Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 4 đến 32

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 4 đến 32

TỰ TÌNH (II) - Hồ Xuân Hương

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức-Kĩ năng-Thái độ

a. Kiến thức

 - Nhận ra được nội dung cảm xúc, ý nghĩa, tâm trạng của nhân vật trữ tình hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa với duyên phận hẩm hiu, phát hiện được các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật của bài thơ

 - Thấy được tài năng nghệ thuật của nhà thơ

b. Kĩ năng

- Biết cách đọc hiểu một văn bản thơ trung đại theo đặc trưng thể loại

- Biết cách tạo lập văn bản

c. Thái độ: Trân trọng và khâm phục bản lĩnh, tài năng của các nhà thơ trung đại.

2. Hình thành năng lực:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản

- Năng lực đọc hiểu một văn bản thơ trung đại theo đặc trưng thể loại

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa văn bản

- Năng lực sáng tạo: HS xác định được ý tưởng, tâm sự của các nhà thơ được gửi gắm trong bài thơ; trình bày được suy nghĩ và cảm xúc của mình đối với giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.

- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: học sinh nhận ra được những giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm; hiểu được những giá trị của bản thân qua việc cảm hiểu tác phẩm; hình thành và nâng cao những xúc cảm thẩm mỹ.

3. Phát triển phẩm chất:

-Yêu thương con người

 - Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc

 - Sống tự chủ

 - Sống trách nhiệm

B.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ

1. Thời gian thực hiện

Thực hiện trong tuần: 2

Số tiết thực hiện trên lớp: 2

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 a. GV: - Giáo án, phiếu bài tập, câu hỏi

- Tranh ảnh (tác giả, hình ảnh trực quan (rêu, đá), nhạc, video

- Bảng phụ

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS (bảng nhóm)

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị ở nhà

b. HS

- SGK; Đồ dùng học tập

- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà

 C. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

 

