Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 10

Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 10

III - PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

Để hội thoại có thể đạt được kết quả một cách trực tiếp, tường minh, những người tham gia hội thoại phải tuân thủ các phương châm hội thoại.

Các phương châm hội thoại bao gồm các phương châm cộng tác (liên quan đến nội dung hội thoại), phương châm lịch sự (liên quan đến quan hệ giữa những người tham gia hội thoại).

1. Phương châm cộng tác

a) Phương châm về lượng

Là phương châm yêu cầu những người tham gia hội thoại phải nói có nội dung đủ như đòi hỏi của cuộc hội thoại - không nói thừa, không nói thiếu, không nói những câu không có nội dung thông tin.

b) Phương châm về chất

Là phương châm yêu cầu những người tham gia hội thoại phải nói những điều mà mình tin là đúng ; không nói những điều mà mình tin là không đúng, thiếu bằng chứng xác thực.

c) Phương châm quan hệ

Là phương châm yêu cầu những người tham gia hội thoại phải nói những điều có liên quan đến đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

d) Phương châm cách thức

Là phương châm yêu cầu những người tham gia hội thoại phải nói ngắn gọn, rõ rang, rành mạch ; tránh lối nói tối nghĩa, mơ hồ về nghĩa.

2. Phương châm lịch sự

Phương châm lịch sự là phương châm yêu cầu những người tham gia hội thoại phải tế nhịn, tôn trọng người khác.

- Để đảm bảo lịch sự trong hội thoại, những người tham gia giao tiếp phải tuân thủ những quy tắc giao tiếp mà cộng đồng đã chấp nhận, ví dụ xưng hô phải đúng với quan hệ xã hội.

- Đồng thời, những người tham gia hội thoại cong phải biết lựa chọn đề tài giao tiếp và thực hiện các hành động ngôn ngữ thích hợp để tránh làm mất thể diện của những người khác.

* Lưu ý :Các phương châm hội thoại chỉ áp dụng cho những cuộc hội thoại có tính tường minh. Trong thực tế, khi giao tiếp, người nói có thể cố tình vi phạm phương châm hội thoại nào đó để :

+ Ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác hoặc một mục đích quan trọng hơn.

+ Tạo ra hàm ý, gây chú ý ở người nghe.

IV - LIÊN KẾT CÂU VÀ ĐOẠN VĂN

Đoạn văn thường gồm nhiều câu nhưng không phải là tập hợp các câu ngẫu nhiên. Muốn là một đoạn văn, các câu phải liên kết với nhau. Tương tự như vậy, các đoạn văn phải liên kết với nhau để tạo thành văn bản.

Liên kết xảy ra ở cả hai bình diện : liên kết nội dung và liên kết hình thức.

1. Liên kết nội dung gồm liên kết chủ đề và liên kết logic

- Liên kết chủ đề đòi hỏi các đoạn văn phải phục vụ cho chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ cho chủ đề chung của đoạn văn.

- Liên kết logic đòi hỏi các đoạn văn và câu phải được sắp xếp hợp lí, phù hợp với trình tự triển khai chủ đề của văn bản.

2. Liên kết hình thức là sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để liên kết các câu, các đoạn. Có những biện pháp liên kết hình thức chính như sau :

- Phép lặp từ ngữ : Sử dụng lặp đi một (một số) từ ngữ nào đó ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết.

- Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng : Sử dụng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết.

- Phép thế : Sử dụng các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước để tạo sự liên kết.

- Phép nối : Sử dụng các từ biểu thị quan hệ với câu đứng trước để tạo sự liên kết.

 

