.

- Giải thích được nguyên tắc thứ bậc trong thế giới sống.

- Giải thích được đặc điểm của thế giới sống là hệ thống mở và có khả năng tự điều chỉnh.

- Giải thích được tại sao sinh vật ngày nay rất đa dạng phong phú nhưng lại mang tính thống nhất.

- Nêu được 5 giới sinh vật.

- Nêu được đặc điểm từng giới sinh vật.

- Vẽ được sơ đồ phát sinh giới thực vật, giới động vật.

- Nêu được sự đa dạng của thế giới sinh vật. Có ý thức bảo tồn đa dạng sinh học.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ.

3.Thái độ

- có ý thức bảo vệ thế giới sống

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tư duy logic - Năng lực sáng tạo

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tri thức Sinh học: khái quát về thế giới sống

 

docx 59 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tuần 1-30 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1, 2	Ngày soạn: 15/8/2017
Tiết PPCT: 1, 2	 Lớp dạy: 10A
CHỦ ĐỀ: GIỚI SINH VẬT VÀ CÁC CẤP TỔ CHỨC SỐNG(2 TIẾT)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được các cấp tổ chức của thế giới sống từ thấp đến cao.	
- Hiểu được hai nội dung của học thuyết tế bào.
- Hiểu được khái niệm mô; cơ quan; hệ cơ quan; cơ thể; quần thể; quần xã mỗi khái niệm cho được ví dụ minh họa.
- Giải thích được nguyên tắc thứ bậc trong thế giới sống.
- Giải thích được đặc điểm của thế giới sống là hệ thống mở và có khả năng tự điều chỉnh.
- Giải thích được tại sao sinh vật ngày nay rất đa dạng phong phú nhưng lại mang tính thống nhất.
- Nêu được 5 giới sinh vật.
- Nêu được đặc điểm từng giới sinh vật.
- Vẽ được sơ đồ phát sinh giới thực vật, giới động vật.
- Nêu được sự đa dạng của thế giới sinh vật. Có ý thức bảo tồn đa dạng sinh học.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ.
3.Thái độ
- có ý thức bảo vệ thế giới sống
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tư duy logic - Năng lực sáng tạo
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tri thức Sinh học: khái quát về thế giới sống 
B. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC
1. giáo viên
- Tranh vẽ Hình 1 SGK và những tranh ảnh có liên quan đến bài học mà giáviênvà học sinh sưu tầm được.
- Các thiết bị phục vụ giảng dạy( Máy chiếu, đĩa VCD...)
2. học viên
- chuẩn bị chủ đề trước ở nhà
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG(10 phút)
GV: cho HV xem hình 1/7, hv sẽ có những thắc mắc:
- thế giới sống khác gì với thế giới không sống?
- thế giới soongc có đặc điểm gì?
Việc phân chia thế giới sống ntn?
-> giới sinh vật và các cấp tổ chức thế giới sống?
II.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1:các cấp tổ chức của thế giới sống(30 phút)
Gv: Để nghiên cứu những dấu hiệu của thế giới sống các nhà khoa học phải nghiên cứu ở cấp độ nào? Vì sao?
- Gv: Để nghiên cứu sâu hơn về sự sống thì các nhà khoa học không chỉ tập chung nghiên cứu ở cấp độ cơ thể mà còn nghiên cứu ở cấp độ nhỏ hơn và lớn hơn cấp sơ thể: Phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã...
- Gv: Phân tích từng cấp tổ chức nhỏ hơn và lớn hơn cơ thể sau đó chốt lại các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống là: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái
GV Cho HV Quan sát Hình 1 sách giáo khoa/ 7
* Giải thích khái niệm mô, hãy lấy vd minh hoạ?
* Giải thích khái niệm cơ quan, hãy lấy vd minh hoạ?
* Giải thích khái niệm hệ cơ quan, hãy lấy vd minh hoạ?
* Giải thích khái niệm quần thể, hãy lấy vd minh hoạ?
* Giải thích khái niệm quần xã, hãy lấy vd minh hoạ
Gv: Bằng việc nghiên cứu các cấp tổ chức của thế giới sống các nhà khoa học đã đưa ra hoc thuyết tế bào. Em hãy tìm hiểu thông tin phần I sgk/6 cho biết học thuyết tế bào gồm những nội dung gì?
Hoạt động : tìm hiểu đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
Gv: Nguyên tắc thứ bậc là gì?
- Thế nào là đặc tính nổi trội ?
Gv: Tế bào -> Cơ thể -> quần thể -> quần xã -> hệ sinh thái.Em có nhận xất gì về tính phức tạp của các cấp tổ chức sống theo chiều từ trái sang phải?