docx 72 trang yunqn234 3220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 4 đến 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn .
Tiết 4 
Kế hoạch bài dạy
THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức-Kĩ năng-Thái độ
 	a. Kiến thức
	- Nâng cao hiểu biết về thành ngữ và điển cố, về tác dụng biểu đạt của chúng, nhất là trong các văn bản văn chương nghệ thuật.
 	- Cảm nhận được giá trị của thành ngữ và điển cố
 	- Biết cách sử dụng thành ngữ và điển cố trong những trường hợp cần thiết;
- Củng cố và nâng cao những hiểu biết về các phương thức chuyển nghĩa của từ và hiện tượng từ nhiều nghĩa, hiện tượng đồng nghĩa.
- Luyện tập để có thể sử dụng từ theo các nghĩa khác nhau và lĩnh hội từ với các nghĩa khác nhau, đồng thời chọn lựa từ thích hợp trong từng ngữ cảnh
2. Kĩ năng
- Có kĩ năng phân tích và sử dụng các thành ngữ, điển cố khi cần thiết;
- Rèn kĩ năng sử dụng từ trong giao tiếp nói, viết.
3. Thái độ:
-Thêm hiểu và yêu tiếng Việt;
- Bồi dưỡng và nâng cao tình cảm yêu quý vốn từ ngữ phong phú, giàu sức biểu hiện của tiếng Việt.
2. Hình thành năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thành ngữ, điển cố và nghĩa của từ trong hoạt động giao tiếp;
- Năng lực đọc – hiểu các văn bản có sử dụng thành ngữ , điển cố 
	- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về giá trị nghệ thuật của thành ngữ , điển cố 
	- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về những vấn đề liên quan đến nghĩa của từ, thành ngữ, điển cố;
- Năng lực phân tích, so sánh cách vận dụng thành ngữ, điển cố, nghĩa của từ trong các tác phẩm hoăn học đã học.
	- Năng lực tạo lập văn bản .
3. Phát triển phẩm chất: 
- Biết nhận thức được ý nghĩa của thành ngữ, điển cố trong văn học
- Biết giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt;
- Có ý thức tìm tòi về thành ngữ, điển cố trong văn học.
B.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ 
1. Thời gian thực hiện
-Thực hiện trong tuần: 1
- Số tiết thực hiện trên lớp: 01 
. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a/Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án 
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Những thành ngữ, điển cố quen thuộc
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
b/Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
- Đồ dùng học tập 
C. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Hoạt động của Thầy và trò
Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển
- GV giao nhiệm vụ: 
 a/ Điền vào chỗ trống những từ cho phù hợp trong các câu sau:
+ Đồng dị .
+ Nhân . thập .
 b/ Câu văn: Bà ta có máu Hoạn Thư. Vậy cụm từ máu Hoạn Thư nên hiểu theo nghĩa nào?
 c/ Xác định nghĩa từ Chạy trong các trường hợp sau:
+ Hắn vừa nói vừa chạy.
+ Không thể để xảy ra tình trạng chạy chức,chạy quyền.
- HS thực hiện nhiệm vụ;
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ;
- GV nhận xét và dẫn vào bài mới 
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú. 
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Họat động 1: ÔN LẠI KHÁI NIỆM 
* Thao tác 1 : 
Hướng dẫn HS ôn lại khái niệm thành ngữ, điển cố.
- GV: Cho học sinh tìm hiểu lại kiến thức về thành ngữ, điển cố 
- HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời
GV cho ví dụ: Tiêu biểu ở tiếng Việt là các thành ngữ so sánh (ví dụ: “nhanh như sóc”, thành ngữ đối (ví dụ “chân ướt chân ráo) thành ngữ thường (ví dụ” nói vã bọt mép.)
HS Tái hiện kiến thức và trình bày.
I. Khái niệm:
 - Thành ngữ: là những cụm từ cố định, được hình thành trong lịch sử và tồn tại dưới dạng sẵn có, được sử dụng nguyên khối, có ý nghĩa biểu đạt và chức năng sử dụng tương tương với từ nhưng có giá trị hình tượng và biểu cảm rõ rệt, mang lại cho lời nói những sắc thái thú vị. 
- Điển cổ: Là những sự vật, sự việc trong sách vở đời trước, hoặc trong đời sống văn hoá dân gian, được dẫn gợi trong văn chương, sách vở đời sau nhằm thể hiện những nội dung tương ứng. Về hình thức, điển cố không có hình thức cố định mà có thể được biểu hiện bằng từ ngữ, hoặc câu, nhưng về ý nghĩa thì điển cố có đặc điểm hàm súc, ý vị, có giá trị tạo hình tượng và biểu cảm. 
Họat động 2: LUYỆN TẬP 
* Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: 
Nhóm 1: Bài tập 1,2
Nhóm 2: Bài tập 3,4
Nhóm 3: Bài tập 5,6
 Nhóm 4: Bài tập 7