doc 20 trang yunqn234 11320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :	Ngày soạn :
Tiết :	Ngày duyệt :
Lớp dạy : 
ÔN TẬP NHỮNG KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
ĐÃ HỌC Ở THCS
I - KIẾN THỨC VỀ TỪ
1. Từ đơn và từ phức
a) Từ đơn
- Là từ chỉ có một tiếng có nghĩa. Ví dụ : ăn, ngủ, học, bàn, ghế, xinh, ngoan.
- Trong tiếng Việt có một số từ đơn đa âm, Ví dụ : ra-đi-ô, bê-đan, ăng-ten... (chủ yếu là những từ phiên âm từ tiếng Pháp)
b) Từ phức
- Từ phức : Là những từ có từ hai tiếng trở lên. Từ phức được chia thành từ ghép và từ láy.
Từ ghép : Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau. Ví dụ : hoa quả, ăn mặc, nhà cửa, bàn ghế, bánh trái, bánh rán, bánh chưng, xinh đẹp, 
Từ láy : Là những từ phức được tạo thành nhờ phép láy âm. Ví dụ : xanh xanh, long lanh, khấp khểnh, lon ton, tủn mủn, 
2. Từ tượng thanh, từ tượng hình
- Từ tượng thanh : Là những từ mô phỏng theo âm thanh tự nhiên. Ví dụ : ầm ầm, ào ào, róc rách, tí tách,... miêu tả tiếng nước chảy.
- Từ tượng hình : Là những từ có khả năng gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Ví dụ : lom khom, rón rén,... gợi ra dáng đi.
- Do khả năng gợi hình ảnh và âm thanh nên các từ tượng thanh và các từ tượng hình có tính biểu cảm cao. Do đó, các từ tượng thanh và các từ tượng hình thường ít được dùng trong các văn bản đòi hỏi tính trung hòa về biểu cảm như văn bản khoa học, hành chính - công vụ,... Chúng thường được dùng trong các văn bản văn học.
3. Từ đơn nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa
Các từ trong ngôn ngữ có mối quan hệ với nhau. Các mối quan hệ về âm và về nghĩa giữa các từ có thể tổng hợp như sau :
TT
Âm thanh
Nghĩa
Quan hệ
Ví dụ
1
Một hình thức âm thanh
Một nghĩa
Từ đơn nghĩa
2
Một hình thức âm thanh
Nhiều nghĩa
Từ nhiều nghĩa
Cái mũi, mũi dao
Từ đồng âm
cái cuốc, chim cuốc
3
Nhiều hình thức âm thanh
Một nghĩa
Các từ đồng nghĩa
Mẹ, má, bu, bầm
4
Nhiều hình thức âm thanh
Các nghĩa trái ngược nhau
Các từ trái nghĩa
Nóng - lạnh, sống - chết
4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Từ có thể có một nghĩa nhưng phần lớn các từ trong ngôn ngữ là những từ có nhiều nghĩa.
- Chuyển nghĩa là hiện tượng tăng thêm nghĩa cho từ nhằm tạo ra các từ nhiều nghĩa.
- Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa được chia thành :
+ Nghĩa gốc (còn gọi là nghĩa chính, nghĩa đen) : là nghĩa làm cơ sở để chuyển nghĩa, hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển : là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
Ngoài ra trong nghĩa của từ còn có thể có các nghĩa bị hạn chế về phạm vi sử dụng như nghĩa văn chương, nghĩa thuật ngữ, nghĩa địa phương,...
Để hiểu đúng nghĩa của từ nhiều nghĩa, phải đặt từ trong ngữ cảnh, trong mối quan hệ với những từ khác, câu khác trong văn bản.
5. Từ loại tiếng Việt
a) Danh từ
- Danh từ là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ sự vật.
- Danh từ trong tiếng Việt được chia thành hai loại lớn là danh từ chỉ sự vật và danh từ chỉ đơn vị.
- Danh từ chỉ sự vật là danh từ dùng để chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,... Danh từ chỉ sự vật chia thành hai loại : danh từ chung và danh từ riêng.
	+ Danh từ chung : là những danh từ có thể dùng làm tên gọi cho một loạt sự vật cùng loại. Ví dụ : bàn, ghế, nhà, cửa, hoa hồng,...
	+ Danh từ riêng : là những danh từ dúng làm tên gọi riêng cho từng cá thể sự vật, người, địa phương, cơ quan, tổ chức. Ví dụ : Nguyễn Văn A, Hà Nội,...	
- Danh từ chỉ đơn vị là danh từ chỉ các đơn vị để tính đếm, đo lường sự vật. Danh từ chỉ đơn vị được chia thành :
	+ Danh từ đơn vị tự nhiên (còn gọi là loại từ). Ví dụ : con, cái, chiếc, bó,...
	+ Danh từ chỉ đơn vị quy ước. Ví dụ : tá, kg, tấn, tạ,...
b) Động từ
- Động từ là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
- Động từ có khả năng kết hợp với các từ : đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, cứ, còn, hãy, đừng, chớ,... và thường làm vị ngữ trong câu.
- Động từ được chia thành hai loại :
	+ Động từ tình thái : (Đòi hỏi động từ khác đi kèm) Là những động từ biểu thị quan hệ chủ quan (thái độ, sự đánh giá, ý muốn, ý chí ) của người nói đối với nội dung của câu nói hoặc với hiện thực khách quan. Có thể phân biệt những nhóm động từ tình thái sau đây :