Gv: Nguyên tắc thứ bậc là gì?
Đặc tinh nổi trội do đâu mà có ?
Gv: Đặc tính nổi trội đặc trưng cho cơ thể sống là gì? 
Gv: Em hãy cho biết thế giới sống có những đặc tính nổi trội nào?
Gv: lấy cấp tổ chức cơ thể để phân tích tính mở của nó: Cơ thể chúng ta trao đổi chất với môi trường như hít khí ô xi và thải khí cácbônic, co thể chúng ta cũng trao đổi năng lượng với môi trường ( toả nhiệt ra môi trường...) Vậy để cơ thể trao đổi chất và năg lượng với môi trường thì cơ thể phải là một hệ thống mở từ đó suy ra quần thể cũng là hệ thống mở, quần xã cũng là hệ thống mở...
Gv: Các cấp tổ chức của thế giới sống là hệ thống mở vậy chúng có chịu sự tác động của môi trường không?
Gv: Con người cũng là một tổ chức sống vậy con người đã làm môi trường biến đổi thế nào và sự tác động của con người vào môi trường đã gây ra những hệ quả gì?
Gv: chúng ta cần làm gì để hạn chế những tác hại của con người gây ra cho môi trường?
Gv: Cơ thể sống muốn tồn tại sinh trưởng, phát triển..thì phải như thế nào?
*Nếu trao đổi chất không cân đối thì cơ thể sống làm như thế nào để giữ cân bằng?(ăn mặn, ăn quá nhiều chất béo...)
- Tại sao ăn uống ko hợp lí sẽ dẫn đến phát sinh các bệnh ?
- Nếu trong các cấp tổ chức sống ko tự điều chỉnh được cân bằng nội môi thì điều gì sẽ
 xảy ra ?
Gv: Vì sao sự sống tiếp diễn liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác
-Tại sao tất cả sv đều cấu tạo từ tế bào ?
-Vì sao cây xương rồng khi sông trên sa mạc có nhiều gai nhọn?
-Do đâu sinh vật thích nghi với môi trường?
Ghi nhớ:
+Từ 1 nguồn gốc chung bằng con đường phân ly tính trạng dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên trải qua thời gian dài tạo nên sinh giới ngày nay.
- Các cấp cơ bản của thế giới sống bao gồm: Tế bào -> cơ thể -> quần thể-> quần xã-> hệ sinh thái
- Mô là tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện các chức năng nhất định.
Vd: mô biểu bì, mô thần kinh...
- Cơ quan: nhiều mô kết hợp với nhau tạo thành cơ quan
Vd: Cơ quan khứu giác, thính giác....
- hệ cơ quan: Do nhiều cơ quan phối hợp với nhau tạo thành.
Vd: Hệ tiêu hó ở người gồm các cơ quan: miệng, thực quản, ruọt non, ruột già 
- Quần thể: là một nhóm các cá thể cùng loài cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định tại một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản
Vd: quần thể trâu rừng, quần thể rùa tai đỏ ở hồ hoàn kiếm.
- Quần xã: bao gồm nhiều quần thể khác loài cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định tại một thời điểm nhất định trong đó các quần thể có mối quan hệ sinh thái chặt chẽ.
Vd: quần xa đồng cỏ, quần xã rừng ngập mặn
- Hệ sinh thái: bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã
Vd: hệ sinh thái đồng ruộng 
* Học thuyết tế bào
- Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.
 + Nếu cơ thể chỉ được cấu tạo từ một tế bào gọi là cơ thể đơn bào.
Vd: Vi khuẩn lam, tảo đơn bào 
 + nếu cơ thể được cấu tạo từ rất nhiều tế bào thì được gọi là cơ thể đa bào.
Vd: Trâu, chó mèo .
Hoạt động 2: các giới sinh vật (20 phút)
▲ Cho HV xem SGK/10, đặt câu hỏi:
 - Em hiểu thế nào là giới?
 - Hệ thống phân loại 5 giới gồm những giới nào?
 ▲ Cho HV nghiên cứu SGK/10, 11, 12, HD HV rút ra những đặc điểm cần lưu ý.
 ▲ Cho HV hoàn thành phiếu học tập.
Giới
Sinh vật
Nhân sơ
Nhân thực
Đơn bào
Đa bào
Tự dưỡng
Dị dưỡng
Khởi sinh
Nguyên sinh
Nấm
Thực vật
Động vật
GHI NHỚ:
Giới và hệ thống phân loại 5 giới:
 *Khái niệm giới:
 - Giới sinh vật là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
 - Trình tự phân loại Thế giới sinh vật: giới → ngành → lớp → bộ → họ → chi (giống) → loài.