 - GV: Yêu cầu học sinh tìm các thành ngữ trong đoạn thơ, đồng thời giải nghĩa các thành ngữ đó?
- GV: Yêu cầu học sinh so sánh các thành ngữ trên với các cụm từ thông thường về cấu tạo và ý nghĩa?
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 
 - GV: Yêu cầu học sinh phân tích giá trị nghệ thuật của các TN in đậm ?
* Nhóm 1 
1. Bài tập 1
 + “ Một duyên hai nợ” 
 + “ Năm nắng mười mưa” 
2. Bài tập 2
 + “ Đầu trâu mặt ngựa” 
 + “ Cá chậu chim lồng” 
 + “Đội trời đạp đất” 
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 
- GV: Giải nghĩa các điển cố được sử dụng?
+ “Giường kia”: 
+ “đàn kia” 
*Hướng dẫn HS làm bài tập 4. 
* Nhóm 2 
4. Bài tập 4
+ “Ba thu”: + “ Chín chữ”
+ “Liễu Chương Đài”
 + “ Mắt xanh
- GV: Yêu cầu học sinh phân tích tính hàm súc, thâm thuý của các điển cố.
* Hướng dẫn HS làm bài tập 5. 
- GV: Tìm các cụm từ tương đương về nghĩa để thay thế các thành ngữ?
- HS: Tìm các cụm từ tương đương về nghĩa để thay thế
- GV: Rút ra nhận xét về hiệu quả của mỗi cách diễn đạt.
- HS: Rút ra nhận xét.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 6. 
- GV: Gọi lần lượt các học sinh đặt câu với các thành ngữ.
- HS: Thảo luận chung và lần lượt trả lời.
* Nhóm 3
- “ Cưỡi ngựa xem hoa” 
- “ Ma cũ bắt nạt ma mới” 
- “ Chân ướt chân ráo” -> vừa mới đến còn lạ lẫm
BT 6 Đặt câu với thành ngữ:
- Chị ấy sinh rồi, mẹ tròn con vuông.
- Mày đừng có trứng khôn hơn vịt nhé!
- Được chưa, nấu sử sôi kinh vậy mà thi cử liệu có đậu không?
- Bọn này lòng lang dạ thú lắm, đừng có tin.
- Trời, bày đặt phú quý sinh lễ nghĩa!
- Tao đi guốc trong bụng mày rồi, có gì cứ nói thẳng ra.
- Chỉ bảo bao nhiêu lần rồi mà làm không được, đúng là nước đổ đầu vịt!
- Thôi, hai đứa lui ra đi, dĩ hòa vi quý mà!
- Mày đừng bày đặt xài sang, con nhà lính, tính nhà quan thì sau này đói ráng chịu nhé!
- Không nên hỏi làm gì, mất công người ta nói mình thấy người sang bắt quàng làm họ.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 7. 
- GV: Gọi lần lượt các học sinh đặt câu với các điển cố.
- HS: Thảo luận chung và lần lượt trả lời.
II.LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1
+ “ Một duyên hai nợ” -> Một mình phải đảm đang công việc gia đình để nuôi cả chồng và con
+ “ Năm nắng mười mưa” -> Vất vả cực nhọc, chịu đựng dãi dầu nắng mưa
=> Các thành ngữ ngắn gọn, cô đọng, cấu tạo ổn định, đồng thời qua hình ảnh cụ thể, sinh động thể hiện nội dung khái quát và có tính biểu cảm.
2. Bài tập 2
 + “ Đầu trâu mặt ngựa” -> biểu hiện được tính chất hung bạo, thú vật, vô nhân tính của bọn quan quân đến nhà Thuý Kiều khi gia đình nàng bị vu oan
+ “ Cá chậu chim lồng” -> biểu hiện được cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do 
 + “Đội trời đạp đất” -> lối sống và hành động tự do, ngang tàng, không chịu sự bó buộc, không chịu khuất phục bất cứ uy quyền nào. Nó dùng để nói về khí phách hảo hán, ngang tàng của Từ Hải
=> Các thành ngữ trên đều dùng hình ảnh cụ thể và đều có tính biểu cảm: Thể hiện sự đánh giá đối với điều được nói đến.
3. Bài tập 3: 
+ “Giường kia”: Gợi lại chuyện về Trần Phồn thời Hậu Hán dành riêng cho bạn là Từ Trĩ một cái giường khi bạn đến chơi, khi bạn về lại treo giường lên
+ “đàn kia” gợi lại chuyện Chung Tử Kì nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được ỹ nghĩ của bạn. Do đó sau khi bạn chết, Bá Nha treo đàn không gẩy nữa vì cho rằng không có ai hiểu được tiếng đàn của mình
-> Đặc điểm của điển cố: Chữ dùng ngắn gọn mà biểu hiện được tình ý sâu xa, hàm súc
-> Điển cố chính là những sự việc trước đây hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn ra và sử dụng lồng ghép vào bài văn, vào lời nói để nói về những điều tương tự
4. Bài tập 4
+ “Ba thu”: Kinh thi có câu: “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề” ( Một ngày không thấy mặt nhau lâu như ba mùa thu) -> câu thơ trong “Truyện Kiều” muốn nói khi KT đã tương tư TK thì một ngày không thấy mặt nhau lâu như
5. Bài tập 5
- “ Ma cũ bắt nạt ma mới” -> ỷ thế thông thuộc địa bàn, quan hệ rộng...bắt nạt người mới đến lần đầu
Thay thế : bắt nạt người mới đến
- “ Chân ướt chân ráo” -> vừa mới đến còn lạ lẫm
- “ Cưỡi ngựa xem hoa” -> làm việc qua loa, không đi sâu đi sát, không tìm hiểu thấu đáo, kĩ lưỡng
Thay thế: Qua loa
=> Khi thay thế có thể biểu hiện được phần nghĩa cơ bản nhưng mất đi phần sắc thái biểu cảm, mất đi tính hình tượng và dài dòng hơn