Động từ biểu thị sự đánh giá về mức độ cần thiết : nên, cần, phải, cần phải.
Động từ biểu thị sự đánh giá về khả năng : có thể, không thể / chưa thể.
Động từ biểu thị sự đánh giá về may rủi : bị (tai nạn), được (nhà), mắc, phải (ví dụ : mắc căn bệnh nhà giàu, phải một trận đòn).
Động từ biểu thị thái độ mong mỏi : trông, mong, chúc, ước, cầu, muốn.
Động từ biểu thị mức độ của ý chí, ý muốn : dám, định, nỡ, buồn (thường dùng nhiều hơn với nghĩa phủ định), thôi, đành.
+ Động từ chỉ hành động, trạng thái (Không đòi hỏi động từ khác đi kèm) : ăn, uống, đánh, đẩy, cắt, kéo, chạy, nhảy, leo, trèo, thích thú, biết, hiểu, cảm thấy, lo lắng, sợ, tôn trọng, do dự, hồi hộp, mong ước, mơ ước, kính nể.
c) Tính từ
- Tính từ là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ đặc điểm, tính chất.
- Tính từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ như rất, quá, lắm, cực kì,... và thường làm vị ngữ trong câu hoặc phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ.
- Tính từ được chia thành hai loại : tính từ không đi kèm các từ chỉ mức độ (trắng toát, đen xì) và tính từ có thể đi kèm các từ chỉ mức độ (tốt, xấu, ác,..)
d) Các từ loại khác
Từ loại
Khái niệm
Ví dụ
Đại từ
Là những từ dùng để thay thế cho người, sự vật, hoạt động, tính chất, được nói đến hoặc dùng để hỏi
Tôi, ta, chúng tôi, chúng ta, nó, ai,...
Số từ
Là những từ chỉ số lượng hoặc số thứ tự
Một, hai, ba, thứ nhất, thứ nhì,...
Lượng từ
Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều một cách khái quát
Những, các, mỗi, mọi, tất cả, cả,...
Chỉ từ
Là những từ dùng để trỏ (chỉ) vào sự vật, xác định sự vật theo các vị trí không gian, thời gian.
Này, kia, ấy, nọ,...
Phó từ
Là những từ chuyên đi kèm để bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ.
Đã, đang, sẽ, hãy, đừng, chớ,...
Quan hệ từ
Là những từ dùng nối các bộ phận của câu, các câu, các đoạn với nhau để biểu thị các quan hệ khác nhau giữa chúng. Các quan hệ từ có thể sử dụng cùng với nhau tạo thành cặp quan hệ từ.
- của, bằng, ở, và, với, nhưng,...
- vì... nên, nếu... thì, tuy... nhưng, để... thì
Trợ từ
Là những từ chuyên đi kèm các từ ngữ khác để nhấn mạnh hoặc nêu ý nghĩa đánh giá sự vật, sự việc được các từ ngữ đó biểu thị.
Chính, ngay, là, những, có,...
Tình thái từ
Là những từ dùng để tạo các kiểu câu phân loại theo mục đích nói (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán) và để biểu thị tình cảm, cảm xúc, cách ứng xử của người nói.
À, ư, hử, hả, chăng (câu nghi vấn) ; đi, nào, với (câu cầu khiến) ; thay, sao (câu cảm thán) ; ạ, nhé, cơ, mà,...
Thán từ
Là những từ dùng làm tiếng gọi, tiếng đáp, tiếng than hay làm dấu hiệu để biểu thị các cảm xúc khác nhau.
Ôi, a, trời ơi, chao ôi, ô hay, dạ, vâng, ơi,...
II - KIẾN THỨC VỀ CÂU
1. Thành phần câu
a) Các thành phần chính trong câu : chủ ngữ, vị ngữ
- Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu nêu lên sự vật, hiện tượng có đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái,... được nói đến ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi có các từ để hỏi : ai, con gì, cái gì,...
- Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu nêu lên đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái,... của sự vật, hiện tượng được nói đến ở chủ ngữ. Vị ngữ thường trả lời cho câu hỏi có các từ để hỏi như : làm gì, thế nào, là gì,...
b) Các thành phần phụ trong câu : trạng ngữ, khởi ngữ
- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, của sự việc được nêu trong câu.Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi : Khi nào ? Ở đâu ? Vì sao ? Để làm gì ?
- Khởi ngữ là thành phần câu nêu lên đề tài được nói đến trong câu, được đặt trước chủ ngữ hoặc trước nòng cốt câu đặc biệt.
Ví dụ : Còn chị, chị làm ở đây à ?
c) Các thành phần biệt lập : thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú
Thành phần biệt lập là những thành phần nằm ngoài cấu trúc ngữ pháp của câu, không tham gia vào việc diễn đạt sự việc trong câu. Thành phần biệt lập có những tác dụng khác nhau :
- Thành phần tình thái : Là thành phần biệt lập nêu nhận định, cách đánh giá của người nói đối với nội dung sự việc được nói đến trong câu hoặc thái độ, cách ứng xử của người nói đối với người nghe.
Ví dụ : Hình như đó là Lan ; Chắc chắn đó là Lan ; Cháu đi học ạ ; Tớ đi học nhé.
