Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 66: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục – Trích Truyền kì mạn lục) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Duy Hoài Nam

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 66: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục – Trích Truyền kì mạn lục) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Duy Hoài Nam

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Thấy được phẩm chất dũng cảm, kiên cường, trọng công lí, chính nghĩa và tinh thần dân tộc của nhân vật Ngô Tử Văn.

- Thấy được cách kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính của tác giả.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức.

- Một số đặc trưng cơ bản của thể loại truyền kì.

- Vẻ đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn - đại diện cho người trí thức nước Việt dũng cảm, kiên cường, yêu chính nghĩa, trọng công lí và có tinh thần dân tộc mạnh mẽ.

- Niềm tin chính nghĩa luôn thắng gian tà và lời nhắn nhủ: phải đấu tranh đến cùng để tiêu diệt cái ác, cái xấu.

- Cốt truyện giàu kịch tính; kết cấu truyện chặt chẽ; cách dẫn chuyện khéo léo, kể chuyện linh hoạt; miêu tả sinh động, hấp dẫn.

- Thấy được nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn của tác giả.

2. Kĩ năng.

- Đọc, tóm tắt một số tác phẩm tự sự trung đại.

- Phân tích nhân vật trong truyện truyền kì.

3. Thái độ.

- Tự nhận thức, xác định giá trị chân chính của con người trong cuộc sống.

- Học tập theo lối sống khẳng khái, cương trực, dám đương đầu với thử thách.

- Yêu chính nghĩa và tự hào về người trí thức nước Việt.

C. PHƯƠNG PHÁP

Vấn đáp, diễn giảng, phân tích-tổng hợp, gợi tìm, thuyết trình.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định lớp.

- Lớp trưởng báo cáo sỉ số lớp.

- Lớp phó học tập báo cáo tình hình soạn bài.

2. Kiểm tra bài cũ.

GV: Vai trò của người hiền tài đối với đất nước?

HS suy nghĩ, trả lời.

GV: Ý nghĩa việc lập bia đá?

HS suy nghĩ, trả lời.

3. Dạy bài mới.

 