 *Hệ thống phân loại 5 giới:
 Oaitâykơ (Whittaker) và Magulis (Margulis) chia thế giới sinh vật thành 5 giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật.
*Đặc đặc điểm chính của mỗi giới:
 - Giới Khởi sinh (Monera): nhân sơ, đơn bào, kích thức rất nhỏ, sinh sản nhanh, phương thức sống đa dạng. 
 - Giới Nguyên sinh (Protista): đa số nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng.
 - Giới Nấm (Fungi): nhân thực, đơn bào hoặc đa bào dạng sợi, phần lớn có thành tế bào chứa kitin, dị dưỡng.
 - Giới Thực vật (Plantae): nhân thực, đa bào, sống tự dưỡng, thành tế bào cấu tạo băng xenlulôzơ, khả năng cảm ứng chậm.
 - Giới Động vật (Animalia): nhân thực, đa bào, sống dị dưỡng, khả năng phản ứng nhanh và có khả năng di chuyển.
III. LUYỆN TẬP (5 phút)
Câu 1. Tác giả của hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện nay vẫn được sử dụng là
A. Linnê. B. Lơvenhuc. C. Hacken. D. Uytakơ.
Câu 2. Các tiêu chí cơ bản của hệ thống 5 giới bao gồm:
A. Khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng.
B. Loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng.
C. Cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể.
D. Trình tự các nuclêotít, mức độ tổ chức cơ thể.
Câu 3. Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì
A. Có khả năng thích nghi với môi trường.
B. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
C. Có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống.
D. Phát triển và tiến hoá không ngừng.
Câu 4. Sự sống được tiếp diễn liên tục là nhờ
A. Khả năng cảm ứng đặc biệt của sinh vật.
B. Khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi.
C. Khả năng tiến hoá thích nghi với môi trường sống.
D. Sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
IV. VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG(15 phút)
Câu 1: Vì sao nói tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể sinh vật?
Câu 2: Đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống là gì? Cho ví dụ.
Câu 3: Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.
Câu 1: Sưu tầm tranh ảnh về các giới sinh vật?
Câu 2: Điểm khác nhau giữa giới Thực vật và giới Động vật ?
GỢI Ý CÂU 2
BẢNG SO SÁNH CÁC GIỚI SINH VẬT
Giới
Sinh vật
Nhân sơ
Nhân thực
Đơn bào
Đa bào
Tự dưỡng
Dị dưỡng
Khởi sinh
Vi khuẩn
+
+
+
+
Tảo
+
+
+
+
Nguyên sinh
Nấm nhày
+
+
+
ĐVNS
+
+
+
+
Nấm
Nấm men
+
+
+
Nấm sợi
+
+
+
Thực vật 
Rêu,Quyết, Hạt 
trần, Hạt kín
+
+
+
Động vật 
ĐV có dây sống 
(Cá, Lưỡng cư )
+
+
+
Tuần: 3	Ngày soạn: 6/9/2017
Tiết PPCT: 3	 Lớp dạy: 10A
CHỦ ĐỀ: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC (1 TIẾT)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được thành phần hóa học của tế bào.
- Kể tên được các nguyên tố cơ bản của vật chất sống. Phân biệt được nguyên tố đa lượng và vi lượng.
- Kể được các vai trò sinh học của nước đối với tế bào.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ.
3.Thái độ
- có ý thức bảo vệ thế giới sống, bảo vệ môi trường
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
- Năng lực tìm kiếm và xử lý thông tin về các nguyên tố hóa học xây dựng nên thế giới sống, cấu trúc, đặc tính hóa học và vai trò của nước đối với tế bào và cấu trúc, chức năng của cacbohidrat.
- Năng lực quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
B. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC
1. giáo viên
- Tranh phóng to Bảng tuần hoàn hóa học.
- Tranh vẽ về cấu trúc hoá học của đường, một số loại trái cây chứa nhiều đường.
2. học viên
- chuẩn bị chủ đề trước ở nhà
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG(5 phút)
- Hãy kể tên một số nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống.
- Nước có những vai trò gì đối với cơ thể?
->Dựa vào kết quả trả lời của HV, GV dẫn HV vào bài mới
II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(25 PHÚT)
GV: Cho HV xem SGK, đặt câu hỏi:
 - Vai trò của cacbon đối cơ thể sống?
 - Phân biệt các nguyên tố đại lượng và vi lượng dựa vào thành phần nào? 
 - Vai trò chính của các nguyên tố đại lượng và vi lượng?
GV:Cho HV xem hình3.1, 3.2 SGK, giới thiệu cho HV về cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước. 
 Nhận xét về mật độ và sự liên kết giữa các phân tử nước ở trạng thái lỏng và rắn đối với sự sống.