- Thành phần cảm thán : Là thành phần biệt lập bộc lộ cảm xúc của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Ví dụ : Chà, cái bánh to quá !
- Thành phần gọi - đáp : Là thành phần biệt lập để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp giữa người nói và người nghe.
Ví dụ : 	Này, bào bác ấy có trốn đi đâu thì trốn.
	Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.
- Thành phần phụ chú : Là thành phần biệt lập để bổ sung, giải thích cho nội dung của câu hoặc một bộ phận nào đó trong câu.
Ví dụ : Hôm qua, An - người bạn thân nhất của tôi - bị tai nạn.
2. Các kiểu câu phân loại theo cấu tạo
a) Câu đơn
Câu đơn là câu có 1 cụm C - V làm nòng cốt.
Ví dụ : Mèo chạy.
b) Câu phức
Câu phức chứa 2 cụm C - V trở lên . Trong đó, chỉ có một cụm C - V làm nòng cốt câu, những cụm còn lại là thành phần trong cụm nòng cốt hoặc trong thành phần phụ của câu. 
Ví dụ : Mèo chạy làm đổ lọ hoa.
c) Câu ghép
Câu ghép có 2 cụm C – V trở lên, trong đó không cụm C – V nào bao chứa trong cụm C – V nào. Mỗi cụm C – V được gọi là một vế câu. 
Ví dụ : Mèo chạy, lọ hoa đổ.
d) Câu đặc biệt
- Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. Câu đặc biệt có cấu tạo là một từ hoặc một cụm từ làm trung tâm ngữ pháp của câu.
- Cần phân biệt câu đặc biệt với câu rút gọn :
Câu rút gọn
Câu đặc biệt
Giống nhau
Có cấu tạo gồm một từ hoặc một cụm từ
Khác nhau
Về bản chất, câu rút gọn là câu đơn được tạo ra theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. Dựa vào hoàn cảnh sử dụng, có thể xác định được từ hoặc cụm từ của câu rút gọn giữ vai trò ngữ pháp làm thành phần nào, qua đó có thể khôi phục câu về dạng đầy đủ thành phần.
Ví dụ : Hai, ba người đuổi theo nó. Rồi ba, bốn người, sáu, bảy người. (Nguyễn Công Hoan)
Câu đặc biệt không được tạo ra theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu. Không thể xác định được từ hoặc cụm từ ấy giữ vai trò ngữ pháp làm thành phần nào.
Ví dụ : Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. (Nam Cao)
3. Các kiểu câu phân loại theo mục đích giao tiếp
a) Câu nghi vấn (Câu hỏi)
- Câu nghi vấn (câu hỏi) là câu dùng để hỏi về những điều chưa biết.
- Câu nghi vấn có các từ dùng để hỏi (các từ nghi vấn) như : ai, gì, nào, thế nào, ; có không, đã chưa, ; từ “hay” chỉ ý lựa chọn.
- Khi viết, cuối câu hỏi có dâu chấm hỏi (?)
b) Câu cầu khiến
- Câu cầu khiến là câu dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn, của người nói, người viết đối với người khác.
- Về mặt hình thức, câu cầu khiến có mặt các từ như : hãy, đừng, chớ ở trước động từ, các từ : đi, thôi, nào ở sau động từ ; nhưng cũng có những câu cầu khiến không có những từ đó.
- Khi viết, cuối câu cầu khiên có dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm (.)
c) Câu cảm thán
- Câu cảm thán là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên, ) của người nói, viết.
- Về mặt hình thức, câu cảm thường có những từ ngữ : ôi, chao, chà, trời, làm sao, quá, lắm, thật, ghê, 
- Khi viết, cuối câu cảm có dấu chấm than (!)
d) Câu trần thuật (Câu kể)
- Câu trần thuật là những câu dùng để : Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc ; nói lên ý nghĩ hoặc tâm tư, tình cảm.
 - Cuối câu kể đặt dấu chấm (.)
III - PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Để hội thoại có thể đạt được kết quả một cách trực tiếp, tường minh, những người tham gia hội thoại phải tuân thủ các phương châm hội thoại.
Các phương châm hội thoại bao gồm các phương châm cộng tác (liên quan đến nội dung hội thoại), phương châm lịch sự (liên quan đến quan hệ giữa những người tham gia hội thoại).
1. Phương châm cộng tác
a) Phương châm về lượng
Là phương châm yêu cầu những người tham gia hội thoại phải nói có nội dung đủ như đòi hỏi của cuộc hội thoại - không nói thừa, không nói thiếu, không nói những câu không có nội dung thông tin.
b) Phương châm về chất
Là phương châm yêu cầu những người tham gia hội thoại phải nói những điều mà mình tin là đúng ; không nói những điều mà mình tin là không đúng, thiếu bằng chứng xác thực.
c) Phương châm quan hệ
Là phương châm yêu cầu những người tham gia hội thoại phải nói những điều có liên quan đến đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
d) Phương châm cách thức
Là phương châm yêu cầu những người tham gia hội thoại phải nói ngắn gọn, rõ rang, rành mạch ; tránh lối nói tối nghĩa, mơ hồ về nghĩa.