docx 13 trang yunqn234 19160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 66: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục – Trích Truyền kì mạn lục) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Duy Hoài Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25
Tiết PPCT: 66
Ngày soạn: 7/3/2020
Ngày dạy: 
Lớp dạy: 10.8
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Thủy
Giáo sinh thực hiện: Nguyễn Duy Hoài Nam
GIÁO ÁN SOẠN GIẢNG
CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
(Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục)
-Nguyễn Dữ-
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Thấy được phẩm chất dũng cảm, kiên cường, trọng công lí, chính nghĩa và tinh thần dân tộc của nhân vật Ngô Tử Văn.
- Thấy được cách kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính của tác giả.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức.
- Một số đặc trưng cơ bản của thể loại truyền kì.
- Vẻ đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn - đại diện cho người trí thức nước Việt dũng cảm, kiên cường, yêu chính nghĩa, trọng công lí và có tinh thần dân tộc mạnh mẽ. 
- Niềm tin chính nghĩa luôn thắng gian tà và lời nhắn nhủ: phải đấu tranh đến cùng để tiêu diệt cái ác, cái xấu. 
- Cốt truyện giàu kịch tính; kết cấu truyện chặt chẽ; cách dẫn chuyện khéo léo, kể chuyện linh hoạt; miêu tả sinh động, hấp dẫn. 
- Thấy được nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn của tác giả.
2. Kĩ năng.
- Đọc, tóm tắt một số tác phẩm tự sự trung đại.
- Phân tích nhân vật trong truyện truyền kì.
3. Thái độ.
- Tự nhận thức, xác định giá trị chân chính của con người trong cuộc sống.
- Học tập theo lối sống khẳng khái, cương trực, dám đương đầu với thử thách.
- Yêu chính nghĩa và tự hào về người trí thức nước Việt.
C. PHƯƠNG PHÁP 
Vấn đáp, diễn giảng, phân tích-tổng hợp, gợi tìm, thuyết trình.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp.
- Lớp trưởng báo cáo sỉ số lớp.
- Lớp phó học tập báo cáo tình hình soạn bài.
2. Kiểm tra bài cũ.
GV: Vai trò của người hiền tài đối với đất nước?
HS suy nghĩ, trả lời.
GV: Ý nghĩa việc lập bia đá?
HS suy nghĩ, trả lời.
3. Dạy bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động
GV: Các em đã từng học tác phẩm nào của Nguyễn Dữ ở cấp cơ sở?
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, dẫn vào bài: Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 – THCS các em đã được học tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” một trong hai mươi câu chuyện trong “Truyện truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Hôm nay thầy sẽ cùng các em đi tìm hiểu tiếp một câu chuyện nữa trong tập truyện kí đó của ông. Đó là “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, một tác phẩm ca ngợi những tu sĩ, trí thức khảng khái, chính trực vì nghĩa lớn chống gian tà. Đồng thời thấy được hiện thực lịch sử đương thời qua lớp màn kì ảo.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần I. Tìm hiểu chung.
GV: Yêu cầu HS đọc Tiểu dẫn trong SGK .
HS: Đọc bài.
GV: Em hãy nêu đôi nét về tác giả Nguyễn Dữ?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV nhận xét, chốt ý: 
- Ông sống vào khoảng thế kỉ XVI, vào thời nhà Lê đang trong giai đoạn suy thoái trầm trọng.
- Cha đỗ Tiến sĩ đời Lê Thánh Tông
- Là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Từng thi và đỗ hương tiến, ra làm quan nhưng ít lâu sau từ quan về ở ẩn.)
Tác phẩm nổi tiếng của ông là “Truyền kì mạn lục” được viết vào nửa đầu thế kỉ XVI.
GV: Bằng việc soạn bài ở nhà, đọc phần tiểu dẫn em hãy nêu những hiểu biết của mình về thể loại truyền kì?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV nhận xét, chốt ý:
Là thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường. Trong đó, thế giới con người gần gũi với thế giới cõi âm và có sự tương giao.
GV: Em hãy nêu ngắn gọn cách hiểu của em về nhan đề và giới thiệu đôi nét về tác phẩm “ Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: nhận xét, chốt ý:
- Nhan đề: Truyền kì mạn lục (truyền kì: loại truyện có yếu tố li kì, hoang đường; mạn: tản mạn; lục: sao lục, ghi chép) : ghi chép các truyện li kì tản mạn của dân chúng. 