6. Bài tập 6
VD : Nói với nó như nước đổ đầu vịt, chẳng ăn thua gì
VD : Mọi người đã đi guốc trong bụng anh rồi
7. Bài tập7
VD : Thời buổi bấy giờ thiếu gì những gã sở khanh chuyên lừa gạt những phụ nữ thật thà ngay thẳng
* Nhóm 4 Bài tập 7:
Đặt câu với mỗi điển cố.
- Lần này thì lòi gót chân A- sin ra rồi.
- Nó cứ chi tiêu hoang đàng, nên giờ nợ như chúa Chổm.
- Anh phải quyết đoán, chứ không là thành kẻ đẽo cày giữa đường đấy!
- Nó là gã Sở Khanh, nên bây giờ cô ấy khổ.
- Với sức trai Phù Đổng , thanh niên đang đóng góp nhiều công sức cho công cuộc xây dựng đất nước. 
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
Hãy phân tích ý nghĩa của điển tích: nước cành dương, mạc cưa mướp đắng, mắt xanh
Trả lời:
nước cành dương
mạc cưa mướp đắng
mắt xanh
- Tính lịch sử: có người nước Thiên Trúc tên là Trừng rất giỏi các phép chữa bệnh của nhà Phật. Thạch Lộc nghe tiếng, mời đến chữa bệnh cho con đang ốm nặng. Trừng lấy cành dương nhúng vào nước trong rẩy lên mình người bệnh. Người bệnh tỉnh và sống lại.
- Tính biểu trưng: điển tích này dùng để chỉ nước phép chữa được bệnh.
- Tính lịch sử: có người lấy mạc cưa giả làm cám đem đi bán. Người ấy lại gặp một người khác lấy mướp đắng giả làm dưa chuột. Hai bên mua bán cho nhau
- Tính biểu tượng: điển tích này dùng để chỉ phường bịp bợm.
Tính lịch sử: Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì tiếp bằng mắt xanh lòng đen của mắt), không ưa ai thì tiếp bằng mắt trắng (lòng trắng của mắt).
Tính biểu trưng: thể hiện lòng quý trọng của chủ thể đối với một người nào đó.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ 
 - Thế nào là thành ngữ, điển cố? - Chúng có giá trị gì trong diễn đạt?
- Chuẩn bị bài: TỰ TÌNH – HXH.
RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC
Tuần 2 Ngày soạn .
 Tiết 5 +6 
Kế hoạch bài dạy : 
TỰ TÌNH (II) - Hồ Xuân Hương
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức-Kĩ năng-Thái độ
a. Kiến thức
 	 - Nhận ra được nội dung cảm xúc, ý nghĩa, tâm trạng của nhân vật trữ tình hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa với duyên phận hẩm hiu, phát hiện được các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật của bài thơ
 - Thấy được tài năng nghệ thuật của nhà thơ
b. Kĩ năng
- Biết cách đọc hiểu một văn bản thơ trung đại theo đặc trưng thể loại
- Biết cách tạo lập văn bản
c. Thái độ: Trân trọng và khâm phục bản lĩnh, tài năng của các nhà thơ trung đại.
2. Hình thành năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản
- Năng lực đọc hiểu một văn bản thơ trung đại theo đặc trưng thể loại
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa văn bản
- Năng lực sáng tạo: HS xác định được ý tưởng, tâm sự của các nhà thơ được gửi gắm trong bài thơ; trình bày được suy nghĩ và cảm xúc của mình đối với giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: học sinh nhận ra được những giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm; hiểu được những giá trị của bản thân qua việc cảm hiểu tác phẩm; hình thành và nâng cao những xúc cảm thẩm mỹ...
3. Phát triển phẩm chất: 
-Yêu thương con người
	- Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc
	- Sống tự chủ
	- Sống trách nhiệm
B.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ 
1. Thời gian thực hiện
Thực hiện trong tuần: 2
Số tiết thực hiện trên lớp: 2
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 a. GV: - Giáo án, phiếu bài tập, câu hỏi
- Tranh ảnh (tác giả, hình ảnh trực quan (rêu, đá), nhạc, video
- Bảng phụ
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS (bảng nhóm)
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị ở nhà
b. HS
- SGK; Đồ dùng học tập
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà 
 C. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
& HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
* GV: - Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)
 - Chuẩn bị bảng lắp ghép
* HS:- Nhìn hình đoán tác giả (Hồ Xuân Hương)
- Lắp ghép tác phẩm với tác giả- Đọc, ngâm thơ liên quan đến tác giả
- Nhận biết tác giả
- Biết một số tác phẩm của một tác giả
 Từ đó, GV dẫn nhập bài mới: 	
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Họat động: TÌM HIỂU CHUNG 
* Thao tác 1 : 
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn
- GV gọi một HS đọc phần tiểu dẫn SGK sau đó tóm tắt ý chính.
HS Tái hiện kiến thức và trình bày.
1. Tác giả Hồ Xuân Hương
- Chưa xác định được năm sinh năm mất. 
- Sống vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX.
- Quê quán: Làng Quỳnh Đôi huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long.
- Hoàn cảnh xuất thân: trong một gia đình nhà nho nghèo, cha làm nghề dạy học.
- Là người đa tài đa tình phóng túng, giao thiệp với nhiều văn nhân tài tử, đi rất nhiều nơi và thân thiết với nhiều danh sĩ. Cuộc đời, tình duyên của Hồ Xuân Hương nhiều éo le ngang trái,
-> Hồ Xuân Hương là một thên tài kì nữ, là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử văn học Việt Nam. Được mệnh danh là “ bà chúa thơ Nôm”.
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả:
- Hồ Xuân Hương là một thiên tài kĩ nữ nhưng cuộc đời lại gặp nhiều bất hạnh.
- Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.
2. Sáng tác: 
- Thơ HXH là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.
-Tác phẩm nhan đề tự tình là tự bộc lộ tâm tình .
3.Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
Họat động 2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản
Thao tác 1: Đọc văn bản:
- GV: Gọi HS đọc văn bản. GV nhận xét và đọc mẫu, giải thích từ khó, cho hs nêu bố cục.
- HS: đọc văn bản, nhận xét bạn đọc văn bản như thế nào
* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: 
Nhóm 1: 
- GV: Đặt câu hỏi em hãy cho biết trong 2 câu đầu tác giả đưa ra thời gian không gian để nhấn mạnh tâm trạng gì của tác giả?
Gv liên hệ thực hành yếu tố môi trường có tác động đến tâm lý của nhân vật 
* Nhóm 1 
Câu 1 
 + “Văng vẳng” -> từ láy miêu tả âm thanh từ xa vọng lại (lấy động tả tĩnh)
 + “ Trống canh dồn” -> tiếng trống dồn dập, liên hồi, vội vã
- Chủ thể trữ tình là người phụ nữ một mình trơ trọi, đơn độc trước không gian rộng lớn.
Câu 2: nỗi cô đơn, buồn tủi và bẽ bàng về duyên phận của nhân vật trữ tình.
 Nhóm 2: Phân tích từ ngữ, hình ảnh thể hiện tâm trạng người phụ nữ qua 2 câu thực?
* Nhóm 2: Hai câu thực:
Câu 3 gợi lên hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa- Mượn rượu để giải sầu: Say rồi lại tỉnh -> vòng luẩn quẩn không lối thoát
 Câu 4: Nỗi chán chường, đau đớn e chề - Ngắm vầng trăng: Thì trăng xế bóng – Khuyết – chưa tròn -> sự muộn màng dở dang của cuộc đời nhà thơ: Tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc chưa trọn vẹn
của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Nhóm 3: Hai câu luận tả trực tiếp 2 hình ảnh thiên nhên độc đáo như thế nào? Phân tích từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của nhà thơ trước cuộc sống?
* Nhóm 3: Hai câu luận: 
Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang sẵn niềm phẫn uất và bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam chịu, như muốn thách thức số phận của HXH.
- Tác giả dùng cách diễn đạt: + Nghệ thuật đối
+ Nghệ thuật đảo ngữ -> Mạnh mẽ dữ dội, quyết liệt
+ Động từ mạnh “xiên” “đâm” kết hợp các bổ ngữ ngang dọc -> cách dùng từ độc đáo -> sự phản kháng của thiên nhiên
=> Dường như có một sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mạnh mẽ vô cùng.
 Nhóm 4: Nhà thơ thể hiện tâm trạng gì? Mạch logic diễn biến tâm trạng như thế nào? Các điệp từ có tác dụng gì?
* Nhóm 4; Hai câu kết: 
- Ngoảnh lại tuổi xuân không được cuộc tình, khối tình mà chỉ mảnh tình thôi. Mảnh tình đem ra san sẻ cũng chỉ được đáp ứng chút xíu Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xh phong kiến xưa.
Thao tác 3:
Hướng dẫn HS tổng kết bài học
- GV: Đặt câu hỏi Em hãy cho biết trong bài thơ tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Qua đó hãy nêu ý nghĩa của văn bản.
* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV.
- HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời.
II. Đọc–hiểu:
 1. Nội dung
 a. Hai câu thơ đầu:
 + Câu 1: bối cảnh không gian, thời gian.
Thời gian: Đêm khuya (quá nửa đêm) -> Yên tĩnh, con người đối diện với chính mình, sống thật với mình
- Không gian: Yên tĩnh vắng lặng (nghệ thuật lấy động tả tĩnh)
- Âm thanh; Tiếng trống cầm canh -> nhắc nhở con người về bước đi của thời gian
 + Câu 2: nỗi cô đơn, buồn tủi và bẽ bàng về duyên phận của nhân vật trữ tình.
+ “Trơ”: Trơ trọi, lẻ loi, cô đơn. Trơ lỳ: Tủi hổ bẽ bàng, thách thức bền gan