GV: Điều gì xảy ra khi ta đưa các tế bào sống vào trong ngăn đá tủ lạnh?Giải thích?
GV:Cho HV đọc thông tin mục II.2 SGK. Rút ra các vai trò sinh học của nước.
GHI NHỚ:
*Các nguyên tố hoá học:
 - Các nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống:
 + NT đại lượng như: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
 + NT vi lượng như: F, Cu, Fe, Mn, Mo, Se, Zn, Co, B, Cr, I.
 - Vai trò của các nguyên tố hoá học trong TB:
 + Tham gia xây dựng nên cấu trúc tế bào.
 + Cấu tạo nên các chất hữu cơ và vô cơ.
 + Thành phần cơ bản của enzim, vitamin 
*Nước và vai trò của nước trong tế bào:
** Cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước:
 - Phân tử nước gồm 1O liên kết với 2H bằng LK cộng hoá trị.
 - Phân tử nước có tính phân cực.
 - Giữa các phân tử nước có lực hấp dẫn tĩnh điện (do liên kết hyđrô) tạo ra mạng lưới nước.
*** Vai trò của nước đối với tế bào: 
 Nước chiếm tỉ lệ lớn trong tế bào, nước có vai trò:
 - Là thành phần cấu tạo và dung môi hoà tan và vận chuyển các chất cần cho hoạt động sống của tế bào.
 - Là môi trường và nguồn nguyên liệu cho các phản ứng sinh lý, sinh hoá của tế bào.
 - Giúp chuyển hóa vật chất, tham gia điều hoà, trao đổi nhiệt của tế bào và cơ thể 
III. LUYỆN TẬP(5 PHÚT)
Câu 29. Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là:
A. C, H, O, P. B. C, H, O, N. C. O, P, C, N. D. H, O, N, P.
Câu 30. Cácbon là nguyên tố hoá học đăc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ vì cacbon:
A. Là một trong những nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống.
B. Chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống.
C. Có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử ( cùng lúc tạo nên 4 liên kết cộng hoá trị với nguyên tử khác).
D. Cả A, B, C .
Câu 31. Các nguyên tố vi lượng thường cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì:
A. Phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật.
B. Chức năng chính của chúng là hoạt hoá các emzym.
C. Chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật.
D. Chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định.
Câu 32: Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên
A. Lipit, enzym.
B. Prôtêin, vitamin.
C. Đại phân tử hữu cơ.
D. Glucôzơ, tinh bột, vitamin.
IV. VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG (5 PHÚT)
 2. Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết phải tìm xem ở đó có nước hay không?
Gợi ý:
 Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bàng các liên kết cộng hoá trị. Các phân tử trong tế bào tồn tại ở dạng tự do hoặc ở dạng liên kết. Trong cơ thể, nước vừa là thành phần cấu tạo vừa là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào, đồng thời nước còn là môi trường của các phản ứng sinh hóa. Nước là thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống. Nếu không có nước, tế bào không thể tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống. Hơn nữa, nước có tính phân cực nên nước có tính chất lí hoá đặc biệt, nên có vai trò rất quan trọng đối với sự sống. Do nước có vai trò quan trọng như vậy mà khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết phải tìm xem ở đó có nước hay không.
Tuần: 4	Ngày soạn: 12/9/2017
Tiết PPCT: 4	 Lớp dạy: 10A
CHỦ ĐỀ: CACBONHIDRAT VÀ LIPIT (1 TIẾT)
A. MỤC TIÊU
1. kiến thức
- Nêu được cấu tạo của cacbohidrat và vai trò của chúng trong tế bào.
- Nêu được cấu tạo của lipit và vai trò của chúng trong tế bào.
2. kỹ năng
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các nguyên tố hóa học xây dựng nên thế giới sống, cấu trúc, đặc tính hóa học và vai trò của nước đối với tế bào và cấu trúc, chức năng của cacbohidrat.
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
3. thái độ
- Yêu thíc môn học , ăn uống khoa học bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
B. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC
1. giáo viên
- Tranh phóng to Bảng tuần hoàn hóa học.
- Tranh vẽ về cấu trúc hoá học của đường, một số loại trái cây chứa nhiều đường.
2. học viên
- chuẩn bị chủ đề trước ở nhà
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG(5 PHÚT)
- Kể tên các loại đường mà em biết? 
->Dựa vào kết quả trả lời của HV, GV dẫn HV vào bài mới
II.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25 PHÚT)
GV: Cho HV đọc thông tin mục I.1 (bài 4. SGK). Hỏi: 
 - Kể tên các loại đường mà em biết trong các cơ thể sống?
 - Thế nào là đường đơn, đường đôi, đường đa?