- Truyền kì mạn lục là tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI, chịu ảnh hưởng lối kể chuyện của Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (thời Tống) nhưng cốt truyện hầu hết ở thời Lí Trần, Hồ và Lê Sơ hoặc từ văn học dân gian. Nội dung xoay quanh 3 vấn đề: Hiện thực xã hội đương thời, số phận con người và Tinh thần dân tộc.
- Truyền kì mạn lục thể hiện tinh thần dân tộc, niềm tự hào về văn hiến Đại Việt, đề cao đạo đức, nhân hậu, thủy chung, khẳng định quan điểm sống ẩn dật của tầng lớp trí thức đương thời. Có giá trị hiện thực và nhân đạo cao, tác phẩm được Vũ Khâm Lân (thế kỉ XVII) khen tặng là “thiên cổ kì bút” và được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài.
GV: Theo em đoạn trích xuất xứ từ đâu và nên chia thành mấy đoạn? Nội dung từng đoạn là gì?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV nhận xét, chốt ý: Đoạn văn được trích trong “Truyền kì mạn lục” và chia làm 4 đoạn:
- Bố cục: 4 phần.
+ Phần 1: “Ngô Tử Văn...không cần gì cả”
" Giới thiệu nhân vật và hành động đốt đền tà.
+ Phần 2: “Đốt xong... khó lòng thoát nạn”
" Tử Văn gặp bách hộ Thôi và Thổ thần.
+ Phần 3: “Tử Văn vâng lời...mất”
" Tử Văn bị bắt, đối chất ở Minh ti trước Diêm Vương, được tha, nhận lời tiến cử làm quan phán sự ở đền Tản Viên.
+ Phần 4: còn lại.
" Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa quan phán sự đền Tản Viên và người quen cũ.
" Lời bình của tác giả.
- Chủ đề: Miêu tả người trí thức Tử Văn với tính tình, cương trực, dũng cảm đốt đền, đồng thời làm rõ hành động mạnh mẽ, quyết liệt vạch mặt gian tà trước công lí giành chiến thắng.
Thao tác 2: GV định hướng HS tìm hiểu phần II. đọc – hiểu văn bản
GV: Theo em, nhân vật chính trong tác phẩm này là ai?
HS suy nghĩ, trả lời. 
GV nhận xét, chốt ý: Ngô Tử Văn
GV: Ngay từ đầu truyện, hoàn cảnh xuất thân của Ngô Tử Văn được tác giả giới thiệu như thế nào?
HS: Suy nghĩ, trả lời. 
GV nhận xét, chốt ý:
Tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang, là một trí thức nước Việt.
GV: Tính cách của nhân vật được giới thiệu như thế nào? Từ đó, em có nhận xét gì về cách giới thiệu?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV nhận xét, chốt ý:
 Đây là con người cương trực.
-> Cách giới thiệu đậm chất Trung đại
GV: Tính cách đã dẫn tới việc làm nào của Ngô Tử Văn? 
HS suy nghĩ, trả lời.
GV nhận xét, chốt ý:
Việc làm: Đốt đền.
GV nhận xét, chốt ý:
 Lý do nào khiến cho Tử Văn lại làm như vậy?
HS suy nghĩ, trả lời.
GV nhận xét, chốt ý:
“Vì tức giận, không chịu được cảnh yêu tà tác oai, tác quái hại dân”.
GV: Chàng đã có hành động nào trước khi đốt đền? Ý nghĩa hành động đó?
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, chốt ý:
+ Tắm gội sạch sẽ, khấn trời đất 
-> Thái độ tôn kính, nghiêm túc.Trước khi làm một việc ghê gớm khiến mọi người “lắc đầu, lè lưỡi, lo sợ thay cho chàng”. Chàng vừa cẩn trọng, công khai, đàng hoàng, quyết liệt. Chàng tự tin vào hành động chính nghĩa của mình. Tỏ thái độ chân thành, trong sạch của mình mong được trời đồng tình, ủng hộ.
GV: Sau khi đốt đền thì Tử Văn có hành động gì? Việc làm ấy thể hiện điều gì?
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, chốt ý
Hành động vung tay bất cần
-> Hành động dứt khoát, bất chấp hậu quả
GV: Ý nghĩa của việc đốt đền tà
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, chốt ý:
- Thể hiện sự khảng khái, chính trực, dũng cảm, muốn vì dân trừ bạo của kẻ sĩ.
- Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ tên tướng giặc.
GV: Chỉ ra diện mạo, lời nói, 
bản chất của tên tướng giặc? Thái độ 
của Ngô Tử Văn khi gặp tên tướng giặc?
HS suy nghĩ, trả lời.
GV nhận xét, chốt ý: 
- Hình ảnh hồn ma tên tướng giặc:
+ Diện mạo: khôi ngô, cao lớn, đầu 
đội mũ trụ.
+ Lời nói: tỏ vẻ hiểu biết.
+ Bản chất thực: xảo trá, tham lam, 
hung ác.
- Thái độ của Tử Văn: coi thường, 
mặc kệ.
-> Vẫn ung dung, bình tĩnh vì biết việc mình làm là đúng đắn.
GV: Cuộc gặp gỡ với Thổ thần có tác 
dụng gì đến sự phát triển của cốt 
truyện và nhân vật chính Tử Văn?
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, chốt ý:
- Giúp Tử Văn thấy rõ bản chất giả 
mạo, xảo trá và hành động tác oai tác quái của hồn ma tên tướng giặc.
- Thổ thần mong Tử Văn quyết tâm
và bày cách giúp chàng đối phó với 
tên tướng giặc.
-> Tạo ra sự phát triển kết cấu cho 
câu chuyện.
-> Thể hiện mong muốn diệt trừ tận
gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm 
sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi 
danh vị cho Thổ thần nước Việt của 
Tử Văn.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: Nguyễn Dữ 
- Sống vào khoảng thế kỉ XVI.
- Quê ở tỉnh Hải Dương.
 - Xuất thân trong gia đình khoa bảng 
- Là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Từng thi và đỗ hương tiến, ra làm quan nhưng ít lâu sau từ quan về ở ẩn.)
- Tác phẩm nổi tiếng “ Truyền kì mạn lục” được viết vào nửa đầu thế kỉ XVI
2. Tác phẩm.
a. Tác phẩm “ Truyền kì mạn lục”.
- Thể loại truyền kì:
 + Là thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường.
+ Thế giới con người gần với thế giới cõi âm có sự tương giao.
=> Đó chính là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của thể loại.
- Nhan đề: “ Truyền kì mạn lục” (truyền kì: loại truyện có yếu tố li kì, hoang đường; mạn: tản mạn; lục: sao lục, ghi chép) : ghi chép các truyện li kì tản mạn của dân chúng.
 - Tác phẩm được Vũ Khâm Lân khen tặng là “thiên cổ kì bút” và được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài.
b. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
1. Xuất xứ.
- Trích “Truyền kì mạn lục”.
2. Bố cục chia làm 4 đoạn:
- Bố cục: 4 phần.
+ Phần 1: “Ngô Tử Văn...không cần gì cả”
" Giới thiệu nhân vật và hành động đốt đền tà.
+ Phần 2: “Đốt xong... khó lòng thoát nạn”
" Tử Văn gặp bách hộ Thôi và Thổ thần.
+ Phần 3: “Tử Văn vâng lời...mất”
" Tử Văn bị bắt, đối chất ở Minh ti trước Diêm Vương, được tha, nhận lời tiến cử làm quan phán sự ở đền Tản Viên.
+ Phần 4: còn lại.
" Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa quan phán sự đền Tản Viên và người quen cũ.
" Lời bình của tác giả.
- Chủ đề: Miêu tả người trí thức Tử Văn với tính tình, cương trực, dũng cảm đốt đền, đồng thời làm rõ hành động mạnh mẽ, quyết liệt vạch mặt gian tà trước công lí giành chiến thắng.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Nhân vật Ngô Tử Văn
a. Hoàn cảnh xuất thân
- Tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang, là một trí thức nước Việt. 
- Là người nóng nảy, cương trực, thấy sự tà gian không chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực 
à Cách mở truyện theo truyền thống: ngắn gọn, dễ hiểu.
b. Hành động đốt đền tà
 Lý do đốt đền: “Vì tức giận, không chịu được cảnh yêu tà tác oai, tác quái hại dân”
-> Lòng cương trực của một con người biết vì dân vì nước.
* Trước khi đốt đền:
Tắm gội sạch sẽ, khấn trời đất
-> Thái độ tôn kính, nghiêm túc.
* Sau khi đốt đền
Lúc mọi người “lắc đầu, lè lưỡi, lo sợ thay cho chàng” nhưng chàng “Vung tay không cần gì cả” Không hề lo sợ hậu quả.
-> Hành động thật dứt khoát, bất chấp hậu quả xấu cho bản thân.
* Ý nghĩa của việc đốt đền tà.
- Thể hiện sự khảng khái, chính trực, dũng cảm, muốn vì dân trừ bạo của kẻ sĩ.
- Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ. 
c. Ngô Tử Văn gặp viên Bách hộ họ Thôi và Thổ Thần
* Ngô Tử Văn gặp viên Bách hộ họ Thôi
- Tên tướng giặc:
+ Ra lệnh cho Tử Văn xây trả ngôi đền.
+ Đe dọa Tử Văn: sẽ gặp tai vạ.
 → hống hách, ngang ngược.
- Thái độ của Tử Văn:
+ Mặc kệ.
+ Vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên.
→ dũng cảm, ung dung, không run sợ không khuất phục trước cái ác.
* Ngô Tử Văn gặp Thổ Thần
- Giúp Tử Văn thấy rõ bản chất giả 
mạo, xảo trá cùng những hành động
tác oai tác quái của hồn ma tên 
tướng giặc.
- Thổ thần mong Tử Văn quyết tâm
và bày cách giúp chàng đối phó với 
tên tướng giặc.
-> Tạo ra sự phát triển kết cấu cho 
câu chuyện.
-> Thể hiện mong muốn diệt trừ tận
gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm 
sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi 
danh vị cho Thổ thần nước Việt của 
Tử Văn.
Hoạt động 3: Thực hành 
GV: đặt ra một số câu hỏi trắc nghiệm. 
HS suy nghĩ, trả lời.
GV nhận xét, chốt lại.
Câu 1: Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm ra đời vào thế kỉ nào?
A. XIV.
B. XVI.
C. XV.
D. XIII.
-> Đáp án B
Câu 2: Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, chi tiết nào đóng vai trò làm nền cho việc triển khai hàng loạt các chi tiết hoang đường, kì ảo?
A. Chi tiết tên Bách hộ đến đòi Tử Văn dựng trả ngôi đền.
B. Chi tiết Tử Văn thấy khó chịu, rồi nổi lên một con sốt nóng sốt rét sau khi đốt đền.
C. Chi tiết lũ quỷ Dạ Xoa đến dẫn Tử Văn xuống âm phủ.
D. Chi tiết viên Thổ công đến nói với Tử Văn sự thực.
