Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Văn bản "Uy-lít-xơ trở về"

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Văn bản "Uy-lít-xơ trở về"

I. Tìm hiểu chung.

1. Tác giả: Hô-me-rơ:

– Cho đến nay, vẫn chưa biết đích xác Hô-me-rơ là ai.

– Có nhiều truyền thuyết kể về nhà thơ mù này. Phổ biến hơn cả là câu chuyện kể về ông là con một gia đình nghèo và được sinh ra bên dòng sông Mê-lét vào khoảng thế kỉ IX-VIII trước Công nguyên

– Ông mang tên Mê-lê-xi-gien (nghĩa là con của dòng sông Mê-lét)

2. Tác phẩm:

1. Sử thi I-li-át và Ô-đi-xê:

– I-li-át gồm 15 693 câu thơ. Tác phẩm kể về cơn giận của anh hùng Asin. I-li-át là bài ca chiến trận. Tác phẩm ca ngợi sức mạnh thể xác của con người.

– Ô-đi-xê gồm 12110 câu thơ, chia thành 24 khúc ca. Ô-đi-xê kể về cuộc hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ sau chiến thắng thành Tơ-roa. Ô-đi-xê là bài ca về cuộc sống hòa bình. Tác phẩm ca ngợi sức mạnh trí tuệ của con người.

2. Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về

– Vị trí đoạn trích: Đoạn trích thuộc khúc ca thứ XXIII của sử thi Ô-đi-xê

– Bố cục (2 phần)

+ Phần 1 (từ đầu người kém gan dạ): Cuộc đối thoại giữa bốn nhân vật, Pê – nê – lốp chưa chịu nhận chồng

+ Phần 2 (còn lại): Pê-nê-lốp chưa chịu nhận chồng.

 