 + Kết hợp từ “ Cái + hồng nhan”: vẻ đẹp của người phụ nữ bị rẻ rúng...
 + Nghệ thuật đảo ngữ -> nhấn mạnh vào sự trơ trọi nhưng đầy bản lĩnh của Xuân Hương => xót xa, chua chát
+ Hình ảnh tương phản:
Cái hồng nhan > < nước non
-> Nỗi cô đơn khủng khiếp của con người
b. Hai câu tiếp (Câu 3 + 4)
 + Câu 3: gợi lên hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa, cay đắng.
+ Câu 4: nỗi chán chường, đau đớn, ê chề (chú ý mối tương quan giữa vầng trăng và thân phận nữ sĩ).
- Nghệ thuật đối -> tô đậm thêm nỗi sầu đơn lẻ của người muộn màng lỡ dở
=> Niềm mong mỏi thoát khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng không tìm được lối thoát. Đó cũng chính là thân phận
c. Hai câu tiếp ( Câu 5 + 6)
 Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang sẵn niềm phẫn uất và sự bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam chịu, như muốn thách thức số phận của Hồ Xuân Hương.
d. Hai câu kết
Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
- Cách dùng từ:
+ Xuân: Mùa xuân, tuổi xuân
+ Ngán: Chán ngán, ngán ngẩm
-> Mùa xuân đến mùa xuân đi rồi mùa xuân lại lại theo nhịp tuần hoàn vô tình của trời đất còn tuổi xuân của con người cứ qua đi mà không bao giờ trở lại => chua chát, chán ngán
2. Nghệ thuật:
 Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ.
3. Ý nghĩa văn bản.
 Bản lĩnh HXH được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được sống hạnh phúc. 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 
Cảm nhận của anh/ chị về thân phận người phụ nữ xưa qua bài thơ “ tự tình”
Mở bài:
- Giới thiệu hình ảnh người phụ nữ trong văn học nói chung
- Cảm hứng về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương 
Thân bài:
* Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, gian nan, vất vả:
+ Ở bài "Tự Tình II" là nỗi buồn về thân phận, về chuyện tình duyên, về hạnh phúc gia đinh-nhưng điều rất quan trọng và vô cùng có ý nghĩa đối với những người phụ nữ.
* Người phụ nữ với nhiều phẩm chất tốt đẹp và khao khát yêu thương:
+ Trong bà thơ của Hồ Xuân Hương, hình ảnh phụ nữ còn hiện lên nỗi bật với niềm khao khát yêu thương và khao khát được yêu thương mạnh mẽ.
Kết bài
- Người phụ nữ xưa phải chịu nhiều bất hạnh và sự hạn chế của ý thức xã hội
- Nhắc nhở con người phải biết trân trọng hạnh phúc của ngày hôm nay
HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
– Tìm những bài thơ của Hồ Xuân Hương thể hiện cá tính mạnh mẽ, cá tính trong cách sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ 
 -HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật
 - Gv chốt lại: tâm trạng buồn tủi chán chường và khát vọng hạnh phúc của HXH.
- Chuẩn bị bài: Câu cá mùa thu
RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC
Tuần 2 Ngày soạn .
 Tiết 7 +8 
Kế hoạch bài dạy :
CÂU CÁ MÙA THU
 	 (Thu điếu)	- Nguyễn Khuyến
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức-Kĩ năng-Thái độ
a. Kiến thức
 	 - Nhận ra được nội dung cảm xúc, ý nghĩa, tâm trạng của nhân vật trữ tình nỗi lòng trước thời cuộc, tình yêu quê hương đất nước thầm kín của tác giả, phát hiện được các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật của bài thơ
 - Thấy được tài năng nghệ thuật của nhà thơ
b. Kĩ năng
- Biết cách đọc hiểu một văn bản thơ trung đại theo đặc trưng thể loại
- Biết cách tạo lập văn bản
c. Thái độ: Trân trọng và khâm phục bản lĩnh, tài năng của các nhà thơ trung đại.
2. Hình thành năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản
- Năng lực đọc hiểu một văn bản thơ trung đại theo đặc trưng thể loại
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa văn bản
- Năng lực sáng tạo: HS xác định được ý tưởng, tâm sự của các nhà thơ được gửi gắm trong bài thơ; trình bày được suy nghĩ và cảm xúc của mình đối với giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: học sinh nhận ra được những giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm; hiểu được những giá trị của bản thân qua việc cảm hiểu tác phẩm; hình thành và nâng cao những xúc cảm thẩm mỹ...
3. Phát triển phẩm chất: 
-Yêu thương con người
	- Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc
	- Sống tự chủ
	- Sống trách nhiệm
B.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ 
1. Thời gian thực hiện
Thực hiện trong tuần: 2
Số tiết thực hiện trên lớp: 2
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 a. GV: - Giáo án, phiếu bài tập, câu hỏi