 (BS: Đường 5C: ribôzơ, đêôxyribôzơ)
 GV: Treo tranh phóng to cấu trúc hoá học của đường saccarôzơ.
 GV: Cho HV đọc thông tin mục I.2, hỏi: Cacbohidrat giữ các chức năng gì trong tế bào?
GV:Treo tranh phóng to hình 4.2 cấu trúc hoá học của lipid, hỏi: Em nhận xét về thành phần hoá học và cấu trúc của phân tử mỡ?
GV: Đọc mục II.SGK, thảo luận cho biết: 
 - Sự khác nhau giữa dầu thực vật và mỡ động vật?
 - Lipit giữ các chức năng gì trong tế bào và cơ thể?
 Phôtpholipit có cấu trúc gần giống mở, chúng là các lipit đơn giản, stêrôit và vitamin là các lipit phức tạp.
GHI NHỚ:
1.Cacbohyđrat: ( Đường)
1.1Cấu trúc hoá học:
 + Đường đơn (monosaccarit): chủ yếu là đường có 6C. VD: glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ.
 + Đường đôi (disaccarit): Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glicôzit. VD: mantôzơ (đường mạch nha) gồm 2 phân tử glucôzơ; saccarôzơ (đường mía): 1 glucôzơ + 1 fructôzơ; Lactôzơ (đường sữa): 1 glucôzơ + 1 galactôzơ.
 + Đường đa (polisaccarit): Gồm nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glicozit. VD: glycôgen, tinh bột, xenlulôzơ, kitin 
1.2Chức năng của Cacbohidrat:
 - Là ngồn cung cấp năng lượng cho tế bào.
 - Tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.
2 ( chất béo)
2.1 Cấu tạo của lipit:
 Lipit không có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân; có đặc tính chung là kị nước.
a. Mở:
 Gồm 1 phân tử glycêrôl liên kết với 3 axit béo.
b. Phôtpholipit:
 - Gồm 1 phân tử glyxêrol liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm Phôtphat (alcol phức).
c. Stêrôit:
 - Là Colestêrôn, hoocmôn giới tính ostrogen, testosteron.
d. Sắc tố và vitamin:
 - Carôtênôit, vitamin A, D, E, K 
2.2 Chức năng chung:
 - Cấu trúc nên hệ thống màng sinh học.
 - Nguồn năng lượng dự trữ.
 - Tham gia nhiều chức năng sinh học khác.
III. LUYỆN TẬP (5 PHÚT)
Câu 1. Cácbonhiđrat là hợp chất hưũ cơ được cấu tạo bởi các nguyên tố 
A. C, H, O, N. B. C, H, N, P. C. C, H, O. D. C, H, O, P.
Câu 2. Các đơn phân chủ yếu cấu tạo nên các loại cacbohyđrat là
 A glucôzơ, fructôzơ, saccarôzơ. B glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ. 
C glucôzơ, galactôzơ, saccarôzơ. D fructôzơ, saccarôzơ, galactôzơ
Câu 3. Đường mía (saccarotơ) là loại đường đôi được cấu tạo bởi 
A. hai phân tử glucozơ. 
B. một phân tử glucozơ và một phân tử fructozơ. 
C. hai phân tử fructozơ. 
D. một phân tử gluczơ và một phân tử galactozơ.
Câu 4. Xenlulozơ được cấu tạo bởi đơn phân là 
A. glucozơ. B. fructozơ. C. glucozơ và tructozơ. D. saccarozơ. 
Câu 5. Thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại đường là 
A tinh bột. B xenlulôzơ. C đường đôi. D cacbohyđrat. 
IV. VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG (10 PHÚT)
1/Tại sao cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, không nên chỉ ăn 1 số các món ăn ưa thích? (Cung cấp các nguyên tố vi lượng khác nhau cho tế bào, cơ thể )
2/Tại sao người ta phải trồng rừng và bảo vệ rừng? (Cây xanh là mắt xích quan trọng trong chu trình cácbon)
3/Tại sao khi phơi hoặc sấy khô thực phẩm lại bảo quản được lâu hơn? (Hạn chế vi sinh vật sinh sản làm hỏng thực phẩm). 
Tuần: 5, 6, 7	Ngày soạn: 20/9/2017
Tiết PPCT: 5, 6, 7	 Lớp dạy: 10A
CHỦ ĐỀ:AXITNUCLEIC VÀ PROTEIN (3 TIẾT)
A. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Mô tả được cấu trúc và chức năng của axit nuclêic (ADN, ARN).
- Nêu được khái niệm, cấu trúc và chức năng của protein.