docx 8 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 6340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Văn bản "Uy-lít-xơ trở về"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Uy-lít-xơ trở về
(trích sử thi Ô-đi-xê)
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: Hô-me-rơ:
– Cho đến nay, vẫn chưa biết đích xác Hô-me-rơ là ai.
– Có nhiều truyền thuyết kể về nhà thơ mù này. Phổ biến hơn cả là câu chuyện kể về ông là con một gia đình nghèo và được sinh ra bên dòng sông Mê-lét vào khoảng thế kỉ IX-VIII trước Công nguyên
– Ông mang tên Mê-lê-xi-gien (nghĩa là con của dòng sông Mê-lét)
2. Tác phẩm:
1. Sử thi I-li-át và Ô-đi-xê:
– I-li-át gồm 15 693 câu thơ. Tác phẩm kể về cơn giận của anh hùng Asin. I-li-át là bài ca chiến trận. Tác phẩm ca ngợi sức mạnh thể xác của con người.
– Ô-đi-xê gồm 12110 câu thơ, chia thành 24 khúc ca. Ô-đi-xê kể về cuộc hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ sau chiến thắng thành Tơ-roa. Ô-đi-xê là bài ca về cuộc sống hòa bình. Tác phẩm ca ngợi sức mạnh trí tuệ của con người.
2. Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về
– Vị trí đoạn trích: Đoạn trích thuộc khúc ca thứ XXIII của sử thi Ô-đi-xê
– Bố cục (2 phần)
+ Phần 1 (từ đầu người kém gan dạ): Cuộc đối thoại giữa bốn nhân vật, Pê – nê – lốp chưa chịu nhận chồng
+ Phần 2 (còn lại): Pê-nê-lốp chưa chịu nhận chồng.
* Tóm tắt Sử Thi Ôđixê:
Sau khi hạ được thành Tơ-roa, Uy-lít-xơ “hồi quân” trở về quê hương. Chàng phải lênh đênh góc biển chân trời mười năm đằng đẵng mà vẫn chưa về tới quê nhà. Chàng bị nữ thần Ca-líp-xô, vì yêu chàng nên cầm giữ. Cảm thương số phận 
Uy-lít-xơ, thần Dớt sai Héc-mét đến lệnh cho Ca-líp-xô phải để chàng đi. Bị bão đánh chìm bè, chàng dạt vào xứ Phê-a-ki, được công chúa Nô-xi-ca yêu và nhà vua tiếp đãi tử tế. Theo ý nhà vua, Uy-lít-xơ kể lại những chuyện li kì, mạo hiểm trên bước đường gian truân phiêu bạt của mình cùng đồng đội: chuyện thoát khỏi xứ sở những tên khổng lồ một mắt, chuyện thoát khỏi tiếng hát đầy quyến rũ của các nàng tiên cá Xi-ren nguy hiểm, Cảm phục, nhà vua cho thuyền đưa chàng về quê hương I-tác. Về đến nhà, chàng giả dạng người hành khất nên Pê-nê-lốp, vợ chàng, không nhận ra. Để trả lời sự thúc ép của bọn cầu hôn, Pê-nê-lốp thách ai giương được chiếc cung của Uy-lít-xơ và bắn một phát xuyên qua mười hai chiếc vòng rìu thì sẽ lấy người đó. Tất cả bọn cầu hôn đều thất bại, Uy-lít-xơ xin được bắn và chàng đã thắng. Nhân cơ hội đó, cha con chàng trừng trị bọn cầu hôn cùng những gia nhân phản bội.
* Tóm tắt đoạn trích: 
Sau 20 năm xa cách, Uy-lít-xơ về nhà giả bộ làm người hành khất và kể về chồng Nàng mà anh biết. Pê-nê-lốp tổ chức cuộc Thi bắn cung để chọn chồng, Uy-lít-xơ đã chiến thắng Chàng tiêu diệt bọn cầu hôn đầu sỏ, trừng phạt lũ đầy tớ phản chủ. Nhũ mẫu Ơ-ri-clê báo tin cho Pê-nê-lốp là Uy-lít-xơ đã trở về nhưng Nàng lại không tin, Nàng nghĩ Uy-lít-xơ đã chết rồi. Nhũ mẫu lại đưa ra một dấu hiệu khác, là vết sẹo do con lợn lòi húc và Già cá cược cả tính mạng mình, nhưng Pê-nê-lốp vẫn không tin. Nàng xuống nhà với Tê-lê-mác để xem xác của bọn cầu hôn và người giết chúng
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Nhân vật Pê-lê-lốp:
– Diễn biến tâm lí của Pê-nê-lốp khi nhận được tin Uy-lít-xơ đã trở về:
+ Nàng không tin Uy-lít-xơ đã trở về, cương quyết bác bỏ ý kiến của nhũ mẫu. Nàng cho rằng đó là một vị thần đã ra tay giúp đỡ còn chồng nàng đã chết nơi đất khách lâu rồi.
