Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 21: Hiền tài là nguyên khí quốc gia - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Châu Hoài

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 21: Hiền tài là nguyên khí quốc gia - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Châu Hoài

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia.

- Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ.

- Rút ra bài học lịch sử quý báu từ chính sách trọng nhân tài của triều Lê Thánh Tông

2. Kỹ năng

- Đọc - hiểu bài văn chính luận theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ

- Rút ra những bài học lịch sử quý báu về văn hoá giáo dục cho ngày nay: cần biết quý trọng người hiền tài.

 B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY

1. Giáo viên

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu hỗ trợ, giáo án

2. Học sinh

- Sách giáo khoa, bài soạn trước ở nhà.

 C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Đọc thuộc lòng đoạn 1 bài thơ “Đại cáo bình Ngô”.

 

docx 4 trang yunqn234 9260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 21: Hiền tài là nguyên khí quốc gia - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Châu Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: .	HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ Tiết: .	CỦA QUỐC GIA
Ngày soạn: ..	(Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, 
Ngày dạy: 	niên hiệu Đại Bảo thứ ba)
Lớp: .	- Thân Nhân Trung -
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
- Khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia.
- Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ.
- Rút ra bài học lịch sử quý báu từ chính sách trọng nhân tài của triều Lê Thánh Tông
Kỹ năng
- Đọc - hiểu bài văn chính luận theo đặc trưng thể loại.
Thái độ
- Rút ra những bài học lịch sử quý báu về văn hoá giáo dục cho ngày nay: cần biết quý trọng người hiền tài.
 B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY 
Giáo viên
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu hỗ trợ, giáo án
Học sinh
- Sách giáo khoa, bài soạn trước ở nhà.
 C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng đoạn 1 bài thơ “Đại cáo bình Ngô”.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV, HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: Yêu cầu học sinh đọc tiểu dẫn SGK trang 31
GV: Dựa vào SGK, hãy giới thiệu vài nét về tác giả Thân Nhân Trung?
GV: Dựa vào SGK, hãy giới thiệu nhũng nét chính về Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba?
GV: Em có hiểu biết gì về thể văn bia?
GV (dẫn dắt): Bài kí trên được khắc bia năm 1484. Trước đoạn trích này có một đoạn văn dài kể việc từ khi Lê Thái Tổ dựng nước (1428) đến năm 1484, các vua Lê tuy đều chú ý bồi dưỡng, phát triển hiền tài nhưng chưa có điều kiện dựng bia tiến sĩ. Sau đoạn trích này là danh sách 33 vị tiến sĩ khoa Nhâm Tuất 1442
GV: Em hiểu câu: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” như thế nào?
GV: Tác giả đã chứng minh luận điểm trên bằng phương pháp lập luận nào? Từ đó, tác giả nhằm nhấn mạnh điểu gì?
GV: Các bậc thánh minh đế vương đã làm gì để khuyến khích hiền tài?
GV: Những việc làm đó theo em có phù hợp và đã đủ khuyến khích hiền tài hay chưa?
GV (dẫn dắt): Theo các bậc thánh minh, việc dựng đá đề danh có tầm quan trọng và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với các vị hiền tài nói riêng và đất nước nói chung. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia đá ở phần 2.
GV: Tại sao các thánh minh nói rẳng việc khắc bia tiến sĩ có rất nhiều ích lợi?
GV: Vậy thì từ đó các em rút ra cho mình được những bài học nào?
GV: Ngày nay câu nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” có còn đúng không? Chứng minh?
GV: Hướng dẫn HS lập sơ đồ.
I. Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả
- Thân Nhân Trung (1418-1499), tự là Hậu Phủ, quê ở Yên Ninh – Yên Dũng – Bắc Giang
- Đỗ tiến sĩ năm 1469
- Là người nổi tiếng văn chương
2. Tác phẩm
- Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba được Thân Nhân Trung soạn năm 1484 thời Hồng Đức. Là một trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu.
- Thể loại: Văn bia - là những bài văn khắc trên bia đá. Nhằm mục đích ghi chép những sự việc trọng đại hoặc tên tuổi, cuộc đời của những người có công đức lớn để lưu truyền cho đời sau.
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Bài kí khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia
- “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
+ Hiền tài: người có tài cao, học rộng và có đạo đức.
+ Nguyên khí: khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.
à Người tài cao, học rộng, có đức độ là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội.
à Hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh – suy của đất nước
- Phương pháp lập luận: diễn dịch.
+ Luận điểm được triển khai qua cách so sánh đối lập:
“Nguyên khí thịnh à thế nước mạnh à lên cao”
“Nguyên khí suy à thế nước yếu à xuống thấp”
à Khẳng định tính chất rõ ràng, hiển nhiên của chân lí.
- Những việc làm khuyến khích hiền tài của các thánh đế minh vương:
+ Những việc đã làm:
Đề danh tiếng, xướng danh, yết bảng
Ban mũ áo, chức tước.
Ban yến tiệc và vinh quy bái tổ.
à Chưa đủ vì danh tiếng của hiền tài mới chỉ được vang danh ngắn ngủi, lẫy lừng một thời mà ko lưu truyền được lâu dài.
+ Việc sẽ làm: Dựng đá đề danh (khắc bia)
2. Ý nghĩa tác dụng của việc khắc bia tiến sĩ
- Khuyến khích nhân tài: kẻ sĩ phấn chấn, hâm mộ, gắng sức giúp vua.
- Ngăn ngừa điều ác: kẻ ác, ý xấu bị ngăn chặn, lòng thiện tràn đầy.
à Làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững.
3. Bài học lịch sử
- Ở thời đại nào “hiền tài” cũng là “nguyên khí của quốc gia” à phải biết quý trọng hiền tài.
- Hiền tài quyết định sự sống còn đối với sự thịnh suy của đất nước.
- Từ đó cho thấy sự đúng đắn trong quan điểm của nhà nước ta: Giáo dục là quốc sách hàng đầu
“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu!”
 (Hồ Chí Minh)
4. Lập sơ đồ kết cấu bài văn bia của Thân Nhân Trung
4. Củng cố
- Tầm quan trọng của hiền tài.
- Ý nghĩa việc khắc bia tiến sĩ.
5. Hướng dẫn tự học
- Soạn: Khái quát lịch sử Tiếng Việt.
D. RÚT KINH NGHIỆM
	Dầu Tiếng, ngày tháng năm 2019
Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập
(ký và ghi họ tên) (ký và ghi họ tên)
	 Nguyễn Châu Hoài
 ..˜ & ™ 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_tuan_21_hien_tai_la_nguyen_khi_quoc_g.docx