- Trình bày được các phương pháp chế biến các sản phẩm protein phục vụ đời sống con người: chế biến thịt, chế biến cá, chế biến sữa tươi, sữa bột, làm bánh sữa, làm sữa đậu nành, làm sữa chua.
2. Về kỹ năng
- Hợp tác để tìm kiếm, chọn lọc, xử lý được thông tin trên internet thông qua hoạt động tìm hiểu về axit nuclêic và protein .
- Chế biến được sữa đậu nành, sữa chua để phục vụ cho bản thân và gia đình.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát hiện tượng trong thí nghiệm làm sữa đậu nành, sữa chua , đưa ra giải thích và kết luận.
- Rèn kỹ năng tự tin khi trình bày trước nhóm, trước lớp.
3. Về thái độ
- Xây dựng được các thói quen tốt trong đời sống: biết cách bảo quản thịt, cá, trứng, sữa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Yêu thích nghiên cứu khoa học, yêu cuộc sống, biết quý trọng thời gian quý báu của cuộc sống để sống có ích hơn cho bản thân, gia đình và xã hội.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
B. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC
1. giáo viên
- Tranh vẽ phóng to công thức khai triển của phân tử mỡ.
- Tranh vẽ cấu trúc hoá học của prôtêin.
- Phương tiện: Tranh phóng to hình 5.1 và hình 6.1, 6.2 sgk.
- Phương pháp: Diễn giảng, đàm thoại, trực quan, thảo luận.
2. học viên
- chuẩn bị chủ đề trước ở nhà
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (15 phút)
1. Tại sao khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên?
2. Tơ nhện, tơ tằm, tóc, thịt gà, thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng tại sao chúng lại khác nhau về nhiều đặc tính?
- Các HV suy nghĩ trả lời: có thể HV sẽ không có câu trả lời
-> GV giảng, giải thíc và dẫn dắt học viên vào bài mới
II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Cấu tạo và chức năng của axit nucleic (30 phút)
Kết quả mong đợi:
Mục đích: Nhận dạng được các loạimỗi loại axit nucleic.
Quan sát hình và dựa vào kiến thức Sinh học lớp 9 hãy nhận biết và mô tả cấu trúc, chức năng của các phân tử trên.
Nội dung: khái niệm, cấu tạo và chức năng của ADN, ARN.
*HV thảo luận nhóm: giáo viên chia lớp thành 2 nhóm thảo luận:
Câu 1: quan sát hình và dựa vào kiến thức sinh học lớp 9 hãy nhận biết và mô tả cấu trúc, chức năng các phân tử trên?
Kĩ thuật: Quan sát hình, đọc tài liệu, tìm kiến thức và trả lời câu hỏi. Trình bày và thảo luận để làm rõ khái niệm, cấu tạo và chức năng của ADN, ARN. 
Sản phẩm: khái niệm, cấu tạo và chức năng của ADN, ARN
Sản phẩm dự kiến của học sinh:
Nhận dạng được ADN, mARN, tARN, rARN.
Mô tả được cấu tạo và chức năng của ADN, mARN, tARN, rARN.
Ghi nhớ:
- Axit nuclêic gồm ADN và ARN.
- ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit.
- ADN là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch polinuclêôtit song song, ngược chiều và xoắn đều quanh 1 trục. Các nuclêôtit trên hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hydro theo nguyên tắc bổ sung.
- ADN có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
- ARN gồm 1 chuỗi polinuclêôtit. Có 3 loại mARN, tARN, rARN.
+ mARN: dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
+ tARN : vận chuyển axit amin tới ribôxôm để dịch mã.
+ rARN: liên kết với prôtêin tạo nên ribô xôm.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2. Cấu tạo và chức năng của protein(45 phút)
Quan sát hình 2.1, đọc thông tin và dựa vào kiến thức Sinh học lớp 9 hãy nhận biết và mô tả cấu trúc, chức năng của các phân tử trên.
Kết quả mong đợi:
Mục đích: Mô tả được cấu tạo, các bậc cấu trúc của protein.
Nội dung: khái niệm, cấu tạo của protein.
Kĩ thuật: Quan sát hình, đọc tài liệu, tìm kiến thức và trả lời câu hỏi. Trình bày và thảo luận để làm rõ khái niệm, cấu tạo của protein. 
Sản phẩm: khái niệm, cấu tạo của protein.
Sản phẩm dự kiến của học sinh:
Nêu được khái niệm protein.
Mô tả được cấu tạo của protein.
Mô tả được 4 bậc cấu trúc của protein.
	Dưới tác dụng của các tác nhân vật lý như nhiệt độ, tia cực tím, sóng siêu âm, khuấy cơ học... hay tác nhân hóa học như axit, kiềm mạnh, muối kim loại nặng,... các cấu trúc bậc hai, ba và bậc bốn của protein bị biến đổi nhưng không phá vỡ cấu trúc bậc một của nó, kèm theo đó là sự thay đổi các tính chất của protein so với ban đầu. Đó là hiện tượng biến tính protein. 