+ Nhũ mẫu đưa ra những dẫn chứng để chứng minh: Vết sẹo ở cổ chân, lời thề và tất cả tính mạng của mình để thề nhưng Pê-lê-lốp vẫn không tin và nàng quyết định xuống đến tận nơi để quan sát.
– Khi gặp Uy-lít-xơ:
+ Nàng phân vân, không biết nên đứng xa hay đứng gần, nàng ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu.
+ Lòng sửng sốt, khi đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng.
→ Chứng tỏ nàng rất thận trọng, trong lòng cực kì xúc động, Nàng đã rung động.
+ Tê-lê-mác trách móc: “Mẹ ơi mẹ thật tàn nhẫn và lòng mẹ độc ác quá chừng”.
⇒ Nàng phân vân cao độ, tâm trạng cực kì xúc động. Nàng đã giữ được cảm xúc của mình, lấy lí trí để chiến thắng tình cảm. Đây là một sự tỉnh táo.
+ Nàng tìm cách để thử thách Uy-lít-xơ.
+ Nàng nói với con trai: “Cha mẹ có những dấu hiệu riêng chỉ có hai người biết với nhau mà người ngoài không biết”. Nàng ra lệnh chuyển dịch cái giường cưới (nơi ẩn chứa bí mật của hai người), hai người đã nhận ra nhau nhờ tín hiệu này → Mâu thuẫn đã được giải quyết.
+ Pê-lê-lốp nhận ra chồng: nàng bủn rủn chân tay, nàng chạy lại, nước mắt chan hòa, ôm, hôn chồng, nói trong nước mắt và giải thích cho Uy-lít-xơ hiểu.
→ Sự cẩn trọng ấy cho ta thấy được sự phức tạp của thời đại, những hiểm nguy luôn luôn đe dọa họ.
⇒ Pê-lê-lốp tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Hi Lạp, thông minh, giàu nghị lực, thận trọng, khôn ngoan, chung thủy.
2. Nhân vật Uy-lít-xơ:
– Được tác giả khắc họa một cách tài tình, khéo léo với những phẩm chất nhất quán: dũng cảm, mưu trí khôn ngoan “vì có trong đầu một ý nghĩ rất khôn.”
+ Nhắc nhở Tê-lê-mác cảnh giác với người nhà của bọn cầu hôn → người từng trải, đầy kinh nghiệm.
+ Đợi Tê-lê-mác lên tiếng để làm cầu nối, không để con can thiệp vào câu chuyện của Cha Mẹ.
+ Trách móc, hờn dỗi Pê-nê-lốp về việc nàng vẫn giữ nguyên thái độ nghi ngờ “nàng có một trái tim sắc đá ”
+ Hiểu được thông điệp Pê-nê-lốp muốn đưa ra → Rất hạnh phúc khi người khác hiểu mình, tâm đầu ý hợp. 
– Khi nhận ra nhau: Uy-lít-xơ không chùng bước trước hiểm nguy đã “ôm lấy vợ, khóc dầm dề” → Cảm động vì tấm lòng cao đẹp của Pê-nê-lốp và đón nhận niềm hạnh phúc sau 20 năm xa cách, thổ lộ tình cảm không chút giấu giếm.
⇒ Uy-lít-xơ là biểu hiện đẹp đẽ của trí thông minh, nghị lực, dũng cảm, nhạy bén, tinh tế trong mọi hành động, đặc biệt là tình cảm thủy chung với gia đình, quê hương. → Hiểu được đối phương muốn gì, đáp ứng được nhu cầu của nhau, ca ngợi vẻ đẹp trí tuệ, lí trí, tế nhị.
⇒ Tê-lê-mác bột chột, trẻ tuổi, không thận trọng, lời nói thể hiện cảm xúc.
III. Tổng kết.
1. Nội dung:
– Qua cảnh vợ chồng đoàn tụ sau hai mươi năm xa cách, Hơ – me – rơ đã khắc họa vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của Uy – lít – xơ và Pê – nê – lốp.
– Đoạn trích cũng đề cao trí tuệ và lòng chung thuỷ của con người.
2. Nghệ thuật:
– Miêu tả tâm lí nhân vật một cách chi tiết cụ thể, lối so sánh có đuôi dài rất sinh động, giàu hình ảnh mang đặc trưng của sử thi.
– Ngôn ngữ trong sáng, hào hùng, giọng điệu kể chuyện chậm rãi, tha thiết.
Phân tích ý nghĩa văn bản Uy-lít-xơ trở về
Mở bài:
Hô-me-rơ là nhà thơ mù, được coi là tác giả của I-li-át và Ô-đi-xê. Ông là con một gia đình nghèo, được sinh ra bên dòng sông Mê-lét vào khoảng thế kỉ IX – VIII trước công nguyên. Tên của ông là Mê-lê-xi-gien. Sử thi Ô-đi-xê là một trong hai bộ sử thi nổi tiếng đất nước Hy Lạp. Tác phẩm kể lại hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ sau khi hạ thành Tơ-roa.
