Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 21: Khái quát lịch sử Tiếng Việt - Phạm Thị Mỹ Phước
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- Nắm được các khái niệm họ, dòng, nhánh ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng; hiểu được quan niệm về nguồn gốc, các thời kì phát triển của tiếng Việt, hệ thống chữ viết của tiếng Việt cùng những đặc điểm của chữ quốc ngữ.
2. Kĩ năng
- Phối hợp kiến thức cơ bản về lịch sử tiếng Việt và lịch sử chữ viết tiếng Việt với kiến thức về tiến trình văn học Việt Nam và những thành tựu văn học chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ.
- Có kĩ năng viết đúng các qui định hiện hành của chữ quốc ngữ, kĩ năng phát hiện và sửa chữa những sai sót về chữ viết (chính tả).
3. Thái độ: bồi dưỡng và nâng cao tình cảm quí trọng tiếng Việt, di sản lâu đời và quí giá của dân tộc.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1. Giáo viên
- Dự kiến biện pháp tổ chức học sinh hoạt động:
+ Tạo tâm thế tiếp nhận cho HS bằng lời vào bài.
+ Định hướng tổ chức giờ dạy học: kết hợp giữa phương pháp diễn giảng với đặt câu hỏi dẫn dắt, trao đổi, thảo luận trả lời các vấn đề mà mục tiêu bài học đặt ra.
- Phương tiện: SGK, SGV, thiết kế bài học, ĐDDH.
2. Học sinh
Soạn bài theo hệ thống câu hỏi h dẫn trong SGK và câu hỏi do giáo viên yêu cầu.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2.Bài mới
* Giới thiệu bài mới:Nhằm giúp các em nắm được một cách khái quát những tri thức cốt lõi về cội nguồn, quan hệ họ hàng của tiếng Việt và quan hệ tiếp xúc giữa tiếng Việt và một số ngôn ngữ khác trong khu vực và nhận thức những quá trình phát triển của tiếng Việt gắn bó với lịch sử phát triển của dân tộc của đất nước, ngày hôm nay chúng ta học bài “Khái quát lịch sử tiếng Việt”.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT GIÁO ÁN BÀI DẠY : KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Mỹ Phước Lớp: D17NV01 Ngành: Sư phạm ngữ văn Tiếng Việt KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức - Nắm được các khái niệm họ, dòng, nhánh ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng; hiểu được quan niệm về nguồn gốc, các thời kì phát triển của tiếng Việt, hệ thống chữ viết của tiếng Việt cùng những đặc điểm của chữ quốc ngữ. 2. Kĩ năng - Phối hợp kiến thức cơ bản về lịch sử tiếng Việt và lịch sử chữ viết tiếng Việt với kiến thức về tiến trình văn học Việt Nam và những thành tựu văn học chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ. - Có kĩ năng viết đúng các qui định hiện hành của chữ quốc ngữ, kĩ năng phát hiện và sửa chữa những sai sót về chữ viết (chính tả). 3. Thái độ: bồi dưỡng và nâng cao tình cảm quí trọng tiếng Việt, di sản lâu đời và quí giá của dân tộc. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1. Giáo viên - Dự kiến biện pháp tổ chức học sinh hoạt động: + Tạo tâm thế tiếp nhận cho HS bằng lời vào bài. + Định hướng tổ chức giờ dạy học: kết hợp giữa phương pháp diễn giảng với đặt câu hỏi dẫn dắt, trao đổi, thảo luận trả lời các vấn đề mà mục tiêu bài học đặt ra. - Phương tiện: SGK, SGV, thiết kế bài học, ĐDDH. 2. Học sinh Soạn bài theo hệ thống câu hỏi h dẫn trong SGK và câu hỏi do giáo viên yêu cầu. C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Ổn định lớp 2.Bài mới * Giới thiệu bài mới:Nhằm giúp các em nắm được một cách khái quát những tri thức cốt lõi về cội nguồn, quan hệ họ hàng của tiếng Việt và quan hệ tiếp xúc giữa tiếng Việt và một số ngôn ngữ khác trong khu vực và nhận thức những quá trình phát triển của tiếng Việt gắn bó với lịch sử phát triển của dân tộc của đất nước, ngày hôm nay chúng ta học bài “Khái quát lịch sử tiếng Việt”. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Lịch sử phát triển của tiếng Việt GV hỏi: Tiếng Việt là gì? HS: trả lời GV : nhận xét đánh giá, bổ sung chuẩn kiến thức. GV hỏi: Tiếng Việt phát triển qua các thời kỳ nào? HS: trả lời GV : Nhận xét, đánh giá bổ sung chuẩn kiến thức. GV hỏi : Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt? Trong thời kỳ dựng nước, tiếng Việt có những đặc điểm gì? HS trả lời. GV: Nhận xét, đánh giá, bổ xung chuẩn kiến thức. GV hỏi : Đặc điểm của tiếng việt trong thời gian này là gì? HS: Trả lời. GV : nhận xét, bổ xung đánh giá chuẩn kiến thức. GV hỏi: Trong thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc tiếng Việt như thế nào? HS trả lời. GV : nhận xét, đánh giá bổ xung chuẩn kiến thức. GV hỏi : Trong thời kỳ độc lập tự chủ tiếng Việt