Đọc thông tin trên và dựa vào cấu trúc của protein hãy giải thích tại sao khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên?
 Kết quả mong đợi:
Mục đích: Khi đun nóng làm cho protein bị biến tính → tạo kết tủa.
Kĩ thuật: Đọc tài liệu, tìm kiến thức và trả lời câu hỏi. 
Sản phẩm: biến tính của protein.
Sản phẩm dự kiến của học sinh
Khi nấu canh cua làm cho protein bị biến tính tạo cấu trúc bậc 1, sau đó các cấu trúc bậc 1 của protein liên kết với nhau không theo quy luật nào cả nên tạo kết tủa.
	Cơ thể người có tới hàng chục nghin loại phân tử protein. Collagen và Elastin tạo nên cấu trúc sợi rất bền của mô liên kết, dây chẳng, gân. Keratin tạo nên cấu trúc chắc của da, lông, móng. Các Enzyme thủy phân trong dạ dày phân giải thức ăn, Enzyme Amylase trong nước bọt phân giải tinh bột chín, Enzyme Pepsin phân giải Protein, Enzyme Lipase phân giải Lipid. Hormone Insulin và Glucagon do tế bào đảo tụy thuộc tuyến tụy tiết ra có tác dụng điều hòa hàm lượng đường Glucose trong máu. Huyết sắc tố Hemoglobin có chứa trong hồng cầu có vai trò vận chuyển Oxy từ phổi theo máu đi nuôi các tế bào. Casein trong sữa mẹ là nguồn cung cấp Acid Amin cho con. Hormone Insulin và Glucagon do tế bào đảo tụy thuộc tuyến tụy tiết ra có tác dụng điều hòa hàm lượng đường Glucose trong máu. 
Hãy đọc thông tin trên và cho biết một số chức năng chính của protein.
Kết quả mong đợi:
Mục đích: Từ chức năng của một số loại protein trong cơ thể người khái quát được chức năng của protein.
Kĩ thuật: Đọc tài liệu, tìm kiến thức và trả lời câu hỏi. 
Sản phẩm: Chức năng của protein.
Sản phẩm dự kiến của học sinh
Chức năng của protein là:
- Cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
- Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh,
- Vận chuyển các chất.
- Dự trữ axit amin.
- Bảo vệ cơ thể.
- Thu nhận thông tin.
Ghi nhớ:
- Protein là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các aa. 
- Protein có 4 bậc cấu trúc. 
- Các yếu tố của môi trường như nhiệt độ cao, độ pH gây biến tính protein.
- Các chức năng chính của protein là:
+ Cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
+ Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh,
+ Vận chuyển các chất.
+ Dự trữ axit amin.
+ Bảo vệ cơ thể.
+Thu nhận thông tin.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
III. LUYỆN TẬP (20 phút)
1/Em hãy liệt kê môt số phương pháp chế biến thịt ,cá,
2/Em hãy nêu qui trình chế biến thịt hộp, ruốc cá, sữa bột.
3/Thực hành làm sữa đậu nành.
4/Hãy giải thích Tơ nhện, tơ tằm, tóc, thịt gà, thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng tại sao chúng lại khác nhau về nhiều đặc tính
Sản phẩm dự kiến của học sinh:
1/Các phương pháp chế biến thịt cá: thịt hầm, thịt nướng, giò, chả, thịt xông khói, ca kho, cá chiên, cá sốt cà chua.
2/Các qui trình chế biến thịt hộp, ruốc cá, sữa bột
 - Qui trình chế biến thịt hộp:
Chuẩn bị nguyên liệu àLựa chọn và phân loại nguyên liệu à Rửa àthái, nghiền à Chế biến nhiệt à Vào hộp à Bài khíàGhép mí à Thanh trùngà Dán nhãn à Bảo quảnà Sử dụng.
- Quy trình công nghệ làm ruốc cá:
Chuẩn bị cá àHấp chín, loại bỏ xương, làm tơi àBổ sung gia vị à Làm khô à Để nguội àBao gói à Sử dụng.
- Qui trình chế biến sữa bột:
Sữa tươi đạt chất lượng tốt à Tách bớt bơ trong sữa à Thanh trùng à Cô đặc à Làm khô àLàm nguội à Bao góià Bảo quản à Sử dụng.
3/ Thực hành làm sữa đậu nành: Ngâm đậuà Xanh nhuyễn à lọc à nấu chín à sử dụng.