Thân bài:
Ô-đi-xê gồm 12 110 câu thơ, chia thành 24 khúc ca. Chủ đề chính của Ô-đi-xê là chinh phục thiên nhiên để khai sáng, mở rộng giao lưu; tái hiện xung đột giữa các nền văn minh, các trình độ văn hóa, là cuộc đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc gia đình.
Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về là khúc ca thứ XXIII của sử thi Ô-đi-xê. Văn bản thuật lại chuyện sau hai mươi năm đánh thắng thành Tơ-roa và lênh đênh phiêu bạt, Uy-lít-xơ trở về quê hương, chiến thắng bọn cầu hôn Pê-nê-lốp, đoàn tụ gia đình.
Nhân vật Pê-nê-lốp:
Khi nhũ mẫu Ơ-cri-lê báo tin, thề thốt, đua ra chứng cứ Uy-lít-xơ đã trở về. Đó là cái sẹo do rang nanh trắng của một con lợn lồi húc người ngày xưa. Pê-nê-lốp vui mừng nhưng không tin, trong lòng rất đỗi phân vân. Pê-nê-lốp xuống nhà để “xem xác chết của bọn cầu hôn và người giết chúng”
Khi gặp Uy-lít-xơ: Rất đỗi sững sốt, dáng điệu cử chỉ lúng túng, tìm cách ứng xử. Trước lời trách của Tê-lê-mác, Pê-nê-lốp “thận trọng” trả lời và cho biết sẽ nhận ngươi đó là chồng nếu ông trả lời được bí mật về “những dấu hiệu riêng chỉ hai người biết với nhau”. Đó là nàng ngầm nói về bí mật chiếc giường, khôn khéo thông minh xác minh sự thật. Thử thách Uy-lít-xơ bằng “bí mật chiếc giường” thông qua đối thoại với nhũ mẫu Ơ-Cri-lê “Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ xây nên, rồi lấy da cừu, chăn và vải đẹp trải lên giường”.
Pê-nê-lốp hạnh phúc, mừng vui tột cùng khi nhận ra Uy-lít-xơ “nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng”
Tác giả luôn dùng từ “thận trọng” đi kèm sau tên nhân vật Pê-nê-lốp.
Pê-nê-lốp: là người vợ thủy chung, kiên định, biết yêu tha thiết nhưng cũng rất kiên cường trong việc bảo vệ phẩm giá và hạnh phúc gia đình; là người phụ nữ thông minh, bình tĩnh, thận trọng, khôn khéo, tế nhị.
Nhân vật Uy-lít-xơ:
Để có mặt trong nhà của Pê-nê-lốp: Phải chiến đấu dũng cảm với bọn cầu hôn. Khi gặp Pê-nê-lốp thấy sự xa cách của vợ: Nhẫn nại, chấp nhận chờ đợi mọi sự thử thách. “Còn Uy-lít-xơ thì ngồi tựa vào một cái cột cao, mắt nhìn xuống đất, đợi xem bây giờ trông thấy mình rồi, người vợ cao quý của mình sẽ nói gì với mình”
Trước tác động của con trai: Nhẫn nại và mỉm cười. Uy-lít-xơ cho rằng Pê-nê-lốp chưa chịu nhận mình là chồng vì anh ta còn mang dáng vẻ của một người hành khất rách rưới, bẩn thỉu. Nhận ra thử thách của Pê-nê-lốp và bình tĩnh, thông minh, giải đáp được thử thách (giải đáp “bí mật của chiếc giường”)
Tác giả luôn dung cụm từ “cao quý và nhẫn nại” đi kèm sau tên nhân vật Uy-lít-xơ.
Uy-lít-xơ: là người dũng cảm, bình tĩnh, tự tin, thông minh, mưu trí, chung thủy, hiểu sâu sắc về vợ mình.
Qua cảnh vợ chồng đoàn tụ sau hai mươi năm xa cách, văn bản đã khắc họa vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp. Đó cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hi lạp cổ đại. Văn bản đã rất thành công với lối so sánh mở rộng (so sánh có đuôi dài). Cách miêu rả cụ thể, chi tiết, tỉ mỉ là đặc trưng của sử thi Hy Lạp. Tâm trạng nhân vật được thể hiện qua dáng điệu, cử chỉ, cách ứng xử, thái độ Hình ảnh chọn lọc, ngôn ngữ trang trọng, tao nhã.
Kết bài:
 Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về là bài ca ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu xứ sở, tình 