phát triển như thế nào? HS trả lời. GV: nhận xét, đánh giá , bổ sung chuẩn kiến thức. GV hỏi : Trong thời kì Pháp thuộc tiếng Việt có sự thay đổi như thế nào?: HS trả lời. GV: nhận xét, bổ sung, đánh giá GV hỏi : Tiếng Việt từ Cách mạng tháng Tám đến nay như thế nào? HS trả lời. GV chốt lại: - Tiếng Việt đã không ngừng phát triển qua các giai đoạn lịch sử, không ngừng vươn lên thực hiện đầy đủ các chức năng ngày càng rộng mở, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, ngày càng phong phú của đời sống xã hội, của tiến trình phát triển của đất nước. - Trong quá trình phát triển, tiếng Việt đã tiếp nhận và cải biến nhiều yếu tố ngôn ngữ từ bên ngoài đưa tới theo hướng chủ đạo là Việt hoá. Chính nhờ vậy mà tiếng Việt ngày càng trở nên phong phú, uyển chuyển, tinh tế, chuẩn xác. Hoạt động 2: Tìm hiểu chữ viết của tiếng Việt GV hỏi : Thế nào là chữ viết? HS: trả lời. GV: Nhân xét, đánh giá bổ sung chuẩn kiến thức. GV hỏi : Dân tộc ta đã ghi lại tiếng nói của dân tộc mình bằng những thứ chữ viết nào? Em hiểu gì về các thứ chữ viết đó? HS: trả lời. GV: nhận xét, đánh giá bổ sung chuẩn kiến thức. GV hỏi : Vì sao chữ quốc ngữ thay thế cho chữ Nôm? HS: trả lời GV: nhận xét, đánh giá, bổ sung chuẩn kiến thức. Tổng kết – luyện tập - GV: Yêu cầu đọc ghi nhớ sách giáo khoa - Hướng dẫn HS làm BT I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TIẾNG VIỆT * Khái niệm: Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc Việt, là ngôn ngữ quốc gia của nước Việt Nam được dùng trong các lĩnh vực. 1. Tiếng Việt trong thời kỳ dựng nước a. Nguồn gốc và quan hệ họ hàng - Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa đậm nét. - Tiếng Việt thuộc dòng Môn –Khmer, họ Nam Á; có quan hệ họ hàng với tiếng Mường, Khmer,Ba-na, Cơ-tu và quan hệ tiếp xúc với tiếng Thái, tiếng Hán. b. Đặc điểm - Chưa có thanh điệu. - Trong hệ thống âm đầu, còn có các phụ âm ghép như: pl, kl, tl.. - Trong hệ thống âm cuối, còn có các âm cuối như: - s, - h, -l . - Từ được hạn định đặt trước, từ hạn định đặt sau. -> Tiếng Việt sớm được hình thành và có cơ sở vững chắc để tồn tại và phát triển. 2. Tiếng Việt trong thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc - Tiếng Việt bị chèn ép nặng nề nhưng với sức sống mãnh liệt, tiếng Việt được tồn tại và không ngừng phát triển. - Kho từ vựng tiếng Việt ngày càng phong phú hơn nhờ vay mượn rất nhiều từ ngữ Hán theo chiều hướng chủ đạo là Việt hóa, lập ra hệ thống từ Hán Việt -> TV đã phát triển mạnh mẽ, vẫn giữ vững được bản sắc. 3. Tiếng Việt trong thời kỳ độc lập tự chủ - Tiếng Việt có điều kiện phát triển mạnh mẽ, ngày càng phong phú, tinh tế uyển chuyển. - Chữ Nôm ra đời để ghi lại tiếng nói của dân tộc -> TV ngày càng khẳng định những ưu thế của mình trong sáng tác thơ văn. 4. Tiếng Việt trong thời kỳ Pháp thuộc - Tiếng Việt tiếp tục bị chèn ép, ngôn ngữ chính thống lúc này là tiếng Pháp nhưng TV tiếp tục đấu tranh với tiếng Pháp để tồn tại và phát triển. - Tiếp nhận chữ quốc ngữ, và ảnh hưởng tích cực của ngôn ngữ - văn hóa phương Tây, văn xuôi tiếng Việt đã hình thành và phát triển, cách diễn đạt mạch lạc, trong sáng hơn. - Trong tiếng Việt, bắt đầu xuất hiện một số thuật nhữ khoa học vay mượn cả tiếng Hán và tiếng Pháp. -> TV ngày càng phong phú, đa dạng, tinh tế hơn. 5. Tiếng Việt từ Cách mạng tháng Tám đến nay Tiếng Việt giữ vị trí độc tôn, trở thành ngôn ngữ quốc gia chính thống, bình đẳng với các ngôn ngữ khác trên thế giới, được dùng trong mọi lĩnh vực và có điều kiện phát triển mạnh. II. CHỮ VIẾT CỦA TIẾNG VIỆT 1. Khái niệm: chữ viết là một hệ thống kí hiệu bằng đường nét dùng để ghi lại ngôn ngữ. 2.Chữ viết tiếng Việt a.Chữ Nôm: hình thành khoảng VIII – IX, được sử dụng từ X ->XII. Đây là chữ ghi âm, được cấu tạo trên cơ sở chữ Hán. Cấu tạo: - Mượn nguyên chữ Hán làm chữ Nôm. - Mượn các yếu tố có sẵn của chữ Hán đem ghép để tạo chữ Nôm. b.Chữ quốc ngữ: ra đời từ TK XVII, được cấu tạo dựa trên các mẫu tự La-tinh, là chữ ghi âm. Chữ quốc ngữ rất đơn giản, thuận tiện, dễ viết, dễ đọc, cần phải chú ý đến qui tắc chính tả. III. TỔNG KẾT – LUYỆN TẬP - Ghi nhớ SGK. - BT 1,2 và 3, SGK, tr 40. 5: Củng cố, hướng dẫn tự học - Củng cố: Nắm được nội dung của bài. - Dặn dò: về nhà + Tìm các ví dụ tiêu biểu về các tác phẩm văn học Việt Nam viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ. + Soạn bài: . D. RÚT KINH NGHIỆM ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_10_tuan_21_khai_quat_lich_su_tieng_viet.doc