4/Giải thích: Tơ nhện, tơ tằm, tóc, thịt gà, thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng các prôtêin khác nhau về nhiều đặc tính là do chúng khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axit amin
Kết quả mong đợi:
Mục đích: Rèn kĩ năng vận dụng ĐL trong các tình huống thực tiễn, bổ sung ứng dụng thực tiễn của kiến thức 
Nội dung: Câu hỏi/bài tập về hiện tượng CƯĐT
Cách thức: Tìm hiểu/giải thích
Sản phẩm: Lời giải + Hiện tượng tự cảm, Dòng Fu-cô
Sản phẩm dự kiến của học sinh:
3. Ngâm đậuà Xanh nhuyễn à lọc à nấu chín à sử dụng
D. VẬN DỤNG, MỞ RỘNG(20 phút)
1. Tìm hiểu các sản phẩm được chế biến từ protein đem lại hiệu quả kinh tế cao cho mỗi vùng miền ở nước ta. 
2. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường có những thói quen nào để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi sản xuất, chế biến, bảo quản và sử dụng một số sản phẩm được chế biến từ protein.
3. Tìm hiểu lượng protein cần thiết đối với cơ thể con người mỗi ngày. Thiếu prôtein sức khỏe con người sẽ như thế nào? Thừa prôtein sức khỏe con người sẽ như thế nào? Vận dụng hiểu biết này vào thực tiễn cuộc sống như thế nào?
Tuần: 8	Ngày soạn: 10/10/2017
Tiết PPCT:8	 Lớp dạy: 10A
KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM(7.5 ĐIỂM)
Câu 1: Trong tế bào , nước phân bố chủ yếu ở thành phần nào sau đây ?
 a. Màng tế bào 
 b. Chất nguyên sinh 
 c. Nhân tế bào 
 d. Nhiễm sắc thể 
Câu 2: Nhà phân loại học Caclinê đã phân chia sinh vật làm hai giới :
a. Giới khởi sinh và giới nguyên sinh 
b. Giới động vật và giới thực vật 
c. Giới nguyên sinh và giới động vật 
d. Giới thực vật và giới khởi sinh 
Câu 3: Để cho nước biến thành hơi, phải cần năng lượng:
a. Để bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa các phân tử 
b. Để bẻ gãy các liên kết cộng hoá trị của các phân tử nước .
c. Thấp hơn nhiệt dung riêng của nước 
d. Cao hơn nhiệt dung riêng của nước .
Câu 4:	Đặc điểm của liên kết hiđrô là :
 a. Rất bền vững 	 
 b. Bền vững 	 
c. Yếu 
d. Vừa bền , vừa yếu 
Câu 5: Khi nhiệt độ môi trường tăng cao , có hiện tượng nước bốc hơi khỏi cơ thể. Điều này có ý nghĩa :
a. Làm tăng các phản ứng sinh hóa trong tế bào 
b. Tao ra sự cân bằng nhiệt cho tế bào và cơ thể 
c. Giảm bớt sự toả nhiệt từ cơ thể ra môi trường 
d. Tăng sự sinh nhiệt cho cơ thể 
Câu 6: Trong cấu tạo tế bào , đường xenlulôzơ có tập trung ở :
a. Chất nguyên sinh 	
b. Thành tế bào 	 
c. Nhân tế bào 
d. Mang nhân 
Câu 7: Lipit là chất có đặc tính 
a. Tan rất ít trong nước 
b. Tan nhiều trong nước 
c. Không tan trong nước 
d. Có ái lực rất mạnh với nước 
Câu 8: Phát biểu sau đây có nội dung đúng là :
a. Trong mỡ chứa nhiều a xít no 
b. Phân tử dầu có chứa 1glixêrol
c. Trong mỡ có chứa 1glixêrol và 2 axit béo 
d. Dầu hoà tan không giới hạn trong nước .
Câu 9: Ở vi khuẩn , cấu trúc plasmis là : 
 a. Phân tử ADN nằm trong nhân tế bào có dạng thẳng 
 b. Phân tử ADN có dạng vòng nằm trong nhân 
 c. Phân tử ADN nằm trong nhân tế bào có dạng vòng 
 d. Phân tử ADN thẳng nằm trong tế bào chất 
Câu 10: Chất dưới đây tham gia cấu tạo hoocmôn là :
a.Stêroit	 
b.Phôtpholipit	 
c.Triglixêric
d. Mỡ 
Câu 11: Hoạt động nào sau đây là chức năng của nhân tế bào ?
 a. Chứa đựng thông tin di truyền 
 b. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào 
 c. Vận chuyển các chất bài tiết cho tế bào 
 d. Duy trì sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường 
Câu 12: Chất nào sau đây tan đư

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_tuan_1_30_nam_hoc_2017_2018.docx