cảm vợ chồng, tình cha con, chủ-khách, chủ – tớ; đề cao vẻ đẹp trí tuệ, sự khôn ngoan, mưu trí, dũng cảm, tỉnh táo, sáng suốt của nhân vật lý tưởng và khát vọng bảo vệ hạnh phúc gia đình. Đó cũng là khúc ca ca ngợi sức mạnh kì diệu của trí tuệ Hi Lạp cổ đại trong tiến trình chinh phục thiên nhiên để khai sáng, mở rộng giao lưu; tái hiện những xung đột giữa các nền văn minh, các trình độ văn hóa; cuộc đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình.
Tham khảo củng cố lại kiến thức
Bối cảnh xã hội
Ở thế kỉ IX-VIII trước công nguyên, trên đất nước Hi Lạp có một người nghệ sĩ mù đã đi lang thang khắp đất nước để kể về tác phẩm của mình. Đó là Hô-me-rơ, tác giả của hai sử thi vĩ đại: I-li-át và Ô-đi-xê.
Ô-đi-xê ra đời vào thời kì người Hi Lạp chuẩn bị mở rộng địa bàn hoạt động ra biển cả. Chiến tranh giữa các bộ lạc chỉ còn là kí ức. Sự nghiệp khám phá và chinh phục biển cả bao la và bí hiểm đòi hỏi con người ngoài lòng dũng cảm còn phải có những phẩm chất như thông minh, tỉnh táo, mưu chước, khôn ngoan. Mặt khác, sử thi này ra đời khi người Hi Lạp từ giã chế độ công xã thị tộc để thay vào đó là tổ chức gia đình, hôn nhân một vợ một chồng. Thời đại ấy hình thành ở người Hi Lạp bên cạnh phẩm chất trí tuệ là tình yêu quê hương, tình cảm gia đình gắn bó, thủy chung. Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về đã thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp đó của người Hi Lạp thời cổ. Qua đoạn trích ta thấy được hình tượng nhân vật Pê- nê- lốp hiện lên thật đẹp là biểu tượng của những người phụ nữ trong xã hội thời bấy giờ.
Tâm trạng Uy-lít-xơ.
a. Kiên nhẫn đợi chờ
– Sau khi đánh đuổi bọn cầu hôn, vẫn khoác lên mình bộ quần áo rách rưới, bẩn thỉu đầy máu me, Uy-lít-xơ kiên nhẫn chờ đợi Pê-nê-lốp nhận mặt mình, chờ đợi những hành vi âu yếm, tình cảm của Pê-nê-lốp à Tâm lí nhớ nhung, mong muốn được gần gũi, yêu thương của người chồng được gặp lại vợ sau bao năm trời xa cách
– Sự kiên nhẫn này còn được đối sánh với các hành vi giục giã của nhũ mẫu Ơ-ri-clê và con trai Tê-lê-mác. Họ càng giục Pê-nê-lốp bao nhiêu thì Pê-nê-lốp càng trở nên thản nhiên bấy nhiêu và Uy-lít-xơ càng kiên nhẫn chờ đợi, không nản lòng.
– Uy-lít-xơ tiếp tục nghe mọi người đối thoại, thể hiện một phong thái “cao quý và nhẫn nại”, bình tĩnh lí giải cho con trai hiểu khi Tê-lê-mác trách mẹ sắt đá.
b. Giận dỗi, lo âu
– Sau khi tắm rửa xong, thay bộ quần áo mới, trông Uy-lít-xơ “đẹp như một vị thần” nhưng Pê-nê-lốp vẫn không chịu nhận mặt chồng à Giận dỗi, đau khổ, trách Pê-nê-lốp sắt đá, yêu cầu nhũ mẫu kê giường riêng để ngủ
– Khi nghe Pê-nê-lốp yêu cầu nhũ mẫu dời chiếc giường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ tạo ra, chàng lo âu không biết Pê-nê-lốp có còn thủy chung hay không, sợ hãi sẽ mất hạnh phúc gia đình à chứng minh sự chắc chắn, kiên cố của chiếc giường.
c. Cảm thông, trân trọng
– Nghe Uy-lít-xơ tả đúng mười mươi sự thật về chiếc giường, Pê-nê-lốp xúc động tột độ, thanh minh cho Uy-lít-xơ hiểu lí do nghi ngờ chồng.
– Uy-lít-xơ cũng vô cùng cảm động, chàng khóc và ôm lấy người vợ thân thương và thủy chung của mình.
– Hạnh phúc tột cùng vì vợ chồng đã nhận ra nhau và vẫn giữ được lòng tin tưởng suốt 20 năm xa cách.
=> Chỉ một đoạn trích ngắn nhưng tâm trạng của Uy-lít-xơ được bộc lộ ở những cung bậc khác nhau, tạo nên những diễn biến tâm lí hấp dẫn, khơi gợi sự đồng cảm nơi người đọc. Bức tranh tâm trạng của Uy-lít-xơ cho thấy tài năng miêu tả tâm lí của tác giả Hô-me-rơ, đồng thời cho thấy vẻ đẹp của các nhân vật Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_van_ban_uy_lit_xo_tro_ve.docx