2. Phương châm lịch sự
Phương châm lịch sự là phương châm yêu cầu những người tham gia hội thoại phải tế nhịn, tôn trọng người khác.
- Để đảm bảo lịch sự trong hội thoại, những người tham gia giao tiếp phải tuân thủ những quy tắc giao tiếp mà cộng đồng đã chấp nhận, ví dụ xưng hô phải đúng với quan hệ xã hội.
- Đồng thời, những người tham gia hội thoại cong phải biết lựa chọn đề tài giao tiếp và thực hiện các hành động ngôn ngữ thích hợp để tránh làm mất thể diện của những người khác.
* Lưu ý :Các phương châm hội thoại chỉ áp dụng cho những cuộc hội thoại có tính tường minh. Trong thực tế, khi giao tiếp, người nói có thể cố tình vi phạm phương châm hội thoại nào đó để :
+ Ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác hoặc một mục đích quan trọng hơn.
+ Tạo ra hàm ý, gây chú ý ở người nghe.
IV - LIÊN KẾT CÂU VÀ ĐOẠN VĂN
Đoạn văn thường gồm nhiều câu nhưng không phải là tập hợp các câu ngẫu nhiên. Muốn là một đoạn văn, các câu phải liên kết với nhau. Tương tự như vậy, các đoạn văn phải liên kết với nhau để tạo thành văn bản.
Liên kết xảy ra ở cả hai bình diện : liên kết nội dung và liên kết hình thức.
1. Liên kết nội dung gồm liên kết chủ đề và liên kết logic
- Liên kết chủ đề đòi hỏi các đoạn văn phải phục vụ cho chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ cho chủ đề chung của đoạn văn.
- Liên kết logic đòi hỏi các đoạn văn và câu phải được sắp xếp hợp lí, phù hợp với trình tự triển khai chủ đề của văn bản.
2. Liên kết hình thức là sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để liên kết các câu, các đoạn. Có những biện pháp liên kết hình thức chính như sau :
- Phép lặp từ ngữ : Sử dụng lặp đi một (một số) từ ngữ nào đó ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết.
- Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng : Sử dụng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết.
- Phép thế : Sử dụng các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước để tạo sự liên kết.
- Phép nối : Sử dụng các từ biểu thị quan hệ với câu đứng trước để tạo sự liên kết.
V - NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
1. Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ có trong câu.
2. Hàm ý là phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu, phải nhờ suy ý mới nắm bắt được.
- Hàm ý phụ thuộc vào tình huống giao tiếp. Cùng một câu nhưng trong các tình huống khác nhau có thể có những hàm ý khác nhau. 
- Để sử dụng hàm ý cần có hai điều kiện :
	+ Thứ nhất, người nói (viết) có ý thức diễn đạt hàm ý trong câu.
	+ Thứ hai, người nghe (đọc) có đủ năng lực suy đoán hàm ý.
- Có nhiều cách để tạo hàm ý trong câu :
	+ Vi phạm các phương châm hội thoại và quy tắc xưng hô. 
	+ Sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp.
IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ
1. Các biện pháp tu từ từ vựng
1.1. So sánh
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. So sánh để tìm ra sự giống nhau, bằng nhau, hơn nhau, kém nhau giữa hai sự vật, sự việc.
Ví dụ: 
Qua cầu ngả nón trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu
(Ca dao)
1.2. Nhân hóa
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng hững từ ngữ vốn được dùng đẻ gọi hoặc tả con người ; làm cho thế giới đồ vật, cây cối, loài vật... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.
Ví dụ :
Trái non như thách thức
Trăm thứ giặc, thứ sâu
Thách kẻ thù sự sống
Phá đời không dễ đâu
("Quả sấu non trên cao" - Xuân Diệu)
1.3. Ẩn dụ 
Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ : 
+ Nhân dân ta đang chìm trong bóng đêm, bỗng bừng lên buổi bình minh của thời đại.
Bóng đêm : Cuộc sống tối tăm, khổ cực trước cách mạng.
Buổi bình minh : Dưới ánh sáng của cách mạng, cuộc sống thay đổi ấm no, hạnh phúc.
+ 	Ồ thích thật bài thơ miền Bắc
 Rất tự do nên tươi nhạc tươi vần
Bài thơ miền Bắc : Nói đến thơ là nghĩ đến cái đẹp, cái duyên dáng, rât ưa nhìn. Miền Bắc giờ đã đổi thay, cuộc sống mới ở đây thật đẹp, thật hạnh phúc.
1.4. Hoán dụ
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ :
	 Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
(Ca dao)
1.5. Nói quá
 Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Ví dụ :
+ 	Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay	(Tố Hữu)