- Tranh ảnh (tác giả, hình ảnh trực quan bức tranh thu , nhạc, video
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS (bảng nhóm)
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị ở nhà
b. HS
- SGK; Đồ dùng học tập
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà 
 C. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
& HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
* GV: - Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)
 - Chuẩn bị bảng lắp ghép
* HS:- Nhìn hình đoán tác giả (Nguyễn Khuyến)
- Lắp ghép tác phẩm với tác giả- Đọc, ngâm thơ liên quan đến tác giả
- Nhận biết tác giả
- Biết một số tác phẩm của một tác giả
 Từ đó, GV dẫn nhập bài mới: 
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Họat động 1: TÌM HIỂU CHUNG
* Thao tác 1 : 
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
GV hỏi: Trình bày ngắn gọn về : quê hương,gia đình,bút hiệu,cuộc đời, sự nghiệp nhà thơ Nguyễn Khuyến.
HS Tái hiện kiến thức và trình bày.
1. Tác giả: 
(1835- 1909) hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ tên là Thắng sau đổi thành Nguyễn Khuyến
- Cuộc đời làm quan hơn 10 năm không màng danh lợi, không hơp tác với kẻ thù sau đó về ở ẩn tại quê nhà
-> NK là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, kiên quyết không hợp tác với kẻ thù.
2. Tác phẩm: 
- Bố cục:
HS quan sát SGK trả lời.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: ( 1835- 1909) hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ tên là Thắng sau đổi thành Nguyễn Khuyến
- Quê quán: Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
- Hoàn cảnh xuất thân: Trong một gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống khoa bảng -> ảnh hưởng đến Nguyễn Khuyến
- Bản thân: Thông minh, chăm chỉ, đỗ đạt cao (Đỗ đầu cả 3 kì thi Hương, Hội, Đình -> Tam nguyên Yên Đổ)
- Cuộc đời làm quan hơn 10 năm không màng danh lợi, không hơp tác với kẻ thù sau đó về ở ẩn tại quê nhà
-> NK là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, kiên quyết không hợp tác với kẻ thù.
2. Tác phẩm: 
- Sáng tác của Nguyễn Khuyến cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn , còn 800 bài thơ văn 
 - Nội dung thơ NK thể hiện tình yêu đất nước bạn bè , phản ánh cs thuần hậu chất phác.
 - Đóng góp lớn nhất của ông là mảng đề tài viết về làng quê, đặc biệt là mùa thu, tiêu biểu là chùm thơ thu.
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.
Họat động 2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
* Thao tác 1 : 
Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản
Thao tác 1: Đọc văn bản:
- GV: Gọi 1-2 HS đọc văn bản. GV nhận xét và đọc mẫu, giải thích từ khó.
- HS: đọc văn bản, nhận xét bạn đọc văn bản như thế nào
* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
Thao tác 2: Tìm hiểu văn bản 
GV Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: 
Nhóm 1+2: Phân tích cảnh thu qua bài thơ? (qua điểm nhìn, màu sắc,âm thanh, không khí, cảnh vật, nhận xét chung?)
* Nhóm 1+2:
 - Trong bài thơ "Câu cá mùa thu", cảnh thu được cảm nhận từ gần đến cao xa, rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu.
 - Từ điểm nhìn ấy, cảnh thu mở ra nhiều hướng thật sinh động.
 - Các từ ngữ tả màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt ; tả đường nét: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng. Hiệu quả nghệ thuật của những từ ngữ đó là : tạo không khí mùa thu dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật làng quê Bắc Bộ nói riêng, nông thôn Việt Nam nói chung.
Nhóm 3+4: Phân tích Tình thu qua bài thơ? Bài thơ "Câu cá mùa thu " nói chuyện câu cá mà thực ra có phải là câu cá hay không? Vì sao?
- Bài thơ "Câu cá mùa thu " nói chuyện câu cá mà thực ra người đi câu cá không chú ý gì vào việc câu cá. Nói câu cá nhưng thực ra là đón nhận trời thu, cảnh thu vào lòng. Cái dáng vèo của lá vàng dường như xuất hiện lạc lõng nhưng nó lại rất hợp với cái tâm sự thời thế của nhà thơ- một sự đau buồn trước sự thay đổi quá nhanh chóng của thời thế. Cái thế ngồi bó gối ôm cần đầy tâm trạng của nhà thơ ở hai câu thơ cuối cũng góp phần thể hiện nổi bật tâm sự ấy.