-> Đáp án B
Câu 3: Nhận xét nào dưới đây về Nguyễn Dữ là không chính xác?
A. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, từng đi thi và đã ra làm quan, nhưng không bao lâu thì từ quan lui về ở ẩn.
B. Ông là tác giả truyện truyền kì nổi tiếng nhất thời kì văn học trung đại Việt Nam.
C. Ông chưa rõ năm sinh, năm mất người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
D. Ông sống vào khoảng thế kỉ XVI.
-> Đáp án A
Câu 4: Tên tác phẩm “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ có nghĩa là:
A. Tập sách ghi chép những chuyện kì lạ và được lưu truyền.
B. Tập sách ghi chép những chuyện hoang đường.
C. Tập sách ghi chép mạn những chuyện kì lạ và được lưu truyền.
D. Tập sách ghi chép những chuyện kì lạ.
-> Đáp án C
Câu 5: Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, Ngô Tử Văn đốt đền vì lí do gì?
A. Vì muốn diệt trừ kẻ giả danh là thần mà lại tác yêu tác quái trong dân gian.
B. Vì không tin vào điều mê tín, dị đoan.
C. Vì muốn thể hiện thái độ cao ngạo của mình.
D. Vì muốn giúp đỡ viên Thổ công.
-> Đáp án A
Hoạt động 4: Vận dụng
GV: Hãy tóm tắt tác phẩm chuyện chức phán sự đền Tản Viên?
HS suy nghĩ, trả lời.
GV nhận xét.
	Định hướng làm bài
- Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ khảng khái, chính trực đã đốt đền của một tên hung thần vốn là tướng giặc xâm lược, trừ hại cho dân.
- Tên hung thần đe dọa nhưng tử Văn đã được Thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của hắn, đồng thời chỉ dẫn cách đối phó.
- Ngô Tử Văn bị quỷ sứ bắt xuống âm phủ. Trước mặt Diêm Vương, Ngô Tử Văn đã dũng cảm tố cáo tội ác của tên hung thần với đầy đủ chứng cớ. Cuối cùng công lí được khôi phục, kẻ ác bị trừng trị, Thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại.
- Ngô Tử Văn được Thổ thần tiến cử giữ chức phán sự đền Tản Viên.
Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo
GV: Từ nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về đức tính cương trực của tuổi trẻ hôm nay?
HS thực hiện nhiệm vụ:
HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ (Buổi học tới).
 Định hướng làm bài
- Ngô Tử Văn tên Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang tính tình khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà không chịu được. Trong làng có 1 ngôi đền thiêng nhưng cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, tên Bách Hộ họ Thôi là tên tướng giặc bại trận chết ở đó rồi làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn tức giận đốt đền làm tướng giặc mất nơi nương náu bèn hiện trong mơ đe doạ nhưng Tử Văn không sợ. Chiều tối có 1 người tự xưng là Thổ công đến kể về việc bị cướp đền, tạm lánh ở đền Tản Viên và bày cho chàng cách ứng xử khi bị bắt xuống Minh Ti. Đến đêm, Tử Văn bị quỷ sứ bắt đi. Chàng cứng cỏi vượt qua những áp lực, cản trở để làm rõ trắng đen và nỗ lực của chàng đã làm Diêm Vương sinh nghi cho người đến đền Tản Viên chứng thực. Quả đúng như lời Tử Văn nói nên Diêm Vương đã xử tội tướng giặc và cho Tử Văn sống lại. Thổ công cảm kích, hiện về mời Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên. Chàng vui vẻ nhận lời rồi thu xếp việc nhà sau đó không bệnh mà mất.
Đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu :
- Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành.
- Nội dung : Từ đức tính cương trực của nhân vật Ngô Tử Văn, thí sinh liên hệ đến đức tính cương trực trong cuộc sống, cụ thể :
+ Giải thích: Cương trực là cứng cỏi và ngay thẳng. Người cương trực là người giữ mình trong sạch, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi.
+ Ý nghĩa của đức tính: cương trực thể hiện một con người mạnh mẽ, không run sợ trước cái ác, cái xấu. Vì thế, họ luôn có niềm tin làm nên chiến thắng, vượt qua mọi thử thách của hoàn cảnh, biết đấu tranh đến cùng trước những thế lực xấu xa.
+ Phê phán lối sống giả tạo, nhụt chí, yếu hèn.
+ Bài học nhận thức và hành động cho bản thân: hiểu được ý nghĩa của đức tính cương trực, biết đấu tranh phê bình và tự phê bình, tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.
 4. Dặn dò.
- Học bài cũ để nắm vững nội dung tiết đầu.
- HS tự hệ thống lại kết cấu của văn bản để tiết sau tiếp tục.
- Chuẩn bị nội dung tiết 2 của bài.
D. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_66_chuyen_chuc_phan_su_den_tan_v.docx