Thành ngữ, tục ngữ có nhiều câu sử dụng tu từ nói quá :
 - Vắt cổ chày ra nước
 - Ba voi không được một bát nước xáo
 - Nhiêng nước nghiêng thành
 - Vá trời lấp bể
 - Bẻ que chống trời
 - Mình đồng da sắt
 - Nghĩ nát óc...
1.6. Nói giảm, nói tránh.
 Nói giảm, nói tránh là cách nói tế nhị, uyển chuyển để tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, hoặc tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ :
+ 	Bác đã đi rồi sao Bác ơi
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
("Bác ơi" - Tố Hữu)
1.7. Điệp từ, điệp ngữ
Điệp ngữ là cách lặp đi lặp lại một từ , một ngữ để nhấn mạnh ý, gây cảm xúc mạnh . Điệp ngữ còn có tác dụng thể hịên giọng điệu, âm điệu văn thơ.
Ví dụ :
+ 	Ta muốn về quê nội
 	Ta muốn trở lại tuổi thơ
 	Ta muốn nằm trên mảnh đất ông cha
 	("Nhớ mưa quê hương" - Lê Anh Xuân)
+ Tre xông vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động ! Tre anh hùng chiến đấu !
("Cây tre Việt Nam" - Thép Mới)
1.8. Chơi chữ
 Chơi chữ là cách nói, cách viết sử dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước...làm cho lời nói, câu văn hấp dẫn, thú vị
Ví dụ:
+ 	Thiếp từ thuở lá thắm xe duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, điều dại, điều khôn nhờ bố đỏ
Chàng ở dưới suối vàng nghĩ lại, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan, tím ruột với ông xanh. 
(Vợ thợ nhuộm khóc chồng - Nguyễn Khuyến)
+ Có ông đồ Nghệ văn hay chữ tốt, tếng nói trọ trẹ hiền lành. Năm ấy ông thi đỗ cử nhân. Ông làm đơn lên xin quan huyện Thanh Quan giết trâu để ăn khao. Ông huyện đi vắng, bà huyện phê vào đơn ông đồ một bài thơ Nôm. Bài thơ lục bát hai câu:
Người ta thì chẳng được đâu
Riêng ông Cống muốn mần trâu thì mần
1.9. Liệt kê
Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng 
Em đã sống lại rồi, em đã sống! 
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung 
Không giết được em, người con gái anh hùng!” 
(Người con gái anh hùng – Trần Thị Lý)
1.10. Tương phản
Là cách sử dụng những từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt.
O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế, to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu 	(Tố Hữu)
2. Các biện pháp tu từ ngữ pháp
2.1. Đảo ngữ
	Là thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu nhằm nhấn mạnh ý, đặc điểm của đối tượng và làm câu thơ, câu văn thêm sinh động, gợi cảm.
Lom khom dưới núi tiều vài chú 
Lác đác bên sông chợ mấy nhà (Bà huyện Thanh Quan)
2.2. Câu hỏi tu từ
	Là đưa ra câu hỏi nhưng không đòi hỏi câu trả lời mà để khẳng định, nhấn mạnh một điều gì đó, hoặc để thể hiện thái độ, tình cảm.
+ 	 Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
	 Nỡ để dân đen mắc nạn này ? (Nguyễn Đình Chiểu)
+ 	 Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên ?
	 Em có tuổi hay không có tuổi ?
	 Mái tóc em đây hay là mây là suối 
	 Đôi mắt em nhìn hay lửa chớp đêm đông ? 
	 Thịt da em hay là sắt là đồng ? (Tố Hữu)
2.3. Đối
	Là sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu song song, cân đối trong lời nói nhằm nhấn mạnh, tạo ra nhịp điệu hài hòa cho lời nói.
	 Lặn lội thân cò khi quãng vắng
	 Eo sèo mặt nước buổi đò đông (Tú Xương)
2.4. Điệp cấu trúc cú pháp
	Là tạo ra những câu văn đi liền nhau với cùng một kiểu kết cấu ngữ pháp nhằm nhấn mạnh ý và tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản. 
+	Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiến đấu ! (Thép Mới)
+	Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. (Hồ Chí Minh)
Tôi có trọn bộ Giáo án ôn tập Ngữ văn 10 theo mẫu trên. Có mục lục phía dưới. Giáo án soạn tỉ mỉ, công phu. Quý thầy cô có nhu cầu sử dụng file word đầy đủ, vui lòng liên hệ số điện thoại: 0936.949.588
Tuần :	Ngày soạn :
Tiết :	Ngày duyệt :
Lớp dạy : 
ÔN TẬP:
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Ngôn ngữ sinh hoạt
a) Khái niệm: Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
b) Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt
- Dạng nói: độc thoại, đối thoại.
- Dạng viết: nhật kí, thư từ, hồi ức cá nhân.
- Dạng lời nói tái hiện (mô phỏng lời thoại tự nhiên nhưng đã phần nào được gọt rũa, biên tập lại ít nhiều có tính chất ước lệ, tính cách điệu, có chức năng như tín hiệu nghệ thuật): lời nói của các nhân vật trong các vở kịch, chèo, truyện, tiểu thuyết,...
2. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
a) Khái niệm
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách mang những dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày.
b) Đặc trưng
Tính cụ thể
Tính cảm xúc
Tính cá thể
- Có địa điểm, thời gian xác định
- Có nhân vật giao tiếp (những ai) xác định
- Có mục đích giao tiếp xác định
- Có cách diễn đạt (thân mật, suồng sã, trang trọng ) bàng ngôn ngữ xác định
a) Thái độ, tình cảm (tôn trọng- coi thường, thân tình- lạnh nhạt)
- Giọng điệu thân mật hay gay gắt
- Ngữ điệu: bình thường hay thất thường.
- Cường đọ, cao độ bình thường hay quá mức
b) Cách dùng từ ngữ: nôm na, giản dị, dễ hiểu hay cầu kì, sáo rỗng.
Mỗi nhân vật giao tiếp khi nói đều “vô tình” bộc lộ khá đầy đủ các nét riêng (không ai giống ai): - Trình độ học vấn, văn hóa
- Giới tính
- Tuổi tác
- Quê hương
- Hoàn cảnh sống
- Sở thích
- Vốn từ ngữ
- Âm sắc, âm điệu 
II. LUYỆN TẬP
Bài 1: Đoạn hội thoại sau đây mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt, nhưng có khác với lời thoại hằng ngày. Hãy chỉ ra sự khác biệt và giải thích lí do.
Đăm Săn - Ngươi múa một mình, múa kêu lạch xạch như quả mướp khô. Miếng múa ấy, ngươi học ai vậy ? Ngươi múa chơi đấy phải không, diêng ?
Mtao Mxây - Ta học ai à? Có cậu, ta học cậu. Có bác, ta học bác. Có thần Rồng, ta học thần Rồng.
Đăm Săn - Thế ư ? Ta thì đâu có cậu mà học cậu, đâu có bác mà học bác! Chỉ có hai ta đây, ngươi múa đi ta xem nào!
Mtao Mxây - Thế ngươi không biết ta đây là một tướng đã quen đi đánh thiên hạ, bắt tù binh, đã quen đi xéo nát đất đai thiên hạ hay sao ?
Đăm Săn - Vậy thì ngươi hãy xem ta đây!
(Chiến thắng Mtao Mxây, trích Đăm Săn)
Trả lời:
 - Đoạn hội thoại trong Chiến thắng Mtao Mxây giống hội thoại trong sinh hoạt ở chỗ:
Có luân phiên lượt lời, có vai nói, vai nghe, có hỏi và đáp.
Người nói xưng bằng đại từ ngôi thứ nhất (ta), và gọi người nghe bằng đại từ ngôi thứ hai (ngươi).
Dùng các từ tình thái (hô gọi, bộc lộ cảm xúc).
Dùng các kiểu câu thông thường: câu hỏi, câu trần thuật, câu cầu khiến,...
- Sự khác biệt so với lời thoại trong ngôn ngữ sinh hoạt:
Dùng phép điệp (điệp từ, điệp kết cấu): trong lời Mtao Mxây 1 và Đăm Săn 2.
Dùng phép tăng cấp (cậu - bác - thần Rồng).
Những biện pháp nghệ thuật trên đã làm tăng thêm tính chất hùng tráng của sử thi.
Bài 2: Phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện qua đoạn hội thoại sau:
Nhìn theo bóng Tràng và bóng người đàn bà lủi thủi đi về bến, người trong xóm lạ lắm. Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán. Hình như họ cũng hiểu được đôi phần. Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ. Một người thở dài. Người khác khẽ thì thầm hỏi:
- Ai đấy nhỉ ?... Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên ?
- Chả phải, từ ngày còn mồ ma ông cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên thăm đâu.
- Quái nhỉ ?
Im một lúc, có người bỗng lại cười lên rung rúc.
- Hay là vợ anh cu Tràng ? Ừ khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn thẹn hay đáo để.
- Ôi chao ! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không ?
Họ cùng nín lặng.
(Kim Lân, Vợ nhặt)
Trả lời:
Cần phân tích đoạn hội thoại theo những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tính cụ thể, tính cảm xúc và tính cá thể). 
- Tính cụ thể biểu hiện ở việc nêu rõ thời gian, địa điểm, con người, sự việc. 
- Tính cảm xúc thể hiện ở sự thay đổi cảm xúc của các nhân vật (rạng rỡ hẳn lên), ở các từ ngữ tình thái (quái nhỉ, ôi chao,...). 
- Tính cá thể thể hiện ở sự suy đoán và lời nói khác nhau của các nhân vật, ở cử chỉ khác nhau của họ (thở dài, thì thầm, cười lên rung rúc...). 
Cần chú ý đến những từ ngừ có tính khẩu ngữ (từ xưng hô, từ tình thái, quán ngữ,...), việc dùng nhiều câu hỏi, câu cảm thán, những dạng câu tỉnh lược.
Bài 3: Đoạn thơ sau đây tuy thuộc văn bản nghệ thuật, nhưng có những chi tiết của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Hãy phân tích điều đó.
Chúng tôi đi
Nắng mưa sờn mép ba lô,
Tháng năm bạn cùng thôn xóm
Nghỉ lại lưng đèo
Nằm trên dốc nắng
Kì hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng,
Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa.
- Đằng nớ vợ chưa ?
- Đằng nớ ?
- Tớ còn chờ độc lập
Cả lũ cười vang bên ruộng bắp,
Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu.
(Hồng Nguyên, Nhớ)
Trả lời:
Đoạn thơ tuy thuộc văn bản nghệ thuật, nhưng có những chi tiết của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt :
- Về nội dung, đoạn thơ thuật lại cảnh sinh hoạt gần gũi, thân mật hằng ngày của một đơn vị bộ đội trong kháng chiến chống Pháp.
- Những hình ảnh, chi tiết trong sự việc rất cụ thể (nắng mưa sờn mép ba lô, nghỉ lại lưng đèo, nằm trên dốc nắng, kì hộ lưng nhau, quờ chân tìm hơi ấm,...).
- Có một đoạn hội thoại giữa những người lính, ở đó họ dùng những từ xưng hô thân mật, suồng sã và dùng từ địa phương, từ khẩu ngữ (đằng nớ, tớ,...).
Tuần :	Ngày soạn :
Tiết :	Ngày duyệt :
Lớp dạy : 
ÔN TẬP: TỎ LÒNG
(Phạm Ngũ Lão)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả:
- Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320) quê làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hưng Yên.
- Ông là một võ tướng nhưng ông thích đọc sách, ngâm thơ. Ông được ca ngợi là văn võ toàn tài.
- Tác phẩm còn lại của ông chỉ còn hai bài thơ chữ Hán: Thuật hoài (Tỏ lòng) và Vãn thượng tướng Quốc công Hưng Đạo đại vương.
2. Bài thơ
a. Xuất xứ
Phỏng đoán Phạm Ngũ Lão làm bài thơ Tỏ lòng vào cuối 1284, khi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai đang đến rất gần.
b. Nhan đề: Thuật hoài
- Thuật: kể, bày tỏ.
- Hoài: nỗi lòng.
- Dịch: “Tỏ lòng” nghĩa là bày tỏ khát vọng, hoài bão ở trong lòng.
c. Chủ đề:
Khí thế hào hùng của cả một thời đại và hoài bão lớn lao của vị tướng trẻ tuổi, muốn có sự nghiệp lẫy lừng như Gia Cát Lượng.
3. Nội dung
a. Hai câu đầu: Vẻ đẹp kì vĩ của người tráng sĩ hòa cùng khí thế hào hùng của thời đại.
	- Hình ảnh người tráng sĩ hiện lên với tư thế hiên ngang kỳ vĩ mang tầm vóc lớn lao: Cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông đất nước. Không gian như mở ra cả hai chiều, chiều rộng được đo bằng cả non sông đất nước, chiều cao lên đến tận bầu trời. Thời gian không phải một tháng, một năm mà đã mấy mùa thu, mấy năm ròng rã.
	- Hình ảnh cả dân tộc hiện lên qua bút pháp phóng đại, so sáng: Tam quân tì hổ khí thôn ngưu đã cụ thể hóa sức mạnh của ba quân – của quân đội nhà Trần với khí thế nuốt trôi trâu, át cả bầu trời, làm mờ cả sao ngưu. Đó là tinh thần xông pha, quyết chiến, quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược. Câu thơ thể hiện rõ Hào khí Đông A một thời.
b. Hai câu sau: Khát vọng công danh và cái tâm chân thành của người anh hùng.
	- Chí nam nhi của người anh hùng thể hiện ở khát vọng lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm). Công danh được coi là món nợ đời mà người anh hùng phải trả. Đó cũng là khát vọng “tận trung báo quốc” là lẽ sống lớn của con người thời đại.
	- Cái tâm của người anh hùng Phạm Ngũ Lão thể hiện qua nỗi thẹn vì cảm thấy mình chưa có tài mưu lược lớn như Vũ Hầu Gia Cát Lượng đời Hán. Đó là nỗi thẹn của những con người có nhân cách. Một nỗi thẹn đầy khiêm tốn nhưng cao cả, cái thẹn làm nên nhân cách lớn.
4. Nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: thuộc lối thơ ngôn chí, bày tỏ chí hướng, nguyện ước và lí tưởng sống của con người cá nhân in đậm trong cảm quan nhà nho. Cảm hứng về con người và ý thức làm người tài giỏi, hữu dụng được kết tinh trên nền tảng đời sống văn hóa và khí thế, sức mạnh thời Trần – hào khí Đông A.
- Bài thơ sử dụng hình ảnh biểu tượng hàm súc, có ý nghĩa sâu xa.
- Thủ pháp nghệ thuật: + Con người kì vĩ.
 + Không gian kì vĩ.
 + Thời gian kì vĩ.
II. ĐỀ ĐỌC HIỂU
Đề 1
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Phiên âm
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
Dịch thơ
Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu
(Tỏ lòng, Trang 115,116, Ngữ văn 10, Tập I,NXBGD, 2006)
1/ Nêu ý chính của văn bản ?
2/ Chữ “hoành” trong bản phiên âm thuộc từ loại gì ? Nêu ý nghĩa của từ “hoành” trong văn bản ?
3/ Câu thơ “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu” sử dụng biệp pháp nghệ thuật gì ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp nghệ thuật đó.
4/ Qua văn bản, viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ những bài học được rút ra dành cho tuổi trẻ hôm nay.
Đáp án
1/ Ý chính của văn bản: Bài thơ thể 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_on_tap_ngu_van_lop_10.doc