- Cảnh thu trong bài thơ "Câu cá mùa thu " là cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn vì Không gian trong bài thơ là một không gian tĩnh, vắng người, vắng tiếng: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ không đủ tạo âm thanh: sóng hơi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đưa. Cuối bài thơ có một tiếng động âm thanh duy nhất nhưng lại mơ hồ, khiến cảnh vật càng thêm tĩnh lặng. Không gian đó đã đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ.
Thao tác 3:
Hướng dẫn HS tổng kết bài học
- GV: Đặt câu hỏi Em hãy cho biết, nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản? Gv cho hs đọc ghi nhớ.
* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV.
II. Đọc–hiểu:
1. Nội dung:
 a/ Hai câu đề:
 - Giới thiệu mùa thu với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối hài hoà ao thu, chiếc thuyền câu bé tẻo teo; bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu. và của tiết trời mùa thu, gợi cảm giác lạnh lẽo, yên tĩnh lạ thường
 + Hình ảnh: Chiếc thuyền câu bé tẻo teo -> rất nhỏ( chú ý cách sử dụng từ láy và cách gieo vần “eo” của tác giả)
 + Từ ngữ: lẽo, veo, teo...có độ gợi cao
- Cũng từ ao thu ấy tác giả nhìn ra mặt ao và không gian quanh ao-> đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
b/ Hai câu thực:
 Tiếp tục nét vẽ về mùa thu với hình ảnh sóng biếc gợn thành hình, lá vàng rơi thành tiếng, gợi vẻ tĩnh lặng của mùa thu. 
 + Mặt ao – sóng biếc->nước mặt ao phản chiếu màu cây màu trời trong xanh một màu
 - Hơi gợn tí -> chuyển động rất nhẹ =>sự chăm chú quan sát của tác giả
 + Hình ảnh “ Lá vàng......”-> đặc trưng tiêu biểu của mùa thu. “ khẽ đưa vèo” -> chuyển động rất nhẹ rất khẽ => Sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế.
c/ Hai câu luận:
 Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và sâu với nét đặc trưng của cảnh thu đồng bằng Bắc Bộ thanh , cao, trong, nhẹ...
 - Không gian mùa thu được mở rộng:
 +Trời xanh ngắt -> xanh thuần một màu trên diện rộng => đặc trưng của mùa thu.
 +Tầng mây lơ lửng trên bầu trời -> quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh lặng.
- Khung cảnh làng quê quen thuộc:ngõ xóm quanh co, hàng cây tre, trúc....->yên ả tĩnh lặng.
d/ Hai câu kết:
 - Hình ảnh của ông câu cá trong không gian thu tĩnh lặng và tâm trạng u buồn trước thời thế. 
 - Trong cái không khí se lạnh của thôn quê bỗng xuất hiện hình ảnh một người câu cá:
 -Tựa gối ôm cần....Cá đâu đớp động.+ “ Buông”: Thả ra( thả lỏng) đi câu để giải trí,để ngắm cảnh MT+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo”-> sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu.
2. Nghệ thuật:
- Bút pháp thuỷ mặc Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh;
- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
3. Ý nghĩa văn bản.
Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu, tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của tác gả.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Vì sao nói nhà thơ Nguyễn Khuyến là “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”?
 MỞ BÀI
 Xuân Diệu đã nhận xét rằng “Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam". Chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến đã chứng tỏ sinh động cho nhận xét này. Đây cũng là những sáng tác vào loại đặc sắc nhất về mùa thu trong thơ ca Việt Nam ta từ xưa đến nay.
THÂN BÀI
1) Nhìn bao quát chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến
 Xuân Diệu đã nhận xét: “Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là thơ Nôm. Mà thơ Nôm của Nguyền Khuyến nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh".
 Mỗi bài thơ thu của Nguyễn Khuyến miêu tả, cảm nhận mùa thu ở một không gian, thời gian không giống nhau nhưng tất cả đó đều là những cảnh vật rất thật của nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ở đây, không hề có những ước lệ vốn đã thành quen thuộc trong thơ cổ. Một bầu trời xanh ngắt, ao thu trong veo, một cần trúc hắt hiu trong gió, một ngõ xóm quanh co, mấy gian nhà tranh mái rạ, một hàng giậu phất phơ bóng khói ban chiều... đó đều là những cảnh rất thân thuộc của làng quê Việt Nam. Nó yên ả thanh bình như vốn có tự ngàn đời chứ chưa hề động gót giày của quân xâm lược Pháp. Nó gợi trong ta cái tình quê, hồn quê sâu thẳm. Thi nhân đã cảm nhận những vẻ đẹp ấy của làng quê bằng tâm hồn bình dị mà thanh cao, hồn hậu và vô cùng tinh tế.
2)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_4_den_32.docx